Mua bán Chuồng gà đẹp, nguyên bộ giá rẻ toàn quốc

Xây dựng chuồng gà với vật liệu giá rẻ vừa đơn giản lại đẹp

Trong việc thiết lập mô hình chăn nuôi gà, ngoài những kiến thức chăn nuôi về chăm sóc, sức khỏe cho gà thì việc chuẩn bị chỗ ở cho gà là rất cần thiết. Chuồng gà cần thiết kế hợp lý, hiệu quả để tránh bệnh tật mà phải hiệu quả, tiết kiệm.

1. Những mẫu chuồng gà đẹp

Xét về kỹ thuật làm chuồng gà có rất nhiều mẫu chuồng khác nhau, tùy thuộc vào diện tích chăn nuôi, điều kiện khí hậu, quy mô chăn nuôi, loại gà chăn nuôi của từng gia đình và doanh nghiệp để có thể thiết kế sao cho phù hợp.

Những mẫu chuồng gà đẹp

1.1. Chuồng gà 4 mái hiên kiên cố và bán kiên cố

Kiểu chuồng này được xây dựng bằng khung thép hoặc tre, lợp mái tôn hoặc bro xi măng, hai đầu hồi sẽ xây bằng gạch. Mặt trước và sau che bằng lưới sắt hoặc đan tre nứa, kiểu chuồng này sẽ có 2 tầng mái ở nóc nhằm mục đích tạo nên sự thông thoáng khí trong chăn nuôi. Hai đầu hồi có lỗ to nhằm thoát hơi nóng lên từ mặt đất vào mùa hè, giúp không gian gà ở được mát mẻ hơn, tránh được những dịch bệnh ở da cầm. Kiểu chuồng này có ưu điểm thông thoáng tự nhiên, hầu hết được sử dụng ở các cơ sở kinh doanh gà đẻ trứng.

1.2. Chuồng gà bán kiên cố 2 mái

Vẫn là loại vật liệu bằng gỗ, tre, cành cây, luồng, nứa có độ cao 2 máy bằng nhau hoặc lệnh nhau, kích thước tùy ý tuy nhiên phải có chiều cao tối thiểu mái trước 2m, mái sau 1.5m. Mái được lợp bằng lá cọ, lá mía, xung quanh được che chắn bằng nứa, tre hoặc lưới sắt, mặt trước và sau cần che chắn bằng rèm bạt để tránh mưa và gió.

Kiểu chuồng gà này phù hợp với những hộ chăn nuôi có số lượng ít, không có quy mô lớn và thường sử dụng kiểu chuồng này để tiết kiệm chi phí xây chuồng.

1.3. Chuồng gà thô sơ

Mẫu chuồng gà là đều có ở hầu hết các vùng nông thôn, loại vật liệu sử dụng nhiều nhất là tre, nứa có sẵn. Đây là kiểu chuồng thiết kế hình hộp, nhiều tầng, có chiều dài từ 1m2 tới 1m5, chiều rộng từ 0.7m tới 0.8m phía trên có mái che để che mưa che nắng.

Xung quanh được đóng chõng tre để bảo vệ, tầng dưới cùng cách mặt đất một khoảng từ 30-40cm, kiểu này phù hợp với nuôi gà thịt hơn, nhưng vẫn có thể nuôi được gà đẻ trứng, với số lượng từ 20-30 con, khi nuôi gà đẻ trứng thì cần lót ổ bằng rơm hoặc thúng để đựng trứng.

1.4. Lồng nuôi gà đẻ trứng

Lồng nuôi gà là kiểu chuồng gà vừa đơn giản lại gọn nhẹ nhất, có kích thước tùy thuộc vào số lượng gà nuôi, thường lồng sẽ có chiều dài khoảng 1m2 chia làm 3 ô, mỗi ô nuôi 3 gà mái đẻ. Lồng có thể cơ động để ở nhiều vị trí, đối với gà đẻ trứng thì cần đặt lồng hơi nghiêng để trứng gà khi đẻ lăn ra sẽ có tấm lót mềm ở bên dưới. Kiểu chuồng gà lấy trứng cần phải đáp ứng:

  • Chuồng có không khí thông thoáng: Nên đảm bảo độ thông thoáng để nuôi gà, không nên để không khí quá bí, ẩm thấp để tránh các mầm bệnh nguy hiểm. Nếu có điều kiện nên lắp thêm các máy hút mùi để loại bớt mùi khó chịu, chú ý không nên để quá mức thông thoáng sẽ làm cho gà bị lạnh, thuận tiện cho việc ấp trứng.
  • Dễ dàng nhặt trứng: Nên đảm bảo chuồng trại đáp ứng thuận tiện nhất cho công việc nhặt trứng, việc thiết kế này sẽ giảm thời gian thu hoạch trứng cho bạn. Bên cạnh đó còn đảm bảo cho việc gà mái mẹ hay các gà mái khác không giẫm đạp lên trứng gây hư hỏng trứng.
  • Vệ sinh và cho ăn dễ dàng: Không chỉ riêng loại chuồng nuôi gà đẻ mà bất cứ loại chuồng gà nào cũng nên đảm bảo việc vệ sinh chuồng trại và cho ăn sao cho dễ dàng nhất.

Lồng nuôi gà đẻ trứng

1.5. Chuồng gà bằng lưới B40

Đây là mẫu chuồng gà được nhiều người lựa chọn nhất hiện nay, vì nó đơn giản, gọn nhẹ và không mất nhiều công sức. Bạn cũng có thể tự làm các mẫu chuồng gà bằng lưới B40 một cách nhanh chóng, còn đối với các sư kê muốn đẹp và có tính thẩm mỹ thì cần đầu tư thời gian hoặc thuê các thiết bị về làm.

Chỉ với một vài cọc quây thành khung là có thể có được một chiếc chuồng gà chọi đẹp hoặc gà đá, gà thả vườn mà không cần mất quá nhiều công sức, những chú gà của bạn cũng vẫn cảm thấy tiện nghi. Tiếp đó là mức thông thoáng khi sử dụng, với các mắt lưới nhỏ của B40 thì không khí trong chuồng luôn được luân chuyển, lưu thông, hạn chế tình trạng ẩm thấp, bí khí làm nhiệt độ quá cao, giúp gà phát triển tốt.

1.6. Chuồng gà bằng sắt

Một kiểu chuồng gà nữa được nhiều người lựa chọn đó là chuồng gà bằng sắt hoặc inox, với loại chuồng này có cách làm khá đơn giản. Phần sắt, inox chỉ tạo thành các thanh khung mà thôi, còn lại sẽ sử dụng lưới B40 hoặc lưới mắt cáo để che phủ phần còn lại.

1.7. Chuồng gà lạnh Mô hình nuôi gà hốt tiền tỷ

Đây là mô hình chuồng gà hiện đại, phục vụ cho việc chăn nuôi khép kín trong môi trường lạnh, mô hình này đang thu lại nhiều lợi ích kinh tế. Nhưng chúng có nhược điểm là chi phí xây dựng chuồng gà không hề nhỏ.

Chuồng gà mô hình kinh doanh tiền tỷ

Việc sử dụng công nghệ chuồng lạnh khép kín giúp cho người nuôi kiểm soát được dịch bệnh một cách chủ động, hơn nữa sẽ giảm tác nhân gây bệnh từ bên ngoài. Mô hình chăn nuôi này giảm tối đa việc mùi hôi ảnh hưởng từ chất thải của gà ra môi trường xung quanh.

Khi nuôi gà theo mô hình này sản lượng thịt và trứng cao hơn so với việc nuôi theo cách truyền thống, dịch bệnh ít xảy ra cho nên chi phí chữa bệnh cũng giảm đáng kể.

2. Những tiêu chí cần quan tâm khi làm chuồng gà

Cũng như việc xây nhà thì việc làm chuồng gà cũng cần phải đáp ứng tiêu chí nhất định.

2.1. Chọn địa điểm xây dựng chuồng

Gà là loài gia cầm ưa nơi ở khô ráo, chúng hay tìm vị trí khô trên cao, tránh xa nguồn nước để có thể đẻ trứng. Bởi vậy, khi nuôi gà lấy trứng phải hiểu được đặc điểm sinh học của gà để có hướng xây dựng chuồng gà một cách hợp lý.

Vị trí chọn xây dựng cần nơi cao ráo, tốt nhất là tránh xa nhà ở, không chung với chuồng lợn hay chuồng bò. Bên cạnh chuồng gà xây dựng thì cần có một khoảng đất rộng rãi, có cây cỏ xung quanh để cho gà ra ngoài thoải mái đi lại, kiếm ăn, đào bới theo tập tính. Xung quanh cần có tường bao hoặc lưới che tránh gà ra ngoài.

2.2. Hướng chuồng gà nào tránh được bệnh dịch cho gà?

Với điều kiện thời tiết như ở Việt Nam thì hướng Đông Nam vẫn là hướng chuẩn nhất để có thể đặt hướng cửa chuồng, hợp hướng gió tự nhiên, hợp hướng mặt trời, mát mẻ vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông. Nếu nhà bạn không hợp đất thì cố gắng chọn hướng Nam cũng sẽ hạn chế được thời tiết xấu được phần nào.

2.3. Tiện vệ sinh làm sạch

Nên thiết kế chuồng đơn giản, thuận tiện cho việc vệ sinh làm sạch. Hãy làm sao để mất ít thời gian nhất có thể loại bỏ chất bẩn, lông và các chất thải của gà, như vậy việc vệ sinh tốn ít thời gian hơn và hiệu quả hơn.

2.4. Thuận tiện cho việc nuôi nhốt gà

Làm chuồng gà chọi đúng cách là làm sao có thể thuận tiện lấy gà ra khỏi chuồng, đối với những chú gà nhát thường nép vào góc xa nhất của chuồng. Nếu làm cửa chuồng quá nhỏ còn diện tích quá lớn sẽ khó tóm được các chú gà nhát, vì thế nên làm diện tích và cửa phù hợp để tiện nuôi nhốt.

3. Những vấn đề cần quan tâm trước khi làm chuồng gà

3.1. Mùa hè chuồng gà sẽ gặp vấn đề gì?

Bình thường bạn lợp mái cho chuồng bằng ngói fro xi măng, nhưng loại ngói này lại có nhược điểm rất lớn, đó là vấn đề cách nhiệt. Nếu bạn đã nuôi gà vào mùa hè thì sẽ rõ vì trời quá nóng nên gà sẽ không hề lớn chút nào, thậm chí vào những ngày nắng to sẽ bị say nắng tình trạng nặng là có thể chết hàng loạt.

3.2. Cách nào chống nóng cho chuồng gà vào mùa hè?

Có hai cách được những sư kê áp dụng phổ biến nhất để chống nóng cho chuồng gà vào mùa hè đó là: trồng cây dây leo hoặc làm dàn mưa nhân tạo, tuy nhiên để tốt nhất và đảm bảo theo tiêu chí tiết kiệm thì bạn nên trồng loại cây sẵn dây bò lên mái để chống nóng mùa hè thay vì làm dàn mưa nhân tạo.

Mặt khác, sắn dây không tốn điện, không mất chi phí lắp đặt, xanh tốt quanh năm, trồng sắn có thể làm nhiệt đọ giảm xuống bớt khoảng 6 độ C vào mùa hè và cũng có tác dụng giữ ấm cho gà vào mùa đông giá rét.

3.3. Cách xử lý khi chuồng gà gặp mưa to, bão lớn

Chuồng gà nếu xây dựng đơn giản tới đâu đi chăng nữa thì vẫn nên có hệ thống cột kèo chắc chắn để có thể chống chọi với mưa to, bão gió. Mưa bão ở Việt Nam là điều không thể tránh khỏi, vậy những thứ bạn có thể phòng tránh đó là xem dự báo thời tiết thường xuyên để có thể chằng chống, cho gà uống thuốc phòng để gà không bị ốm trong điều kiện thời tiết nhạy cảm này.

Cách xử lý khi chuồng gà gặp mưa to

4. Làm chuồng gà thấp hay cao sẽ tốt?

Nếu chuồng gà quá thấp cũng không tốt, vì chúng ta sẽ không nuôi được nhiều, nếu cao quá thì lại tổn hại tới chi phí. Nên chỉ làm ở mức vừa phải, không cần cao quá 3m, nên thiết kế chuồng nuôi sao cho bên trong luôn thông thoáng mát vào mùa hè, ấm vào mùa đông.

Để không khí lưu thông, nhất là những ngày ít gió, oi bức bạn nên thiết kế 2 đến 3 chiếc quạt hút khí CO2 ở ngoài, không nên dùng quạt thổi thẳng vào mặt gà, chỉ nên đặt ở trên cao, tỏa ra không khí lưu chuyển giúp chuồng luôn khô thoáng.

5. Những chất liệu làm chuồng gà giá rẻ tốt nhất

5.1. Làm chuồng gà bằng lưới

Chuồng gà bằng lưới là một trong những loại chuồng thông dụng nhất hiện nay, chúng có thể dùng để nuôi nhốt gà, gà chọi, với những ưu điểm được nói tới như:

  • Thông thoáng, sạch sẽ.
  • Dễ dàng vệ sinh, ít bị hôi.
  • Thích hợp cho những nơi điều kiện nóng bức, khô hanh.

Chất liệu làm chuồng gà

5.2. Làm chuồng gà bằng gỗ

Chất liệu gỗ được rất nhiều người sử dụng bởi chúng có những ưu điểm như:

  • Kiểu chuồng này khá thoáng mát, lại bền bất chấp mọi thời tiết nắng mưa.
  • Có thể tận dụng được gỗ dư, ván dư, thanh gỗ từ những vật dụng trong nhà.

5.3. Làm chuồng gà bằng tre

Làm chuồng gà bằng chất liệu tre rất đơn giản, không yêu cầu cao về mặt kỹ thuật, nguyên liệu lại dễ kiếm. Khi lựa chọn xây dựng chuồng bằng nguyên liệu tre này, cần thường xuyên vệ sinh sạch sẽ nếu không chuồng sẽ nhanh ẩm mốc và nhanh chóng bị hư hỏng.

5.4. Làm chuồng gà bằng sắt

Để làm chuồng gà bằng sắt thì cần đảm bảo địa điểm thông thoáng, sạch sẽ. Diện tích đủ rộng mật độ thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của gà, với mật độ 6 – 8 con/m2.

6. Bảng giá chuồng gà

Chuồng gà giá bao nhiêu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chất liệu, thiết kế, kích thước,. dưới đây là bảng giá cho bạn tham khảo:

  • 1m2*1m2*1,5m (cân nặng 14.9kg) giá 550k.khay tôn 300k=850k/bộ
  • 1m2*1m2*1m2 (12.50kg) gÍa 460k, khay 300k= 770k/bộ
  • 1m*1m*1,6m (13kg) giá 490k khay 200k=690k/bộ
  • 1m*1m*1,5m (12kg) giá 470, khay 200k=670k/bộ
  • 1m*1m*1m2 (10.2kg) giá 400k. khay 200k=540k/bộ
  • 1m*1m*1m (9kg) giá 300k, khay 200k= 500k/bộ
  • 80cm*80cm*1,5m (9.6kg) giá 370k, khay 140k= 510k/bộ
  • 80*80cm*1,2m (7.9kg) giá 260k, khay 140k= 400k/bộ
  • 80cm*80cm*1m (6.8kg) giá 240k, khay 140k=380k/bộ
  • 80cm*80cm*80cm (5.70kg) giá 200k, khay 140k= 340k/bộ
  • 60cm*60cm*80cm (4.2kg) giá 190k, khay 100k=290k/bộ
  • 80cm*60cm*60cm (4.2kg) giá 190k.khay 120k=310k/bộ
  • 60cm*60cm*.60cm (3.26kg) giá 140k.khay 100k= 240k/bộ

7. Địa chỉ mua bán, thiết kế chuồng gà giá rẻ uy tín

Là một trong những địa chỉ uy tín mua bán chuồng gà giá rẻ, tại Chợ Tốt có hàng trăm người bán chuồng gà giúp bạn có thể lựa chọn cho mình đúng chủng loại, thiết kế, giá cả để có thể chăn nuôi hiệu quả nhất. Tại đây, các tin rao bán cũng được kiểm duyệt kỹ lưỡng, chặt chẽ nên người mua hãy an tâm khi thực hiện mua bán tại Chợ Tốt.

Nếu là người bán chuồng gà bạn cũng nên truy cập vào Chợ Tốt, đăng ký một tài khoản để đăng tin rao bán miễn phí. Để tin đăng của bạn được duyệt nhanh hãy chụp hình và điền đầy đủ thông tin sản phẩm, thông tin người bán nhé.

8. Tại sao nên chọn Chợ Tốt để mua bán chuồng gà

  • Tại Chợ Tốt là nơi hàng trăm, hàng ngàn người có nhu cầu mua bán truy cập để đăng tin rao bán, hay tìm kiếm sản phẩm chuồng gà, vì thế đây là thị trường lớn để bạn thực hiện công việc mua bán.
  • Tất cả các tin đăng đều được miễn phí.
  • Các tin đăng bán đều được kiểm duyệt một cách chặt chẽ.
  • Người mua có nhiều sự lựa chọn hơn cho mình, đáp ứng đủ các tiêu chí mà bạn đề ra.

Chúc bạn mua được mẫu chuồng gà cho mình tại Chợ Tốt.