Mũ Đầu Bếp Và Những Ý Nghĩa Chắc Chắn Bạn Chưa Biết?

Bạn là một fan cuồng của nhiều chương trình nấu ăn nổi tiếng trong nước và quốc tế. Bạn bị mê hoặc bởi cách mà họ chế biến món ăn. Thích ngắm nhìn những anh chàng, cô nàng trong trang phục đầu bếp cool ngầu và đầy quyền lực. Nhưng bạn đã bao giờ thắc mắc vật bất li thân ngoài chiếc tạp dề là gì không? Đó chính xác là những chiếc mũ đầu bếp màu trắng có nếp gấp. Câu hỏi vì sao những chiếc nón bếp độc đáo này lại là đại diện cho những người theo ngành ẩm thực tinh hoa của nhân loại? Chúng có ý nghĩa gì không? hay đơn giản chỉ là phụ kiện thời trang làm màu? Còn chần chừ gì nữa mà không theo ngay May Mặc Nadi để tìm hiểu về chúng ngay nào!

Bạn chưa từng bỏ lỡ một tập nào của chương trình nấu ăn tầm cỡ thế giới như Master Chef! Nhưng có bao giờ bạn thắc mắc tại sao họ luôn mang chiếc mũ bếp trên đầu. Trong khi họ chẳng phải làm việc ngoài trời hay nắng nóng?

Lịch sử ngàn năm của những chiếc mũ đầu bếp

Tại Anh

Tại vương quốc Anh, vào một ngày rất đỗi bình thường, vua Henry VIII đang thưởng thức bữa ăn. Bỗng nhiên ông phát hiện một sợi tóc trong món súp yêu quý của mình. Như mọi người cũng đã biết, mọi thức ăn đồ uống của các gia đình dòng dõi quý tộc châu Âu luôn được xem trọng. Và tất nhiên đây được cho là điều bất khả.

Chân dung vua Henry VIII

Ông nỗi giận và từ đó buộc toàn bộ những người đầu bếp trong khu vực hoàng gia phải đội mũ để tránh tình hợp này xảy ra lần nữa. Mục đích của những chiếc mũ đầu bếp là để tránh tình trạng rụng tóc, đảm bảo vệ sinh an toàn tuyệt đối.

Tại Hy Lạp

Từ ngàn đời xưa, khi chiến tranh thế giới vẫn đang diễn ra. Các đầu bếp phải ẩn mình sống trong các tu viện, vì đây là nơi duy nhất kẻ thù không được bén mãng đến. Ở đó, những người nấu nướng phải khoác lên người trang phục như các tu sĩ. Song, ai ai cũng giống nhau, đã gây ra nhiều trở ngại. Vì thế, họ thống nhất sử dụng thêm phụ kiện là những chiếc mũ màu trắng để phân biệt tu sĩ với đầu bếp. Để luôn ghi nhớ khoảng thời gian đó, mặc dù trải qua chiến tranh họ vẫn giữ nguyên những chiếc mũ màu trắng này.

 

Những điều thú vị về chiếc mũ đầu bếp

“Toque” trong tiếng Ả Rập có nghĩa là những chiếc mũ trắng của đầu bếp nguyên thuỷ. Đến năm 1800, người Pháp lại dùng từ “blanche toque” để gọi những chiếc mũ đầu bếp và những người có liên quan đến ngành ẩm thực. Từ đó, từ này phổ biến trên khắp mọi nơi.

Đánh giá năng lực thông qua chiều cao và nếp gấp trên mũ làm bếp

Ai cũng mặc trang phục bếp màu trắng, ai cũng sử dụng những chiếc tạp đồ đồng màu, ai cũng đội nón bếp như nhau. Vậy làm sao chúng ta có thể phân biệt được người đang giữ vị trí bếp trưởng, bếp phó hay nhân viên được nhỉ?

Nếu quan sát kĩ hơn, bạn sẽ dễ dàng nhận ra điểm khác biệt nằm ở chiều cao và nếp gấp đấy! Người càng có năng lực và kinh nghiệm sẽ phải đội chiếc mũ càng cao, có khi lên đến 45 cm. Nhưng trong quá trình làm việc, mũ quá cao gây vướng víu và bất tiện cho người nấu nướng. Vì thế thang đo chiều cao dần hạ xuống và đến thời điểm hiện tại số đo cao nhất cũng chỉ 23-31 cm. Ngoài ra, thiết kế nếp gấp xuất hiện trên mũ đầu bếp hoàn toàn có chủ đích. Nếp gấp càng nhiều đồng nghĩa với việc một vị trí nhất định trong ngành đầu bếp.

nếu bạn thấy một người đầu bếp đang đội trên đầu 1 chiếc nón bếp có 100 nếp gấp. Thì cũng khả năng với chỉ duy nhất 1 món mà biến tấu bằng 100 cách khác nhau. Và chắc hẳn trình độ và năng lực của người này cũng ở mức thượng thừa rồi!

Nhắc đến người đầu bếp, nhớ ngay đến chiếc mũ bếp màu trắng

Bắt nguồn từ những đầu bếp cá nhân của thủ tướng Pháp. Họ đề nghị chọn màu trắng để thiết kế nón bếp. Mọi người sẽ luôn nghĩ, quá trình nấu nướng và chế biến không tránh được vấy bẩn lên chiếc mũ này. Việc lựa chọn màu trắng giống như càng để lộ nhược điểm trong nấu nướng vậy.

Nhưng nếu nhà hàng của bạn, đầu bếp hay nhân viên bếp luôn giữ vệ sinh. Thì quả thật, màu trắng như một điều ngầm khẳng định sự an toàn đến mức tuyệt đối. Và tất nhiên, sự hợp vệ sinh sẽ luôn mang đến cảm giác dễ chịu cho khách hàng.

Mũ đầu bếp ngày nay

Beret: hình trụ ngắn, vành tròn

Beret Hat là loại mũ khá phổ biến trong các nhà hàng hiện nay. Hay ở Việt Nam còn gọi là mũ nồi, khá thời trang và linh hoạt trong lựa chọn màu sắc.

Skull: cap hình trụ đơn thuần

Toque: là mũ xếp hình trụ màu trắng, giống với thiết kế nguyên bản nhất

Nón bếp may sẵn màu đen kiểu Toque

Nón tròn châu Á màu đen

Flared Toque: phần trên phồng, vành tròn vừa đầu. 

“Biểu tượng nghề đầu bếp” cũng dần đổi mới để phù hợp với thời trang. Sự tiện lợi hoặc đồng bộ với phong cách của nhà hàng. Họ sử dụng nhiều màu sắc hơn, họ cho ra đời những loại nón bếp độc đáo và đặc biệt hơn. Nhưng có lẽ, những nón bếp trắng đã im đậm trong tâm trí của nhiều thế hệ trên thế giới. Nhắc đến chúng người ta sẽ nghĩ ngay đến những người đầu bếp tài hoa. Họ sẽ luôn duy trì và phát triển tinh hoa ẩm thực của con người.

May Mặc Nadi – Cơ Sở Cung Cấp Những Chiếc Mũ Chuẩn Đầu Bếp 

Từ những thông tin trên, bạn đã tích góp được nhiều kiến thức về những chiếc mũ bếp huyền thoại. Tuy nhiên, tôi có nhu cầu mua và tham khảo các loại mũ trên. Thì liệu có cơ sở nào uy tín đáp ứng được? 

May Mặc NADI - Uy tín và chất lượng luôn đặt lên hàng đầu

Vậy tại sao bạn không ghé May Mặc Nadi thử nhỉ. Chúng tôi nhận đặt may hàng trăm loại mũ bếp với đủ kiểu dáng và màu sắc khác nhau. Ngoài ra, chúng tôi còn nhận thiết kế và đặt may đồng phục theo yêu cầu. Cần chi lặn lội đâu xa, chỉ cần truy cập website của chúng tôi là bạn có thể xem được tất cả các mặt hàng rồi. Nếu hài lòng hãy để lại tin nhắn hoặc bình luận bạn nhé. Còn việc tư vấn và góp phần làm đẹp thương hiệu của bạn là việc của chúng tôi.