Một vài kiến thức cơ bản về điện công nghiệp – Thiết Bị Điện Hoàng Chiến Bình Dương

Điện công nghiệp là một cụm từ khá phổ biến khi tìm kiếm trên Google. Trong phần bài viết này, chúng ta sẽ cũng đi tìm hiểu vài kiến thức cơ bản về điện công nghiệp. Thiết bị Điện Hoàng Chiến sẽ làm rõ một vài khái niệm về điện công nghiệp là gì? Điện công nghiệp là làm gì? Vài thuật ngữ liên quan.

Điện công nghiệp là gì?

Điện công nghiệp là lĩnh vực cực kỳ quan trọng trong đời sống hiện nay. Nó đóng vai trò thiết yếu trong nhiều khía cạnh trong cuộc sống đến kinh doanh, từ công nghệ cho đến sinh hoạt thường ngày của loài người. Nghành điện CN đảm bảo được sự vận hành ổn định của nguồn điện; nghiên cứu và phát triển hệ thống truyền tải điện một cách an toàn, hợp lí và hiệu quả. Từ đó để phục vụ tốt nhất cho các hoạt động sản xuất công – nông – thương nghiệp và dân sinh.

Kỹ sư điện công nghiệp làm gì?

Sinh viên ngành điện công nghiệp

Ngay trên ghế giảng đường đại học, cao đẳng; sinh nghiên nghành điện công nghiệp sẽ được trang bị các kiến thức về nghành như:

  • Bản vẽ thiết kế của ngành điện, mạch điện…
  • Phân tích được nguyên lý, vận hành của các bản vẽ thiết kế điện như bản vẽ cấp điện, bản vẽ nguyên lý mạch điều khiển.
  • Áp dụng được các nguyên tắc trong lắp ráp, sửa chữa, bảo trì các thiết bị điện.
  • Lắp đặt và tổ chức lắp đặt đúng yêu cầu kỹ thuật cho hệ thống cấp điện của một nhà máy, xí nghiệp…
  • Sửa chữa, bảo dưỡng, bảo trì và chỉnh định các thiết bị điện trên các dây chuyền sản xuất; đảm bảo đúng quy trình và yêu cầu kỹ thuật…

An toàn điện công nghiệp cho nhân viên sản xuất

Kỹ sư điện công nghiệp

Sau khi ra trường và đi làm có kinh nghiệm một nghành nghề về điện cụ thể; các bạn sẽ được xem như chính thức là một kỹ sư điện công nghiệp. Và công việc của một kỹ sư điện công nghiệp khá đa dạng như:

  • Làm việc cho các nhà máy sản xuất, cơ sở xí nghiệp với vai trò kỹ sư điện. Công việc thường là tiến hành bảo dưỡng, bảo trì, lên kế hoạch bảo trì hệ thống điện công nghiệp. Ngoài ra ở một số resort, khách sạn vẫn cần vị trí kỹ sư điện.
  • Làm kỹ thuật viên cho các công ty dịch vụ như: công ty xây dựng, công ty sửa chữa máy móc công nghiệp; công ty cung cấp các dịch vụ về hệ thống điện như Minh Phương là một ví dụ …
  • Làm việc tại các trung tâm nhiệt điện, thuỷ điện hoặc cơ quan điện lực của Nhà nước…

Có cần một phòng kỹ thuật điện tại công ty?

Đối với những công ty có quy mô lớn; việc có một phòng ban kỹ thuật chuyên về điện. Phòng ban này sẽ có nhiều việc để làm, từ đảm bảo hệ thống điện cho đến hệ thống điện cho máy móc, lập trình PLC… Ngoài ra, bộ phận điện công nghiệp sẽ đảm bảo được các tình huống khẩn cấp trong an toàn điện.

Tuy nhiên, đối với các công ty sản xuất quy mô vừa và nhỏ; các bạn cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Chi phí vận hành phòng ban kỹ thuật điện.
  • Kinh nghiệm của kỹ sư điện công nghiệp có đảm bảo.

Để khắc phục các vấn đề này nhưng đảm bảo cho sản xuất; Thiết bị Điện Hoàng Chiến  cung cấp cho quý khách hàng là doanh nghiệp, xí nghiệp, cơ sở sản xuất những gói dịch vụ:

  • Bảo trì, bảo dưỡng điện công nghiệp theo yêu cầu.
  • Bảo dưỡng hệ thống cơ điện định kỳ.
  • Bảo dưỡng, bảo trì hệ thống cơ điện trọn gói…

Các quy định về an toàn điện công nghiệp

Hoàng Chiến sẽ đảm nhận việc thi công, lắp đặt hệ thống điện công nghiệp. Hoặc phối hợp với kỹ sư điện công nghiệp của quý khách hàng để thực hiện các vấn đề. Ngoài ra, đội ngũ của chúng tôi sẵn sàng đi công tác xa. Quý khách hàng sẽ đỡ rất nhiều chi phí trong việc tạo một phòng ban về điện công nghiệp.

Chúng tôi sẽ bàn giao, hỗ trợ cho nhân viên điện nắm bắt được hệ thống điện. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết bị – dịch vụ điện công nghiệp; Hoàng Chiến  là một sự lựa chọn phù hợp cho các nhà xưởng, xí nghiệp, công ty sản xuất tại Bình Dương, TP. Hồ Chí Minh, Long An, Đồng Nai…

Một vài thiết bị quan trọng trong điện công nghiệp

Trong lĩnh vực điện công nghiệp có một vài loại linh kiện – thiết bị quan trọng mà bạn cần biết. Thiết bị Hoàng Chiến  có thể chia làm những nhóm nhỏ như sau:

Biến tần

Biến tần là thiết bị biến đổi dòng điện; giúp biến dòng một chiều hoặc xoay chiều thành dòng điện xoay chiều có tần số và điện áp có thể điều chỉnh. Các bộ biến tần tốt có thể kể đến như của các hãng Mitsubishi, Fuji, Omron, Siemens, Fuji, LS…

Tủ điện và phụ kiện tủ điện

Tủ điện là một tủ chứa mạch điện và các linh kiện điện; có thể kể đến như:

  • Các loại đồng hồ: đồng hồ volt, đồng hồ ampe, đồng hồ tủ điện đa năng, đồng hồ giám sát điện năng…
  • Các loại biến dòng điện, biến điện áp,…
  • Tản nhiệt tủ điện: quạt tủ điện và lọc bụi, gối đỡ,
  • Các linh kiện, thiết bị điện khác như: co nhiệt – dùng chủ yếu trong tủ điện của các hãng Leipole (Leipold), ILEC, BEW, Ken yong, Risesun, Omega, Emic, CNC…

Thiết bị đóng ngắt

Bao gồm MCCB, MCB, ACB, CONTACTOR của các hãng Mitsubishi, Fuji, Schneider, Siemens, ABB, LS, C&S, Shihlin, Teco, Panasonic

Relay

Relay bao gồm các loại như relay bảo vệ, relay thông dụng:

Relay thông dụng: các loại relay thông dụng có thể kể đến như loại 24 giờ, relay trung gian, relay chốt (xung)…; của các thương hiệu như: ABB, SMITT (Hà lan), Omron, Panasonic, Yongsung, Hanyong, Tyco…

Relay bảo vệ: đây là thiết bị dùng để bảo vệ trong quá trình sử dụng điện. Bao gồm các loại như:

  • Relay bảo vệ quá dòng (OC),
  • Bảo vệ chạm đất (EF),
  • Bảo vệ dòng rò (EL),
  • Bảo vệ quá áp (OV),
  • Bảo vệ kém áp (UV),
  • Bảo vệ mất pha (PF, PL),
  • Bảo vệ đảo pha (PS),
  • Bảo vệ quá tần số,
  • Bảo vệ thiếu tần số

Các hãng sản xuất relay bảo vệ lớn như Samwha (Korea) (và nay là Schneider Electric), Mikro (Malaysia), Delab(Malaysia), Selec (India)…

Bù công suất phản kháng

Bù công suất phản kháng bao gồm những thiết bị như: tụ bù, bộ điều khiển tụ bù. Các hãng cung cấp tụ bù lớn như : Mikro, Samwha, Enerlux, Ducati, Epcos, Risesun…

Biến dòng điện

Biến dòng điện gồm các loại biến dòng bảo vệ, biến dòng đo lường, biến dòng thứ tự không ZCT. Các hãng lớn: EMIC, ILEC, OMEGA, CNC, Risesun, Dixen, Mikro, Samwha, Delab

Thiết bị chống sét

Đây là một thiết bị quan trọng bên cạnh hệ thống chống sét cho nhà máy. Thiết bị chống sét bao gồm: chống sét lan truyền trên đường nguồn, đường tín hiệu. Các thiết bị chống sét thống dụng như: OBO, SYCOM Pulsar, SineTamer, Novaris, Ingesco.

Thiết bị tự động hoá

Tự động hoá gồm các bộ điều khiển động cơ servo, điều khiển nhiệt độ, timer, counter, bộ đo điện áp, đo thời gian tổng, đo xung, bộ điều khiển lập trình, các bộ hiển thị xử lý, bộ điều khiển động cơ bước,… Các hãng được ưa chuộng như: LS, Omron, Siemens, Autonics, Selec, Mitsubishi, Sanil, Fotek,…

Đồng hồ điện (công tơ điện)

Đồng hồ điện có nhiều loại được ưa chuộng và sử dụng như: công tơ Emic, công tơ điện tử EMIC, đồng hồ kwh Selec, EDMI, Vinasino.

Cảm biến

Cảm biến trong điện công nghiệp gồm có các loại:

  • Cảm biến mức
  • Cảm biến quang,
  • Cảm biến tiệm cận,
  • Cảm biến nhiệt độ,
  • Encoder,
  • Cảm biến siêu âm,
  • Cảm biến lực,
  • Cảm biến áp suất

Các thương hiệu về cảm biến được sử dụng nhiều như: Fotek, Omron, Siemens, Autonics, Mitsubishi, LS Mecapion (Metronix), Sanil…

Thiết bị đo kiểm

Đo kiểm là các loại như: máy phát sóng, máy hiện sóng, máy đo từ trường, máy đếm tần số, máy đo độ dẫn điện của dung dịch. Các thương hiệu lớn có thể kể đến là: Tektronix, Pintek, Lodestar, Instek, ALP, ED, Sanwha, EZ, Protek, Fluke, Kenwood, Sako, Topward, Hioki, Kyoritsu,, Prova, Lutron …

Một vài thuật ngữ trong điện công nghiệp

Dưới đây là một vài thuật ngữ chuyên dụng trong lĩnh vực điện công nghiệp:

  • PR : (Phase Reversal, Phase Sequence); các thiết bị điện có chức năng bảo vệ thứ tự pha (đảo pha)
  • OC : (Over Current), chỉ các thiết bị điện có chức năng bảo vệ quá dòng
  • UBV : (UnBalance Voltage) chỉ thiết bị điện có chức năng bảo vệ mất cân bằng áp
  • DSO : (Digital Storage Oscilloscope) là dòng máy hiện sóng số, dao động ký số
  • UC : (Under Current), thiết bị điện có chức năng bảo vệ thiếu hụt dòng điện.
  • UV : (Under Voltage): các thiết bị có chức năng bảo vệ thiếu hụt điện áp (thấp áp).
  • UF : (Under Frequency); chỉ các thiết bị điện có chức năng bảo vệ việc thiếu hụt tần số.
  • PCT : (Protection Current Transformer): biến dòng bảo vệ.
  • EF : (Earth Fault); chỉ các thiết bị điện có chức năng bảo vệ chạm đất.
  • EL : (Earth Leakage); thiết bị điện có nhiệm vụ bảo vệ dòng rò (dùng ZCT).
  • ZCT : (Zero sequence Current Transformer): biến dòng thứ tự không.
  • CBCT : (Core Balance Current Transformer): tên gọi khác của ZCT
  • PL : (Phase Loss, Phase Failure), chỉ các thiết bị điện có chức năng bảo vệ mất pha
  • DC : (Direct Current): dòng một chiều.
  • AC : (Alternating Current) dòng xoay chiều
  • FG : (Function Generator): Máy phát sóng.
  • OSC : (OSCilloscope): dao động ký, Máy phát hiện sóng.
  • OV : (Over Voltage): thiết bị điện có giúp bảo vệ quá điện áp.
  • UBC : (UnBalance Current): thiết bị có chức năng bảo vệ mất cân bằng dòng điện
  • MCT : (Metering Current Transformer): biến dòng đo lường.
  • OF : (Over Frequency) thiết bị điện có chức năng bảo vệ quá tần số.
  • PWS : (Power Supply) nguồn cung cấp, bộ nguồn.