Một số quy định của pháp luật có liên quan đến việc xác nhận tập huấn kiến thức an toàn thức phẩm thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương
Một số quy định của pháp luật có liên quan đến việc xác nhận tập huấn kiến thức an toàn thức phẩm thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương
Ngày 28 tháng 12 năm 2021, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 124/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm và Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
Ngày 28 tháng 12 năm 2021, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 124/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm và Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
Theo đó, quy định tại điểm đ khoản 3 và điểm d khoản 5 Điều 9 Nghị định số 115/2018/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 124/2021/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính đối với vi phạm về việc xác nhận tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm như sau:
“3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
… đ) Sử dụng người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm không có giấy xác nhận tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm;
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
… d) Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm không có giấy xác nhận tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm;”.
Để các cá nhân, tổ chức kinh doanh trên địa bàn tỉnh kịp thời cập nhật các quy định mới của pháp luật có liên quan đến các hành vi vi phạm nêu trên, Phòng Thanh tra – Pháp chế thuộc Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Thuận trích dẫn, phân tích, làm rõ một số quy định của pháp luật có liên quan đến việc xác nhận tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương như sau:
– Theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định số 17/2020/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương:
“1. Điều 24 Nghị định số 77/2016/NĐ-CP được sửa đổi như sau:
“Điều 24. Các yêu cầu chung của các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực an toàn thực phẩm
1. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc đối tượng phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:
Có đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm phù hợp với từng loại hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định tại Mục 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Chương VI của Nghị định này.
2. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm không thuộc đối tượng phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:
a) Có đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm phù hợp với từng loại hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Luật An toàn thực phẩm; …”
Theo quy định trên thì các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc đối tượng phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm quy định tại Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm (trừ các đối tượng quy định tại Điều 12) phải có đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm phù hợp với từng loại hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định tại Mục 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Chương VI của Nghị định số 77/2016/NĐ-CP.
– Theo quy định tại khoản 5 và khoản 9 Điều 10 Nghị định số 17/2020/NĐ-CP:
“5. Khoản 1 và 2 Điều 28 Nghị định số 77/2016/NĐ-CP được sửa đổi như sau:
“1. Người trực tiếp sản xuất phải được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm và được chủ cơ sở xác nhận…
9. Khoản 1 Điều 32 Nghị định số 77/2016/NĐ-CP được sửa đổi như sau:
“1. Người trực tiếp kinh doanh thực phẩm phải đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 và 2 Điều 28 Nghị định này”.
Như vậy, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc đối tượng phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm phải thực hiện quy định: “Người trực tiếp sản xuất, người trực tiếp kinh doanh thực phẩm phải được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm và được chủ cơ sở xác nhận” (Điều 28 và 32 nêu trên thuộc Mục 2, 3 Chương VI của Nghị định số 77/2016/NĐ-CP).
– Theo quy định tại khoản 4 Điều 6 Thông tư số 43/2018/TT-BCT ngày 15 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về quản lý an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm của Bộ Công Thương được sửa đổi bổ sung bởi Thông tư số 13/2020/TT-BCT ngày 18 tháng 06 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công Thương:
“4. Chủ cơ sở xác nhận tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm theo Mẫu 01 và Mẫu 02 tại Phụ lục I kèm theo Thông tư này”.
– Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư số 43/2018/TT-BCT:
“2. Chủ cơ sở là người đại diện theo pháp luật của cơ sở (theo Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) hoặc người được thuê, giao điều hành trực tiếp hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm tại cơ sở.”
Từ các căn cứ pháp lý trên cho thấy: chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc đối tượng phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc tổ chức tập huấn, xác nhận tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm cho bản thân và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định. Nếu chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ quy định này thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điểm đ khoản 3 và điểm d khoản 5 Điều 9 Nghị định số 115/2018/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 124/2021/NĐ-CP nêu trên.
(Lực lượng Quản lý thị trường đang kiểm tra về an toàn thực phẩm)
Để thực hiện nghiêm túc việc tập huấn và xác nhận tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm cần lưu ý chuẩn bị một số tài liệu, nội dung như sau:
– Thứ nhất, chuẩn bị tài liệu tập huấn và tổ chức tập huấn
Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm cần nghiên cứu và bám sát nội dung quy định tại Quyết định số 1390/QĐ-BCT ngày 26 tháng 5 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc ban hành bộ câu hỏi kiểm tra, đáp án trả lời thực hiện kiểm tra để xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm cho chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của Bộ Công Thương. Đồng thời cập nhật thêm một số quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm mới ban hành thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của ngành Công Thương. Tổ chức kiểm tra để xác nhận kiến thức.
– Thứ hai, chủ cơ sở ký Giấy xác nhận tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm theo Mẫu 01 và Mẫu 02 tại Phụ lục I kèm theo Thông tư số 13/2020/TT-BCT ngày 18 tháng 06 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công Thương; Giấy xác nhận tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm có giá trị 03 năm kể từ ngày cấp.
Để thực hiện nghiêm chức năng, nhiệm vụ được giao, trong thời gian tới, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Thuận đề nghị các Đội Quản lý thị trường trực thuộc tăng cường công tác quản lý địa bàn, kết hợp hoạt động kiểm tra, thực hiện các biện pháp nghiệp vụ để tuyên truyền các quy định mới của pháp luật về an toàn thực phẩm, trong đó có nội dung tuyên truyền về xác nhận tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm nêu trên. Qua tuyên truyền, hướng dẫn pháp luật, nếu tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ quy định thì kiên quyết xử lý các vi phạm nói trên theo đúng quy định của pháp luật./.