Một số phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ tiếng Việt

Một số phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ tiếng Việt

1.Phương thức biểu thị ý nghĩa của từ chỉ tên gọi thực vật trong tiếng Ê Đê (So sánh với tiếng Việt) = The methods of meaning presentment of words referring to plant names in Ede language (in comparison to Vietnamese)/ Võ Tuấn Vũ

Tóm tắt: Các sự vật, hiện tượng tồn tại xung quanh con người phải có tên gọi. Tên gọi giúp con người phân biệt sự vật, hiện tượng này với sự vật, hiện tượng khác; đồng thời thể hiện khả năng định hướng thế giới xung quanh đang tồn tại trong cuộc sống của chúng ta. Tham luận này tập trung phân tích một số đặc điểm biểu thị nghĩa trong cách gọi tên thực vật của người Ê Đê so sánh với cách gọi trong tiếng Việt.

Nguồn trích: Tạp chí Từ điển học và Bách khoa thư/ 2020, Số 04, Tr.31 – 36

2. Phương thức phủ định bằng ẩn dụ trong tiếng Việt/ Nguyễn Hoàng Thịnh

Tóm tắt: Trong quá trình giao tiếp hàng ngày, con người thường sử dụng các ẩn dụ để bày tỏ suy nghĩ của mình. Cách phủ định bằng ẩn dụ trong tiếng Việt là một ví dụ điển hình. Thay vì sử dụng phương thức phủ định trực tiếp thông qua các từ phú định, người Việt lại sử dụng các ẩn dụ phủ định. Các ẩn dụ phủ định này rất đa dạng: ẩn dụ trong không gian, ẩn dụ trong thời gian, ẩn dụ liên quan đến các sự vật và hiện tượng trong tự nhiên. Việc khảo sát và phân tích nhóm ẩn dụ phủ định này trong tiếng Việt sẽ giúp các học viên nước ngoài đang học tiếng Việt hiểu hơn về cách thể hiện ý nghĩa phủ định của tiếng Việt theo mối liên hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa.

Nguồn trích: Tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống/ 2021, Số 5a, Tr.31-35 

3. Năng lực ngôn ngữ xã hội và việc phát triển năng lực ngôn ngữ xã hội cho người học tiếng Việt như một ngoại ngữ/ Trịnh Cẩm Lan

Tóm tắt: Năng lực xã hội học là một thành phần quan trọng của năng lực giao tiếp. Năng lực xã hội học đề cập đến kiến ​​thức văn hóa xã hội cần thiết để sử dụng ngôn ngữ theo cách phù hợp nhất với bối cảnh giao tiếp xã hội. Bài báo này nhằm mục đích mô tả các yếu tố của năng lực xã hội học cần thiết cho người học tiếng Việt như một ngoại ngữ và đưa ra một số gợi ý phương pháp luận trong việc phát triển năng lực xã hội học cho người học tiếng Việt như một ngôn ngữ thứ hai.

Nguồn trích: Tạp chí Ngôn ngữ/ 2021, Số 5, Tr.18-31 

4. Ẩn dụ ý niệm trong luận giải nghĩa thành ngữ tiếng Việt = Conceptual metaphors in the semantic description and analysis of Vietnamese idioms/ Đặng Nguyễn Giang

Tóm tắt: Trong những năm gần đây, bên cạnh quan điểm truyền thống, nghĩa thành ngữ tiếng Việt còn được nghiên cứu từ quan điểm nhận thức. Ngoài trục phân định tỏ-mờ, ẩn dụ ý niệm cũng được coi là một công cụ dùng để giải thích nghĩa thành ngữ. Bài viết này đánh giá về phạm vi và mức độ luận giải của ẩn dụ ý niệm trong việc miêu tả và phân tích nghĩa thành ngữ.

Nguồn trích: Tạp chí Khoa học – Viện Đại học Mở Hà Nội/ 2020, Số 73, Tr.12-18

5. Thành ngữ, cách ngôn trong giáo dục và đào tạo trên bình diện văn hoá, xã hội, ngôn ngữ = Cultural, social, and linguistic aspect of idioms and maxims in the field of education and training/ Lê Thị Thuỳ Vinh, Đỗ Lam Ngọc, Bùi Kim Thoan

Tóm tắt: Thành ngữ, cách ngôn trong lĩnh vực giáo dục đào tạo là những thành ngữ, cách ngôn phản ánh những hiện tượng trong giáo dục, quy trình giáo dục, những góc nhìn của xã hội về giáo dục ở những thời điểm lịch sử khác nhau. Trên cơ sở sưu tầm, tập hợp những thành ngữ, cách ngôn trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, bài viết tập trung làm rõ đặc điểm cấu trúc và ngữ nghĩa, xác định quá trình hình thành và biến đổi theo thời gian cũng như những dấu ấn văn hoá – xã hội trong những thành ngữ, cách ngôn này, từ đó góp phần nhìn nhận, đánh giá toàn diện về sự phát triển, đổi mới của hệ thống ngôn ngữ tiếng Việt.

Nguồn trích: Tạp chí Khoa học – Trường Đại học Vinh/ 2020, Số 3B, Tr.87-95

6. Bàn thêm về đặc điểm ngữ pháp của từ “rồi” trong tiếng Việt = Study on the grammatical features of the word “rồi: in Vietnamese/ Lê Thị Cẩm Vân

Tóm tắt: Trong bài báo này, trên cơ sở phân tích các mô tả về từ rồi trong chức năng phụ ngữ cho vị từ của các nhà nghiên cứu đi trước, chúng tôi trình bày quan điểm của mình về từ hữu quan. Chúng tôi biện luận cho việc sử dụng thuật ngữ phó từ cho tư cách từ loại của rồi, từ đó đi đến khẳng định rồi và xong thuộc các từ loại khác nhau. Bài báo chỉ ra hai trường hợp phân biệt của rồi ở chức năng phụ ngữ cho vị từ. Ở khả năng kết hợp của rồi, tác giả cho rằng không phải rồi có thể kết hợp với bất kì vị từ nào; rồi đứng sau danh ngữ trong các cấu trúc ổn định, kết hợp với đại từ định vị không gian gắn với hành động tìm kiếm vật thể, kết hợp với số từ trong cách nói hạn lệ về tuổi, ngày trong tháng hoặc khi tính đếm.

Nguồn trích: Tạp chí Khoa học và Công nghệ – Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế/ 2020, Số 3, Tr.147-155 

7. Tìm hiểu thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt dưới góc nhìn của quy luật vận động và phát triển = Understanding Vietnamese proverbs and idioms from the perspective of movement and development rule/ Nguyễn Đình Hiền

Tóm tắt: Mọi sự vật và hiện tượng đều vận động và phát triển nên ngôn ngữ – với tư cách là phương tiện giao tiếp của con người – cũng không nằm ngoài quy luật này. Thành ngữ, tục ngữ cũng biến đổi, song do có tính cố định nhất định nên các từ ngữ cấu tạo nên chúng biến đổi chậm hơn so với từ ngữ trong lớp từ vựng thông thường. Vì vậy, thành ngữ, tục ngữ bảo lưu được những từ ngữ cổ, hay cũng có thể chỉ là nghĩa cổ, âm đọc cổ của những từ ngữ trong lớp từ vựng thông thường. Mặt khác, thành ngữ, tục ngữ phản ánh chân thực môi trường tự nhiên và xã hội của thời kỳ mà chúng xuất hiện. Do nhiều nguyên nhân, môi trường tự nhiên và xã hội mà chúng ta đang sinh sống đang biến đổi nhanh chóng từng ngày. Có sự khác biệt nhất định giữa môi trường tự nhiên, xã hội hiện nay và môi trường tự nhiên, xã hội phản ánh trong thành ngữ tục ngữ. Hay nói cách khác, thành ngữ, tục ngữ là bảo tàng lịch sử thu nhỏ về tự nhiên và xã hội của mỗi tộc người. Từ góc nhìn của quy luật vận động và phát triển, bài viết tìm hiểu, phân tích một số thành ngữ, tục ngữ của tiếng Việt, qua đó có thể thấy rõ sự biến đổi của môi trường và sự biến đổi của ngôn ngữ.

Nguồn trích: Tạp chí Nghiên cứu Nước ngoài – Đại học Quốc gia Hà Nội/ 2018, Số 01, Tr.91-105 

8. Vấn đề âm vị trong Tiếng Việt/ Đoàn Thiện Thuật

Tóm tắt: Âm vị trong tiếng Việt có thể xa lạ với nhiều người. Nó khác với âm vị truyền thống cả về kích thước và chức năng. Toàn bộ âm tiết là một âm vị, do đó, nó được gọi là âm vị-âm tiết (âm tiết). Đặc biệt, nó còn là một hình cầu. Dựa trên quan niệm về âm vị truyền thống mang những tiêu chí nhất định, có thể thấy âm tiết trong tiếng Việt phù hợp với những tiêu chí đó. Phát hiện này đã được ghi nhận trong các nghiên cứu Trung Quốc từ năm 1930 và trong các nghiên cứu Việt Nam từ những năm 1960. Phát hiện này đã thu hút sự chú ý của các nhà nghiên cứu trong giới học thuật, tuy nhiên, nó đã bị bỏ qua trong thực tế do sự phổ biến của chữ Quốc ngữ, vốn được người phương Tây phát triển để ghi lại các âm vị truyền thống, ban đầu dựa trên các nghiên cứu ngôn ngữ Ấn- u. Một số trí thức, do hiểu biết hạn chế về khái niệm âm vị truyền thống với các thành phần nhỏ hơn của nó, đã đồng nhất âm vị với âm vị truyền thống mà họ nhận thức được. Một định kiến ​​do chữ Quốc ngữ mang lại dẫn đến sự hiểu lầm không mong muốn. Bài báo hiện tại chỉ ra điều này.

Nguồn trích: Tạp chí Ngôn ngữ/ 2021, Số 08, Tr.3 – 6

9. Một hướng tiếp cận khác về phương pháp phân tích câu trong tiếng Việt/ Nguyễn Thị Minh Trang, Phan Văn Hòa

Tóm tắt: Có thể nói việc xác định thành phần câu, phân tích câu tiếng Việt là một trong những vấn đề quan trọng nhất, cấp thiết nhất hiện nay. Làm thế nào để chúng ta có thể xây dựng một hệ thống ngữ pháp toàn diện, nhất quán? Điều này chỉ có thể nếu chúng ta biết vận dụng sự kết hợp giữa lý luận của ngôn ngữ học nước ngoài với đặc điểm riêng của tiếng Việt. Trên cơ sở đó, chúng tôi thử tiếp cận lý luận ngôn ngữ học hiện đại kết hợp ngôn ngữ học truyền thống cùng với đặc điểm riêng của tiếng Việt tiến hành phân tích cấu trúc câu; đặc biệt thử vận dụng sự kết hợp từ 3 bình diện (kết học, nghĩa học và dụng học) vào việc phân tích một số mẫu câu đã từng gây không ít tranh cãi trong tiếng Việt. Bài viết, với mong muốn thông qua đó có thể cung cấp cho chúng ta thêm một góc nhìn, giúp cho việc nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt được toàn diện hơn, đầy đủ hơn.

Nguồn trích: Tạp chí Ngôn ngữ & Đời sống/ 2021, Số 09, Tr.12 – 17

10. Ngôn ngữ đánh giá trong phần kết luận của bài tạp chí ngôn ngữ tiếng Việt/ Nguyễn Bích Hồng

Tóm tắt: Ngôn ngữ đánh giá hiện đang thu hút được nhiều sự quan tâm bởi, theo Hunston, “đánh giá là một trong những chức năng cơ bản và quan trọng nhất đáng được nghiên cứu chuyên sâu” (2011, tr. 11). Tuy nhiên, thuật ngữ này dường như còn khá mới mẻ ở Việt Nam. Để tìm hiểu về cách sử dụng ngôn ngữ đánh giá trong tiếng Việt, bài viết này hướng tới việc khám phá cách các nhà Việt ngữ học sử dụng ngôn ngữ đánh giá trong phần kết luận của bài báo nghiên cứu chuyên ngành ngôn ngữ. Nghiên cứu kết hợp cả hai phương pháp định tính và định lượng trong việc phân tích các nguồn lực đánh giá được sử dụng một cách hiển ngôn trong khối liệu gồm 30 phần kết luận của các bài báo đăng trên 03 tạp chí chuyên ngành ngôn ngữ uy tín ở Việt Nam. Cụ thể, nghiên cứu khám phá các nguồn lực đánh giá dựa trên bộ khung lý thuyết về đánh giá của Martin và White (2005), gồm 3 hệ thống chính: thái độ, thỏa hiệp và thang độ. Kết quả nghiên cứu hy vọng chỉ ra những nét đặc trưng về ngôn ngữ đánh giá của bài báo nghiên cứu ngôn ngữ học, từ đó góp phần làm phong phú thêm nguồn ngữ liệu về ngôn ngữ đánh giá và là một nguồn tham khảo hữu ích cho các tác giả khi viết báo cáo nghiên cứu ở Việt Nam.

Nguồn trích: Tạp chí Nghiên cứu Nước ngoài – Đại học Quốc gia Hà Nội/ 2021, Số 3, Tr.40-59 

11. Hoán dụ tri nhận (trên ngữ liệu biểu thức ngôn ngữ biểu thị nam giới trong văn học trung đại Việt Nam)/ Nguyễn Thị Vân Anh

Tóm tắt: Căn cứ vào các công trình Tinh tuyển văn học Việt Nam của nhiều tác giả thuộc dòng văn học Trung đại Việt Nam từ đầu thế kỉ X đến cuối thế kỉ XIX, chúng tôi đã khảo sát được 650 biểu thức ngôn ngữ về nam giới, trong đó có 166 biểu thức thuộc cơ chế hoán dụ. Từ cơ sở ngừ liệu này, bài viết phân tích, xác lập các miền nguồn được chuyển đi để chỉ miền đích là nam giới. Theo đó, bài báo khái quát: tám miền nguồn theo cơ chế hoán dụ; điều kiện lựa chọn sự vật ở miền nguồn; đặc điểm tri nhận hoán dụ của miền nguồn; nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn miền nguồn.

Nguồn trích: Tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống/ 2021, Số 2, Tr.25-30

12. Sự tương tác giữa cấu trúc ngữ nghĩa của danh ngữ và cấu trúc gia lượng của vị từ trong việc xác định ý nghĩa thẻ của sự tình/ Nguyễn Hoàng Trung

Tóm tắt: Cấu trúc ngữ nghĩa của danh ngữ là một bình diện quan trọng trong ngữ nghĩa từ vựng. Danh ngữ biểu thị hai loại thực thể: (i) thực thể hạn định và (ii) thực thể phi hạn định. Danh ngữ biểu thị thực thể (i) thường là danh ngữ định lượng, còn biểu thị thực thể (ii) là danh ngữ lũy tích. Khi hành chức trong câu với tư cách là tham tố của vị từ chuyên tác có tính gia lượng, những loại danh ngữ này trở thành những tham số thể quan trọng trong quan hệ tương tác với vị từ. Vị từ chuyển tác giả lượng với tham tố danh ngữ lũy tích làm bổ ngữ được xem là sự tình vô đích, còn với danh ngữ định lượng, sự tình được xem là hữu đích. Hai thuộc tính thể này là cơ sở xác lập ý nghĩa thể hoàn thành và không hoàn thành của sự tình.

Nguồn trích: Tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống/ 2021, Số 2, Tr.3-11 

13. Vai trò biểu hiện nghĩa tình thái của quan hệ từ phụ thuộc trong tiếng Việt/ La Thị Mỹ Quỳnh

Tóm tắt: Bàn về vai trò biểu hiện nghĩa tình thái của quan hệ từ phụ thuộc trong tiếng Việt, bài viết tập trung miêu tả chi tiết vai trò của quan hệ từ phụ thuộc trong việc thể hiện hai loại nghĩa tình thái chủ quan: thể hiện những đánh giá về lượng đối với sự tình và thể hiện những đánh giá về chất đối với sự tình. Từ đó, khẳng định thêm một vai trò mới của quan hệ từ phụ thuộc trong tiếng Việt trên bình diện nghĩa học, đồng thời cũng góp phần thể hiện một cách nhìn nhận khác về vị thế, vai trò của quan hệ từ phụ thuộc trong hệ thống từ loại tiếng Việt.

Nguồn trích: Tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống/ 2021, Số 4, Tr.12-20

14. Sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp của người dân tộc thiểu số ở tỉnh Đồng Nai/ Nguyễn Minh Hoạt, Nguyễn Thị Thanh Huyền

Tóm tắt: Bài viết nghiên cứu vấn đề sử dụng ngôn ngữ giao tiếp của người dân tộc thiểu số ở tỉnh Đồng Nai ở các phương diện: sử dụng ngôn ngữ giao tiếp trong gia đình và sử dụng ngôn ngữ giao tiếp ngoài xã hội. Kết quả nghiên cứu làm rõ mức độ sử dụng tiếng mẹ đẻ và tiếng Việt của người dân vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn; góp phần vào bảo tồn và phát huy ngôn ngữ, văn hóa dân tộc thiểu số.

Nguồn trích: Tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống/ 2021, Số 2, Tr.135-140

15. Đặc điểm từ ngữ lóng tiếng Việt nhìn từ mặt ý nghĩa và phạm vi sử dụng = Characteristics of Vietnamese slang words from the meaning and scope of use perspectives/ Nguyễn Thị Hoài Tâm

Tóm tắt: Dựa vào một số vấn đề lý luận về phương ngữ xã hội và tiếng lóng để tìm hiểu về đặc điểm chung của từ ngữ lóng tiếng Việt nhìn từ mặt ý nghĩa; Các phạm vi ngữ nghĩa được biểu thị của từ ngữ lóng trong tiếng Việt; vấn đề sử dụng từ ngữ lóng trong tiếng Việt. Từ kết quả nghiên cứu, chúng tôi nhận định: tiếng lóng không tạo cho mình một hệ thống ngữ âm hay ngữ pháp riêng mà sự khác biệt chủ yếu là ở ngữ nghĩa. Các phạm vi ngữ nghĩa được biểu thị của từ ngữ lóng trong tiếng Việt: Từ ngữ lóng vốn được sử dụng trong nhóm xã hội làm ăn phi pháp. Tuy nhiên, hiện nay từ ngữ lóng đã có sự chuyển biến: thứ nhất, từ ngữ lóng được sử dụng ở phạm vi rộng và có rất nhiều nhóm xã hội sử dụng; thứ hai, các từ ngữ lóng vận động theo chuyển động của xã hội.

Nguồn trích: Tạp chí Từ điển học & Bách khoa thư/ 2021, Số 01, Tr.23-30

16. Bước đầu tìm hiểu về việc đọc của người Việt = Reading habits of Vietnamese – A preliminary study/ Bùi Văn Trường, Mai An Khang, Mai Thị Việt Thắng

Tóm tắt: Để tìm hiểu thực trạng đọc của người Việt, nghiên cứu được thực hiện năm 2019 trên 338 khách thể qua phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi. Nội dung tập trung vào tìm hiểu số sách mọi người đọc, số tiền dùng để mua sách, các lý do đọc hoặc chưa đọc, tự đánh giá mức độ yêu thích đọc của bản thân và của người Việt Nam và những đề xuất để cải thiện việc đọc của người Việt. Kết quả cho thấy, 45% số người tham gia nghiên cứu đọc từ 3 – 5 cuốn sách/năm; 58% số người bỏ dưới một triệu đồng/năm để mua sách. Mức độ yêu thích việc đọc là 3,27/5 điểm và nhận định chung là người Việt chưa có thói quen đọc sách. Một đề xuất cơ bản để cải thiện việc đọc là phát triển thói quen đọc và kỹ năng đọc cho học sinh từ trường học.

Nguồn trích: Tạp chí Tâm lý học/ 2020, Số 09, Tr.56 – 67

17. Câu trùng ngôn trong tiếng Việt = Tautology in Vietnamese language/ Nguyễn Hữu Chương

Tóm tắt: Câu trùng ngôn là câu có từ ở phần đề/chủ ngữ lặp lại ở phần thuyết vị ngữ. Có những cấu trúc trùng ngôn khác nhau: A là A, A (x là) A, (Ax) là A, A là (Ax), (Ax1) là (Ax2), A ra A, A thì A, các cấu trúc khẳng định và phủ định có từ phiếm chỉ và những cấu trúc khác. Mỗi cấu trúc có một hay một số nghĩa cơ bản và nghĩa tình thái nhấn mạnh hay những nghĩa tình thái khác. Mỗi cấu trúc trùng ngôn được dùng để biểu thị những hành vi ngôn ngữ khác nhau.

Nguồn trích: Tạp chí Từ điển học và Bách khoa thư/ 2020, Số 4, Tr.14 – 22

18. Biến động ngôn ngữ ở cộng đồng người Triều Châu Sóc Trăng trong bối cảnh toàn cầu hóa/ Trương Thuận Lợi

Tóm tắt: Bài viết là kết quả bước đầu của công tác khảo sát nhằm thực hiện đề tài “Ý thức văn hóa qua lựa chọn ngôn ngữ của người Triều Châu ở Sóc Trăng”. Nội dung chính của bài viết trình bày về vấn đề biến động ngôn ngữ của cộng đồng người Triều Châu trong bối cảnh toàn cầu hóa, đưa ra một số nhận định ban đầu của những tác động này và lý giải những động thái đằng sau nó. Qua khảo sát hai cộng đồng người Triều Châu ở tỉnh Sóc Trăng (thành phố Sóc Trăng và thị xã Vĩnh Châu), chúng tôi nhận định cộng đồng ở đô thị hòa nhập vào cộng đồng cư dân bản địa nhanh hơn (về văn hóa – ngôn ngữ) so với cộng đồng ở nông thôn. Tuy nhiên, trong bối cảnh toàn cầu hóa, việc lựa chọn ngôn ngữ của cộng đồng người Triều Châu ở Sóc Trăng có thế sẽ có những xu hướng khác mà chọn sử dụng tiếng Hoa phổ thông là một khả năng có thể xảy ra.

Nguồn trích: Tạp chí Văn hóa và Nguồn lực/ 2021, Số 2, Tr.74-82

19. Phát triển năng lực ngôn ngữ cho trẻ em người dân tộc thiểu số trong giáo dục: Những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn/ Hà Đức Đà, Trần Thị Yên, Cao Việt Hà

Tóm tắt: Phát triển ngôn ngữ cho trẻ em người dân tộc thiểu số là vấn đề căn bản để phát triển giáo dục vùng dân tộc. Vấn đề này đã được Việt Nam và các nước có điều kiện tương tự nghiên cứu thực hiện khá sớm. Do vậy, việc tổng kết kinh nghiệm của Việt Nam và các nước trên thể giới là nhu cầu tất yếu, nhằm lựa chọn những giải pháp phù hợp, khả thi để phát triển ngôn ngữ cho trẻ em dân tộc thiểu số, tạo cơ hội để trẻ em phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực trong bối cảnh đổi mới căn bản toàn diện nền giáo dục Việt Nam. Bài viết khái quát lại quá trình thực hiện các giải pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ em người dân tộc thiểu số ở Việt Nam như: Giáo dục song ngữ tiếng mẹ đẻ – tiếng Việt; Dạy tiếng dân tộc như một môn học. Đồng thời tìm hiểu kinh nghiệm các nước về phát triển năng lực ngôn ngữ cho trẻ em các tộc người thiểu số trong giáo dục như giáo dục song ngữ yếu và giáo dục song ngữ mạnh.

Nguồn trích: Tạp chí Khoa học Giáo dục Việt Nam/ 2019, Số 17, Tr.83-88