Một số kiểu mua lại doanh nghiệp
Mua lại doanh nghiệp (Acquisition) là hoạt động trong đó một doanh nghiệp tìm cách nắm giữ quyền kiểm soát đối với một doanh nghiệp khác thông qua thâu tóm toàn bộ hoặc một phần tổng số cổ phần hoặc tài sản của doanh nghiệp. Có thể thấy, có nhiều cách thức để mua lại doanh nghiệp. Bài viết dưới đây của Apolo Lawyers (Hotline: 0903.419.479) sẽ nêu rõ một số kiểu mua lại doanh nghiệp.
Thị trường mua bán doanh nghiệp thường có 4 kiểu mua lại doanh nghiệp như sau: (i) Mua lại kiểu thân thiện (Friendly Takeover); (ii) Mua lại kiểu thù địch (Hostile Takeover); (iii) Mua lại kiểu thâu tóm ngược (Reverse Takeover); (iv) Mua lại kiểu Backflip (Backflip Takeover)
1. Mua lại kiểu thân thiện (Friendly Takeover)
Một thương vụ mua lại thân thiện là khi các bên “Thuận mua vừa bán”, đồng thời cả hai bên đều đạt được những mục tiêu riêng của mình. Thông thường, bên mua lại sẽ gửi một đề nghị đến Hội đồng quản trị của bên bị mua lại để xem xét và thông báo cho các cổ đông. Nếu như Hội đồng quản trị thấy rằng thương vụ mua lại này đem lại nhiều lợi ích cho cổ đông thì Hội đồng quản trị sẽ đề nghị các cổ đông chấp nhận thương vụ này. Từ đó hình thành một giao dịch mua lại kiểu thân thiện.
2. Mua lại kiểu thù địch (Hostile Takeover)
Ngược lại với sự đồng thuận trong giao dịch mua lại thân thiện, trong giao dịch mua lại thù địch, kết quả của giao dịch chỉ là ý muốn đơn phương của bên mua lại và không nằm trong ý chí của bên bị mua lại. Thông thường, một giao dịch được coi là mang tính thù địch khi Hội đồng quản trị công ty bị mua lại từ chối lời đề nghị của bên mua lại tuy nhiên bên này vẫn tiếp tục theo đuổi thương vụ, hoặc tuyên bố một cách thẳng thừng về việc sẽ thực hiện thương vụ.
Khi một doanh nghiệp có tình trạng kinh doanh không hiệu quả, đồng thời giá trị thị trường giảm, hoặc mong muốn tìm một đối tác chiến lược, họ chấp nhận bị mua lại bởi những công ty chưa đủ điều kiện niêm yết. Những công ty chưa đủ điều kiện niêm yết sau khi mua lại những công ty nói trên nghiễm nhiên được niêm yết trên thị trường chứng khoán bằng việc đổi tên cổ phiếu đã niêm yết. Những thương vụ như vậy sẽ gọi là thâu tóm ngược. Những cổ phiếu được niêm yết sẽ mang lớp “vỏ” của công ty bị mua lại những là “ruột”
>>> Xem thêm: Luật sư tư vấn về M&A – mua bán và sáp nhập doanh nghiệp
>>> Xem thêm: Luật sư tư vấn giai đoạn đàm phán hợp đồng M&A
4. Mua lại kiểu Backflip (Backflip Takeover)
Mua bán kiểu Backflip là một dạng mua lại mà ở đó công ty đi mua lại tự biến mình thành công ty con của công ty bị mua lại. Loại hình này thường xảy ra khi công ty mua lại là một công ty lớn hơn nhưng lại có ít danh tiếng hơn và công ty bị mua lại là một công ty có danh tiếng nhưng lại gặp khó khăn về tài chính.
5. Dịch vụ luật sư tư vấn về mua lại doanh nghiệp
Có thể thấy, với nhiều kiểu mua lại khác nhau, doanh nghiệp cần phải cân nhắc, lựa chọn kiểu mua lại nào là phù hợp với tình hình của mình. Do đó, việc cần có một đội ngũ pháp lý đủ vững chắc và giàu kinh nghiệm để cố vấn cho doanh nghiệp khi thực hiện giao dịch mua lại là hết sức cần thiết. Nhận thấy được nhu cầu của Quý khách hàng đối với việc tư vấn về mua lại doanh nghiệp, Apolo Lawyers cung cấp dịch vụ luật sư tư vấn về mua lại doanh nghiệp. Apolo Lawyers sẽ thực hiện các nhiệm vụ sau đây cho quý khách hàng:
-
Thu thập thông tin, xác minh hồ sơ của công ty mục tiêu
-
Đánh giá rủi ro và lên kế hoạch giải quyết rủi ro
-
Hoàn thiện hồ sơ pháp lý cho quy trình mua lại doanh nghiệp
-
Tư vấn và hoàn thành thủ tục tái cơ cấu doanh nghiệp sau khi hoàn thành thủ tục mua lại.
Apolo Lawyers tự hào là công ty luật có nhiều năm kinh doanh trong việc tư vấn doanh nghiệp sẽ hỗ trợ quý khách hàng trong quá trình thực hiện M&A. Trường hợp có nhu cầu được tư vấn liên quan đến M&A, quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua email [email protected] hoặc Hotline – 0903 419 479 để được tư vấn, hỗ trợ tốt nhất.
APOLO LAWYERS