Một số hình thức tổ chức hoạt động khởi động cho giờ dạy môn Ngữ văn lớp 6
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lí do chọn đề tài
Triển khai, thực hiện thắng lợi Nghị quyết 29/NQ-TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, trong những năm gần đây các nhà trường phổ thông đã tổ chức nhiều hoạt động đổi mới. Trong đó, trọng tâm là đổi mới về dạy học và các hoạt động giáo dục. Đổi mới căn bản từ dạy học trang bị kiến thức sang dạy học phát triển năng lực để phù hợp với yêu cầu thực tiễn và xu thế hội nhập. Song song với việc dạy là quá trình kiểm tra đánh giá cũng thay đổi từ lối kiểm tra nặng về nhớ, thuộc sang lối kiểm tra đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề, coi trọng cả kiểm tra đánh giá kết quả học tập với kiểm tra, đánh giá trong quá trình học tập để có tác động kịp thời nhằm nâng cao chất lượng của dạy học và giáo dục. Vì thế, việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học là hết sức cần thiết, trong đó có bộ môn Ngữ văn THCS.
Những năm gần đây, chúng ta đã thực hiện thành công bước đầu việc đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá. Tuy nhiên, từ thực tế giảng dạy của bản thân cũng như các đồng nghiệp trên địa bàn, tôi nhận thấy rằng sự sáng tạo trong việc đổi mới phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, chủ động tiếp cận và phát triển các năng lực của học sinh còn nhiều chuyện tiếp tục phải suy nghĩ, trăn trở…Vì thế để có giờ dạy Ngữ văn tốt theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học, người GV phải vất vả hơn nhiều trong việc thiết kế và tổ chức giờ dạy. Mỗi GV chúng ta không ai muốn mình chỉ có một giờ dạy tốt, mà ai cũng muốn rằng tất cả các giờ lên lớp của mình đều thành công và đó là một sự cố gắng rất lớn. Chính GV phải thực sự chủ động, sáng tạo thì mới có thể khơi dậy được sự hoạt động tích cực, sáng tạo của mọi HS trong lớp. Bởi vì mỗi bài học được lựa chọn đưa vào chương trình học đều thể hiện mục tiêu chung của bộ môn, thể hiện được ý đồ người biên soạn. Mỗi cá nhân HS lại là một chủ thể tiếp nhận cá biệt, nên sự áp đặt cách hiểu, cách cảm nhận của GV với HS là chưa đúng với bản chất dạy và học theo tinh thần phát triển năng lực và phẩm chất người học mà phải hướng đến sự phát triển toàn diện của HS. Hoạt động dạy-học Ngữ văn không chỉ là hoạt động lĩnh hội kiến thức mà còn rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tế sinh động; phát triển 3 năng lực chung và 2 năng lực đặc thù của bộ môn. Những năng lực này được hình thành và phát triển không chỉ thông qua nội dung dạy học mà còn thông qua phương pháp và hình thức tổ chức dạy học mới theo 5 bước: Khởi động, Hình thành kiến thức, Luyện tập, Vận dụng, Tìm tòi mở rộng. Trong đó hoạt động khởi động đóng vai trò quan trọng trong giờ học. Nó là hoạt động khởi đầu nên có tác động đến cảm xúc, trí tuệ của người học trong toàn tiết học. Nếu tổ chức tốt hoạt động này sẽ tạo ra một tâm lý hưng phấn, tự nhiên để lôi kéo học sinh vào giờ học. Hơn nữa, nếu càng đa dạng thì sẽ luôn tạo nên những bất ngờ thú vị cho học sinh. Vì thế người học sẽ không còn cảm giác mệt mỏi, nhàm chán, nặng nề, lo lắng như khi giáo viên kiểm tra bài cũ. Các em sẽ được thoải mái tham gia vào hoạt động học tập mà không hề hay biết. Nó như phần nhạc dạo của một ca khúc góp phần định hướng thái độ hát như: nhiệt tình sôi nổi hay sâu lắng thiết tha vì thế giờ học cũng bớt sự căng thẳng khô khan. …Nhưng thực tế dạy học lại cho thấy rất nhiều giáo viên khó kiếm tìm được một cách khởi động để cho tiết học sinh động, hấp dẫn hoặc có tổ chức nhưng hiệu quả không cao do hình thức tổ chức nhàm chán, rời rạc, năng về kiến thức… Bởi thế tôi đã rất trăn trở để tìm ra những hình thức tổ chức hoạt động này có hiệu quả nhất, thiết thực, gần gũi nhất với nội dung bài học và mạnh dạn nêu lên: “Một số hình thức tổ chức hoạt động khởi động cho giờ dạy môn Ngữ văn lớp 6”
II. YÊU CẦU VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
Trong thời gian và phạm vi giới hạn, tôi mong muốn đề tài thể hiện rõ một số hình thức tổ chức hoạt động khởi động trong giờ dạy Ngữ văn lớp 6 có hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giảng dạy bộ môn Ngữ văn lớp 6 trong nhà trường THCS. Cũng qua đề tài này, tôi muốn cụ thể hoá một số hình thức tổ chức khởi động cho từng bài học cụ thể
III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để giải quyết có kết quả yêu cầu, nhiệm vụ đã đặt ra của đề tài, tôi đã sử dụng một số phương pháp lý luận như: thống kê, phân loại, phân tích, so sánh và tổng hợp…; cùng các phương pháp nghiên cứu thực tiễn như: quan sát, điều tra… kết hợp với việc trải nghiệm thực tế giảng dạy.
IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
– Đối tượng nghiên cứu: Hình thức tổ chức hoạt động khởi động trong môn Ngữ văn
– Địa bàn nghiên cứu: Tại một Trường THCS thuộc huyện miền núi.
V. GIẢ THIẾT KHOA HỌC
Hoạt động Khởi động trong giờ dạy có một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tổ chức các hoạt động trên lớp giúp HS định hướng nội dung bài học, bước đầu giải quyết vấn đề đặt ra trong bài học nhưng nếu dạy theo phương pháp truyền thống thì HS sẽ tiếp cận kiến thức một cách máy móc, khô khan, thụ động. Vì thế nếu tổ chức tốt hoạt động Khởi động một cách đa dạng, linh hoạt thì sẽ tạo hứng thú học tập, giúp các em chủ động khám phá cái đẹp của ngôn từ, cảm xúc và giá trị tư tưởng của mỗi bài học, phát triển tốt các năng lực chung và năng lực đặc thù của bộ môn Ngữ văn.
VI. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
Tổ chức tốt hoạt động Khởi động theo 5 hoạt động chính của mỗi bài học sẽ giúp GV-HS giải quyết được một số vấn đề.
– GV: + Tránh được lối mòn trong tư duy truyền giảng một chiều; giúp HS định hướng tốt hơn trong việc tiếp cận bài học.
+ Luôn có ý thức tự làm mới mình, làm chủ nội dung, phương pháp, cách thức tổ chức dạy học giúp HS chủ động, tích cực, sáng tạo trong tiếp cận nội dung bài học
– HS: Chủ động, hào hứng tiếp nhận, tạo hứng thú học tập từ đó có ý thức giải quyết vấn đề bằng nhiều hình thức khác nhau.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ KHOA HỌC
1. Cơ sở lí luận
Trong Báo cáo chính trị Đại Hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã xác định : “Đổi mới chương trình nội dung, phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt coi trọng giáo dục lý tưởng, giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, ý thức trách nhiệm xã hội” Nghị quyết 29 của Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8( Khóa XI) cũng đã nêu yêu cầu “ Đổi mới căn bản , toàn diện nền giáo dục Việt Nam. Trong đó việc đổi mới giáo dục phổ thông được xem là khâu đột phá. Nội dung trọng tâm của việc đổi mới căn bản toàn diện giáo dục phổ thông là sự phát triển năng lực người học, từ đó nâng cao chất lượng của nguồn nhân lực trong chiến lược phát triển đất nước”. Thứ trưởng Bộ giáo dục đào tạo Nguyễn Vinh Hiển từng khẳng định “Dạy học phát triển năng lực là đổi mới căn bản cốt lõi nhất của đổi mới giáo dục hiện nay”. Hay Tiến sĩ Nguyễn Thị Kim Dung (Học viện quản lý giáo dục) cho rằng: “Đổi mới giáo dục là chúng ta không quá chú trọng vào mục tiêu kiến thức, phải đặc biệt chú trong mục tiêu hình thành năng lực cho người học”; PGS, TS Hà Thế Truyền cũng khẳng định việc xác định năng lực người học là khâu tiên quyết là chìa khóa đổi mới giáo dục hiện nay.
Vì thế mục tiêu, yêu cầu của phương pháp giáo dục phổ thông là phải phát huy được tính tích cực, chủ động của người học, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. Đây là định hướng cơ bản, thiết thực đối với mỗi giáo viên, cũng là yếu tố quyết định hiệu quả của một giờ dạy môn Ngữ văn trong nhà trường trung học cơ sở.
Dạy học Ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực nghĩa là thông qua bộ môn, học sinh có khả năng kết hợp một cách linh hoạt, có tổ chức kiến thức, kĩ năng với thái độ tình cảm, động cơ cá nhân…nhằm đáp ứng hiệu quả một số yêu cầu phức hợp của hoạt động trong một số hoàn cảnh nhất định. Đây được xem là cơ sở pháp lí để thực hiện đổi mới trong giáo dục nói chung và việc đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn nói riêng.
2. Cơ sở thực tiễn
Khởi động là hoạt động đầu tiên, hoạt động này nhằm giúp học sinh huy động những kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của bản thân về các vấn đề có nội dung liên quan đến bài học mới. Hoạt động khởi động sẽ kích thích tính tò mò, sự hứng thú, tâm thế của học sinh ngay từ đầu tiết học. Hoạt động khởi động thường được tổ chức thông qua hoạt động cá nhân hoặc hoạt động nhóm sẽ kích thích sự sáng tạo, giúp học sinh hình thành năng lực hợp tác, tinh thần học hỏi, giúp đỡ nhau khi thưc hiện nhiệm vụ. Chuẩn bị phần khởi động như thế nào cho hiệu quả phải dựa vào nội dung bài, đối tượng học sinh và cả điều kiện của giáo viên.
Từ nhiều năm nay, phương pháp dạy học văn đã rất chú ý đến khâu tạo tâm thế học văn cho học sinh. Một trong những mục đích của giờ văn là làm sao gây được rung động thẩm mỹ, giáo dục nhân cách cho học sinh. Nhưng việc tiếp thu kiến thức, đặc biệt là kiến thức văn chương, lại không thể mang tính ép buộc. Nó chỉ thực sự hiệu quả khi bắt nguồn từ sự tự nguyện hay có cảm giác thích thú. Thiết nghĩ, trong cuộc sống hay trong dạy – học, bước khởi đầu luôn là bước tạo nền tảng, tâm thế. Nền tảng vững, tâm thế tốt thì các hoạt động phía sau mới hiệu quả. Và ngược lại, nếu khởi đầu không tốt thì các hoạt động khác cũng vô cùng khó khăn.
Hoạt động khởi động dù chỉ là một khâu nhỏ, không nằm trong trọng tâm kiến thức cần đạt nhưng nó có tác dụng tạo tâm thế thoải mái, nhẹ nhàng, hưng phấn cho học sinh vào đầu giờ học. Điều đó có nghĩa là nó sẽ ảnh hưởng lớn đến toàn bộ bài dạy. Vậy nên nếu vì nó chỉ là khâu nhỏ mà bỏ qua thì là một sai lầm lớn.
Hơn nữa xét từ góc độ tâm lý lứa tuổi và khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh ở giai đoạn lứa tuổi này có thể thấy rằng nhu cầu tìm hiểu, phát triển tư duy kiến thức, kỹ năng, cảm xúc thẩm mỹ là rất lớn. Nhưng các em có tư tưởng muốn tự khám phá, thích độc lập trong suy nghĩ, có chủ kiến của riêng chứ không thích bị áp đặt. Các em không thích một giờ học gò bó, căng thẳng. Cho nên cách tổ chức hoạt động theo phương châm: học mà chơi, chơi và học là một cách hay để lôi kéo, tạo tâm thế thoải mái cho học sinh
II. THỰC TẾ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC NGỮ VĂN TRONG NHÀ TRƯỜNG
1. Về phía giáo viên:
Rất nhiều giáo viên trong quá trình dạy học thường không tổ chức hoạt động khởi động vì nhiều lí do: lo lắng vì thời gian không đủ cho kiến thức bài dạy; không biết tổ chức như thế nào; sợ hoạt động gây ồn ảnh hưởng lớp học khác…Vì vậy, trong quá trình dạy, dù rất cố gắng, nhiều giáo viên cũng không thể lôi kéo sự tập trung của học sinh, hiệu quả giờ học bị giảm sút.
2. Về phía học sinh
Trong một lớp học khả năng tiếp thu của mỗi em học sinh là khác nhau cho nên hứng thú của mỗi em trong mỗi giờ học cũng sẽ khác. Có học sinh hào hứng đón nhận giờ Ngữ văn. Các em tìm thấy ở đây những cảm xúc thẩm mỹ, những bài học cuộc sống giúp các em trưởng thành, hoặc các em cảm thấy nhẹ nhõm, thoải mái hơn so với những tiết học tự nhiên khác. Bên cạnh đó vẫn còn rất nhiều học sinh có thói quen thụ động trong học tập. Các em không thích học, không đọc tác phẩm, không quan tâm nhiều đến hành trình tự khám phá mà cơ bản là ghi chép và dựa vào các tài liệu có sẵn để làm bài kiểm tra. Nhiều học sinh còn có biểu hiện uể oải, mệt mỏi trong giờ học. Thói quen lười vận động, lười tư duy, học tập hời hợt, không hứng thú đã ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả học tập.
Nguyên nhân của vấn đề này không chỉ bởi chủ quan các em mà phần lớn do GV chưa chú tâm trong việc tổ chức hoạt động khởi động tạo tâm thế, đặt ra những tình huống có vấn đề để đưa HS vào thế chủ động tiếp nhận bài học, hứng thú tham gia các hoạt động, có ý thức tìm tòi giải quyết các vấn đề đặt ra trong giờ học.
Khi tiến hành khảo sát sự say mê, hứng thú của HS trong giờ Ngữ văn ở các lớp 6 đã cho ra kết quả sau:
Lớp
Số học sinh
Say mê, hứng thú học tập trong giờ Ngữ văn
Chưa say mê, hứng thú học tập trong giờ Ngữ văn
Số lượng
%
Số lượng
%
6A8
42
15
35,7
27
64,3
6A9
42
17
40,5
25
59,5
6A10
42
24
57,1
18
42,9
III. MỘT SỐ HÌNH THỨC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
1. Xác định mục tiêu khởi động
Việc thay đổi hình thức khởi động từ việc chỉ dùng một vài câu để dẫn dắt vào bài thay bằng việc tổ chức khởi động thành một hoạt động để học sinh được tham gia trực tiếp gải quyết vấn đề khởi động; Hoạt động khởi động phải xác định rõ mục tiêu cần đạt, phương pháp và kỹ thuật tổ chức, phương tiện cần dùng; chuyển giao nhiệm vụ cho học sinh một cách rõ ràng. Nhiệm vụ khi chuyển giao cho học sinh trong hoạt động khởi động cần kiểm kê lại kiến thức của học sinh (xem học sinh đã có được kiến thức gì liên quan đến bài học), tạo hứng thú cho học sinh, tạo ra tình huống có vấn đề để dẫn dắt HS vào phần hình thành kiến thức mới.
2. Kỹ thuật cơ bản xây dựng hoạt động khởi động
Với phương pháp dạy học truyền thống, khởi động chỉ bằng một vài câu dẫn nhập nên không mất nhiều thời gian. Với phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh, khởi động cần tổ chức thành hoạt động để học sinh trực tiếp tham gia nên sẽ cần lượng thời gian nhiều hơn. Vì vậy khi xây dựng kịch bản cho hoạt động khởi động, giáo viên cần lưu ý không lấy những nội dung không thiết thực với bài học, tránh lấy những nội dung mang tính chất minh họa mà cần cụ thể: sử dụng nội dung bài học để khởi động, sao cho trong khởi động sẽ bao quát được nội dung bài học, qua đó giúp GV biết được học sinh đã có kiến thức gì trong bài mới và chưa biết gì để khai thác sâu vào những nội dung học sinh chưa biết (điều này có thể sẽ khác nhau ở từng lớp nên giáo viên cần có sự điều chỉnh kịp thời để phù hợp với đối tượng học sinh ở các lớp).
Hoạt động khởi động là bước “ thực hiện các động tác nhẹ trước khi thực hiện công việc” nên việc khởi động cũng cần nhẹ và sinh động để tạo sự hấp dẫn cho học sinh. Việc đặt câu hỏi hay tình huống khởi động cần chú ý tạo được hứng thú cho học sinh: để học sinh được thực hiện nhiệm vụ, được tham gia trả lời câu hỏi hoặc tham gia vào các tình huống khởi động. Câu hỏi/tình huống đưa ra ở phần này cũng cần có nhiều mức độ trong đó nhất thiết phải có câu dễ học sinh nào cũng có thể trả lời được. Khi các em trả lời được sẽ phần nào sẽ cảm thấy vui vẻ, thích thú để tạo tâm lý tốt khi vào bài học. Ở mỗi hoạt động khởi động đều xuất phát từ nội dung bài học, nhưng nếu tình huống nào đưa ra học sinh cũng giải quyết được thì các em sẽ không có hứng thú tìm hiểu kiến thức mới, không kích thích được trí tò mò và nhu cầu học tập một cách chủ động và tích cực của các em.
Khi áp dụng tổ chức hoạt động Khởi động cho tất cả các tiết học ở các lớp thì người GV nên lưu ý: Kế hoạch hoạt động đã xây dựng cần có sự điều chỉnh cho phù hợp với đặc điểm học sinh của từng lớp; tránh việc xây dựng 1 tình huống cố định dùng chung cho tất cả các lớp trong cùng một khối. Phương án xây dựng tình huống khởi động giữa các tiết, các bài học nên có sự đổi mới về hình thức, phương pháp; tránh sự nhàm chán cho học sinh khi tiết học nào cũng tổ chức hoạt động khởi động theo kiểu “đến hẹn lại lên” với các bước tuần tự như nhau.
3. Một số hình thức tổ chức hoạt động Khởi động cụ thể
3.1. Hoạt động Khởi động để tạo tâm thế cho HS trước mỗi giờ học
Trong tiến trình lên lớp của phương pháp dạy học truyền thống: trước khi bắt đầu một bài giảng, GV sẽ làm một việc quen thuộc là hỏi bài cũ để từ đó xâu nối kiến thức bài trước với bài sau hoặc để tạo không khí thân thiện, cởi mở đơn giản là việc hỏi thăm sức khỏe một cách dí dỏm, kể một câu chuyện hài hước ngắn gọn…chung quy là cần làm được một việc: cười!… Làm thế sẽ giảm phần nào những áp lực học tập, kéo HS tập trung vào bài học một cách linh hoạt.
Đến phương pháp dạy học phát triển năng lực, phẩm chất HS, mỗi giờ dạy của GV không còn nặng về trang bị kiến thức, kĩ năng cho HS mà hướng đến mục tiêu dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất.
Khởi động bằng tổ chức trò chơi:
Tổ chức hoạt động Khởi động bằng trò chơi có những thuận lợi: Phát huy tính sáng tạo, hấp dẫn, gây hứng thú cho HS, giúp HS dễ tiếp thu kiến thức mới, giúp chuyển tải nhiều tri thức của nhiều lĩnh vực khác nhau. Trò chơi còn là hoạt động được các học sinh thích thú tham gia. Vì vậy nó có khả năng lôi kéo sự chú ý và khơi dậy được hứng thú học tập. Rất nhiều trò chơi ngoài mục đích đó còn có thể ôn tập kiến thức cũ hoặc dẫn dắt các em vào hoạt động tìm kiếm tri thức mới một cách tự nhiên, nhẹ nhàng. Hoặc có những trò chơi giúp các em vận động tay chân khiến cho cơ thể tỉnh táo, giảm bớt những áp lực tâm lý do tiết học trước gây ra. Theo Tiến sĩ Ngô Thị Thu Dung-Giám đốc điều hành Trung tâm nghiên cứu phát triển giáo dục cộng đồng (Trường ĐH GD-ĐHQG Hà Nội): “Trò chơi là một hình thức giao tiếp bạn bè, phát triển tốt các năng lực giao tiếp, trò chơi đồng thời là một phương tiện mà thông qua đó HS có thể giao tiếp với nhau một cách tự nhiên và dễ dàng hơn””
Mục đích của việc tổ chức trò chơi là nhằm lôi cuốn HS tham gia vào các hoạt động giáo dục một cách tự nhiên và tăng cường tính trách nhiệm; hình thành cho HS tác phong nhanh nhẹn, phát huy tính snags tạo cũng như tăng cường sự thân thiện, hòa đồng giữa các HS, tạo hứng thú xua tan căng thẳng mệt mỏi trong quá trình học tập và giúp cho việc học tập trở nên nhẹ nhàng, sinh động, không khô khan, hàn lâm, nhàm chán…
Một số trò chơi quen thuộc có thể sử dụng trong hoạt động Khởi động
Trò chơi “Đuổi hình bắt tác phẩm”
Đây là trò chơi mang tính chất nhận diện. Nó phù hợp cho những tiết dạy học ôn tập hoặc những tiết dạy chủ đề. Trò chơi này có những ưu thế nhất định như:
Có khả năng lôi kéo số đông học sinh tham gia.
Phát huy trí tưởng tượng của học sinh
Rèn luyện khả năng phản ứng nhanh.
Trong thời gian ngắn có thể giúp học sinh nhớ lại những tác phẩm đã học.
Có khả năng lôi kéo số đông học sinh tham gia. Phát huy trí tưởng tượng của học sinh Rèn luyện khả năng phản ứng nhanh. Trong thời gian ngắn có thể giúp học sinh nhớ lại những tác phẩm đã học.
Cách tổ chức:
Giáo viên chuẩn bị những bức hình khác nhau treo lên bảng. Mỗi hình có những điểm gợi ý. Học sinh nhìn vào hình để đoán tên tác phẩm. Ai đoán nhanh và đoán đúng sẽ có điểm.
Ví dụ: Để chuẩn bị cho chủ đề: “Truyện ngụ ngôn và những bài học” GV cung cấp những hình ảnh sau (lần lượt trình chiếu từng hình ảnh) và nêu câu hỏi: Đây là những hình ảnh thể hiện các văn bản nào? Các văn bản đó có ý nghĩa gì?
HS tham gia trả lời về thể loại Truyện ngụ ngôn, ý nghĩa truyện ngụ ngôn
Hình ảnh 1
Hình ảnh 2
1clip_image004.jpg” style=”width:565px; height:356px”/>
Hình ảnh 3.
1clip_image006.jpg” style=”width:558px; height:368px”/>
Hình ảnh 4 1clip_image008.jpg” style=”width:581px; height:380px”/>
Trò chơi: Đuổi chữ
Đây là trò chơi vừa đòi hỏi học sinh có vốn từ vựng nhất định, vừa có sự nhanh nhẹ vận động thể lực, lại vừa đòi hỏi sự kết hợp ăn ý với các bạn cùng nhóm.
Cách tổ chức: Chia lớp thành 4 đội chơi. Giáo viên sẽ cho chủ đề trước thích hợp cho bài dạy. Mỗi nhóm sẽ có một bạn lần lượt lên viết các từ theo nhóm đã được quy ước. Trong thời gian 2 phút, đội nào viết được nhiều từ sẽ chiến thắng
Ví dụ 1. Khi dạy bài Từ mượn, Ngữ văn 6 tập 1. GV đặt câu hỏi: Hãy chỉ ra các từ mượn mà em và các bạn đang sử dụng trong lớp học? (đội nào tìm được nhiều từ nhất sẽ được thưởng); Sau khi HS làm xong, GV sẽ phân biệt từ mượn từ nguồn nào, hướng dẫn cách viết từ mượn
Ví dụ 2. Khi dạy bài Danh từ, Ngữ văn 6, tập 1, GV tổ chức tương tự. Tìm danh từ và xác định từ đó thuộc kiểu DT gì?
Trò chơi “Chiếc hộp may mắn”:
Trò chơi này phù hợp khi tổ chức các tiết Ôn tập, Luyện tập. Điểm đặc biệt của trò chơi này là ở tính bất ngờ cho học sinh. Giáo viên chuẩn bị một chiếc hộp nhỏ, trong đó có những mảnh giấy ghi các phần quà thú vị, đa dạng. Học sinh thực hiện tốt yêu cầu sẽ được nhận quà trong chiếc hộp.
Cách tổ chức
Cách 1: Giáo viên trình chiếu hệ thống câu hỏi trên máy chiếu. Quy ước trả lời đúng 4-5 câu sẽ được nhận 1 phần quà đặc biệt trong hộp bằng cách tự bốc.
Cách 2: Trong chiếc hộp sẽ là câu hỏi. Mỗi câu hỏi có ghi sẵn phần thưởng. Học sinh sẽ cùng đọc thuộc lòng đoạn thơ nhất định và chuyền tay nhau chiếc hộp. Khi giáo viên có hiệu lệnh “dừng” cả lớp sẽ ngừng đọc và hộp quà đến tay ai, người đó sẽ có quyền lựa chọn câu hỏi và phần quà trong chiếc hộp.
Trò chơi này tuy thu hút số đông học sinh nhưng lại gây ồn và có thể mất nhiều thời gian hơn những trò chơi khác.
3.2. Khởi động bằng hình thức thư giãn, giải trí:
Đây là hình thức khởi động nhẹ nhàng so với học sinh. Nó phù hợp cho những giờ dạy văn bản. Việc cung cấp cho học sinh những hình ảnh tiêu biểu trong văn bản hay để các em chìm lắng vào trong những giai điệu âm nhạc thiết tha, trữ tình sẽ là một cách thú vị để các em thăng bằng cảm xúc, tạo những rung động thẩm mỹ thu hút các em vào nội dung bài học.
Khi dạy văn bản Sông nước Cà Mau, sách Ngữ văn 6, tập 2. Gv trình chiếu cho HS xem một số hình ảnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long, đặc điểm giao thông, kênh rạch…để HS dễ theo dõi.
1clip_image010.jpg” style=”width:550px; height:298px”/>
1clip_image012.jpg” style=”width:561px; height:378px”/>
1clip_image014.jpg” style=”width:561px; height:366px”/>
Dạy văn bản Đêm nay Bác không ngủ, sách Ngữ văn 6, tập 2, GV cũng cần cung cấp cho HS đoạn phim tư liệu và những hình ảnh về Chiến dịch Biên giới Thu Đông 1950, 1 số hình ảnh của Bác Hồ trong giai đoạn này để HS dễ hình dung về nội dung của VB….
Dạy bài Thánh Gióng, sách Ngữ văn 6, tập 1, GV cung cấp hình tượng nhân vật Thánh Gióng, yêu cầu HS miêu tả hành động của Thánh Gióng trong 2 hình ảnh và nêu suy nghĩ về nhân vật Thánh Gióng; Hoặc yêu cầu HS xác định người trong 2 bức tranh là ai, có liên quan gì đến sự kiện Hội khỏe Phù Đổng tổ chức ngày 9/4 hàng năm trên đất nước ta?
Hình ảnh 1. Roi sắt gãy, Thánh Gióng nhổ bụi tre bên đường quật vào quân giặc
1clip_image016.jpg” style=”width:565px; height:337px”/>
Hình ảnh 2. Sau khi đánh tan giặc Ân xâm lược, Gióng bay về trời
1clip_image018.jpg” style=”width:565px; height:307px”/>
Dạy văn bản Mẹ hiền dạy con, Sách Ngữ văn 6, tập 1, Gv chiếu 4 hình ảnh, yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Những hình ảnh trên muốn nói về ai, đang làm gì?Nếu được nói 2 câu thể hiện tình cảm của em với mẹ, em sẽ nói gì? GV dẫn về vai trò của mẹ với mỗi người.
1clip_image020.jpg” style=”width:230px; height:363px”/>1clip_image022.jpg” style=”width:307px; height:362px”/>
1clip_image024.jpg” style=”width:536px; height:353px”/>
1clip_image026.jpg” style=”width:547px; height:304px”/>
3.3. Khởi động bằng tạo tình huống học tập
Tạo tình huống nghĩa là giúp các em tưởng tượng ra một tình huống cụ thể nào đó gần với nội dung bài học để các em trải nghiệm, tưởng tượng.
Học tập là một quá trình khám phá. Quá trình ấy bắt đầu bằng sự tò mò, nhu cầu cần được hiểu biết và giải quyết mâu thuẫn giữa điều đã biết và điều muốn biết. Một khởi động bài học thành công cần khơi gợi trong học trò mong muốn được tìm hiểu, khám phá bằng những hoạt động tiếp theo trong giờ học, thậm chí là sau giờ học. Muốn như vậy, hoạt động khởi động cần tạo ra mâu thuẫn trong nhận thức cho học trò. Đây là tiền đề để thực hiện một loạt các hoạt động tìm tòi, giải quyết vấn đề. Muốn như vậy, giáo viên phải là người có ý tưởng, biết gieo vấn đề để kích thích trí tò mò của người học.
Khi dạy văn bản Sơn Tinh Thủy Tinh, Ngữ văn 6, tập 1, GV trình chiếu cảnh lũ lụt, mưa bão, những thiệt hại do thiên tai gây nên. Yêu cầu HS lí giải nguyên nhân của những hiện tượng đó? (Cách lí giải đó có gì khác với cách lí giải của người cổ đại?)
Khi dạy văn bản Thạch Sanh, Sách Ngữ văn 6, tập 1, GV nêu câu hỏi: Thạch Sanh đã tha cho mẹ con Lí Thông về quê làm ăn sinh sống nhưng họ vẫn bị sét đánh chết và bị hóa thành Bọ hung, em hãy suy nghĩ vì sao Lí Thông có kết cục đó?….
IV. KẾT QUẢ ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Với việc áp dụng đề tài “Một số hình thức tổ chức hoạt động khởi động cho giờ dạy môn Ngữ văn lớp 6” trong quá trình tổ chức các hoạt động trong giờ dạy Ngữ văn, đặc biệt là năm học 2018 – 2019 và năm học 2019-2020 (với đối tượng HS lớp 6), tôi thấy mình đã khá thành công khi lôi cuốn được HS cùng hoạt động, tạo thuận lợi cho GV khi giao nhiệm vụ và hướng dẫn HS tự chiếm lĩnh tri thức, phát triển tốt các năng lực chung như Năng lực giao tiếp và Năng lực giải quyết vấn đề. Đồng thời hình thành và phát triển cho HS 2 năng lực đặc thù là Năng lực ngôn ngữ và Năng lực văn học; HS biết yêu, ghét, biết sẻ chia và trân quý những giá trị đạo đức tốt đẹp; tạo sự hứng thú trong việc học văn, cảm văn và yêu văn hơn Thậm chí, có một số HS vượt ra ngoài sự mong đợi của GV, rất sáng tạo khi cảm thụ văn bản. Các em đã phát hiện được những tầng ý nghĩa mới, vượt khỏi những cách hiểu thông thường, bổ sung, hoàn thiện thêm những giá trị thẩm mỹ, đem khám phá mỗi bài học một cách hiểu mới, một giá trị mới, đôi khi khá bất ngờ và độc đáo.
Với việc áp dụng “Một số hình thức tổ chức hoạt động khởi động cho giờ dạy môn Ngữ văn lớp 6”, Bằng việc khảo sát chất lượng bộ môn Ngữ văn, sự hứng thú, yêu thích bộ môn Ngữ văn của HS 3 lớp mình phụ trách, tôi nhận thấy có sự thay đổi rõ nét. Cụ thể
Lớp 6A8: 42 HS
(Áp dụng đề tài)
Hứng thú học, yêu môn Ngữ văn
Học uể oải, chán ghét môn Ngữ văn
Thái độ khác
32
76,2%
5
11,9%
5
11,9%
Lớp 6A9: 42 HS
(Áp dụng đề tài)
Hứng thú học, yêu môn Ngữ văn
Học uể oải, chán ghét môn Ngữ văn
Thái độ khác
34
80,8%
4
9,6%
4
9,6%
Lớp 6A10:42 HS
(Áp dụng đề tài)
Hứng thú học, yêu môn Ngữ văn
Học uể oải, chán ghét môn Ngữ văn
Thái độ khác
35
83,3%
4
9,6%
3
7,1%
C. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
I. Kết luận
Giảng dạy bộ môn Ngữ văn, đặc biệt dạy học theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất người học lại không hề đơn giản. Vì thế giữ được “lửa” trong mỗi giờ lên lớp hay sự say sưa tiếp nhận sáng tạo của học sinh là yêu cầu then chốt của vấn đề. HS sau các hoạt động theo phương pháp định hướng phát triển năng lực, sẽ được tự tìm tòi, khám phá, tự chiếm lĩnh tri thức bên cạnh sự định hướng của GV và tham gia hoạt động nhóm, hoạt động cặp đôi…để tạo ra những sản phẩm học tập thực sự qua trao đổi, hợp tác và cảm thụ thẩm mĩ. Với cách tổ chức hoạt động 5 bước như thế này, không có chỗ cho những học sinh chây lười, đối phó. Tuy vậy, để thực hiện tốt đòi hỏi GV- HS làm tốt những việc sau:
– GV phải có sự chẩn bị chu đáo về mọi mặt như: kiến thức, phương tiện, phương pháp dạy học phù hợp linh hoạt;
– GV phải khơi dậy và bồi dưỡng cho HS tình yêu văn học và khám phá vẻ đẹp của nghệ thuật ngôn từ trong lòng HS;
– HS phải xác định đúng mục đích học tập môn Ngữ văn, chủ động tìm tòi và tiếp nhận tri thức, sẵn sàng hợp tác, giao lưu, sẵn sàng chia sẻ, biết trình bày chính kiến của bản thân bằng ngôn ngữ trau chuốt, diễn đạt tình cảm, rung động chân thành của mình về một vấn đề văn học.
II. Kiến nghị – đề xuất
– Với nhà trường, Tổ chuyên môn: Cần khuyến khích động viên mỗi GV nghiên cứu, thực hiện và áp dụng những sáng kiến hay để đẩy mạnh phong trào nâng cao chất lượng chuyên môn trong nhà trường, tổ chức cho HS tham gia những hoạt động trải nghiệm sáng tạo, tổ chức các câu lạc bộ, các diễn đàn khám phá tuổi thơ… đặc biệt khơi dậy niềm say mê hứng thú đối với bộ môn Ngữ văn.
– Với Sở Giáo dục – Đào tạo và Phòng Giáo dục – Đào tạo: Tổ chức tập huấn có hiệu quả đến từng giáo viên dạy Ngữ văn. Đồng thời sau mỗi đợt tập huấn chuyên đề cần có sự đánh giá sản phẩm cụ thể của các tổ, nhóm, phòng chuyên môn để rút kinh nghiệm từng bước năng cao chất lượng thực sự của các đợt học tập, tránh đánh giá chung chung hoặc không đánh giá…
– Đối với GV: Phải luôn có ý thức tự học hỏi, trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trao đổi kinh nghiệm với các đồng nghiệp để nâng cao hiệu quả giờ dạy.
Niềm vui của giáo viên Ngữ văn không chỉ là chất lượng tính bằng các con số, bằng tỉ lệ mà còn là những ánh mắt long lanh, say sưa tiếp nhận tri thức, những bàn tay tự viết ra những lời văn hay, tự nhiên, gần gũi, đầy xúc cảm…,những nụ cười thân thiện đối với GV dạy… Để đạt được những điều vô cùng quý giá đó, mỗi giáo viên đâu chỉ có sự say mê nhiệt tình, tâm huyết mà còn phải biết tìm ra những hướng đi hiệu quả nhất, để văn chương luôn sống, luôn là đời sống ghi trên giấy….
Trên đây là một vài kinh nghiệm của tôi trong việc cải tiến phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực HS trên một phạm vi là 1 số ý kiến đề xuất tổ chức hoạt động Khởi động bằng một số hình thức trong giờ dạy ngữ văn lớp 6. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các nhlàm chuyên môn cũng như đồng nghiệp để đề tài ngày càng được hoàn thiện hơn, có hiệu quả ứng dụng trong thời gian tới.
Xin trân trọng cảm ơn!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Tài liệu tập huấn chuyên đề : dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn ngữ văn THCS năm 2014
2. Tài liệu tập huấn chuyên đề: Đổi mới kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh năm 2017
3. Sách giáo khoa Ngữ văn 6, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam năm 2017
4. Sách giáo viên Ngữ văn 6, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam năm 2011
5. Sách Hướng dẫn học Ngữ văn lớp 6, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam 2015
6. Sách Hướng dẫn học Ngữ văn lớp 6, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam 2015
7. Nghị quyết Hội nghị TW 8 khóa XI về vấn đề đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục.
8. Các bài viết của PGS.TS Đỗ Ngọc Thống, Tổng chủ biên Chương trình Ngữ văn mới; bài viết của TS Nguyễn Thúy Hồng- Viện Chất lượng và CTGD.
9. Tìm hiểu chương trình GDPT Chương trình tổng thể của Bộ GD&ĐT tháng 10/2019
10. Tìm hiểu chương trình GDPT – Chương trình Ngữ văn của Bộ GD&ĐT tháng 10/2019
Và một số ý kiến đóng góp của các giáo viên, các đồng nghiệp đã và đang dạy Ngữ văn trên địa bàn.
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lí do chọn đề tài
Triển khai, thực hiện thắng lợi Nghị quyết 29/NQ-TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, trong những năm gần đây các nhà trường phổ thông đã tổ chức nhiều hoạt động đổi mới. Trong đó, trọng tâm là đổi mới về dạy học và các hoạt động giáo dục. Đổi mới căn bản từ dạy học trang bị kiến thức sang dạy học phát triển năng lực để phù hợp với yêu cầu thực tiễn và xu thế hội nhập. Song song với việc dạy là quá trình kiểm tra đánh giá cũng thay đổi từ lối kiểm tra nặng về nhớ, thuộc sang lối kiểm tra đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề, coi trọng cả kiểm tra đánh giá kết quả học tập với kiểm tra, đánh giá trong quá trình học tập để có tác động kịp thời nhằm nâng cao chất lượng của dạy học và giáo dục. Vì thế, việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học là hết sức cần thiết, trong đó có bộ môn Ngữ văn THCS.
Những năm gần đây, chúng ta đã thực hiện thành công bước đầu việc đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá. Tuy nhiên, từ thực tế giảng dạy của bản thân cũng như các đồng nghiệp trên địa bàn, tôi nhận thấy rằng sự sáng tạo trong việc đổi mới phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, chủ động tiếp cận và phát triển các năng lực của học sinh còn nhiều chuyện tiếp tục phải suy nghĩ, trăn trở…Vì thế để có giờ dạy Ngữ văn tốt theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học, người GV phải vất vả hơn nhiều trong việc thiết kế và tổ chức giờ dạy. Mỗi GV chúng ta không ai muốn mình chỉ có một giờ dạy tốt, mà ai cũng muốn rằng tất cả các giờ lên lớp của mình đều thành công và đó là một sự cố gắng rất lớn. Chính GV phải thực sự chủ động, sáng tạo thì mới có thể khơi dậy được sự hoạt động tích cực, sáng tạo của mọi HS trong lớp. Bởi vì mỗi bài học được lựa chọn đưa vào chương trình học đều thể hiện mục tiêu chung của bộ môn, thể hiện được ý đồ người biên soạn. Mỗi cá nhân HS lại là một chủ thể tiếp nhận cá biệt, nên sự áp đặt cách hiểu, cách cảm nhận của GV với HS là chưa đúng với bản chất dạy và học theo tinh thần phát triển năng lực và phẩm chất người học mà phải hướng đến sự phát triển toàn diện của HS. Hoạt động dạy-học Ngữ văn không chỉ là hoạt động lĩnh hội kiến thức mà còn rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tế sinh động; phát triển 3 năng lực chung và 2 năng lực đặc thù của bộ môn. Những năng lực này được hình thành và phát triển không chỉ thông qua nội dung dạy học mà còn thông qua phương pháp và hình thức tổ chức dạy học mới theo 5 bước: Khởi động, Hình thành kiến thức, Luyện tập, Vận dụng, Tìm tòi mở rộng. Trong đó hoạt động khởi động đóng vai trò quan trọng trong giờ học. Nó là hoạt động khởi đầu nên có tác động đến cảm xúc, trí tuệ của người học trong toàn tiết học. Nếu tổ chức tốt hoạt động này sẽ tạo ra một tâm lý hưng phấn, tự nhiên để lôi kéo học sinh vào giờ học. Hơn nữa, nếu càng đa dạng thì sẽ luôn tạo nên những bất ngờ thú vị cho học sinh. Vì thế người học sẽ không còn cảm giác mệt mỏi, nhàm chán, nặng nề, lo lắng như khi giáo viên kiểm tra bài cũ. Các em sẽ được thoải mái tham gia vào hoạt động học tập mà không hề hay biết. Nó như phần nhạc dạo của một ca khúc góp phần định hướng thái độ hát như: nhiệt tình sôi nổi hay sâu lắng thiết tha vì thế giờ học cũng bớt sự căng thẳng khô khan. …Nhưng thực tế dạy học lại cho thấy rất nhiều giáo viên khó kiếm tìm được một cách khởi động để cho tiết học sinh động, hấp dẫn hoặc có tổ chức nhưng hiệu quả không cao do hình thức tổ chức nhàm chán, rời rạc, năng về kiến thức… Bởi thế tôi đã rất trăn trở để tìm ra những hình thức tổ chức hoạt động này có hiệu quả nhất, thiết thực, gần gũi nhất với nội dung bài học và mạnh dạn nêu lên: “Một số hình thức tổ chức hoạt động khởi động cho giờ dạy môn Ngữ văn lớp 6”
II. YÊU CẦU VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
Trong thời gian và phạm vi giới hạn, tôi mong muốn đề tài thể hiện rõ một số hình thức tổ chức hoạt động khởi động trong giờ dạy Ngữ văn lớp 6 có hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giảng dạy bộ môn Ngữ văn lớp 6 trong nhà trường THCS. Cũng qua đề tài này, tôi muốn cụ thể hoá một số hình thức tổ chức khởi động cho từng bài học cụ thể
III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để giải quyết có kết quả yêu cầu, nhiệm vụ đã đặt ra của đề tài, tôi đã sử dụng một số phương pháp lý luận như: thống kê, phân loại, phân tích, so sánh và tổng hợp…; cùng các phương pháp nghiên cứu thực tiễn như: quan sát, điều tra… kết hợp với việc trải nghiệm thực tế giảng dạy.
IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
– Đối tượng nghiên cứu: Hình thức tổ chức hoạt động khởi động trong môn Ngữ văn
– Địa bàn nghiên cứu: Tại một Trường THCS thuộc huyện miền núi.
V. GIẢ THIẾT KHOA HỌC
Hoạt động Khởi động trong giờ dạy có một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tổ chức các hoạt động trên lớp giúp HS định hướng nội dung bài học, bước đầu giải quyết vấn đề đặt ra trong bài học nhưng nếu dạy theo phương pháp truyền thống thì HS sẽ tiếp cận kiến thức một cách máy móc, khô khan, thụ động. Vì thế nếu tổ chức tốt hoạt động Khởi động một cách đa dạng, linh hoạt thì sẽ tạo hứng thú học tập, giúp các em chủ động khám phá cái đẹp của ngôn từ, cảm xúc và giá trị tư tưởng của mỗi bài học, phát triển tốt các năng lực chung và năng lực đặc thù của bộ môn Ngữ văn.
VI. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
Tổ chức tốt hoạt động Khởi động theo 5 hoạt động chính của mỗi bài học sẽ giúp GV-HS giải quyết được một số vấn đề.
– GV: + Tránh được lối mòn trong tư duy truyền giảng một chiều; giúp HS định hướng tốt hơn trong việc tiếp cận bài học.
+ Luôn có ý thức tự làm mới mình, làm chủ nội dung, phương pháp, cách thức tổ chức dạy học giúp HS chủ động, tích cực, sáng tạo trong tiếp cận nội dung bài học
– HS: Chủ động, hào hứng tiếp nhận, tạo hứng thú học tập từ đó có ý thức giải quyết vấn đề bằng nhiều hình thức khác nhau.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ KHOA HỌC
1. Cơ sở lí luận
Trong Báo cáo chính trị Đại Hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã xác định : “Đổi mới chương trình nội dung, phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt coi trọng giáo dục lý tưởng, giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, ý thức trách nhiệm xã hội” Nghị quyết 29 của Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8( Khóa XI) cũng đã nêu yêu cầu “ Đổi mới căn bản , toàn diện nền giáo dục Việt Nam. Trong đó việc đổi mới giáo dục phổ thông được xem là khâu đột phá. Nội dung trọng tâm của việc đổi mới căn bản toàn diện giáo dục phổ thông là sự phát triển năng lực người học, từ đó nâng cao chất lượng của nguồn nhân lực trong chiến lược phát triển đất nước”. Thứ trưởng Bộ giáo dục đào tạo Nguyễn Vinh Hiển từng khẳng định “Dạy học phát triển năng lực là đổi mới căn bản cốt lõi nhất của đổi mới giáo dục hiện nay”. Hay Tiến sĩ Nguyễn Thị Kim Dung (Học viện quản lý giáo dục) cho rằng: “Đổi mới giáo dục là chúng ta không quá chú trọng vào mục tiêu kiến thức, phải đặc biệt chú trong mục tiêu hình thành năng lực cho người học”; PGS, TS Hà Thế Truyền cũng khẳng định việc xác định năng lực người học là khâu tiên quyết là chìa khóa đổi mới giáo dục hiện nay.
Vì thế mục tiêu, yêu cầu của phương pháp giáo dục phổ thông là phải phát huy được tính tích cực, chủ động của người học, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. Đây là định hướng cơ bản, thiết thực đối với mỗi giáo viên, cũng là yếu tố quyết định hiệu quả của một giờ dạy môn Ngữ văn trong nhà trường trung học cơ sở.
Dạy học Ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực nghĩa là thông qua bộ môn, học sinh có khả năng kết hợp một cách linh hoạt, có tổ chức kiến thức, kĩ năng với thái độ tình cảm, động cơ cá nhân…nhằm đáp ứng hiệu quả một số yêu cầu phức hợp của hoạt động trong một số hoàn cảnh nhất định. Đây được xem là cơ sở pháp lí để thực hiện đổi mới trong giáo dục nói chung và việc đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn nói riêng.
2. Cơ sở thực tiễn
Khởi động là hoạt động đầu tiên, hoạt động này nhằm giúp học sinh huy động những kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của bản thân về các vấn đề có nội dung liên quan đến bài học mới. Hoạt động khởi động sẽ kích thích tính tò mò, sự hứng thú, tâm thế của học sinh ngay từ đầu tiết học. Hoạt động khởi động thường được tổ chức thông qua hoạt động cá nhân hoặc hoạt động nhóm sẽ kích thích sự sáng tạo, giúp học sinh hình thành năng lực hợp tác, tinh thần học hỏi, giúp đỡ nhau khi thưc hiện nhiệm vụ. Chuẩn bị phần khởi động như thế nào cho hiệu quả phải dựa vào nội dung bài, đối tượng học sinh và cả điều kiện của giáo viên.
Từ nhiều năm nay, phương pháp dạy học văn đã rất chú ý đến khâu tạo tâm thế học văn cho học sinh. Một trong những mục đích của giờ văn là làm sao gây được rung động thẩm mỹ, giáo dục nhân cách cho học sinh. Nhưng việc tiếp thu kiến thức, đặc biệt là kiến thức văn chương, lại không thể mang tính ép buộc. Nó chỉ thực sự hiệu quả khi bắt nguồn từ sự tự nguyện hay có cảm giác thích thú. Thiết nghĩ, trong cuộc sống hay trong dạy – học, bước khởi đầu luôn là bước tạo nền tảng, tâm thế. Nền tảng vững, tâm thế tốt thì các hoạt động phía sau mới hiệu quả. Và ngược lại, nếu khởi đầu không tốt thì các hoạt động khác cũng vô cùng khó khăn.
Hoạt động khởi động dù chỉ là một khâu nhỏ, không nằm trong trọng tâm kiến thức cần đạt nhưng nó có tác dụng tạo tâm thế thoải mái, nhẹ nhàng, hưng phấn cho học sinh vào đầu giờ học. Điều đó có nghĩa là nó sẽ ảnh hưởng lớn đến toàn bộ bài dạy. Vậy nên nếu vì nó chỉ là khâu nhỏ mà bỏ qua thì là một sai lầm lớn.
Hơn nữa xét từ góc độ tâm lý lứa tuổi và khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh ở giai đoạn lứa tuổi này có thể thấy rằng nhu cầu tìm hiểu, phát triển tư duy kiến thức, kỹ năng, cảm xúc thẩm mỹ là rất lớn. Nhưng các em có tư tưởng muốn tự khám phá, thích độc lập trong suy nghĩ, có chủ kiến của riêng chứ không thích bị áp đặt. Các em không thích một giờ học gò bó, căng thẳng. Cho nên cách tổ chức hoạt động theo phương châm: học mà chơi, chơi và học là một cách hay để lôi kéo, tạo tâm thế thoải mái cho học sinh
II. THỰC TẾ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC NGỮ VĂN TRONG NHÀ TRƯỜNG
1. Về phía giáo viên:
Rất nhiều giáo viên trong quá trình dạy học thường không tổ chức hoạt động khởi động vì nhiều lí do: lo lắng vì thời gian không đủ cho kiến thức bài dạy; không biết tổ chức như thế nào; sợ hoạt động gây ồn ảnh hưởng lớp học khác…Vì vậy, trong quá trình dạy, dù rất cố gắng, nhiều giáo viên cũng không thể lôi kéo sự tập trung của học sinh, hiệu quả giờ học bị giảm sút.
2. Về phía học sinh
Trong một lớp học khả năng tiếp thu của mỗi em học sinh là khác nhau cho nên hứng thú của mỗi em trong mỗi giờ học cũng sẽ khác. Có học sinh hào hứng đón nhận giờ Ngữ văn. Các em tìm thấy ở đây những cảm xúc thẩm mỹ, những bài học cuộc sống giúp các em trưởng thành, hoặc các em cảm thấy nhẹ nhõm, thoải mái hơn so với những tiết học tự nhiên khác. Bên cạnh đó vẫn còn rất nhiều học sinh có thói quen thụ động trong học tập. Các em không thích học, không đọc tác phẩm, không quan tâm nhiều đến hành trình tự khám phá mà cơ bản là ghi chép và dựa vào các tài liệu có sẵn để làm bài kiểm tra. Nhiều học sinh còn có biểu hiện uể oải, mệt mỏi trong giờ học. Thói quen lười vận động, lười tư duy, học tập hời hợt, không hứng thú đã ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả học tập.
Nguyên nhân của vấn đề này không chỉ bởi chủ quan các em mà phần lớn do GV chưa chú tâm trong việc tổ chức hoạt động khởi động tạo tâm thế, đặt ra những tình huống có vấn đề để đưa HS vào thế chủ động tiếp nhận bài học, hứng thú tham gia các hoạt động, có ý thức tìm tòi giải quyết các vấn đề đặt ra trong giờ học.
Khi tiến hành khảo sát sự say mê, hứng thú của HS trong giờ Ngữ văn ở các lớp 6 đã cho ra kết quả sau:
Lớp
Số học sinh
Say mê, hứng thú học tập trong giờ Ngữ văn
Chưa say mê, hứng thú học tập trong giờ Ngữ văn
Số lượng
%
Số lượng
%
6A8
42
15
35,7
27
64,3
6A9
42
17
40,5
25
59,5
6A10
42
24
57,1
18
42,9
III. MỘT SỐ HÌNH THỨC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
1. Xác định mục tiêu khởi động
Việc thay đổi hình thức khởi động từ việc chỉ dùng một vài câu để dẫn dắt vào bài thay bằng việc tổ chức khởi động thành một hoạt động để học sinh được tham gia trực tiếp gải quyết vấn đề khởi động; Hoạt động khởi động phải xác định rõ mục tiêu cần đạt, phương pháp và kỹ thuật tổ chức, phương tiện cần dùng; chuyển giao nhiệm vụ cho học sinh một cách rõ ràng. Nhiệm vụ khi chuyển giao cho học sinh trong hoạt động khởi động cần kiểm kê lại kiến thức của học sinh (xem học sinh đã có được kiến thức gì liên quan đến bài học), tạo hứng thú cho học sinh, tạo ra tình huống có vấn đề để dẫn dắt HS vào phần hình thành kiến thức mới.
2. Kỹ thuật cơ bản xây dựng hoạt động khởi động
Với phương pháp dạy học truyền thống, khởi động chỉ bằng một vài câu dẫn nhập nên không mất nhiều thời gian. Với phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh, khởi động cần tổ chức thành hoạt động để học sinh trực tiếp tham gia nên sẽ cần lượng thời gian nhiều hơn. Vì vậy khi xây dựng kịch bản cho hoạt động khởi động, giáo viên cần lưu ý không lấy những nội dung không thiết thực với bài học, tránh lấy những nội dung mang tính chất minh họa mà cần cụ thể: sử dụng nội dung bài học để khởi động, sao cho trong khởi động sẽ bao quát được nội dung bài học, qua đó giúp GV biết được học sinh đã có kiến thức gì trong bài mới và chưa biết gì để khai thác sâu vào những nội dung học sinh chưa biết (điều này có thể sẽ khác nhau ở từng lớp nên giáo viên cần có sự điều chỉnh kịp thời để phù hợp với đối tượng học sinh ở các lớp).
Hoạt động khởi động là bước “ thực hiện các động tác nhẹ trước khi thực hiện công việc” nên việc khởi động cũng cần nhẹ và sinh động để tạo sự hấp dẫn cho học sinh. Việc đặt câu hỏi hay tình huống khởi động cần chú ý tạo được hứng thú cho học sinh: để học sinh được thực hiện nhiệm vụ, được tham gia trả lời câu hỏi hoặc tham gia vào các tình huống khởi động. Câu hỏi/tình huống đưa ra ở phần này cũng cần có nhiều mức độ trong đó nhất thiết phải có câu dễ học sinh nào cũng có thể trả lời được. Khi các em trả lời được sẽ phần nào sẽ cảm thấy vui vẻ, thích thú để tạo tâm lý tốt khi vào bài học. Ở mỗi hoạt động khởi động đều xuất phát từ nội dung bài học, nhưng nếu tình huống nào đưa ra học sinh cũng giải quyết được thì các em sẽ không có hứng thú tìm hiểu kiến thức mới, không kích thích được trí tò mò và nhu cầu học tập một cách chủ động và tích cực của các em.
Khi áp dụng tổ chức hoạt động Khởi động cho tất cả các tiết học ở các lớp thì người GV nên lưu ý: Kế hoạch hoạt động đã xây dựng cần có sự điều chỉnh cho phù hợp với đặc điểm học sinh của từng lớp; tránh việc xây dựng 1 tình huống cố định dùng chung cho tất cả các lớp trong cùng một khối. Phương án xây dựng tình huống khởi động giữa các tiết, các bài học nên có sự đổi mới về hình thức, phương pháp; tránh sự nhàm chán cho học sinh khi tiết học nào cũng tổ chức hoạt động khởi động theo kiểu “đến hẹn lại lên” với các bước tuần tự như nhau.
3. Một số hình thức tổ chức hoạt động Khởi động cụ thể
3.1. Hoạt động Khởi động để tạo tâm thế cho HS trước mỗi giờ học
Trong tiến trình lên lớp của phương pháp dạy học truyền thống: trước khi bắt đầu một bài giảng, GV sẽ làm một việc quen thuộc là hỏi bài cũ để từ đó xâu nối kiến thức bài trước với bài sau hoặc để tạo không khí thân thiện, cởi mở đơn giản là việc hỏi thăm sức khỏe một cách dí dỏm, kể một câu chuyện hài hước ngắn gọn…chung quy là cần làm được một việc: cười!… Làm thế sẽ giảm phần nào những áp lực học tập, kéo HS tập trung vào bài học một cách linh hoạt.
Đến phương pháp dạy học phát triển năng lực, phẩm chất HS, mỗi giờ dạy của GV không còn nặng về trang bị kiến thức, kĩ năng cho HS mà hướng đến mục tiêu dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất.
Khởi động bằng tổ chức trò chơi:
Tổ chức hoạt động Khởi động bằng trò chơi có những thuận lợi: Phát huy tính sáng tạo, hấp dẫn, gây hứng thú cho HS, giúp HS dễ tiếp thu kiến thức mới, giúp chuyển tải nhiều tri thức của nhiều lĩnh vực khác nhau. Trò chơi còn là hoạt động được các học sinh thích thú tham gia. Vì vậy nó có khả năng lôi kéo sự chú ý và khơi dậy được hứng thú học tập. Rất nhiều trò chơi ngoài mục đích đó còn có thể ôn tập kiến thức cũ hoặc dẫn dắt các em vào hoạt động tìm kiếm tri thức mới một cách tự nhiên, nhẹ nhàng. Hoặc có những trò chơi giúp các em vận động tay chân khiến cho cơ thể tỉnh táo, giảm bớt những áp lực tâm lý do tiết học trước gây ra. Theo Tiến sĩ Ngô Thị Thu Dung-Giám đốc điều hành Trung tâm nghiên cứu phát triển giáo dục cộng đồng (Trường ĐH GD-ĐHQG Hà Nội): “Trò chơi là một hình thức giao tiếp bạn bè, phát triển tốt các năng lực giao tiếp, trò chơi đồng thời là một phương tiện mà thông qua đó HS có thể giao tiếp với nhau một cách tự nhiên và dễ dàng hơn””
Mục đích của việc tổ chức trò chơi là nhằm lôi cuốn HS tham gia vào các hoạt động giáo dục một cách tự nhiên và tăng cường tính trách nhiệm; hình thành cho HS tác phong nhanh nhẹn, phát huy tính snags tạo cũng như tăng cường sự thân thiện, hòa đồng giữa các HS, tạo hứng thú xua tan căng thẳng mệt mỏi trong quá trình học tập và giúp cho việc học tập trở nên nhẹ nhàng, sinh động, không khô khan, hàn lâm, nhàm chán…
Một số trò chơi quen thuộc có thể sử dụng trong hoạt động Khởi động
Trò chơi “Đuổi hình bắt tác phẩm”
Đây là trò chơi mang tính chất nhận diện. Nó phù hợp cho những tiết dạy học ôn tập hoặc những tiết dạy chủ đề. Trò chơi này có những ưu thế nhất định như:
Có khả năng lôi kéo số đông học sinh tham gia.
Phát huy trí tưởng tượng của học sinh
Rèn luyện khả năng phản ứng nhanh.
Trong thời gian ngắn có thể giúp học sinh nhớ lại những tác phẩm đã học.
Có khả năng lôi kéo số đông học sinh tham gia. Phát huy trí tưởng tượng của học sinh Rèn luyện khả năng phản ứng nhanh. Trong thời gian ngắn có thể giúp học sinh nhớ lại những tác phẩm đã học.
Cách tổ chức:
Giáo viên chuẩn bị những bức hình khác nhau treo lên bảng. Mỗi hình có những điểm gợi ý. Học sinh nhìn vào hình để đoán tên tác phẩm. Ai đoán nhanh và đoán đúng sẽ có điểm.
Ví dụ: Để chuẩn bị cho chủ đề: “Truyện ngụ ngôn và những bài học” GV cung cấp những hình ảnh sau (lần lượt trình chiếu từng hình ảnh) và nêu câu hỏi: Đây là những hình ảnh thể hiện các văn bản nào? Các văn bản đó có ý nghĩa gì?
HS tham gia trả lời về thể loại Truyện ngụ ngôn, ý nghĩa truyện ngụ ngôn
Hình ảnh 1
Hình ảnh 2
1clip_image004.jpg” style=”width:565px; height:356px”/>
Hình ảnh 3.
1clip_image006.jpg” style=”width:558px; height:368px”/>
Hình ảnh 4 1clip_image008.jpg” style=”width:581px; height:380px”/>
Trò chơi: Đuổi chữ
Đây là trò chơi vừa đòi hỏi học sinh có vốn từ vựng nhất định, vừa có sự nhanh nhẹ vận động thể lực, lại vừa đòi hỏi sự kết hợp ăn ý với các bạn cùng nhóm.
Cách tổ chức: Chia lớp thành 4 đội chơi. Giáo viên sẽ cho chủ đề trước thích hợp cho bài dạy. Mỗi nhóm sẽ có một bạn lần lượt lên viết các từ theo nhóm đã được quy ước. Trong thời gian 2 phút, đội nào viết được nhiều từ sẽ chiến thắng
Ví dụ 1. Khi dạy bài Từ mượn, Ngữ văn 6 tập 1. GV đặt câu hỏi: Hãy chỉ ra các từ mượn mà em và các bạn đang sử dụng trong lớp học? (đội nào tìm được nhiều từ nhất sẽ được thưởng); Sau khi HS làm xong, GV sẽ phân biệt từ mượn từ nguồn nào, hướng dẫn cách viết từ mượn
Ví dụ 2. Khi dạy bài Danh từ, Ngữ văn 6, tập 1, GV tổ chức tương tự. Tìm danh từ và xác định từ đó thuộc kiểu DT gì?
Trò chơi “Chiếc hộp may mắn”:
Trò chơi này phù hợp khi tổ chức các tiết Ôn tập, Luyện tập. Điểm đặc biệt của trò chơi này là ở tính bất ngờ cho học sinh. Giáo viên chuẩn bị một chiếc hộp nhỏ, trong đó có những mảnh giấy ghi các phần quà thú vị, đa dạng. Học sinh thực hiện tốt yêu cầu sẽ được nhận quà trong chiếc hộp.
Cách tổ chức
Cách 1: Giáo viên trình chiếu hệ thống câu hỏi trên máy chiếu. Quy ước trả lời đúng 4-5 câu sẽ được nhận 1 phần quà đặc biệt trong hộp bằng cách tự bốc.
Cách 2: Trong chiếc hộp sẽ là câu hỏi. Mỗi câu hỏi có ghi sẵn phần thưởng. Học sinh sẽ cùng đọc thuộc lòng đoạn thơ nhất định và chuyền tay nhau chiếc hộp. Khi giáo viên có hiệu lệnh “dừng” cả lớp sẽ ngừng đọc và hộp quà đến tay ai, người đó sẽ có quyền lựa chọn câu hỏi và phần quà trong chiếc hộp.
Trò chơi này tuy thu hút số đông học sinh nhưng lại gây ồn và có thể mất nhiều thời gian hơn những trò chơi khác.
3.2. Khởi động bằng hình thức thư giãn, giải trí:
Đây là hình thức khởi động nhẹ nhàng so với học sinh. Nó phù hợp cho những giờ dạy văn bản. Việc cung cấp cho học sinh những hình ảnh tiêu biểu trong văn bản hay để các em chìm lắng vào trong những giai điệu âm nhạc thiết tha, trữ tình sẽ là một cách thú vị để các em thăng bằng cảm xúc, tạo những rung động thẩm mỹ thu hút các em vào nội dung bài học.
Khi dạy văn bản Sông nước Cà Mau, sách Ngữ văn 6, tập 2. Gv trình chiếu cho HS xem một số hình ảnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long, đặc điểm giao thông, kênh rạch…để HS dễ theo dõi.
1clip_image010.jpg” style=”width:550px; height:298px”/>
1clip_image012.jpg” style=”width:561px; height:378px”/>
1clip_image014.jpg” style=”width:561px; height:366px”/>
Dạy văn bản Đêm nay Bác không ngủ, sách Ngữ văn 6, tập 2, GV cũng cần cung cấp cho HS đoạn phim tư liệu và những hình ảnh về Chiến dịch Biên giới Thu Đông 1950, 1 số hình ảnh của Bác Hồ trong giai đoạn này để HS dễ hình dung về nội dung của VB….
Dạy bài Thánh Gióng, sách Ngữ văn 6, tập 1, GV cung cấp hình tượng nhân vật Thánh Gióng, yêu cầu HS miêu tả hành động của Thánh Gióng trong 2 hình ảnh và nêu suy nghĩ về nhân vật Thánh Gióng; Hoặc yêu cầu HS xác định người trong 2 bức tranh là ai, có liên quan gì đến sự kiện Hội khỏe Phù Đổng tổ chức ngày 9/4 hàng năm trên đất nước ta?
Hình ảnh 1. Roi sắt gãy, Thánh Gióng nhổ bụi tre bên đường quật vào quân giặc
1clip_image016.jpg” style=”width:565px; height:337px”/>
Hình ảnh 2. Sau khi đánh tan giặc Ân xâm lược, Gióng bay về trời
1clip_image018.jpg” style=”width:565px; height:307px”/>
Dạy văn bản Mẹ hiền dạy con, Sách Ngữ văn 6, tập 1, Gv chiếu 4 hình ảnh, yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Những hình ảnh trên muốn nói về ai, đang làm gì?Nếu được nói 2 câu thể hiện tình cảm của em với mẹ, em sẽ nói gì? GV dẫn về vai trò của mẹ với mỗi người.
1clip_image020.jpg” style=”width:230px; height:363px”/>1clip_image022.jpg” style=”width:307px; height:362px”/>
1clip_image024.jpg” style=”width:536px; height:353px”/>
1clip_image026.jpg” style=”width:547px; height:304px”/>
3.3. Khởi động bằng tạo tình huống học tập
Tạo tình huống nghĩa là giúp các em tưởng tượng ra một tình huống cụ thể nào đó gần với nội dung bài học để các em trải nghiệm, tưởng tượng.
Học tập là một quá trình khám phá. Quá trình ấy bắt đầu bằng sự tò mò, nhu cầu cần được hiểu biết và giải quyết mâu thuẫn giữa điều đã biết và điều muốn biết. Một khởi động bài học thành công cần khơi gợi trong học trò mong muốn được tìm hiểu, khám phá bằng những hoạt động tiếp theo trong giờ học, thậm chí là sau giờ học. Muốn như vậy, hoạt động khởi động cần tạo ra mâu thuẫn trong nhận thức cho học trò. Đây là tiền đề để thực hiện một loạt các hoạt động tìm tòi, giải quyết vấn đề. Muốn như vậy, giáo viên phải là người có ý tưởng, biết gieo vấn đề để kích thích trí tò mò của người học.
Khi dạy văn bản Sơn Tinh Thủy Tinh, Ngữ văn 6, tập 1, GV trình chiếu cảnh lũ lụt, mưa bão, những thiệt hại do thiên tai gây nên. Yêu cầu HS lí giải nguyên nhân của những hiện tượng đó? (Cách lí giải đó có gì khác với cách lí giải của người cổ đại?)
Khi dạy văn bản Thạch Sanh, Sách Ngữ văn 6, tập 1, GV nêu câu hỏi: Thạch Sanh đã tha cho mẹ con Lí Thông về quê làm ăn sinh sống nhưng họ vẫn bị sét đánh chết và bị hóa thành Bọ hung, em hãy suy nghĩ vì sao Lí Thông có kết cục đó?….
IV. KẾT QUẢ ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Với việc áp dụng đề tài “Một số hình thức tổ chức hoạt động khởi động cho giờ dạy môn Ngữ văn lớp 6” trong quá trình tổ chức các hoạt động trong giờ dạy Ngữ văn, đặc biệt là năm học 2018 – 2019 và năm học 2019-2020 (với đối tượng HS lớp 6), tôi thấy mình đã khá thành công khi lôi cuốn được HS cùng hoạt động, tạo thuận lợi cho GV khi giao nhiệm vụ và hướng dẫn HS tự chiếm lĩnh tri thức, phát triển tốt các năng lực chung như Năng lực giao tiếp và Năng lực giải quyết vấn đề. Đồng thời hình thành và phát triển cho HS 2 năng lực đặc thù là Năng lực ngôn ngữ và Năng lực văn học; HS biết yêu, ghét, biết sẻ chia và trân quý những giá trị đạo đức tốt đẹp; tạo sự hứng thú trong việc học văn, cảm văn và yêu văn hơn Thậm chí, có một số HS vượt ra ngoài sự mong đợi của GV, rất sáng tạo khi cảm thụ văn bản. Các em đã phát hiện được những tầng ý nghĩa mới, vượt khỏi những cách hiểu thông thường, bổ sung, hoàn thiện thêm những giá trị thẩm mỹ, đem khám phá mỗi bài học một cách hiểu mới, một giá trị mới, đôi khi khá bất ngờ và độc đáo.
Với việc áp dụng “Một số hình thức tổ chức hoạt động khởi động cho giờ dạy môn Ngữ văn lớp 6”, Bằng việc khảo sát chất lượng bộ môn Ngữ văn, sự hứng thú, yêu thích bộ môn Ngữ văn của HS 3 lớp mình phụ trách, tôi nhận thấy có sự thay đổi rõ nét. Cụ thể
Lớp 6A8: 42 HS
(Áp dụng đề tài)
Hứng thú học, yêu môn Ngữ văn
Học uể oải, chán ghét môn Ngữ văn
Thái độ khác
32
76,2%
5
11,9%
5
11,9%
Lớp 6A9: 42 HS
(Áp dụng đề tài)
Hứng thú học, yêu môn Ngữ văn
Học uể oải, chán ghét môn Ngữ văn
Thái độ khác
34
80,8%
4
9,6%
4
9,6%
Lớp 6A10:42 HS
(Áp dụng đề tài)
Hứng thú học, yêu môn Ngữ văn
Học uể oải, chán ghét môn Ngữ văn
Thái độ khác
35
83,3%
4
9,6%
3
7,1%
C. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
I. Kết luận
Giảng dạy bộ môn Ngữ văn, đặc biệt dạy học theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất người học lại không hề đơn giản. Vì thế giữ được “lửa” trong mỗi giờ lên lớp hay sự say sưa tiếp nhận sáng tạo của học sinh là yêu cầu then chốt của vấn đề. HS sau các hoạt động theo phương pháp định hướng phát triển năng lực, sẽ được tự tìm tòi, khám phá, tự chiếm lĩnh tri thức bên cạnh sự định hướng của GV và tham gia hoạt động nhóm, hoạt động cặp đôi…để tạo ra những sản phẩm học tập thực sự qua trao đổi, hợp tác và cảm thụ thẩm mĩ. Với cách tổ chức hoạt động 5 bước như thế này, không có chỗ cho những học sinh chây lười, đối phó. Tuy vậy, để thực hiện tốt đòi hỏi GV- HS làm tốt những việc sau:
– GV phải có sự chẩn bị chu đáo về mọi mặt như: kiến thức, phương tiện, phương pháp dạy học phù hợp linh hoạt;
– GV phải khơi dậy và bồi dưỡng cho HS tình yêu văn học và khám phá vẻ đẹp của nghệ thuật ngôn từ trong lòng HS;
– HS phải xác định đúng mục đích học tập môn Ngữ văn, chủ động tìm tòi và tiếp nhận tri thức, sẵn sàng hợp tác, giao lưu, sẵn sàng chia sẻ, biết trình bày chính kiến của bản thân bằng ngôn ngữ trau chuốt, diễn đạt tình cảm, rung động chân thành của mình về một vấn đề văn học.
II. Kiến nghị – đề xuất
– Với nhà trường, Tổ chuyên môn: Cần khuyến khích động viên mỗi GV nghiên cứu, thực hiện và áp dụng những sáng kiến hay để đẩy mạnh phong trào nâng cao chất lượng chuyên môn trong nhà trường, tổ chức cho HS tham gia những hoạt động trải nghiệm sáng tạo, tổ chức các câu lạc bộ, các diễn đàn khám phá tuổi thơ… đặc biệt khơi dậy niềm say mê hứng thú đối với bộ môn Ngữ văn.
– Với Sở Giáo dục – Đào tạo và Phòng Giáo dục – Đào tạo: Tổ chức tập huấn có hiệu quả đến từng giáo viên dạy Ngữ văn. Đồng thời sau mỗi đợt tập huấn chuyên đề cần có sự đánh giá sản phẩm cụ thể của các tổ, nhóm, phòng chuyên môn để rút kinh nghiệm từng bước năng cao chất lượng thực sự của các đợt học tập, tránh đánh giá chung chung hoặc không đánh giá…
– Đối với GV: Phải luôn có ý thức tự học hỏi, trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trao đổi kinh nghiệm với các đồng nghiệp để nâng cao hiệu quả giờ dạy.
Niềm vui của giáo viên Ngữ văn không chỉ là chất lượng tính bằng các con số, bằng tỉ lệ mà còn là những ánh mắt long lanh, say sưa tiếp nhận tri thức, những bàn tay tự viết ra những lời văn hay, tự nhiên, gần gũi, đầy xúc cảm…,những nụ cười thân thiện đối với GV dạy… Để đạt được những điều vô cùng quý giá đó, mỗi giáo viên đâu chỉ có sự say mê nhiệt tình, tâm huyết mà còn phải biết tìm ra những hướng đi hiệu quả nhất, để văn chương luôn sống, luôn là đời sống ghi trên giấy….
Trên đây là một vài kinh nghiệm của tôi trong việc cải tiến phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực HS trên một phạm vi là 1 số ý kiến đề xuất tổ chức hoạt động Khởi động bằng một số hình thức trong giờ dạy ngữ văn lớp 6. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các nhlàm chuyên môn cũng như đồng nghiệp để đề tài ngày càng được hoàn thiện hơn, có hiệu quả ứng dụng trong thời gian tới.
Xin trân trọng cảm ơn!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Tài liệu tập huấn chuyên đề : dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn ngữ văn THCS năm 2014
2. Tài liệu tập huấn chuyên đề: Đổi mới kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh năm 2017
3. Sách giáo khoa Ngữ văn 6, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam năm 2017
4. Sách giáo viên Ngữ văn 6, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam năm 2011
5. Sách Hướng dẫn học Ngữ văn lớp 6, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam 2015
6. Sách Hướng dẫn học Ngữ văn lớp 6, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam 2015
7. Nghị quyết Hội nghị TW 8 khóa XI về vấn đề đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục.
8. Các bài viết của PGS.TS Đỗ Ngọc Thống, Tổng chủ biên Chương trình Ngữ văn mới; bài viết của TS Nguyễn Thúy Hồng- Viện Chất lượng và CTGD.
9. Tìm hiểu chương trình GDPT Chương trình tổng thể của Bộ GD&ĐT tháng 10/2019
10. Tìm hiểu chương trình GDPT – Chương trình Ngữ văn của Bộ GD&ĐT tháng 10/2019
Và một số ý kiến đóng góp của các giáo viên, các đồng nghiệp đã và đang dạy Ngữ văn trên địa bàn.
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lí do chọn đề tài
Triển khai, thực hiện thắng lợi Nghị quyết 29/NQ-TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, trong những năm gần đây các nhà trường phổ thông đã tổ chức nhiều hoạt động đổi mới. Trong đó, trọng tâm là đổi mới về dạy học và các hoạt động giáo dục. Đổi mới căn bản từ dạy học trang bị kiến thức sang dạy học phát triển năng lực để phù hợp với yêu cầu thực tiễn và xu thế hội nhập. Song song với việc dạy là quá trình kiểm tra đánh giá cũng thay đổi từ lối kiểm tra nặng về nhớ, thuộc sang lối kiểm tra đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề, coi trọng cả kiểm tra đánh giá kết quả học tập với kiểm tra, đánh giá trong quá trình học tập để có tác động kịp thời nhằm nâng cao chất lượng của dạy học và giáo dục. Vì thế, việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học là hết sức cần thiết, trong đó có bộ môn Ngữ văn THCS.
Những năm gần đây, chúng ta đã thực hiện thành công bước đầu việc đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá. Tuy nhiên, từ thực tế giảng dạy của bản thân cũng như các đồng nghiệp trên địa bàn, tôi nhận thấy rằng sự sáng tạo trong việc đổi mới phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, chủ động tiếp cận và phát triển các năng lực của học sinh còn nhiều chuyện tiếp tục phải suy nghĩ, trăn trở…Vì thế để có giờ dạy Ngữ văn tốt theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học, người GV phải vất vả hơn nhiều trong việc thiết kế và tổ chức giờ dạy. Mỗi GV chúng ta không ai muốn mình chỉ có một giờ dạy tốt, mà ai cũng muốn rằng tất cả các giờ lên lớp của mình đều thành công và đó là một sự cố gắng rất lớn. Chính GV phải thực sự chủ động, sáng tạo thì mới có thể khơi dậy được sự hoạt động tích cực, sáng tạo của mọi HS trong lớp. Bởi vì mỗi bài học được lựa chọn đưa vào chương trình học đều thể hiện mục tiêu chung của bộ môn, thể hiện được ý đồ người biên soạn. Mỗi cá nhân HS lại là một chủ thể tiếp nhận cá biệt, nên sự áp đặt cách hiểu, cách cảm nhận của GV với HS là chưa đúng với bản chất dạy và học theo tinh thần phát triển năng lực và phẩm chất người học mà phải hướng đến sự phát triển toàn diện của HS. Hoạt động dạy-học Ngữ văn không chỉ là hoạt động lĩnh hội kiến thức mà còn rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tế sinh động; phát triển 3 năng lực chung và 2 năng lực đặc thù của bộ môn. Những năng lực này được hình thành và phát triển không chỉ thông qua nội dung dạy học mà còn thông qua phương pháp và hình thức tổ chức dạy học mới theo 5 bước: Khởi động, Hình thành kiến thức, Luyện tập, Vận dụng, Tìm tòi mở rộng. Trong đó hoạt động khởi động đóng vai trò quan trọng trong giờ học. Nó là hoạt động khởi đầu nên có tác động đến cảm xúc, trí tuệ của người học trong toàn tiết học. Nếu tổ chức tốt hoạt động này sẽ tạo ra một tâm lý hưng phấn, tự nhiên để lôi kéo học sinh vào giờ học. Hơn nữa, nếu càng đa dạng thì sẽ luôn tạo nên những bất ngờ thú vị cho học sinh. Vì thế người học sẽ không còn cảm giác mệt mỏi, nhàm chán, nặng nề, lo lắng như khi giáo viên kiểm tra bài cũ. Các em sẽ được thoải mái tham gia vào hoạt động học tập mà không hề hay biết. Nó như phần nhạc dạo của một ca khúc góp phần định hướng thái độ hát như: nhiệt tình sôi nổi hay sâu lắng thiết tha vì thế giờ học cũng bớt sự căng thẳng khô khan. …Nhưng thực tế dạy học lại cho thấy rất nhiều giáo viên khó kiếm tìm được một cách khởi động để cho tiết học sinh động, hấp dẫn hoặc có tổ chức nhưng hiệu quả không cao do hình thức tổ chức nhàm chán, rời rạc, năng về kiến thức… Bởi thế tôi đã rất trăn trở để tìm ra những hình thức tổ chức hoạt động này có hiệu quả nhất, thiết thực, gần gũi nhất với nội dung bài học và mạnh dạn nêu lên: “Một số hình thức tổ chức hoạt động khởi động cho giờ dạy môn Ngữ văn lớp 6”
II. YÊU CẦU VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
Trong thời gian và phạm vi giới hạn, tôi mong muốn đề tài thể hiện rõ một số hình thức tổ chức hoạt động khởi động trong giờ dạy Ngữ văn lớp 6 có hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giảng dạy bộ môn Ngữ văn lớp 6 trong nhà trường THCS. Cũng qua đề tài này, tôi muốn cụ thể hoá một số hình thức tổ chức khởi động cho từng bài học cụ thể
III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để giải quyết có kết quả yêu cầu, nhiệm vụ đã đặt ra của đề tài, tôi đã sử dụng một số phương pháp lý luận như: thống kê, phân loại, phân tích, so sánh và tổng hợp…; cùng các phương pháp nghiên cứu thực tiễn như: quan sát, điều tra… kết hợp với việc trải nghiệm thực tế giảng dạy.
IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
– Đối tượng nghiên cứu: Hình thức tổ chức hoạt động khởi động trong môn Ngữ văn
– Địa bàn nghiên cứu: Tại một Trường THCS thuộc huyện miền núi.
V. GIẢ THIẾT KHOA HỌC
Hoạt động Khởi động trong giờ dạy có một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tổ chức các hoạt động trên lớp giúp HS định hướng nội dung bài học, bước đầu giải quyết vấn đề đặt ra trong bài học nhưng nếu dạy theo phương pháp truyền thống thì HS sẽ tiếp cận kiến thức một cách máy móc, khô khan, thụ động. Vì thế nếu tổ chức tốt hoạt động Khởi động một cách đa dạng, linh hoạt thì sẽ tạo hứng thú học tập, giúp các em chủ động khám phá cái đẹp của ngôn từ, cảm xúc và giá trị tư tưởng của mỗi bài học, phát triển tốt các năng lực chung và năng lực đặc thù của bộ môn Ngữ văn.
VI. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
Tổ chức tốt hoạt động Khởi động theo 5 hoạt động chính của mỗi bài học sẽ giúp GV-HS giải quyết được một số vấn đề.
– GV: + Tránh được lối mòn trong tư duy truyền giảng một chiều; giúp HS định hướng tốt hơn trong việc tiếp cận bài học.
+ Luôn có ý thức tự làm mới mình, làm chủ nội dung, phương pháp, cách thức tổ chức dạy học giúp HS chủ động, tích cực, sáng tạo trong tiếp cận nội dung bài học
– HS: Chủ động, hào hứng tiếp nhận, tạo hứng thú học tập từ đó có ý thức giải quyết vấn đề bằng nhiều hình thức khác nhau.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ KHOA HỌC
1. Cơ sở lí luận
Trong Báo cáo chính trị Đại Hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã xác định : “Đổi mới chương trình nội dung, phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt coi trọng giáo dục lý tưởng, giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, ý thức trách nhiệm xã hội” Nghị quyết 29 của Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8( Khóa XI) cũng đã nêu yêu cầu “ Đổi mới căn bản , toàn diện nền giáo dục Việt Nam. Trong đó việc đổi mới giáo dục phổ thông được xem là khâu đột phá. Nội dung trọng tâm của việc đổi mới căn bản toàn diện giáo dục phổ thông là sự phát triển năng lực người học, từ đó nâng cao chất lượng của nguồn nhân lực trong chiến lược phát triển đất nước”. Thứ trưởng Bộ giáo dục đào tạo Nguyễn Vinh Hiển từng khẳng định “Dạy học phát triển năng lực là đổi mới căn bản cốt lõi nhất của đổi mới giáo dục hiện nay”. Hay Tiến sĩ Nguyễn Thị Kim Dung (Học viện quản lý giáo dục) cho rằng: “Đổi mới giáo dục là chúng ta không quá chú trọng vào mục tiêu kiến thức, phải đặc biệt chú trong mục tiêu hình thành năng lực cho người học”; PGS, TS Hà Thế Truyền cũng khẳng định việc xác định năng lực người học là khâu tiên quyết là chìa khóa đổi mới giáo dục hiện nay.
Vì thế mục tiêu, yêu cầu của phương pháp giáo dục phổ thông là phải phát huy được tính tích cực, chủ động của người học, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. Đây là định hướng cơ bản, thiết thực đối với mỗi giáo viên, cũng là yếu tố quyết định hiệu quả của một giờ dạy môn Ngữ văn trong nhà trường trung học cơ sở.
Dạy học Ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực nghĩa là thông qua bộ môn, học sinh có khả năng kết hợp một cách linh hoạt, có tổ chức kiến thức, kĩ năng với thái độ tình cảm, động cơ cá nhân…nhằm đáp ứng hiệu quả một số yêu cầu phức hợp của hoạt động trong một số hoàn cảnh nhất định. Đây được xem là cơ sở pháp lí để thực hiện đổi mới trong giáo dục nói chung và việc đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn nói riêng.
2. Cơ sở thực tiễn
Khởi động là hoạt động đầu tiên, hoạt động này nhằm giúp học sinh huy động những kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của bản thân về các vấn đề có nội dung liên quan đến bài học mới. Hoạt động khởi động sẽ kích thích tính tò mò, sự hứng thú, tâm thế của học sinh ngay từ đầu tiết học. Hoạt động khởi động thường được tổ chức thông qua hoạt động cá nhân hoặc hoạt động nhóm sẽ kích thích sự sáng tạo, giúp học sinh hình thành năng lực hợp tác, tinh thần học hỏi, giúp đỡ nhau khi thưc hiện nhiệm vụ. Chuẩn bị phần khởi động như thế nào cho hiệu quả phải dựa vào nội dung bài, đối tượng học sinh và cả điều kiện của giáo viên.
Từ nhiều năm nay, phương pháp dạy học văn đã rất chú ý đến khâu tạo tâm thế học văn cho học sinh. Một trong những mục đích của giờ văn là làm sao gây được rung động thẩm mỹ, giáo dục nhân cách cho học sinh. Nhưng việc tiếp thu kiến thức, đặc biệt là kiến thức văn chương, lại không thể mang tính ép buộc. Nó chỉ thực sự hiệu quả khi bắt nguồn từ sự tự nguyện hay có cảm giác thích thú. Thiết nghĩ, trong cuộc sống hay trong dạy – học, bước khởi đầu luôn là bước tạo nền tảng, tâm thế. Nền tảng vững, tâm thế tốt thì các hoạt động phía sau mới hiệu quả. Và ngược lại, nếu khởi đầu không tốt thì các hoạt động khác cũng vô cùng khó khăn.
Hoạt động khởi động dù chỉ là một khâu nhỏ, không nằm trong trọng tâm kiến thức cần đạt nhưng nó có tác dụng tạo tâm thế thoải mái, nhẹ nhàng, hưng phấn cho học sinh vào đầu giờ học. Điều đó có nghĩa là nó sẽ ảnh hưởng lớn đến toàn bộ bài dạy. Vậy nên nếu vì nó chỉ là khâu nhỏ mà bỏ qua thì là một sai lầm lớn.
Hơn nữa xét từ góc độ tâm lý lứa tuổi và khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh ở giai đoạn lứa tuổi này có thể thấy rằng nhu cầu tìm hiểu, phát triển tư duy kiến thức, kỹ năng, cảm xúc thẩm mỹ là rất lớn. Nhưng các em có tư tưởng muốn tự khám phá, thích độc lập trong suy nghĩ, có chủ kiến của riêng chứ không thích bị áp đặt. Các em không thích một giờ học gò bó, căng thẳng. Cho nên cách tổ chức hoạt động theo phương châm: học mà chơi, chơi và học là một cách hay để lôi kéo, tạo tâm thế thoải mái cho học sinh
II. THỰC TẾ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC NGỮ VĂN TRONG NHÀ TRƯỜNG
1. Về phía giáo viên:
Rất nhiều giáo viên trong quá trình dạy học thường không tổ chức hoạt động khởi động vì nhiều lí do: lo lắng vì thời gian không đủ cho kiến thức bài dạy; không biết tổ chức như thế nào; sợ hoạt động gây ồn ảnh hưởng lớp học khác…Vì vậy, trong quá trình dạy, dù rất cố gắng, nhiều giáo viên cũng không thể lôi kéo sự tập trung của học sinh, hiệu quả giờ học bị giảm sút.
2. Về phía học sinh
Trong một lớp học khả năng tiếp thu của mỗi em học sinh là khác nhau cho nên hứng thú của mỗi em trong mỗi giờ học cũng sẽ khác. Có học sinh hào hứng đón nhận giờ Ngữ văn. Các em tìm thấy ở đây những cảm xúc thẩm mỹ, những bài học cuộc sống giúp các em trưởng thành, hoặc các em cảm thấy nhẹ nhõm, thoải mái hơn so với những tiết học tự nhiên khác. Bên cạnh đó vẫn còn rất nhiều học sinh có thói quen thụ động trong học tập. Các em không thích học, không đọc tác phẩm, không quan tâm nhiều đến hành trình tự khám phá mà cơ bản là ghi chép và dựa vào các tài liệu có sẵn để làm bài kiểm tra. Nhiều học sinh còn có biểu hiện uể oải, mệt mỏi trong giờ học. Thói quen lười vận động, lười tư duy, học tập hời hợt, không hứng thú đã ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả học tập.
Nguyên nhân của vấn đề này không chỉ bởi chủ quan các em mà phần lớn do GV chưa chú tâm trong việc tổ chức hoạt động khởi động tạo tâm thế, đặt ra những tình huống có vấn đề để đưa HS vào thế chủ động tiếp nhận bài học, hứng thú tham gia các hoạt động, có ý thức tìm tòi giải quyết các vấn đề đặt ra trong giờ học.
Khi tiến hành khảo sát sự say mê, hứng thú của HS trong giờ Ngữ văn ở các lớp 6 đã cho ra kết quả sau:
Lớp
Số học sinh
Say mê, hứng thú học tập trong giờ Ngữ văn
Chưa say mê, hứng thú học tập trong giờ Ngữ văn
Số lượng
%
Số lượng
%
6A8
42
15
35,7
27
64,3
6A9
42
17
40,5
25
59,5
6A10
42
24
57,1
18
42,9
III. MỘT SỐ HÌNH THỨC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
1. Xác định mục tiêu khởi động
Việc thay đổi hình thức khởi động từ việc chỉ dùng một vài câu để dẫn dắt vào bài thay bằng việc tổ chức khởi động thành một hoạt động để học sinh được tham gia trực tiếp gải quyết vấn đề khởi động; Hoạt động khởi động phải xác định rõ mục tiêu cần đạt, phương pháp và kỹ thuật tổ chức, phương tiện cần dùng; chuyển giao nhiệm vụ cho học sinh một cách rõ ràng. Nhiệm vụ khi chuyển giao cho học sinh trong hoạt động khởi động cần kiểm kê lại kiến thức của học sinh (xem học sinh đã có được kiến thức gì liên quan đến bài học), tạo hứng thú cho học sinh, tạo ra tình huống có vấn đề để dẫn dắt HS vào phần hình thành kiến thức mới.
2. Kỹ thuật cơ bản xây dựng hoạt động khởi động
Với phương pháp dạy học truyền thống, khởi động chỉ bằng một vài câu dẫn nhập nên không mất nhiều thời gian. Với phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh, khởi động cần tổ chức thành hoạt động để học sinh trực tiếp tham gia nên sẽ cần lượng thời gian nhiều hơn. Vì vậy khi xây dựng kịch bản cho hoạt động khởi động, giáo viên cần lưu ý không lấy những nội dung không thiết thực với bài học, tránh lấy những nội dung mang tính chất minh họa mà cần cụ thể: sử dụng nội dung bài học để khởi động, sao cho trong khởi động sẽ bao quát được nội dung bài học, qua đó giúp GV biết được học sinh đã có kiến thức gì trong bài mới và chưa biết gì để khai thác sâu vào những nội dung học sinh chưa biết (điều này có thể sẽ khác nhau ở từng lớp nên giáo viên cần có sự điều chỉnh kịp thời để phù hợp với đối tượng học sinh ở các lớp).
Hoạt động khởi động là bước “ thực hiện các động tác nhẹ trước khi thực hiện công việc” nên việc khởi động cũng cần nhẹ và sinh động để tạo sự hấp dẫn cho học sinh. Việc đặt câu hỏi hay tình huống khởi động cần chú ý tạo được hứng thú cho học sinh: để học sinh được thực hiện nhiệm vụ, được tham gia trả lời câu hỏi hoặc tham gia vào các tình huống khởi động. Câu hỏi/tình huống đưa ra ở phần này cũng cần có nhiều mức độ trong đó nhất thiết phải có câu dễ học sinh nào cũng có thể trả lời được. Khi các em trả lời được sẽ phần nào sẽ cảm thấy vui vẻ, thích thú để tạo tâm lý tốt khi vào bài học. Ở mỗi hoạt động khởi động đều xuất phát từ nội dung bài học, nhưng nếu tình huống nào đưa ra học sinh cũng giải quyết được thì các em sẽ không có hứng thú tìm hiểu kiến thức mới, không kích thích được trí tò mò và nhu cầu học tập một cách chủ động và tích cực của các em.
Khi áp dụng tổ chức hoạt động Khởi động cho tất cả các tiết học ở các lớp thì người GV nên lưu ý: Kế hoạch hoạt động đã xây dựng cần có sự điều chỉnh cho phù hợp với đặc điểm học sinh của từng lớp; tránh việc xây dựng 1 tình huống cố định dùng chung cho tất cả các lớp trong cùng một khối. Phương án xây dựng tình huống khởi động giữa các tiết, các bài học nên có sự đổi mới về hình thức, phương pháp; tránh sự nhàm chán cho học sinh khi tiết học nào cũng tổ chức hoạt động khởi động theo kiểu “đến hẹn lại lên” với các bước tuần tự như nhau.
3. Một số hình thức tổ chức hoạt động Khởi động cụ thể
3.1. Hoạt động Khởi động để tạo tâm thế cho HS trước mỗi giờ học
Trong tiến trình lên lớp của phương pháp dạy học truyền thống: trước khi bắt đầu một bài giảng, GV sẽ làm một việc quen thuộc là hỏi bài cũ để từ đó xâu nối kiến thức bài trước với bài sau hoặc để tạo không khí thân thiện, cởi mở đơn giản là việc hỏi thăm sức khỏe một cách dí dỏm, kể một câu chuyện hài hước ngắn gọn…chung quy là cần làm được một việc: cười!… Làm thế sẽ giảm phần nào những áp lực học tập, kéo HS tập trung vào bài học một cách linh hoạt.
Đến phương pháp dạy học phát triển năng lực, phẩm chất HS, mỗi giờ dạy của GV không còn nặng về trang bị kiến thức, kĩ năng cho HS mà hướng đến mục tiêu dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất.
Khởi động bằng tổ chức trò chơi:
Tổ chức hoạt động Khởi động bằng trò chơi có những thuận lợi: Phát huy tính sáng tạo, hấp dẫn, gây hứng thú cho HS, giúp HS dễ tiếp thu kiến thức mới, giúp chuyển tải nhiều tri thức của nhiều lĩnh vực khác nhau. Trò chơi còn là hoạt động được các học sinh thích thú tham gia. Vì vậy nó có khả năng lôi kéo sự chú ý và khơi dậy được hứng thú học tập. Rất nhiều trò chơi ngoài mục đích đó còn có thể ôn tập kiến thức cũ hoặc dẫn dắt các em vào hoạt động tìm kiếm tri thức mới một cách tự nhiên, nhẹ nhàng. Hoặc có những trò chơi giúp các em vận động tay chân khiến cho cơ thể tỉnh táo, giảm bớt những áp lực tâm lý do tiết học trước gây ra. Theo Tiến sĩ Ngô Thị Thu Dung-Giám đốc điều hành Trung tâm nghiên cứu phát triển giáo dục cộng đồng (Trường ĐH GD-ĐHQG Hà Nội): “Trò chơi là một hình thức giao tiếp bạn bè, phát triển tốt các năng lực giao tiếp, trò chơi đồng thời là một phương tiện mà thông qua đó HS có thể giao tiếp với nhau một cách tự nhiên và dễ dàng hơn””
Mục đích của việc tổ chức trò chơi là nhằm lôi cuốn HS tham gia vào các hoạt động giáo dục một cách tự nhiên và tăng cường tính trách nhiệm; hình thành cho HS tác phong nhanh nhẹn, phát huy tính snags tạo cũng như tăng cường sự thân thiện, hòa đồng giữa các HS, tạo hứng thú xua tan căng thẳng mệt mỏi trong quá trình học tập và giúp cho việc học tập trở nên nhẹ nhàng, sinh động, không khô khan, hàn lâm, nhàm chán…
Một số trò chơi quen thuộc có thể sử dụng trong hoạt động Khởi động
Trò chơi “Đuổi hình bắt tác phẩm”
Đây là trò chơi mang tính chất nhận diện. Nó phù hợp cho những tiết dạy học ôn tập hoặc những tiết dạy chủ đề. Trò chơi này có những ưu thế nhất định như:
Có khả năng lôi kéo số đông học sinh tham gia.
Phát huy trí tưởng tượng của học sinh
Rèn luyện khả năng phản ứng nhanh.
Trong thời gian ngắn có thể giúp học sinh nhớ lại những tác phẩm đã học.
Có khả năng lôi kéo số đông học sinh tham gia. Phát huy trí tưởng tượng của học sinh Rèn luyện khả năng phản ứng nhanh. Trong thời gian ngắn có thể giúp học sinh nhớ lại những tác phẩm đã học.
Cách tổ chức:
Giáo viên chuẩn bị những bức hình khác nhau treo lên bảng. Mỗi hình có những điểm gợi ý. Học sinh nhìn vào hình để đoán tên tác phẩm. Ai đoán nhanh và đoán đúng sẽ có điểm.
Ví dụ: Để chuẩn bị cho chủ đề: “Truyện ngụ ngôn và những bài học” GV cung cấp những hình ảnh sau (lần lượt trình chiếu từng hình ảnh) và nêu câu hỏi: Đây là những hình ảnh thể hiện các văn bản nào? Các văn bản đó có ý nghĩa gì?
HS tham gia trả lời về thể loại Truyện ngụ ngôn, ý nghĩa truyện ngụ ngôn
Hình ảnh 1
Hình ảnh 2
1clip_image004.jpg” style=”width:565px; height:356px”/>
Hình ảnh 3.
1clip_image006.jpg” style=”width:558px; height:368px”/>
Hình ảnh 4 1clip_image008.jpg” style=”width:581px; height:380px”/>
Trò chơi: Đuổi chữ
Đây là trò chơi vừa đòi hỏi học sinh có vốn từ vựng nhất định, vừa có sự nhanh nhẹ vận động thể lực, lại vừa đòi hỏi sự kết hợp ăn ý với các bạn cùng nhóm.
Cách tổ chức: Chia lớp thành 4 đội chơi. Giáo viên sẽ cho chủ đề trước thích hợp cho bài dạy. Mỗi nhóm sẽ có một bạn lần lượt lên viết các từ theo nhóm đã được quy ước. Trong thời gian 2 phút, đội nào viết được nhiều từ sẽ chiến thắng
Ví dụ 1. Khi dạy bài Từ mượn, Ngữ văn 6 tập 1. GV đặt câu hỏi: Hãy chỉ ra các từ mượn mà em và các bạn đang sử dụng trong lớp học? (đội nào tìm được nhiều từ nhất sẽ được thưởng); Sau khi HS làm xong, GV sẽ phân biệt từ mượn từ nguồn nào, hướng dẫn cách viết từ mượn
Ví dụ 2. Khi dạy bài Danh từ, Ngữ văn 6, tập 1, GV tổ chức tương tự. Tìm danh từ và xác định từ đó thuộc kiểu DT gì?
Trò chơi “Chiếc hộp may mắn”:
Trò chơi này phù hợp khi tổ chức các tiết Ôn tập, Luyện tập. Điểm đặc biệt của trò chơi này là ở tính bất ngờ cho học sinh. Giáo viên chuẩn bị một chiếc hộp nhỏ, trong đó có những mảnh giấy ghi các phần quà thú vị, đa dạng. Học sinh thực hiện tốt yêu cầu sẽ được nhận quà trong chiếc hộp.
Cách tổ chức
Cách 1: Giáo viên trình chiếu hệ thống câu hỏi trên máy chiếu. Quy ước trả lời đúng 4-5 câu sẽ được nhận 1 phần quà đặc biệt trong hộp bằng cách tự bốc.
Cách 2: Trong chiếc hộp sẽ là câu hỏi. Mỗi câu hỏi có ghi sẵn phần thưởng. Học sinh sẽ cùng đọc thuộc lòng đoạn thơ nhất định và chuyền tay nhau chiếc hộp. Khi giáo viên có hiệu lệnh “dừng” cả lớp sẽ ngừng đọc và hộp quà đến tay ai, người đó sẽ có quyền lựa chọn câu hỏi và phần quà trong chiếc hộp.
Trò chơi này tuy thu hút số đông học sinh nhưng lại gây ồn và có thể mất nhiều thời gian hơn những trò chơi khác.
3.2. Khởi động bằng hình thức thư giãn, giải trí:
Đây là hình thức khởi động nhẹ nhàng so với học sinh. Nó phù hợp cho những giờ dạy văn bản. Việc cung cấp cho học sinh những hình ảnh tiêu biểu trong văn bản hay để các em chìm lắng vào trong những giai điệu âm nhạc thiết tha, trữ tình sẽ là một cách thú vị để các em thăng bằng cảm xúc, tạo những rung động thẩm mỹ thu hút các em vào nội dung bài học.
Khi dạy văn bản Sông nước Cà Mau, sách Ngữ văn 6, tập 2. Gv trình chiếu cho HS xem một số hình ảnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long, đặc điểm giao thông, kênh rạch…để HS dễ theo dõi.
1clip_image010.jpg” style=”width:550px; height:298px”/>
1clip_image012.jpg” style=”width:561px; height:378px”/>
1clip_image014.jpg” style=”width:561px; height:366px”/>
Dạy văn bản Đêm nay Bác không ngủ, sách Ngữ văn 6, tập 2, GV cũng cần cung cấp cho HS đoạn phim tư liệu và những hình ảnh về Chiến dịch Biên giới Thu Đông 1950, 1 số hình ảnh của Bác Hồ trong giai đoạn này để HS dễ hình dung về nội dung của VB….
Dạy bài Thánh Gióng, sách Ngữ văn 6, tập 1, GV cung cấp hình tượng nhân vật Thánh Gióng, yêu cầu HS miêu tả hành động của Thánh Gióng trong 2 hình ảnh và nêu suy nghĩ về nhân vật Thánh Gióng; Hoặc yêu cầu HS xác định người trong 2 bức tranh là ai, có liên quan gì đến sự kiện Hội khỏe Phù Đổng tổ chức ngày 9/4 hàng năm trên đất nước ta?
Hình ảnh 1. Roi sắt gãy, Thánh Gióng nhổ bụi tre bên đường quật vào quân giặc
1clip_image016.jpg” style=”width:565px; height:337px”/>
Hình ảnh 2. Sau khi đánh tan giặc Ân xâm lược, Gióng bay về trời
1clip_image018.jpg” style=”width:565px; height:307px”/>
Dạy văn bản Mẹ hiền dạy con, Sách Ngữ văn 6, tập 1, Gv chiếu 4 hình ảnh, yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Những hình ảnh trên muốn nói về ai, đang làm gì?Nếu được nói 2 câu thể hiện tình cảm của em với mẹ, em sẽ nói gì? GV dẫn về vai trò của mẹ với mỗi người.
1clip_image020.jpg” style=”width:230px; height:363px”/>1clip_image022.jpg” style=”width:307px; height:362px”/>
1clip_image024.jpg” style=”width:536px; height:353px”/>
1clip_image026.jpg” style=”width:547px; height:304px”/>
3.3. Khởi động bằng tạo tình huống học tập
Tạo tình huống nghĩa là giúp các em tưởng tượng ra một tình huống cụ thể nào đó gần với nội dung bài học để các em trải nghiệm, tưởng tượng.
Học tập là một quá trình khám phá. Quá trình ấy bắt đầu bằng sự tò mò, nhu cầu cần được hiểu biết và giải quyết mâu thuẫn giữa điều đã biết và điều muốn biết. Một khởi động bài học thành công cần khơi gợi trong học trò mong muốn được tìm hiểu, khám phá bằng những hoạt động tiếp theo trong giờ học, thậm chí là sau giờ học. Muốn như vậy, hoạt động khởi động cần tạo ra mâu thuẫn trong nhận thức cho học trò. Đây là tiền đề để thực hiện một loạt các hoạt động tìm tòi, giải quyết vấn đề. Muốn như vậy, giáo viên phải là người có ý tưởng, biết gieo vấn đề để kích thích trí tò mò của người học.
Khi dạy văn bản Sơn Tinh Thủy Tinh, Ngữ văn 6, tập 1, GV trình chiếu cảnh lũ lụt, mưa bão, những thiệt hại do thiên tai gây nên. Yêu cầu HS lí giải nguyên nhân của những hiện tượng đó? (Cách lí giải đó có gì khác với cách lí giải của người cổ đại?)
Khi dạy văn bản Thạch Sanh, Sách Ngữ văn 6, tập 1, GV nêu câu hỏi: Thạch Sanh đã tha cho mẹ con Lí Thông về quê làm ăn sinh sống nhưng họ vẫn bị sét đánh chết và bị hóa thành Bọ hung, em hãy suy nghĩ vì sao Lí Thông có kết cục đó?….
IV. KẾT QUẢ ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Với việc áp dụng đề tài “Một số hình thức tổ chức hoạt động khởi động cho giờ dạy môn Ngữ văn lớp 6” trong quá trình tổ chức các hoạt động trong giờ dạy Ngữ văn, đặc biệt là năm học 2018 – 2019 và năm học 2019-2020 (với đối tượng HS lớp 6), tôi thấy mình đã khá thành công khi lôi cuốn được HS cùng hoạt động, tạo thuận lợi cho GV khi giao nhiệm vụ và hướng dẫn HS tự chiếm lĩnh tri thức, phát triển tốt các năng lực chung như Năng lực giao tiếp và Năng lực giải quyết vấn đề. Đồng thời hình thành và phát triển cho HS 2 năng lực đặc thù là Năng lực ngôn ngữ và Năng lực văn học; HS biết yêu, ghét, biết sẻ chia và trân quý những giá trị đạo đức tốt đẹp; tạo sự hứng thú trong việc học văn, cảm văn và yêu văn hơn Thậm chí, có một số HS vượt ra ngoài sự mong đợi của GV, rất sáng tạo khi cảm thụ văn bản. Các em đã phát hiện được những tầng ý nghĩa mới, vượt khỏi những cách hiểu thông thường, bổ sung, hoàn thiện thêm những giá trị thẩm mỹ, đem khám phá mỗi bài học một cách hiểu mới, một giá trị mới, đôi khi khá bất ngờ và độc đáo.
Với việc áp dụng “Một số hình thức tổ chức hoạt động khởi động cho giờ dạy môn Ngữ văn lớp 6”, Bằng việc khảo sát chất lượng bộ môn Ngữ văn, sự hứng thú, yêu thích bộ môn Ngữ văn của HS 3 lớp mình phụ trách, tôi nhận thấy có sự thay đổi rõ nét. Cụ thể
Lớp 6A8: 42 HS
(Áp dụng đề tài)
Hứng thú học, yêu môn Ngữ văn
Học uể oải, chán ghét môn Ngữ văn
Thái độ khác
32
76,2%
5
11,9%
5
11,9%
Lớp 6A9: 42 HS
(Áp dụng đề tài)
Hứng thú học, yêu môn Ngữ văn
Học uể oải, chán ghét môn Ngữ văn
Thái độ khác
34
80,8%
4
9,6%
4
9,6%
Lớp 6A10:42 HS
(Áp dụng đề tài)
Hứng thú học, yêu môn Ngữ văn
Học uể oải, chán ghét môn Ngữ văn
Thái độ khác
35
83,3%
4
9,6%
3
7,1%
C. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
I. Kết luận
Giảng dạy bộ môn Ngữ văn, đặc biệt dạy học theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất người học lại không hề đơn giản. Vì thế giữ được “lửa” trong mỗi giờ lên lớp hay sự say sưa tiếp nhận sáng tạo của học sinh là yêu cầu then chốt của vấn đề. HS sau các hoạt động theo phương pháp định hướng phát triển năng lực, sẽ được tự tìm tòi, khám phá, tự chiếm lĩnh tri thức bên cạnh sự định hướng của GV và tham gia hoạt động nhóm, hoạt động cặp đôi…để tạo ra những sản phẩm học tập thực sự qua trao đổi, hợp tác và cảm thụ thẩm mĩ. Với cách tổ chức hoạt động 5 bước như thế này, không có chỗ cho những học sinh chây lười, đối phó. Tuy vậy, để thực hiện tốt đòi hỏi GV- HS làm tốt những việc sau:
– GV phải có sự chẩn bị chu đáo về mọi mặt như: kiến thức, phương tiện, phương pháp dạy học phù hợp linh hoạt;
– GV phải khơi dậy và bồi dưỡng cho HS tình yêu văn học và khám phá vẻ đẹp của nghệ thuật ngôn từ trong lòng HS;
– HS phải xác định đúng mục đích học tập môn Ngữ văn, chủ động tìm tòi và tiếp nhận tri thức, sẵn sàng hợp tác, giao lưu, sẵn sàng chia sẻ, biết trình bày chính kiến của bản thân bằng ngôn ngữ trau chuốt, diễn đạt tình cảm, rung động chân thành của mình về một vấn đề văn học.
II. Kiến nghị – đề xuất
– Với nhà trường, Tổ chuyên môn: Cần khuyến khích động viên mỗi GV nghiên cứu, thực hiện và áp dụng những sáng kiến hay để đẩy mạnh phong trào nâng cao chất lượng chuyên môn trong nhà trường, tổ chức cho HS tham gia những hoạt động trải nghiệm sáng tạo, tổ chức các câu lạc bộ, các diễn đàn khám phá tuổi thơ… đặc biệt khơi dậy niềm say mê hứng thú đối với bộ môn Ngữ văn.
– Với Sở Giáo dục – Đào tạo và Phòng Giáo dục – Đào tạo: Tổ chức tập huấn có hiệu quả đến từng giáo viên dạy Ngữ văn. Đồng thời sau mỗi đợt tập huấn chuyên đề cần có sự đánh giá sản phẩm cụ thể của các tổ, nhóm, phòng chuyên môn để rút kinh nghiệm từng bước năng cao chất lượng thực sự của các đợt học tập, tránh đánh giá chung chung hoặc không đánh giá…
– Đối với GV: Phải luôn có ý thức tự học hỏi, trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trao đổi kinh nghiệm với các đồng nghiệp để nâng cao hiệu quả giờ dạy.
Niềm vui của giáo viên Ngữ văn không chỉ là chất lượng tính bằng các con số, bằng tỉ lệ mà còn là những ánh mắt long lanh, say sưa tiếp nhận tri thức, những bàn tay tự viết ra những lời văn hay, tự nhiên, gần gũi, đầy xúc cảm…,những nụ cười thân thiện đối với GV dạy… Để đạt được những điều vô cùng quý giá đó, mỗi giáo viên đâu chỉ có sự say mê nhiệt tình, tâm huyết mà còn phải biết tìm ra những hướng đi hiệu quả nhất, để văn chương luôn sống, luôn là đời sống ghi trên giấy….
Trên đây là một vài kinh nghiệm của tôi trong việc cải tiến phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực HS trên một phạm vi là 1 số ý kiến đề xuất tổ chức hoạt động Khởi động bằng một số hình thức trong giờ dạy ngữ văn lớp 6. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các nhlàm chuyên môn cũng như đồng nghiệp để đề tài ngày càng được hoàn thiện hơn, có hiệu quả ứng dụng trong thời gian tới.
Xin trân trọng cảm ơn!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Tài liệu tập huấn chuyên đề : dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn ngữ văn THCS năm 2014
2. Tài liệu tập huấn chuyên đề: Đổi mới kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh năm 2017
3. Sách giáo khoa Ngữ văn 6, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam năm 2017
4. Sách giáo viên Ngữ văn 6, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam năm 2011
5. Sách Hướng dẫn học Ngữ văn lớp 6, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam 2015
6. Sách Hướng dẫn học Ngữ văn lớp 6, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam 2015
7. Nghị quyết Hội nghị TW 8 khóa XI về vấn đề đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục.
8. Các bài viết của PGS.TS Đỗ Ngọc Thống, Tổng chủ biên Chương trình Ngữ văn mới; bài viết của TS Nguyễn Thúy Hồng- Viện Chất lượng và CTGD.
9. Tìm hiểu chương trình GDPT Chương trình tổng thể của Bộ GD&ĐT tháng 10/2019
10. Tìm hiểu chương trình GDPT – Chương trình Ngữ văn của Bộ GD&ĐT tháng 10/2019
Và một số ý kiến đóng góp của các giáo viên, các đồng nghiệp đã và đang dạy Ngữ văn trên địa bàn.