Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 nắm vững cách đọc, viết số có nhiều chữ số – Kinh nghiệm dạy học

Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 nắm vững cách đọc, viết số có nhiều chữ số.

  • 1, Lý do chọn đề tài.

Trong bậc tiểu học môn toán có một vị trí quan trọng trong việc hình thành các kĩ năng, kĩ xảo cho học sinh. Thông qua môn Toán, học sinh được làm quen, được trang bị những hiểu biết, kĩ năng ban đầu về toán học, cụ thể là các kiến thức về số học, các phép tính, các yếu tố đại lượng, hình học, đại số và giải toán…vv.

Ở chương trình toán 4 học sinh được học rất nhiều mạch kiến thức khác nhau trong đó có nội dung đọc, viết số có nhiều chữ số. Nối tiếp chương trình toán học lớp 3, lên lớp 4 học sinh tiếp tục được tiếp xúc với việc đọc, viết số. Đây là một nội dung tuy không nhiều trong chương trình toán 4 nhưng nó có vị trí quan trọng không kém trong các mạch kiến thức toán học lớp 4 nói chung. Ở các lớp dưới các em đã được làm quen với việc đọc, viết các số có một, hai chữ số, viết số  tự nhiên có nhiều chữ số, rồi đọc, viết các số đo về độ dài, khối lượng, thời gian, diện tích, thể tích… Ở lớp 3 các em mới chỉ làm quen với việc đọc, viết các số tự nhiên đến 100 000 thì lên lớp 4 các em được làm quen với những số có nhiều chữ số hơn đến lớp tỉ . Bên cạnh đó ở lớp 4 nội dung sách còn mở rộng việc đọc viết các số đo đại lượng như thời gian, diện tích, …vv

        Qua nhiều năm giảng dạy tại khối 4 tôi thấy việc rèn cho các em đọc đúng viết đúng số có nhiều chữ số gặp không ít khó khăn. Không phải đây là nội dung khó mà bởi giáo viên và học sinh chưa có phương pháp học tập đúng cũng như chưa quan tâm sâu đến nội dung này.

  • Từ những lí do trên trong những năm qua, tôi đã tìm hiểu và nghiên cứu việc “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 nắm vững cách đọc, viết số có nhiều chữ số”. Với mong muốn tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này nhằm tìm ra những kinh nghiệm trong giảng dạy để nâng cao chất lượng dạy học, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho bản thân.

  1. Nội dung và cách thức thực hiện:

Hướng dẫn học sinh cách đọc số:

Để học sinh nắm vững cách đọc và viết số có nhiều chữ số giáo viên cần lưu ý học sinh một số các trường hợp đọc với chữ số 0; 1; 4; 5.

       – Trường hợp chữ số 0 trong số có nhiều chữ số: Đọc là linh khi nó ở vị trí hàng chục của mỗi lớp. Trong trường hợp chữ số 0 đứng ở hàng trăm đọc là không trăm, chữ số 0 đứng ở hàng đơn vị  đọc là mươi khi đứng trước nó là các chữ số 2,3,4,5,6,7,8,9. Đọc là mười khi đứng trước nó là chữ số 1

Ví dụ: Bài tập 2 (trang 10)    đọc số: 53 620  Năm mươi ba nghìn sáu trăm hai mươi.

Bài tập 3 (trang 10)     đọc số 106 315 một trăm linh sáu nghìn ba trăm mười lăm.

Bài tập 2 (trang 11)   đọc số 56 032 năm mươi sáu nghìn không trăm ba mươi hai.

– Trường hợp chữ số 1 trong số có nhiều chữ số ở hàng đơn vị : Đọc là mốt  khi nó ở vị trí hàng đơn vị của mỗi lớp và trước nó là các chữ số 2,3,…9. Đọc là một khi đứng trước nó là chữ số 1.

Ví dụ: bài tập 3 trang 13, đọc số 651 321: sáu trăm năm mươi mốt nghìn ba trăm hai mươi mốt.

Bài tập 2 (trang 15)  Đọc số 57 602 511: năm mươi bảy triệu sáu trăm linh hai nghìn năm trăm mười một.

Bài tập 2 (trang 16) Đọc số 1 000 001: một triệu không trăm linh một.

Trường hợp chữ số 4 trong số có nhiều chữ số ở hàng đơn vị : Đọc là  khi nó ở vị trí hàng đơn vị, hàng nghìn, hàng triệu,… của mỗi lớp và trước nó là các chữ số 2,3,…9. Đọc là bốn khi đứng trước nó là chữ số 1.

Ví dụ: Đọc số 762 524: Bảy trăm sáu mươi hai nghìn năm trăm hai mươi tư.

  Đọc số  234 514  Hai trăm ba mươi tư nghìn năm trăm mười bốn.

     – Trường hợp chữ số 5 ở hàng đơn vị trong số có nhiều chữ số.

   Nếu chữ số  ở hàng chục là 0 thì đọc chữ số 5 ở hàng đơn vị là “ Năm”

   Ví dụ: 234 005: Đọc là Hai trăm ba mươi tư nghìn không trăm linh năm.

   Nếu chữ số hàng chục khác 0 thì chữ số 5 ở hàng đơn vị đọc là “ Lăm”     

   Ví dụ:234 515 :Đọc là Hai trăm ba mươi tư nghìn năm trăm mười lăm.

 Chữ số 5 đứng ở hàng chục, trăm, nghìn, …khi đọc ta đọc là  “ Năm

   Ví dụ: 505 055 Đọc là Năm trăm linh năm nghìn không trăm năm mươi lăm.

   Nắm cách phân định lớp và hàng của mỗi lớp đó:

Để việc xác định lớp và hàng đúng cần làm rõ cho học sinh phải xác định từ phải sang trái. Tính từ hàng đơn vị cứ ba chữ số tạo thành một lớp. Do đó ta có các lớp trong một số thường gồm: Lớp đơn vị gồm  hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị. Lớp nghìn gồm  hàng trăm nghìn, hàngchục nghìn, hàng nghìn. Lớp triệu gồm  hàng trăm triệu , hàng chục triệu và hàng triệu. Lớp tỉ gồm: Hàng tỉ , hàng chục tỉ, hàng trăm tỉ. ( rất ít khi phải đọc)

        Để làm rõ những nội dung này cần làm rõ sơ đồ cấu tạo của hàng và lớp

Lớp tỉ

Lớp triệu

Lớp nghìn

Lớp đơn vị

Trăm tỉ

Chục tỉ

Tỉ

Trăm triệu

Chục triệu

Triệu

Trăm nghìn

Chục nghìn

Nghìn

Trăm

Chục

Đơn vị

    Ở mỗi lớp, dựa vào cách đọc số có ba chữ số để đọc và thêm tên của lớp đó. Riêng lớp đơn vị thì không đọc tên lớp. Muốn các em nắm vững hơn nữa cách đọc các số tự nhiên thì ngoài những việc nêu trên thì việc cho học sinh xác định số các chữ số có trong mỗi số vô cùng quan trọng. Việc đếm số các chữ số có nhiều tác dụng mà chúng ta thường hay bỏ qua. Thông qua việc đếm số các chữ số trong một số học sinh sẽ xác định được hàng cao nhất của số đó. Từ đó các em sẽ đọc được số chính xác và đúng nhất.

Ví dụ khi đọc số 35 627 449 Bài tập 1 trang 17 sgk ta hướng dẫn học sinh như sau:

– Các em xác định số 35 627 449 có mấy chữ số, chữ số đầu tiên từ trái sang phải thuộc về hàng nào, của lớp nào?  ( ở đây là hàng chục triệu)

– Từ việc các em xác định được hàng cao nhất của số đó học sinh sẽ xác định được lớp cao nhất đó có mấy chữ số do đó việc xác định các hàng, các lớp còn lại rất dễ dàng. Và như vậy thì việc đọc số trên sẽ rất dễ dàng với các em.

Song song với việc xác định hàng và lớp của số thì việc viết tách các chữ số ra từng lớp là rất cần thiết đối với học sinh. Nếu số 35 627 449 mà chúng ta viết các chữ số liền nhau là 35627449 thì các em sẽ rất khó xác định được mỗi lớp của số. Tôi rất tâm đắc với người viết sách giáo khoa là đã tách các lớp ra ở mỗi số nên học sinh cơ bản đã biết được số đó có bao nhiêu lớp rồi.

Như vậy theo kinh nghiệm của tôi thì để học sinh nắm vững cách đọc thì điều đầu tiên nên để học sinh xác định xem số đó có bao nhiêu chữ số và hàng cao nhất của số đó là ở hàng nào, số đó có bao nhiêu lớp, lớp đầu tiên gồm mấy chữ số, cách đọc các chữ số 0, 1, 4, 5 ở mỗi hàng thì việc đọc số của học sinh sẽ dễ dàng và việc dạy đọc số sẽ trở nên nhẹ nhàng mà thôi.

Hướng dẫn học sinh cách viết số:  

    Việc viết số của học sinh cần phải hướng dẫn cụ thể và tỉ mỉ bởi vì nếu chúng ta không hướng dẫn kĩ học sinh sẽ rất dễ viết sai ngay cả với học sinh khá, giỏi.

    Ở lớp bốn việc hướng dẫn học sinh viết số có nhiều dạng nhưng tựu trung có một số dạng sau đây:

– Viết số kết hợp đọc số và điền các chữ số vào các hàng trong bảng.

– Viết số trực tiếp dựa vào cách đọc số.

– Viết số, biết số đó gồm.

   Đây là ba dạng thường gặp nhất trong sách giáo khoa toán 4.  Ngoài ra còn một số dạng khác nhưng không phải là dạng toán viết số có nhiều chữ số nên tôi không cập nhật trong nội dung đề tài này.

   Với dạng thứ nhất: Viết số kết hợp đọc số và điền các chữ số vào các hàng trong bảng.

   Đây là dạng bài nhằm củng cố cho các em mối liên hệ giữa đọc số, viết số và xác định vị trí các chữ số ở các hàng trong bảng. Đối với các bài tập dạng này để học sinh dễ làm và không bị sai tôi hướng dẫn cho các em điền theo cách sau:

 –  Nếu bài toán chưa viết số thì yêu cầu học sinh dựa vào cách đọc số để viết số cho đúng sau đó dựa vào cách viết số xác định các hàng tương ứng của số đó để điền các chữ số vào các hàng tương ứng của số.

– Nếu bài toán cho các hàng tương ứng của một số thì dựa vào các hàng trong bảng viết số tương ứng.

Ví dụ bài 1 trang 11 sgk.

Đọc số

Viết số

Lớp nghìn

Lớp đơn vị

Hàng trăm nghìn

Hàng chục nghìn

Hàng nghìn

Hàng trăm

Hàng chục

Hàng đơn vị

Năm mươi tư nghìn ba trăm mười hai

Bốn mươi lăm nghìn hai trăm mười ba

54 302

6

5

4

3

0

0

Chín trăm mười hai nghìn tám trăm

Dạng thứ hai: Viết số trực tiếp dựa vào cách đọc số.

Đây là dạng toán không khó đối với học sinh nhưng đòi hỏi học sinh phải đọc kĩ và xác định rõ được các lớp và các bước viết số. Với dạng bài này tôi thường hướng dẫn học sinh cách viết như sau:

– Bước 1: Xác định lớp và tách thành từng lớp theo cách đọc.

– Bước 2: Viết số trong từng lớp theo thứ tự từ trái sang phải (giữa các lớp có khoảng cách)

Ví dụ  Bài 3/16 sgk Toán 4 . Viết các số sau:

  1. Năm trăm mười hai triệu ba trăm hai mươi sáu nghìn một trăm linh ba.

Bước 1: – Xác định lớp và tách thành từng lớp theo cách đọc (từ phải sang trái)

                Năm trăm mười hai triệu / ba trăm hai mươi sáu nghìn / một trăm linh ba.

             – Sau khi tách xong giáo viên yêu cầu học sinh  gạch chân dưới tên gọi các chữ số trong một lớp để các em dễ viết số.

           Năm trăm mười hai triệu ba trăm hai mươi sáu nghìn một trăm linh ba.

Bước 2: Viết số lần lượt từ trái sang phải (dựa vào những chỗ gạch chân để viết số)

             Năm trăm mười hai triệu ba trăm hai mươi sáu nghìn một trăm linh ba.

                           512                                   326                                   103

             Vậy số viết được là: 512 326 103.

Dạng thứ ba: Viết số, biết số đó gồm.

Đây là dạng bài tương đối khó với học sinh , ở dạng này yêu cầu cao hơn bởi khi viết số các em phải nắm vững kiến thức về các hàng, lớp và biết cách viết số. Đây cũng là dạng toán trong Olimpic toán 4 thường ra. Chúng ta thường thấy bài tập này được trình bày dưới  hai dạng chủ yếu sau:

– Ví dụ: bài 2/ 17 – Toán 4 . Viết số biết số đó gồm:

  1. 5 triệu, 7 trăm nghìn , 6 chục nghìn, 3 trăm, 4 chục và 2 đơn vị.

  2. 5 triệu, 7 trăm nghìn , 6 nghìn, 3 trăm, 4 chục và 2 đơn vị.

Để các em có kĩ năng khi làm bài dạng nay tôi hướng dẫn như sau:

Bước 1:   Vẽ bảng phân tích các hàng và lớp .

Lớp triệu

Lớp nghìn

Lớp đơn vị

Trăm triệu

Chục triệu

Triệu

Trăm nghìn

Chục nghìn

Nghìn

Trăm

Chục

Đơn vị

Bước 2  Điền các chữ số vào các hàng tương ứng:

Lớp triệu

Lớp nghìn

Lớp đơn vị

Trăm triệu

Chục triệu

Triệu

Trăm nghìn

Chục nghìn

Nghìn

Trăm

Chục

Đơn vị

5

7

6

3

4

2

Bước 3: Nhận xét.

     Nhìn từ hàng cao nhất của số (hàng triệu) đến hàng thấp nhất (hàng đơn vị) ta thấy hàng nghìn không có giá trị nào nên ta viết vào hàng đó chữ số 0. Như vậy ta được:

Lớp triệu

Lớp nghìn

Lớp đơn vị

Trăm triệu

Chục triệu

Triệu

Trăm nghìn

Chục nghìn

Nghìn

Trăm

Chục

Đơn vị

5

7

6

0

3

4

2

 Bước 4: Viết số : 5 760 342  (viết từ trái sang phải) 

Tương tự như vậy, dựa vào  vị trí các hàng học sinh có thể làm các câu b.

– Ví dụ Câu 1: Olimpic toán 4 vòng 1

Số gồm bảy mươi nghìn, hai trăm, năm chục và chín đơn vị được viết là 

Tương tự yêu cầu như bài tập trên nhưng ở bài tập này tất cả các giá trị của số được đưa ra như vậy học sinh rất hay bị nhầm lẫn. Chính vì vậy sau khi có sơ đồ vị trí các hàng thì tôi cho các hướng dẫn các em gạch chân như sau:

      bảy mươi nghìn, hai trăm, năm chục và chín đơn vị.

Việc gạch chân như trên sẽ có tác dụng xác định các chữ số cần viết ở các hàng tương ứng dễ dàng hơn.  Công việc còn lại học sinh sẽ làm theo cách như trên.                                                                                                                         

  1. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu.

Những biện pháp tôi đã trình bày ở trên có thể áp dụng giảng dạy ở tất cả các đối tượng học sinh đặc biệt là những lớp có nhiều đối tượng học sinh trung bình, yếu.

Trong quá trình thực hiện đề tài này bản thân tôi nhận xét thấy tình hình học tập trong lớp có nhiều khả quan hơn. Nhiều em từ buổi ban đầu chưa nắm được cách đọc nhưng chỉ một vài lần tôi hướng dẫn các em đã nắm được cách đọc viết số có nhiều chữ số. Qua đó tôi thấy được cách hướng dẫn của tôi trên đây là đúng hướng. Ngay cả hững em yếu của lớp sau khi học xong phần này tôi cho kiểm tra lại các em vẫn biết cách đọc và đọc rất trôi chảy.

 Kết luận:

   Từ những vấn đề tôi đã đặt ra như trên, tôi thấy biện pháp giúp học sinh nắm vững cách đọc, viết số có nhiều chữ số ở lớp 4 đã thu được một số kết quả tốt đẹp. Qua các tiết tôi dạy và qua theo dõi các em học tập tôi thấy được các em bắt đầu ham học hơn, cố gắng tập trung hơn để nhớ bài lâu hơn. Hầu hết các em học chậm, chây lười đến các em học khá, giỏi cũng đều tham hào hứng với ý thức kỉ luật, ý thức đồng đội cao. Từ đó dẫn đến các em học tập ngày một chăm  hơn, hăng say hơn qua đó chất lượng dạy  học ở lớp tôi cũng được nâng lên rõ rệt.

Bấm vào đây để tải file Word