Một số biện pháp cho trẻ làm quen khám phá khoa học – Kinh nghiệm dạy học

Một số biện pháp cho trẻ làm quen khám phá khoa học.

1, Lí do chọn biện pháp.

          Như chúng ta đã biết thế hệ trẻ tương lai là thế hệ làm chủ đất nước, là những chồi non, những thế hệ sẽ đưa đất nước ta trở thành một nhà nước văn minh, giàu mạnh, vững chắc…., và không ai đó chính là thế hệ trẻ, thế hệ nầm non tương lai của đất nước

 Đó là những chồi non tương lai, những thế hệ măng non nối tiếp các đàn anh , đàn chị và ông cha ta đưa đất nước sánh vai cùng với các cường quốc năm châu. Và muốn những thế hệ ngày càng trưởng thành hơn thì cần phải có sự giúp đỡ của gia đình và xã hội

          + Mỗi một đứa trẻ ngay từ khi sinh ra và lớn lên, muốn phát triển một cách đầy đủ và toàn diện và để hoàn thiện về bản thân và nhân cách của một con người thì đòi hỏi phải có sự giúp đỡ của các thầy cô ,và các bậc phụ huynh.

          + Các thầy cô và các bậc phụ huynh phải luôn có sự tác động một cách tích cực đến sự phát triển nhận thức của của trẻ và sự tác động này cũng phải dự trên khả năng và đặc điểm tâm lí của từng độ tuổi của trẻ.

Thông qua môn học này sẽ phát triển ở trẻ toàn diện về các mặt như: Đức – trí – thể – mỹ – lao như:

+ Về trí tuệ: sẽ giúp trẻ tìm hiểu khám phá các đặc diểm, cấu tạo, công dụng, chất liệu của đồ vật, khám phá về quát trình sinh sản của các loài động, thực vật, đồng thời nắm bắt hiểu biết về các hiện tượng tự nhiên trong môi trường

+ Về đạo đức: thông qua môn học này trẻ sẽ được trực tiếp, tiếp xưc với môi trường thiên nhiên gần gũi với trẻ, đồng thời từ đó phát triển tình yêu thiên nhiên, quê hương đất nước, con người, và từ đó sẽ có thái độ tích cực đối với thiên nhiên

+ Về thể lực: Thông qua môn học này trẻ sẽ được dạo chơi, tham quan, tìm hiểu, đồng thời luyện tập, rèn luyện và tham gia các hoạt động và thực hiện các kĩ năng vận động, giúp trẻ phát huy tốt thể chất của mình, đồng thời sẽ tạo cho trẻ cảm giác hưng phấn , thích thú sảng khoái…

+ Về thẩm mỹ: thông qua việc tìm hiểu khám phá khoa học trẻ sẽ cảm nhận được cái đẹp từ thiên nhiên đem lại cho con người, đồng thời biết bảo về môi trường, không xả rác bừa bãi nơi sân trường, không bẻ cành, bẻ hoa, ngắt lá…..

+ Về lao động: khi tham gia với môn học này trẻ sẽ được trực tiếp thực hành cùng với giáo viên như giúp trẻ thực hiện các công việc đơn giản hàng ngày như: nhặt rắc bỏ vào nơi quy đinh, nhặt lá cây trong sân trường, trông cây, nhổ cỏ chăm sóc hoa, cây xanh trong sân trường…..

         Đối với lứa tuổi mẫu giáo trẻ được làm quen với các môn học như: LQVT, LQCC, Âm Nhạc, Tạo hình, Thể dục,….đặc biệt là môn khám phá khoa học (TXQ). Đó là những môn học giúp trẻ phát triển về khả năng tư duy, khả năng phán đoán, so sánh và nhận xét, và khả năng tìm hiểu và khám phá về nhiều điều mới lạ và thú vị trong cuộc sống xung quanh. Thông qua môn học KPKH – LQVMTXQ, Trẻ được trực tiếp tìm hiểu, trực tiếp khám phá và tìm tòi, được so sánh và thực hành, các thí nghiệm trong cuộc sống để từ đó hình thành ở các cháu những biểu tượng trong đầu, giúp trẻ có nhiều kinh nghiệm sống đồng thời phát triển óc quan sát, khả năng tư duy trực quan.

          Bên cạnh khả năng phát triển nhận thức ở trẻ cũng giúp cho trẻ phát triển rộng về ngôn ngữ, phát triển về vốn từ, khả năng đặt câu thông qua các câu hỏi mà trẻ thắc mắc. Đồng thời phối hợp với các môn học khác để kích thích sự phát triển trí tuệ của trẻ.

  + Để giúp trẻ phát triển một cách toàn diện trên 5 lĩnh vực thì giáo viên cần chú ý nhiều tới môn học KPKH vì nó trực tiếp ảnh hưởng tới khả năng tư duy, khả năng nhận thức của trẻ.

Chính vì điều này tôi đã tiến hành lựa chọn biện pháp bộ môn khám phá khoa học. “Một số biện pháp cho trẻ làm quen khám phá khoa học”

           2,  Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp, giải pháp

      Biện pháp 1: Làm giàu cho trẻ vốn kinh nghiệm sống

Trẻ tiếp xúc với môi trường bên ngoài thông qua cá hoạt động khác nhau, đa dạng và phong phú, dưới các tổ chức hình thức, như hoạt động học, hoạt động ngoài trời, hoạt động tham quan ……giáo viên sẽ cung cấp cho trẻ những kiến thức, nhứng vốn kinh nghiệm sống về môi trường xã hội. Kể cả những kĩ năng sống cho trẻ.

Ví dụ: cung cấp kĩ năng sống, kiến thức về môi trường sống của trẻ như trong giờ đón trả trẻ, giáo viên hướng dẫn nhắc nhở trẻ chào hỏi bố mẹ ông bà, thầy cô, những người lớn tuổi hơn mình.

Hoặc trong các bữa ăn trưa, bữa ăn xế hàng ngày, giáo viên cùng câng hướng dẫn cho trẻ những kĩ năng xà hội cho trẻ, kĩ năng mời mọi người trong bữa ăn hàng ngày để trẻ có vốn kinh nghiệm về lễ giáo phong tục tập quán của người châu á, đây là một ví dụ về hình ảnh các cháu trong giờ ăn tập thể, nghiêm túc, ngoan ngoãn lễ phép.

      Qua đó tôi có thể giúp các cháu dân tộc thiểu số mạnh dạn hơn, có kĩ năng sống tăng dần so với đầu năm mà trẻ tới lớp, trẻ tự tin hơn, mạnh dạn hơn, lễ phép hơn.

      Ngoài ra để tăng vốn biểu tượng về các kĩ năng cho trẻ thì qua hoạt động ngoài trời, đi dạo tham quan tôi đã tiến hàng khảo sát về nhận thức của trẻ, cho trẻ quan sát các các loại hoa trong sân trường cùng trẻ đàm thoại để khởi gợi vốn biểu tượng của trẻ, giúp trẻ ham học hởi, húng thú và tò mò.

Ví dụ: lớp mẫu giáo lớn 5 – 6 tuổi

Hoạt động quan sát cây cảnh trong vườn trường

         +  Đây là hoa gì?

         + Nó có tên gọi khác là gì?

         + Màu sắc của hoa màu gì? Cánh hoa có đặc điểm gì?

         + Cây hoa có những bộ phận nào?( rễ, thân, cành, lá, hoa )

         + Nó thuộc thân gì?

         + Nó lớn lên bàng cách nào? (bón phân, tưới nước, bắt sâu, nhổ cỏ)

         + Sự giống nhau và khác nhau của hai loại hoa?

         + Hoa có ích lợi gì?

         + Các con phải làm gì để chăm sóc hoa, cây cảnh trong sân trường?

Trẻ mẫu giáo rất thích cái mới là, hấp dẫn, sinh động lạ mắt, trẻ dễ bị nhàm chán nếu chúng ta sử dụng hình thức học rập khuân, vì vậy để tiết học thật sự sinh động, hấp dẫn và lôi cuốn thì giáo viên phải tổ chức linh hoạt, hấp dẫn đưa trẻ vào hoạt động tạo môi trường hứng thú để đưa trẻ vào phần gợi mở.

Việc lựa chọn các hình thữ để dẫn dắt rất quan trọng để đưa trẻ vào trong tiết học, được tham hoạt động dạo chơi tham quan thì trẻ sẽ được tham quan vườn trường, vườn rau, vườn hoa, trẻ sẽ mong muốn được đi tham quan, quan sát những bông hoa rực rỡ, đủ sắc màu tạo cho trẻ tinh thần vui vẻ, sảng khoái, thích thú, và bên cạnh đó trẻ hiểu biết và khám phá thêm về các hiện tượng thiên nhiên ngoài trời, không khí thời tiết của các sự vật hiện tượng thiên nhiên, thông qua quan sát mà giáo viên hướng dẫn thì trẻ sẽ biết cách chăm sóc cho cây cảnh, cây xanh, không bẻ cành và ngắt hoa..

          Ví dụ: Trong tiết khám phá các hiện tượng thiên nhiên, khám phá các hiện tượng sấm sét.

          Đa số trẻ ở vùng nông thôn, hiện tượng thiên nhiên sấm xét là không xa lạ gì đối với trẻ, với tiết dạy về hiện tượng sấm sét, giáo viên sử dụng các đoạn video, trình chiếu để trẻ theo dõi, các đợt mùa giông bão gió, tạo ra sấm sét. Giáo viên đặt câu hỏi, gợi ý để trẻ nhận xét trả lời những gì mà trẻ quan sát được về các hiện tượng thiên nhiên hàng ngày , ngoài ra thông qua các đoạn phim , vi deo mà trẻ vừa xem trẻ có thêm khái niện về sấm xét, từ đó trẻ có vốn biểu tượng về sẫm sét, vốn kinh nghiệm sống và từ đó trẻ có những kĩ năng tránh khi trời nổi cơn giông mưa bão, ngoài cung cấp về kiến thức, giáo viên còn cung cấp cho trẻ các kĩ năng trong cuộc sống và các kĩ năng phòng chống tai nạn..

          Trong tiết học trong lớp

          Tiết khám phá các đồ dùng trong gia đình, phân loại các đồ dùng trong gia đình về chất liệu giáo viên thực hiện một tiết dạy trình tự , kích thích sự hứng thú, tạo ra sự sáng tạo như sau:

          + Hoạt động 1: cô dẫn dắt vào hoạt động thông qua các bài hát, bài thơ

          + Hoạt động 2: Tôi là ai?

 sau đó cô xuất hiện món quà tặng, cô mời một số cháu lên sờ và đoán các đồ dùng đó, sau khi xuất hiện cô cho trẻ gợi tên các đồ dừng sau đó cô tiến hành chia tổ và cho trẻ khảo sát trên đồ vật

          Sau đó giáo viên cất hết các đồ dùng và xuất hiện từng đồ vật để cho trẻ gọi tên, nhận dạng các đặc điểm về tên gọi, màu sắc, hình dạng, kích thước, chất liệu, âm thanh, công dụng của các đồ dùng, cô cho trẻ khảo sát với các đồ vật trước khi giáo viên cho trẻ tìm hiểu, sau đó cô cho trẻ so sánh và mở rộng các đồ dùng khác trong gia đình ……

          + Hoạt động 3 : Nghe âm thanh đoán tên đồ vật

          Để củng cố lại cô tiến hàng cho trẻ chơi trò chơi: nghe âm thanh đoán tên đồ vật và chất liệu của các đồ dùng: cô chuẩn bị một tấm vải sau đó phía sau tấm vải cô để các đồ dùng mà trẻ vừa được quan sát được, cô gõ để các đồ dùng đó phát ra âm thanh để trẻ đoán xem đồ dùng đó tên là gì? Làm bằng chất liệu gì?

(cô chuẩn bị nhiều đồ dùng hơn, và các chất liệu cùng loại từ hai đồ vật trở nên để trẻ nhận biết và đoán )

          + Hoạt động 4 : Trò chơi thi xem ai nhanh

          Cô chia lớp thành ba đội và giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi ( cô yêu cầu trẻ đi mua sắm và chọn những loại đồ dùng trong gia đình như :đồ dùng nẫu ăn, đồ dùng trang phục, đồ dùng điện, cô ra nhiệm vụ ) sau đó khi nghe hiệu lệnh của cô trẻ sẽ bật qua các chướng ngại vật để thi đua mua sắm những đồ dùng của đội mình, khi kết thúc trò chơi, đội nào lựa chọn được nhiều đồ dùng đội đó sẽ chiến thắng.

          + Hoạt động 5: Trò chơi : cùng làm đầu bếp

Cô giới thiệu tên trò chơi: cách chơi luật chơi. Cô chuẩn bị 26 cái đĩa đựng đường, 26 cái thìa, 26 cái ly và 26 quả chanh đã cắt sẵn. Cô tiến hàng thí làm các thao tác rót nước, đổ đường để khuyấy nước, và vắt chanh, nếm xem vị ngọt của dường, vị thanh của chanh đã đủ chưa? Cô tiến hành cho trẻ cùng thực hiện và mời bạn bè cùng thưởng thúc các món nước mình vừa làm

          Qua một tiết dạy tôi thực hiện xen kẽ, đan xen giữa hoạt động, động và tĩnh để thu hút, gây hứng thú ở trẻ, qua đó sẽ tháy được kết quả của tiết day sẽ được trẻ tiếp thu cao hơn….đồng thời trẻ thực hiện được nhiều kĩ năng thông qua các hoạt động khác nhau, để kích thích trẻ tham gia

Biện pháp 2 : Để kích thích khả năng quan sát ghi nhớ có chủ định

Ví dụ: Trong tiết dạy cho trẻ tìm hiểu về sự đổi màu của nước

          Cô và trẻ cùng làm thí nghiệm cô cho trẻ quan sát ly nước lúc đầu : cô cho trẻ nên nếm thủ của ly nước ( là nước không màu, không mùi, không vị) cô cho trẻ quan sát và hoạt động trên ly nước đó. Sau đó cô lấy hai thìa mật ong cô cho vào ly nước thì hiện tượng gì sẽ say ra? Cô cho trẻ dự đoán

       + Mật ong sẽ thế nào?

       + Nó có mùi vị gì?

       + Màu sắc khi mật ong tan ra trong nước thì thế nào?

         Cô cho trẻ trả lời trước và dự đoán trước, sau đó cô sẽ khuấy đều mật ong để mật ong tan ra trong nước, và mời một số cháu lên nếm thử ly nước mật ong như thế nào? Và trả loài sau đó cô khái quát lại, đồng thời cô sẽ cho trẻ so sánh hai ly nước và mùi vị của hai ly nước như thế nào với nhau?

       Để kích thích khả năng quan sát, khả năng ghi nhó có chủ định thì cô nên cất hai ly nước sau đó cho trẻ so sánh hai ly nước với nhau, sau khi khái quát lại cô mới đem ra để trẻ nhận xét và củng cố lại một lần nữa

Hoặc cùng là thí nghiệm nước đổi màu : cô cho trẻ tự thực hàng và nêu lên thí nghiệm mình vừ làm

Biện pháp 3 : Tạo môi trường tích cực để trẻ hoạt động

         Để trẻ hứng thú tham gia vào trong một tiết học, đòi hỏi giáo viên phải là người chủ động tạo ra một môi trường thân thiện tích cực, sáng tạo thân thiện để trẻ được tham gia, ngoài ra sự quan tam nhẹ nhàng của giáo viên đối với trẻ cũng là động lực để trẻ phấn đấu : như thường xuyên khen trẻ, thường xuyên động viên trẻ khi trẻ làm đúng, chính xác nhưng ngược lại giáo viên không nên chê trẻ nếu trẻ làm sai, hoặc trả lời chưa đúng , nếu chỉ vô tình giáo viên chê trẻ sẽ làm cho trẻ mất đi sự tự tin, lần sau trẻ sẽ không giám trả lời hay phát biểu các câu hỏi của cô

         Bên cạnh đó môi trường không gian cũng kích thích đến trẻ rất nhiều, không gian lớp học rộng rãi thoáng mát, trẻ sẽ hưng phấn tham gia hơn, hay hoạt động ngoài trời, sân trường sạch sẽ thoáng mát không bị bẩn bởi rác thải ô nhiêm cung ảnh hưởng rất nhiều đến tiết học, sẽ không bị tác động nhiều từ các yếu tố bên ngoài.

       Để trẻ hứng thú hơn cô nen tổ chức các đợt giã ngoại, bắt sâu trong sân trường, vườn hoa, vườn rau, hay trông cây trong sân trường cũng tạo môi trường học tốt đối với trẻ và thiên nhiên.

Biện pháp 4 : Bổ sung đồ dùng học liệu cho tiết dạy thêm sinh động

        Để tiết dạy thêm sinh động giáo viên cần bổ sung các đồ dùng, trang các góc, để tạo sự hứng thú từ trẻ, đồng thời chuẩn bị các mô hình để trẻ quan sát và cùng trẻ tìm hiểu khám phá những điều mới lạ, hoặc bổ sung các đồ dùng trực quan, mới là như tranh ảnh, các loại lô tô, mô hình, vật thật, các đồ dùng đồ chơi để đưa trẻ vào thế giới tìm hiểu và khám phá . Việc giáo viên sử dụng các đồ dùng, đồ chơi, các loại tranh ảnh, vật thật, mô hình sẽ tạo cho trẻ cảm giác mới lạ, lôi cuốn hấp dẫn, sinh động đưa trẻ vào tiết học hấp dẫn hơn., lôi cuốn hơn

Ví dụ : khi trong tiết cho trẻ tìm hiểu về một số loại quả

Cô chuẩn bị các vật thật trẻ tạo cho trẻ sự húng thú hấp dẫn, lôi cuốn trẻ hơn, từ thủ thuật xuất hiện đến khi trẻ được thao tác cầm ngám, sờ các loại hoa quả, đồng thời trẻ sẽ được nếm mùi vị của các loại trai cây mà trẻ vừa  được khám phá , trẻ được trực tiếp tiếp xúc với vật thật, được thao tác trên đối tượng thì chăc chắn kiến thức mà trẻ nắm bắt được sẽ chính xác hơn là không được tiếp xúc khi chỉ được học chay.

Ngoài ra khi trẻ tham gia trò chơi cô cung bổ sung khá đầy đủ về tranh ảnh các loại hoa quả để phục vụ cho tiết dậy và để trẻ nắm bắt được kiến thức tốt hơn

         Bổ sung thêm các đồ dùng, đồ chơi vào các góc để tạo môi trường hứng thú, học hỏi, tò mò, khám phá.

Biện pháp 5 : Xây dựng góc thiên nhiên

       Để trẻ khám phá với môn khoa học thì giáo viên cần tập trung vào góc thiên nhiên để trẻ được tham gia được quan sát, được trải nghiệm

        Giáo viên cho trẻ quan sát thực hành và tìm hiểu về quá trình phát triển của cây tại các góc thiên nhiên co cho trẻ thực hành trồng cây để trẻ nắm bắt được quá trình phát triển của cây: từ hạt – tạo thành mầm – cây con – cây trưởng thành – ra hoa kết quả, và cun g cấp cho trẻ biết cây muốn sống được thì phải cần những điều kiện gì ? môi trường ánh sáng, nước, sự chăm sóc…… để trẻ được tham gia trên các hoạt động và cùng thực hiện thì trẻ sẽ nắm bắt được từ đó trẻ có thể biết được mối quán hệ của môi trường đối với sựu phát triển của cây. Biết được nếu không có ánh sáng cây sẽ như thế nào? Không có nước ? không được sự chăm sóc thì cây xanh sẽ thế nào?

      Trẻ chỉ thực sự được trải nghiệm thì trẻ mới có kiến thức và tích lũy vốn kinh nghiệm qua đó xây dựng góc thiên nhiên là điều kiên hết sức quan trong để cho trẻ làm quen khám phá khoa học.

Biện pháp 6 : Tổ chức luyện tập thông qua các tiết dậy

       Việc tổ chức luyện tập để phát triển nhận thức cung thông qua cá trò chơi để củng cố thêm cho trẻ như trò chơi

Gieo hạt :

Gieo hạt

Nảy mầm

Một cây

Hai cây

Một nụ

Hai nụ

Một hoa

Hai hoa

Một quả

Hai quả

Gió thổi

Cây reo

Lá rụng

       Thông qua một trò chơi luyện tập trẻ có thể nắm bắt được kiến thức toàn bộ của quá trình phát triển của cây xanh.

       Hay thông qua các trò chơi, hay các bài thơ câu chuyện nhận biết về hiện tượng thiên nhiên.

                                              Hạt mưa

Tôi ở trên trời                                                     Theo máng theo mương

Tôi rơi xuống đất                                               Vào những ruộng vườn

Tưởng rằng tôi mất                                            Cho người trồng trọt

Chẳng hóa tôi không                                         Thóc vàng chật cót

Tôi chảy ra sông                                                Cơm trắng đầy nồi

Nuôi loài tôm cá                                                Vậỵ chớ khinh tôi

Qua cá làng xã                                                   Hạt mưa hạt thóc

      Tổ chức luyện tập dưới nhiều hình thức khác nhau như thơ, truyện, ca dao, trò chơi luyện tập, trò chơi học tập…..tùy vào nhận thức của từng lớp. từng cá nhân,. Từng đồ tuổi mà cô tổ chức cho phù hợp với

Biện pháp 7 :  Tuyên truyền với phụ huynh

       Ngoài những phương pháp, những cách thức tổ chức trên lớp, tham quan, hay bổ sung đồ dùng học liệu giáo viên cũng cần phối hợp với phụ huynh để hỗ trợ trong quá trình học tập của trẻ, tại lớp: ví dụ giáo viên có thể nhờ tới phụ huynh tìm và tận dụng các nguyên vật liệu mở, cá phế liệu cẩn thiết để hỗ trợ với giáo viên làm các đồ dùng trong lớp học, hoặc cùng với giaó viên hướng dẫn trẻ tham gia các hoạt động lao động nhẹ ở nhà để trẻ sẽ có vốn kiến thức thếm sau các buổi học trên lớp

        Ngoài ra cân phải tuyên truyền cho mỗi phụ huynh nắm bắt được các kiến thức về các các môn học tại trường cho trẻ để phụ huynh xem trong việc hàng ngày trẻ đến lớp sẽ được học hỏi các kinh nghiệm, các kiến thức tai trường, từ đó phụ huynh sẽ hỗ trợ cho các giáo viên, cùng giáo viên rèn luyện cho con em mình

3, Kết quả khảo nghiệm , giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu

 Bảng kết quả so sánh phân loại đồ dùng theo chất liệu ,công dụng, cấu tạo

( tổng 26 trẻ)

Bảng 2 (cuối năm)

stt

Khả năng quan sát so sánh , phân loại

Kết quả

 
 

1

Xếp loại tốt

10

38,46%

2

Xếp loại khá

10

38,46%

3

Xếp loại TB

5

19,23%

4

Xếp loại yếu

1

3,846%

       Qua quá trình sử dụng cho trẻ quan sát, so sánh và phân loại tôi đã  đưa biện pháp vào trong qua trình hoạt động của trẻ và nhận thấy rằng các cháu tiến bộ và và có khả năng hiểu sâu hơn về môi trường xa hội, về phân loại các đồ dùng, dụng cụ của ngành nghề trong xã hội và thấy được rằng tiến bộ hơn đầu năm rõ rệt thông qua bản tổng hợp đánh giá như sau:

Bảng 3 : bảng tổng hợp về quá trình quan sát phân loại và so sánh của trẻ

Stt

Khả năng quan sát so sánh , phân loại

Đầu năm

Cuối năm

Tăng

Số lượng

Tỷ lệ

Số lượng

Tỷ lệ

 
 

1

Xếp loại tốt

4

15,38

10

38,46

6

23.07

2

Xếp loại khá

7

26,92

10

38,46

3

11,53

3

 

Xếp loại TB

10

38,46

5

19,23

 
 

4

Xếp loại yếu

 

5

19,23

1

3,846

 
 

          Từ đó tôi rút ra được một số bài học kinh nghiệm như sau:

          Trong tiết khám phá khoa học để trẻ nắm bắt được kiến thức, tìm hiểu và khám phá được môn học này đòi hỏi giáo viên cần sự dụng các biện pháp sau.

  • Trước tiên giáo viên phải là người có kiến thức kĩ năng về chuyên môn nghiệp vụ.

  • Giáo viên phải hiểu được tâm sinh lý của trẻ, theo từng độ tuổi, có kĩ năng dạy trẻ khám phá khoa học.

  • Luôn luôn có sự thay đổi về hình thức, linh hoạt, và có sự thay đổi trong phương pháp dạy cũng như đứng lớp của mình .

  • Luôn luôn có sự sáng tạo, đổi mới, làm đồ dùng dạy học đầy đủ, phong phú

  • Tạo môi trường học thân thiện tích cực, động viên trẻ thường xuyên trò chuyện giao tiếp với bạn bè với cô giáo.

  • Cô sử dụng ngôn ngữ cần phải chuẩn với giọng phổ thông, cần nhẹ nhàng với trẻ, thân thiện, vui vể với trẻ .

  • Giáo viên khi tổ chức dạy học, cần bổ sung các đồ dùng: như tranh ảnh, các mô hình, vật thật, đồ dùng, dồ chơi để trẻ quan sát, tri giác đối tượng, bên cạnh đó cần đảm bảo tính thẩm mỹ, tính an toàn tuyệt đối cho trẻ, và phải đẹp mắt, hấp dẫn trẻ.

  • Thường xuyên cho trẻ thực hàng luyện tập, khảo sát đối tượng bàng tất cả các giác quan của trẻ để kích thích tính tò mò ham hiểu biết của trẻ.

  • Giáo viên luôn chủ động thay đổi luôn phiên các hình thức tổ chưc, các trò chơi đan xen động tĩnh khác nhau, để trẻ không nhàm chán, đồng thời để trẻ thỏa mãn như cầu hứng thú, học hỏi.

4, KẾT LUẬN

“Trẻ em như búp trên cành”

       Dạy trẻ tại trường mầm non là cả một quá trình nghệ thuật nó đòi hỏi rất cần sự kiên trì của chính những cô giáo mầm non, ngoài ra còn phải phụ thuộc vào sự chăm sóc quan tâm của gia đình và xã hội

       Để giúp trẻ đến với môn học tại trường nói chung và môn khám phá khoa học nói riêng thì đòi hỏi giáo viên phải có sự tự tin đứng trước trẻ, đứng trước mọi người, đồng thời giáo viên cần phải năng động, sáng tạo, chủ động và phải có trình độ chuyên môn về chương trình học mầm non, đồng thời phải có lối sống chính trị đạo đức, có tâm với nghề, yêu nghề mến trẻ

       Cần phải xây dựng các kế hoạch tuần, kế hoạch giáo dục hàng ngày một cách khoa học, lô rích, và phải thực hiện theo kế hoach đẫ đề ra dự theo từng nhận thức của từng độ tuổi, động thời dựa vào khả năng của từng trẻ  khác nhau, không rập khuân

        Thường xuyên quan tâm, kiểm tra và đánh gái trẻ sau mỗi ngày học, sau mỗi chủ đề, chủ điểm, và theo dõi trẻ dựa vào bộ chuẩn phát triển

        Bổ xung các đồ dùng học liệu, các trang thiết bị cần thiết đối với môn học

        Giáo viên cần phải luôn rèn luyện đạo đức, phẩm chất của một người giáo viên cần phải có lối sống lành mạnh, yêu thương học sinh, để đảm bảo cho sự phát triển của trẻ, chính vì vầy ngành học này đòi hỏi sự khéo, sự nhiệt tình, sự kiên trì và lòng yêu nghề

        Bởi vì các cháu là mầm non tương lai, là thế hệ nối tiếp chính vì vậy đây là nền tảng là bước khởi đầu của thế hệ mới và rất cần được sự quan tâm của gia đình, nhà trường và xã hội và vì lợi ích trồng người của đất nước ta

BẤM VÀO ĐÂY TẢI FILE WORD