Một đời như kẻ tìm đường
Một đời như kẻ tìm đường – Nhan đề của cuốn sách đã nói lên tất cả mục tiêu, nội dung mà cuốn sách muốn truyền tải. GS Phan Văn Trường, một người Việt Nam từng là cố vấn của chính phủ Pháp về thương mại Quốc Tế. Những lời tâm can của giáo sư khi đã trải qua hơn 70 năm cuộc đời thật đáng trân trọng. Những nội dung đã nêu của giáo sư là những viện giáo sư đã làm được, những việc nên làm, những việc nuối tiếc mà giáo sư muốn thế hệ sau tránh mắc phải.
Khởi đầu hành trình của giáo sư là việc được gia đình cho sang Pháp du học với kinh phí tự túc, năm 1963 mà nhà giáo sư đã tích cóp được 3000 usd để giáo sư qua Pháp học, nhưng những ngày đầu gs đã bị lừa mất số tiền này khiến gs phải bơ vơ nơi đất khách, tuy nhiên nhìn lại chuỗi sự kiện thì đây như là câu chuyện Tái ông xuất mã, sự cố này chỉ làm cho giáo sư thêm cứng rắn, thêm trưởng thành trên con đường đời, gs tìm được việc làm thêm tìm được một nhóm bạn chia sẻ nhau bữa ăn, chia sẻ nhau thông tin kiếm việc mà thông qua công việc ông lại tăng thêm hiểu biết và trân quý cuộc đời.
Thầy ngày xưa với biết bao nhiêu thiếu thốn trong cuộc sống như tiền bạc vật chất, ăn uống nhưng thầy đều vượt qua hết trong khi đó chúng ta đang sống trong một xã hội OTI (On the Internet), tất cả mọi thử đều có thể tìm thấy trên interet, thế thì tại sao chúng ta không bỏ công tìm thông tin, kiến thức trên internet để hoàn thiện mình, để thêm sự phong phú về kiến thức cho mình.
Truyền thuyết Từ Thức hay kẻ tìm đường là một ví dụ minh hoa cho nhan đề của cuốn sách để mô tả quá trình đi tìm đường cho bản thân mỗi chúng ta. Từ Thức bỏ cõi nhân gian để đi tìm mộng ảo nhưng cuối cùng ông lại tìm lại chính quê hương ban đầu để giúp bà con nuôi cấy, đó là điều hạnh phúc giản gị và đ��i thường. Đó là sự kết nối với tháp nhu cầu Maslow, vì khi những nhu cầu cơ bản của con người như ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt được thỏa mãn thì người ta có nhu cầu cao hơn như được thể hiênn bản thân, được mọi người tôn trọng, tuy nhiên cuối cùng điều Từ Thức hướng đến là nhu cầu cho đi – đỉnh của tháp nhu cầu. Đó là điều mà tôi cũng đang hướng đến.
Tác giả cũng cho răng việc bằng cấp, học hành đôi khi không liên quan gì tới sự nghiệp sau này, minh chứng là tác giả đã tốt nghiệp Cao Đẳng Cầu Đường ở Pháp nhưng chưa xây bất kỳ một cây cầu nào. Điều đó cho thấy là quá trình học tập cho ta sự tư duy mà từ đó, nếu đặt bản thân vào bất kỳ công việc nào cũng có thể xử lý và làm việc được. Thời gian của môi người là như nhau, cần nắm bắt và khám phá bản thân không ngừng nghỉ để có thể phát huy tối đa năng lượng, ưu điểm trong mỗi con người chúng ta.
Cả quá trình chọn nghề nghiệp của tác giả thì đều do xô đẩy của người khác và cũng là con đường đi khám phá bản thân, tuy nhiên điều quan trọng tác giả đúc kết được là Thái độ hơn trình độ, giữ cho mình 1 thái độ đúng đắn là tiền thân cho thành công sau này.
Cuộc đời mỗi người được thay đổi nhờ 2 điều, một là những người ta gặp, 2 là những cuốn sách mà ta đọc, những người mà thầy gặp đã tác động đến thầy rất nhiều, ví như sự lựa chọn, tất cả cuộc sống là những chuỗi ngày lựa chọn nhưng chọn cái gì rồi thì cần phải dành 100% sức lực mà hoàn thành cho kỳ được nó.
Ở cái tuổi của thầy thất bại, phá sản cũng nhiều nhưng hầu hết những người thành công là những người lấy thất bại làm bài học cho bản thân để lần sau lại dấn thân và đạt đến những thành tựu mới.
Thầy đã tiếp xúc với nhiều học sinh, sinh viện, nhiều em hỏi thầy là lấy cơ hội đâu ra, thầy chỉ đúc rút câu chuyện về đối tác Anh sang gặp công ty thầy ở Pháp và 2 bên thì không ai thông thạo cả 2 thứ tiếng và người duy nhất hiểu biết chính là thầy và vị tổng giám đốc đã mời thầy vào đội hội nghị với công ty Anh để sau đó thầy có 1 buổi Show in one mà ngài tổng giám đốc phải đề cử thầy làm nhóm trưởng phụ trách công việc đó. Qua câu chuyện đó mới thấm được là cơ hội sẽ có lúc xuất hiện, việc của chúng ta là chuẩn bị thật tốt để khi cơ hội đến sẽ không tuột mất.
Văn hóa phương đông đè nặng tuổi tác, những người nhiều tuổi hơn thường được kính trọng hơn và được cho cái quyền dạy người ít tuổi hơn nhưng để dạy được cần phải làm được và kiến thức uyên thâm. Điều đó chỉ có được khi ta học hỏi không ngừng và cải thiện bản thân từng ngày, tư duy không nghỉ hưu và cố gắng sống tích cực, mang lại giá trị cho cộng đồng là tiên quyết cần hướng tới.
Trong đời mỗi người cũng chỉ có vài ba lần lựa chọn quyết định ảnh hướng tới cuộc sống sau này. Một trọng số đó là chọn vợ, người vợ từ bi, thông mình, và biết xây dựng gia đình là người mà sẽ đi theo ta đến hết cuộc đời, biết đổi mới, biết hỗ trợ ta. Bên cạnh đó bổn phận và trách nhiệm của ta là điều không thể thiếu. Mọi thứ cần đến từ 2 phía và có qua có lại mới tại lòng nhau.
Thầy cũng có đôi lời gửi gắm tới các vị phụ huynh, thương con, mong con thành người, trưởng thành là đúng nhưng cách ta làm mới là điều quan trọng. Tại sao thế giới Tây phương thế hệ trẻ lại sớm trưởng thành hơn là vì họ đươcn tự lập từ bé, họ được nuôi dưỡng tư duy độc lập, lấy hành động làm cơ sở cho việc học tập, họ được cọ xát với cuộc sống, không dc cha mẹ đùm bọc, che chở. Mà càng che chở nuôi nấng thì lại càng sinh hư, cho bao nhiêu tiền rồi cũng phá hết chứ không biết cách làm ra thêm.
Đi gần hết cuộc đời, thầy lại chiêm nghiệm ra rằng, mỗi một độ tuổi là một cái nhìn mới, một quan điểm mới nhưng tưu chung lại là tư duy ham học hỏi, học hỏi không ngừng nghỉ, không so sánh hay tự diễu với bất kỳ ai, ai rồi sẽ có định mệnh riêng của mỗi người. Cứ tự tin mà bước tới
Cảm ơn giáo sư về những bài học này rất nhiều