Món ngon từ thịt vịt – Nấu Tiệc Tại Nhà – Đặt Tiệc Tại Nhà
Thịt vịt nấu món gì ngon nhất, các món ngon từ vịt
Thực đơn các món ngon từ vịt được ưa chuộng để giải đáp thắc mắc thịt vịt nấu gì ngon nhất bao gồm Vịt nướng, Cháo vịt, Vịt om sấu, Vịt kho sả, Bún măng tươi vịt, Thịt vịt hầm bia, Vịt chiên nước dừa, Gỏi vịt bóp thấu, Thịt vịt nhồi măng., Thịt vịt đút lò., Vịt rang giềng, vịt rang muối., Cà ri vịt xiêm…
Thịt vịt trong nền ẩm thực thế giới
Thịt vịt là một trong những món ăn ngon được ưa chuộng trên toàn thế giới. Thịt vịt còn là món ăn phổ biến trong nền văn hóa ẩm thực trên thế giới. Nhất là ở vùng Châu Á.
Theo quan niệm Á Đông, Ngày Tết Đoan Ngọ đây là ngày nóng nhất trong năm nên thường ăn món ngon từ vịt và các món ăn có tính mát trong ngày này.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp các bạn biết cách nấu một vài món ngon từ vịt, mời mọi người cùng tham khảo.
Thực đơn các món ngon từ thịt vịt đãi tiệc, đãi khách tại nhà
Cũng giống như gà, vịt là một trong những loại gia cầm được dùng làm thức ăn phổ biến nhất hiện nay, đặc biệt là trong các bữa tiệc, cúng giỗ và chiêu đãi gia đình.
Nhưng cũng có khá nhiều người không biết sử dụng thịt vịt để nấu món gì ngon nhất cho gia đình mình thưởng thức. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn biết được một vài món ngon từ thịt vịt, giúp bạn trở thành bà nội trợ đảm đang hơn trong mắt mọi người.
Vịt được cho là một loài chim nước có số lượng khá nhiều, ngang ngửa với ngang và gà. Vịt hoàn toàn là một nguồn thực phẩm không thể thiếu trong ẩm thực thế giới, đặc biệt là Châu Á, trong đó có Việt Nam.
Không giống như gà, thịt vịt có vị khá đặc trưng, có khả năng chế biến được nhiều món ăn, vậy thịt vịt nấu gì mới ngon? Hãy tham khảo thực đơn các món ngon từ vịt sau đây nhé!
1. Món ngon vịt nướng
Vịt nướng là món ăn phổ biến, với lớp da vàng giòn, mùi vị thơm lừng của mật ong cùng với một số gia vị ướp trước đó tạo nên một món vịt nướng than ngon không thể cưỡng.
Nguyên liệu để chế biến vịt nướng
- 2 miếng thịt vịt (bạn có thể làm đùi hay nguyên con nhé)
- 1 muỗng canh rượu trắng
- 3 muỗng sả băm
- 1 muỗng canh dầu hào
- 2 tép tỏi băm
- 1 muỗng canh gừng băm nhuyễn
- 1 muỗng canh nước tương
- 1 muỗng cà phê mật ong
- 1 muỗng cà phê bột ớt loại không cay hay còn gọi là paprika
- 1/2 muỗng cà tiêu
- 1 củ hành tím băm
- 1 muỗng canh dầu ăn.
Cách chế biến:
Phần gia vị: 2 muỗng canh nước tương, tỏi băm, ớt băm, 1/2 muỗng cà phê dầu mè, 1 muỗng canh nước mỡ của vịt khi nướng.
Rửa sạch vịt với nước lạnh pha muối, sau đó, dùng gừng thái lát chà lên vịt để khử mùi hôi đặc trưng, tiếp đến, rửa qua nước lạnh thật sạch.
Cho vịt vào âu và cho gia vị vào trộn đều, sau đó, ướp tầm 20-30 phút cho thấm vị. Cho vịt lên vỉ, phía dưới có khay hứng nước gia vị.
Bật lò 220 độ C trước 10 phút cho lò nóng, sau đó cho vịt vào nướng khoảng 25-30 phút. Trong khi nướng các bạn trở vịt để vịt chín đầu và không bị cháy. Nói chung khi nào thấy da vịt có màu vàng thịt chín là được.
Bạn có thể dùng kèm thịt vịt với rau xà lách, húng chó, diếp cá hay rau thơm các loại và dưa leo, chấm với nước tương như trên là ngon tuyệt vời.
2. Món ngon cháo vịt
Cháo vịt và cháo gà có 2 đặc trưng riêng biệt, bạn hoàn toàn có thể phân biệt được khi ăn chúng. Cách nấu cháo vịt cũng khá giống cháo gà, tuy nhiên, do vịt có mùi hơn gà nên dùng một ít rượu trắng để cháo tăng thêm hương vị, cháo vịt rất tốt cho sức khỏe khi ăn nóng.
Nguyên liệu nấu cháo vịt:
- 1 con vịt
- 1 lon gạo (trộn cả gạo tẻ và gạo nếp)
- 6 củ tỏi
- 8 của hành tím
- 5 trái ớt
- 1 nhánh gừng tươi
- Rau ăn kèm: Tía tô, hành lá, húng quế, mùi tàu, rau mùi, hành lá và hành phi
- Gia vị: muối, tiêu, nước mắm và dầu ăn
Cách thực hiện:
Bạn có thể mua vịt làm sẵn, sau khi mua vịt về, bạn dùng muối để chà xát vào vịt nhằm khử mùi hôi, sau đó, dùng rượu và gừng rửa lại, cách này giúp mùi hôi của vịt được khử sạch và khi nấu cũng cho vị ngon hơn.
Tiếp theo, bắt một nồi nước lên bếp, nướng vài củ hành tím cho thơm và đập dập, chờ nước sôi rồi bỏ vào. Tiếp đến, cho vịt vào nấu, trong lúc nấu nhớ canh và vớt bọt để nước không bị đục và có mùi.
Đây là bí quyết khi nấu cháo vịt, giúp cháo thơm và có hình thức đẹp khi thưởng thức. Gạo bạn đem vo sạch, rồi để ráo, sau đó rang sơ qua.
Tiếp đến cho gạo vào nồi cháo và nấu đến khi gạo nở búp. Với cách nấu cháo vịt ngon nhất này, bạn sẽ làm cho hạt gạo bung nở vừa phải, không quá nhừ và nồi cháo cũng thơm ngon hơn.
Vịt khi nấu nhừ thì vớt ra ngoài, cắt miếng nhỏ và nêm nếm lại gia vị vừa ăn trong nồi cháo. Để ăn ngon miệng hơn, bạn nên dùng kèm với nước chấm.
Vậy bạn hãy làm một bát nước chấm theo công thức sau: Giã ớt, tỏi và gừng, sau đó hòa nước mắm đường theo tỷ lệ 2 mắm: 1 đường và trút gia vị vào khuấy đều. Bạn có thể vắt thêm ít nước cốt chanh để làm mắm dịu.
Cuối cùng là lấy cháo ra bát tô, xếp một vài miếng thịt vịt lên bát, rồi rắc hành, rau thơm lên trên và thưởng thức thôi nào. Đừng quên rưới một chút nước mắm lên nhé!
3. Món ngon vịt om sấu
Đây là một món ngon từ vịt có nguồn gốc từ miền bắc, vì trái sấu là trái đặc trưng chỉ có miền bắc mới có, tuy nhiên, món ăn này có hương vị khá đậm đà, vị chua do quả sấu mang lại tạo nên nét đặc trưng riêng cho món ăn, Mời bạn tham khảo cách nấu món vịt om sấu do chúng tôi giới thiệu nhé.
Nguyên liệu làm vịt om sấu:
- Vịt: 1 con
- Sấu xanh: 6-8 trái
- Khoai sọ: 500g
- Hành khô: 5 củ
- Tỏi khô: 1 củ
- Sả: 5 cây
- Rau mùi tàu: 10 lá
- Rau ngổ: 1 bó nhỏ
- Gừng tươi: 1 củ
- Ớt: 2 trái
- Gia vị thường dùng: nước mắm, tiêu, muối….
Cách làm:
Làm sạch vịt sau đó rửa sạch với muối, rượu và gừng để giảm mùi hôi, bạn có thể dùng chanh hoặc giấm gạo để khử mùi hôi của vịt. Nếu ở quê, có lá na dùng xát vào cùng với muối hạt có tác dụng khử mùi hôi của vịt cũng rất hiệu quả.
Lưu ý: Nếu muốn tăng hương vị cho món ăn, bạn có thể đem vịt thui sơ cho vàng da rồi chặt nhỏ. Tuy nhiên việc này có hơi cầu kỳ và mất thời gian thực hiện.
Sấu cạo vỏ và rửa sạch, sau đó, dùng dao khứa vào sấu nhiều lần để sấu khi nấu nhanh chín hơn và ra nhân thịt.
Rửa sạch khoai sọ và đem luộc qua nước sôi khoảng 5 phút rồi xả lại nước lạnh, làm như vậy sẽ giúp dễ dàng bóc vỏ khoai mà không bị nhớt hay ngứa tay.
Nếu không muốn luộc, bạn nên đeo bao tay nilon khi gọt vỏ. Cắt khoai làm đôi hoặc 4 phần tùy kích cỡ, ngâm với nước muối khoảng 20 phút để khoai bớt nhớt rồi đem đi nấu để tránh bị ngứa khi ăn.
Hành tím bóc vỏ, thái lát mỏng.Tỏi bóc vỏ, thái lát mỏng.Sả rửa sạch, lấy phần củ non, đập dập rồi thái mỏng. Rau ngổ, mùi tàu nhặt gốc, rửa sạch, thái nhỏ.Ớt rửa sạch, bỏ hạt, thái sợi nhỏ.
Cho vịt vào nồi, ướp với khoảng 1/3 muỗng canh muối, 1/3 muỗng canh hạt nêm, 1/3 muỗng cà phê hạt tiêu và ½ lượng hành, tỏi, sả thái nhỏ.
Trộn đều rồi ướp vịt ít nhất 20 phút. Lượng gia vị các bạn tự điều chỉnh nhưng phải ướp vừa đủ để vịt thấm và đậm hơn khi ăn.
Bắc một cái chảo hoặc nồi lớn lên bếp với chút dầu ăn, khi dầu nóng thì cho lượng hành, tỏi, sả còn lại vào phi thơm vàng.
Tiếp đó, trút hết thịt vịt đã ướp vào đảo đều, xào cho đến khi vịt có mùi thơm và thịt săn lại. Bước này giúp vịt thơm và thấm gia vị đậm đà hơn.
Cho sấu vào nồi, đổ nước ngập thịt rồi đậy vung lại nấu. Để món ăn hấp dẫn hơn, bạn có thể dùng nước dừa tươi hoặc nước hầm xương để thay thế cho nước lạnh. Nấu lửa lớn cho nồi thịt vịt sôi lên, sau đó hạ lửa nhỏ và nấu từ từ để vịt chín mềm.
Khi thấy vịt hơi mềm, bạn cho khoai sọ vào nấu cùng. Khoai sọ rất nhanh chín nên chỉ cần nấu thêm khoảng 10 phút là được, không nên nấu lâu quá vì khoai sẽ bị mềm, nát và ăn không ngon.
Lúc này sấu cũng đã mềm, bạn dùng muối hoặc thìa lớn dầm sấu từ từ cho đến khi đủ độ chua thì dừng lại, nêm nếm gia vị vừa ăn. Cuối cùng rắc thêm rau ngổ, mùi tàu và ớt thái sợi (có thể không bỏ nếu không thích ăn cay) rồi tắt bếp.
Một món vịt om sấu đạt chuẩn là khi: thịt vịt chín mềm, đậm đà gia vị, nước om sệt lại và có vị ngọt từ thịt vịt tiết ra, khoai sọ chín, dẻo, có vị bùi và thơm.
4. Món ngon vịt kho sả
Vịt kho sả là món ăn dễ làm, với nguyên liệu dễ kiếm chủ yếu là thịt vịt và sả, đây là món ngon từ vịt được khá nhiều người ưa chuộng và có thể sử dụng làm điểm tâm sáng, trưa, tối đều được.
Nguyên liệu làm vịt kho sả:
- 1 kg thịt vịt
- 5 củ sả, tỏi, gừng, hành khô, ớt
- 50ml nước mắm, 20ml nước hàng, 3 muỗng cà phê đường.
- 2 muỗng cà phê hạt tiêu, 1 muỗng cà phê hạt nêm
- Dầu ăn, rượu trắng
Cách làm:
Vịt sơ chế, lọc lấy phần thịt và bỏ xương đi, cắt gừng thành khoanh mỏng, sau đó giã nhỏ. Ướp vịt với gừng và rượu để khử mùi hôi, ngâm vịt khoảng 3 phút và rửa lại với nước sạch.
Hành và tỏi bóc vỏ, rửa sạch và băm nhuyễn, ớt đỏ sắc nhuyễn, củ sả giã nhuyễn và chia làm đôi. Cho thịt vịt vào tô và dùng phần gia vị vừa chuẩn bị xong cùng ½ tỏi băm nhuyễn để ướp. Trộn đều thịt vịt khoảng 30 phút để gia vị ngấm vào thịt.
Bắc chảo lên bếp, cho dầu ăn vào, sau đó, cho sả và tỏi vào khi dầu nóng lên, phi thơm. Tiếp theo, cho thịt vịt vào chiên qua, đảo đều các mặt cho chín vàng.
Khi có mùi thơm, cho nước lọc vào sấp sấp thịt, vặn lửa lớn. Khi thịt vịt sôi khoảng 10 phút thì hạ nhỏ lửa, để lửa liu riu cho thịt ngấm gia vị nhé. Nêm lại cho vừa miệng. Để nước sánh lại, sau đó tắt bếp và thưởng thức.
5. Bún măng tươi vịt
Bún măng tươi vịt là món ăn được nấu tại các nhà hàng chuyên về vịt. Vịt nấu cùng với măng tươi tạo nên một mùi vị rất mới, có vị hơi chua, nước canh béo ngậy. Món này thường ăn kèm bún, được nhiều người yêu thích.
Nguyên liệu làm bún măng tươi vịt:
- Thịt vịt: nửa con
- Gừng: 1 củ
- Bún tươi: 500g
- Đường trắng: 1 muỗng cà phê
- Hành lá: 1 cây
- Măng tươi: 200g
- Hành tây: 1 củ
- Muối, hạt nêm, hành phi: mỗi thứ 1 muỗng cà phê
Cách làm:
Bún luộc chín, xả nước cho nguội hẳn, măng tươi luộc sơ cho hết độc, bỏ ra đĩa riêng và tướt sợi nhỏ. Hành tây bóc vỏ, rửa sạch và cắt khoanh nhỏ.
Gừng cạo vỏ, cắt lát. Hành lá rửa sạch, cắt nhỏ. Vịt làm sạch, bắc nồi nước lên luộc sơ vịt cho bớt hôi, khi luộc có thể thêm chút gừng.
Chặt vịt thành từng khúc vừa ăn, để riêng.Cho chút mỡ vịt vào nồi, khử hành và gừng cho thơm. Sau đó cho vịt vào đảo đều, nêm 1 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê hạt nêm, tiêu, 1 muỗng cà phê đường, đảo đều tay.
Cho nước vào ngập vịt, hầm vịt trong ½ tiếng, chú ý vớt bọt nếu muốn nước trong. Cho măng đã luộc sơ vào, để nồi canh sôi nêm nếm lại lần nữa cho vừa miệng. Lấy vịt nấu măng ra tô, rắc hành phi và hành lá cắt nhỏ lên. Ăn kèm với bún và rau sống tùy thích.
Món bún măng tươi vịt với những miếng thịt mềm thơm vị gừng ăn kèm cùng măng chua chua giòn giòn sẽ chẳng mấy chốc mà hết veo.
Vịt có tính mát, gừng có tính ấm, hai vị này hòa với nhau làm món ăn trở nên cân bằng. Ăn vào mùa đông không sợ lạnh bụng đâu nhé!
6. Món thịt vịt hầm bia
Thịt vịt hầm bia có mùi vị khá thơm, với thịt vịt mềm, ngọt, dấy lên hương vị của bia cùng quế, hồi và hành hoa. Món ngon từ vịt này ăn trong những ngày mưa gió thì không còn gì bàn cãi.
Nguyên liệu nấu thịt vịt hầm bia:
- Nửa con vịt khoảng 600gr đến 700gr
- 1 chai bia
- 10 lá rau cải thảo
- Hành tím, tỏi, ớt, chanh.
- Bột ngũ vị hương
- Rau húng.
Cách làm:
Sơ chế và rửa sạch vịt, sau đó, chặt miếng vừa ăn. Cho tỏi đập dập và ngũ vị hương vào ướp vịt. Thêm đường, mì chính, gia vị trộn đều để khoảng 30p cho ngấm gia vị.
Nên nêm hơi đậm để không cần cho thêm khi hầm vịt. Thịt vịt được đậm đà. Bắc chảo lên bếp, cho một chút dầu vào, áp chảo to lửa vịt cho săn và chắc miếng thịt vịt, khi hầm ít bị ngót.
Lật đều áp chảo vàng 2 mặt vịt, vì thịt vịt có ướp đường khi áp chảo có thể bị xém nhưng khi ninh sẽ hết. Cho thịt vịt vào đảo đều cùng mỡ hành, cho một chút nước vào đun.
Chú ý chỉ có sấp sấp một nửa phần thịt vịt, nước sôi đổ thêm nửa chai bia hạ nhỏ lửa đậy vung. Ninh vịt khoảng 30p. Cải thảo rửa sạch thái vát thành từng miếng nhỏ.
Sau khi vịt đã ninh nhừ cho thêm nửa chai bia, để sôi và thả rau vào. Cải thảo chín rất nhanh chỉ cần thả vào 1 phút thì vớt ra xếp vào bát tô.
Đặt những miếng thịt vịt lên trên và chan nước hầm dùng nóng. Pha một chút nước mắm ngon, tỏi, ớt và chanh để chấm thịt vịt. Món ngon từ vịt này phù hợp ăn kèm với bún. Chuẩn bị bún ra đĩa.
Một số món ăn ngon từ thịt vịt với cách làm đơn giản
Những thông tin trên đã giúp bạn biết được những món ăn ngon được làm từ vịt. chúng tôi xin điểm qua một vài món ăn khác từ vịt cho bạn tham khảo:
- Vịt chiên nước dừa
- Gỏi vịt bóp thấu
- Thịt vịt nhồi măng.
- Thịt vịt đút lò.
- Vịt rang riềng, vịt rang muối.
- Cà ri vịt xiêm.
- Chân vịt rút xương xào dứa.
- Vịt nấu chao
- Tiết canh vịt
- Cà ri vịt
- Vịt giả cầy
- Vịt xào sả ớt
- Vịt om me
- Vịt quay lá móc mật
- Vịt tiềm
Vì sao món vịt om sấu là món trứ danh, được nhiều người yêu thích?
Vịt om sấu là một trong những món ngon từ vịt được khá nhiều người ưa thích, vì nó mang mùi vị đặc trưng riêng và cách nấu cũng khá đơn giản, dễ thực hiện.
Sau khi làm sạch và khử mùi hôi, bạn chỉ cần chặt miếng vịt vừa ăn, sau đó, cho vào tô lớn để ướp gia vị trong khoảng 30-40 phút để thấm vị.
Gọt vỏ quả sấu và cho vào nồi cùng với vịt, đun chín, nấu bằng nước dừa tươi sẽ cho vị ngon ngọt, đậm đà hơn.
Vịt om sấu với thịt vịt mềm, hơi chua từ sấu có thể dùng để ăn trong bữa cơm gia đình hoặc ăn lẩu. Các loại rau đi kèm món ăn này gồm: Rau ngổ, rau muống, rau rút,…
Lòng vịt xào với gì là ngon nhất?
Lòng vịt xào với gì là ngon nhất luôn là thắc mắc của nhiều người, dưới đây, Massageihealthy sẽ chỉ ra một số món ăn xào với lòng vịt cùng cách nấu đơn giản, dễ thực hiện:
Lòng vịt xào mướp
Nguyên liệu:
- 3 bộ lòng vịt
- 2 trái mướp hương
- 100g hành lá
- 2-5 củ hành tím
- Gia vị: muối tiêu xay, nước mắm ngon, dầu ăn, đường
Cách làm:
Chọn lòng vịt tươi ngon, có màu sắc đỏ tươi về và làm sạch bằng nước muối pha loãng. Sau đó, cắt nhỏ lòng vịt và cho vào âu sạch.
Dùng chút muối tiêu xay để ướp, băm nhỏ hành tím cùng nước mắm ngon cho lòng vịt thấm gia vị khoảng 20 phút.
Lúc này, bạn gọt vỏ ngoài của quả mướp hương và cắt lát mỏng khoảng 2cm cho vào dĩa sạch chuẩn bị món lòng vịt xào mướp.
Xào mướp và tỏi trên lửa lớn để giúp mướp giòn và không ra nhiều nước. Bắt chảo lên bếp cho nóng, chờ 5 phút rồi cho hành tím băm nhỏ vào, phi thơm, sau đó, cho lòng vịt tẩm ướp vào xào cho săn thịt thì cho mướp lát vào xào chung đến khi mướp chín, xanh trong rồi cho hành lá vào và tắt bếp.
Lòng vịt xào ngũ sắc
Nguyên liệu chuẩn bị
- Lòng vịt : 2 bộ
- Bắp non: 50gr
- Nấm bào ngư: 100gr
- Cà rốt tỉa hoa: 50gr
- Đậu hà lan trái: 100gr
- Gừng: 50gr
- 1 muỗng canh hành lá băm nhuyễn
- 2 muỗng canh dầu ăn
- 1 muỗng canh muối
- 1 muỗng cà phê đường
- 1 muỗng cà phê tiêu
- 1 muỗng cà phê nước mắm
- 2 muỗng canh nước dùng gà
- 1 muỗng cà phê bột bắp
Cách làm:
Gừng bạn gọt vỏ rồi rửa sạch, sau đó bạn cắt lát dày và đập dập. Lòng vịt mua về bạn làm sạch, sau đó để ra cho ráo nước.
Tiếp theo bạn nấu nước sôi, cho gừng đập dập vào, sau đó cho tiếp lòng vịt vào luộc trên lửa lớn khoảng 5 phút. Khi thấy đủ thời gian, bạn xả nước cho nguội rồi xóc cho ráo.
Khi thấy nguội bạn lấy lòng vịt cắt miếng vừa ăn mang đi ướp với nước mắm cùng ½ muỗng cà phê tiêu và đầu hành lá băm nhuyễn.
Nấm bào ngư mua về bạn rửa sạch với nước muối pha loãng, rửa lại nước rồi cắt góc và vẩy cho ráo nước. Bắp nón và đậu hà lan mua về cũng rửa sạch rồi để chó ráo nước.
Tiếp theo bạn nấu nước sôi củng nửa muỗng canh muối sau đó bạn cho cà rốt cùng bắp non, đậu hà lan, nấm bào ngư vào chần 2 phút rồi cho ra rổ xả nước nguội.
Sau đó bạn ướp đá khoảng 15 phút, rồi cho ra rổ, xả nước nguội. Bắp non bạn cắt bỏ cuống, đậu hà lan bạn tước sơ.
Khuấy tan bột bắp với một muỗng canh nước. Bạn nấu sôi 1 muỗng canh dầu ăn, rồi cho lòng vịt vào xào trên lửa lớn 3 phút sau đó múc ra để riêng.
Tiếp theo cho thêm 1 muỗng canh dầu ăn vào chảo, nấu cho sôi lên rồi lần lượt cho đậu ah2 lan, cà rốt, bắp non, nấm bào ngư cùng muối, đường, nước dùng và xào trên lửa lớn 5 phút.
Sau 5 phút bạn cho phần lòng vịt đã xào sơ qua ở trên vào xào cùng nhẹ tay khoảng 3 phút nữa, bây giờ bạn cho thêm bột bắp vào trộn đều rồi nhắc xuống.
Một số món xào khác từ lòng vịt
- Lòng vịt xào miến.
- Lòng vịt xào dứa.
- Lòng vịt xào nấm rơm.
- Lòng vịt xào rau muống.
Vịt trời và vịt xiêm cũng nấu những món ăn theo công thức như trên. Chỉ khác nhau về nguyên liệu còn cách làm thì hoàn toàn không đổi.
Có khá nhiều món ngon từ vịt cho chị em lựa chọn, với nhiều cách chế biến cùng hương vị riêng sẽ mang đến cho bạn nhiều cảm nhận thú vị.
Những điều có thể bạn chưa biết về thịt vịt
Giá trị dinh dưỡng của thịt vịt
Giá trị dinh dưỡng trong thịt vịt khá cao. Với 100g thịt vịt có khoảng 25g chất protein (vượt xa nhiều lần so với thịt bò, heo, dê, cá, trứng). Ngoài ra, hàm lượng các chất dinh dưỡng như canxi, photpho, sắt, vitamin (B1, B2, A, D, E), acide nicotinic… rất cao.
Thịt vịt hỗ trợ chữa được bệnh gì?
Theo Đông y thì thịt vịt tính hàn, có tác dụng tư âm, dưỡng vị. Sách Bản thảo cương mục của Lý Thời Trân ghi: Thịt vịt chữa các chứng bệnh tiểu tiện bất lợi, nhiệt bệnh, hư lao, bổ ngũ tạng và thủy đạo. Nên chọn các loại vịt đực đầu xanh hoặc vịt lông trắng, xương đen, mỏ đen càng tốt.
Do thịt vịt có tính hàn, tác dụng bổ âm nên những người dương hư tỳ nhược, ngoại cảm chưa khỏi hẳn tạm thời chưa nên ăn. thịt vịt có vị ngọt, hơi mặn, tính hàn, tác dụng tư âm, dưỡng vị, giải độc.
Theo các tài liệu y thư cổ, thịt vịt được coi là loại thuốc bổ thượng hạng, có tác dụng điều hoà ngũ tạng, lợi thuỷ, trừ nhiệt, bổ hư. Sách Nhật dụng bản thảo còn cho rằng thịt vịt giúp nuôi dưỡng dạ dày, sinh tân dịch, trấn định tâm thần.
Vịt có nhiều loại được chọn dùng tuỳ theo mục đích: vịt trống đầu xanh mạnh về lợi tiểu tiện, vịt trắng xương đen trị hư lao nhiệt độc. Để làm thuốc nói chung thì nên dùng thịt vịt mái già và thịt vị thiên về bổ dương nên nam giới ăn sẽ bổ hơn phụ nữ.
Thịt vịt có khả năng hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch, hỗ trợ điều trị lao phổi và ung thư (đang xạ trị, hóa trị). Có ích cho người thể chất suy nhược, chán ăn, sốt, phù nề, người thể chất yếu sau khi bệnh, đổ mồ hôi ban đêm, lòng bàn tay bàn chân nóng, phụ nữ kinh nguyệt ít, khí hư bạch đới, sản phụ thiếu sữa.
Những ai không nên ăn thịt vịt
Tuy thịt vịt có khá nhiều chất dinh dưỡng, nhưng vẫn cấm ky. đối với một số đối tượng vì khi ăn sẽ mang lại tác hại xấu. Theo như đông y, thịt vịt có tính hàn, tác dụng tư âm, dưỡng vị, lợi thủy tiêu thũng, giải độc. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể ăn được nó.
Người bị cảm: Theo y học cổ truyền, thịt vịt có tính hàn, vị ngọt, có thể bồi bổ cơ thể, bổ hư, lợi tiểu,…nhưng bởi có tính hàn nên người đang cảm tuyệt đối không được ăn vì nó sẽ khiến bệnh trở nên nặng hơn.
Người bệnh gout: Thịt vịt có chứa lượng purin cao làm tăng axit uric trong cơ thể, cho nên người bệnh gout tuyệt đối không được ăn loại thịt này.
Người mới phẫu thuật xong: Thịt vịt có chất tanh khiến vết thương lâu lành, cho nên người mới phẫu thuật xong nên kiêng thịt vịt.
Người có hệ tiêu hóa kém: Theo đông y, vì thịt vịt mang tính hàn (lạnh) nên những người có hệ tuần hoàn kém lâu ngày làm suy yếu các cơ quan khác như hệ tiêu hóa, thận, hệ thống miễn dịch… cũng không nên ăn nhiều nếu không muốn cơ thể càng dễ bị nhiễm lạnh hơn. Ngoài ra thịt vịt cũng khiến người có thể trạng hàn dễ bị các bệnh về cơ – xương – khớp.
Như vậy, bài viết trên đã giúp các bạn biết được vịt nấu món gì ngon nhất, đồng thời, giúp bạn có thêm kiến thức về dinh dưỡng cũng như nhận biết được đối tượng nào không nên ăn thịt vịt.
Hi vọng các bạn sẽ có những thông tin bổ ích và áp dụng các món ngon từ vịt trong thực đơn hàng ngày một cách hiệu quả, làm tăng hương vị các bữa cơm gia đình.
Rate this post