Món ăn cúng vào rằm tháng giêng
1.Bánh chưng: Món ăn đầu tiên góp mặt trong mâm cúng Tết Nguyên tiêu – Rằm đầu tiên của năm mới là bánh chưng. Bánh chưng tượng trưng cho trời, như một lời cầu vạn sự được vuông tròn trong năm mới.
2. Gà luộc ngậm hoa: Trong 12 con giáp, gà là biểu tượng cho sự cương trực và mạnh mẽ. Còn trong văn học, gà lại được cho là loài sở hữu 5 đức tính lớn: Văn, Võ, Dũng, Nhân, Tín. Chính vì vậy gà luộc là món không thể thiếu trong mâm cỗ cúng.
3. Dưa món: Mâm cỗ mặn truyền thống là phải yêu cầu có đầy đủ các vị, trong đó không thể không nói đến vị chua của món dưa món đậm đà hương vị những ngày đầu năm. Dưa món thường được chuẩn bị trước Tết Nguyên Đán, nên trong việc chuẩn bị cho mâm cỗ cúng Rằm đầu năm sẽ nhanh gọn hơn rất nhiều.
4. Xôi gấc: Xôi gấc không chỉ là món ăn không thể thiếu trong các mâm cỗ ngày Tết mà còn được sử dụng nhiều vào ngày Rằm. Xôi gấc khi ăn có vị dẻo của gạo nếp, vị ngọt của đường và vị béo của nước cốt dừa. Xôi gấc không chỉ có màu đỏ giúp mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng của bạn thêm đẹp mắt mà còn tượng trưng cho sự may mắn, tròn đầy của gia chủ.
6. Chân giò bó luộc: Trong phong tục cổ truyền của người Việt, chân giò lợn là một thức quan trọng trong mâm cúng. Việc cúng chân giò lợn có thể được hiểu là mong muốn cho năm mới được đầy đủ, sung túc hơn. Song vì món chân giò lợn đòi hỏi nhiều thời gian và công sức chế biến nên giờ đây, nhiều gia đình đã thay món chân giò lợn bằng giò chả.
Trên đây là những món ăn được cúng thường xuyên vào ngày rằm tháng giêng, hi vọng với những kiến thức trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về phong tục tập quán của cha ông ta.
Rằm tháng giêng là một trong những ngày lễ quan trọng nhất theo văn hóa người phương đông, ở trung quốc còn gọi là tết nguyên tiêu được tổ chức rất quy mô. Với nhiều nước đặc biệt theo đạo phật người ta quan niệm “Cúng cả năm không bằng rằm tháng Giêng” để thấy rõ sự quan trọng của rằm tháng giêngDưới đây là những món ăn được cúng vào rằm tháng giêng theo văn hóa của người Việt Nam1.Bánh chưng: Món ăn đầu tiên góp mặt trong mâm cúng Tết Nguyên tiêu – Rằm đầu tiên của năm mới là bánh chưng. Bánh chưng tượng trưng cho trời, như một lời cầu vạn sự được vuông tròn trong năm mới.2. Gà luộc ngậm hoa: Trong 12 con giáp, gà là biểu tượng cho sự cương trực và mạnh mẽ. Còn trong văn học, gà lại được cho là loài sở hữu 5 đức tính lớn: Văn, Võ, Dũng, Nhân, Tín. Chính vì vậy gà luộc là món không thể thiếu trong mâm cỗ cúng.3. Dưa món: Mâm cỗ mặn truyền thống là phải yêu cầu có đầy đủ các vị, trong đó không thể không nói đến vị chua của món dưa món đậm đà hương vị những ngày đầu năm. Dưa món thường được chuẩn bị trước Tết Nguyên Đán, nên trong việc chuẩn bị cho mâm cỗ cúng Rằm đầu năm sẽ nhanh gọn hơn rất nhiều.4. Xôi gấc: Xôi gấc không chỉ là món ăn không thể thiếu trong các mâm cỗ ngày Tết mà còn được sử dụng nhiều vào ngày Rằm. Xôi gấc khi ăn có vị dẻo của gạo nếp, vị ngọt của đường và vị béo của nước cốt dừa. Xôi gấc không chỉ có màu đỏ giúp mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng của bạn thêm đẹp mắt mà còn tượng trưng cho sự may mắn, tròn đầy của gia chủ.5. Bánh trôi: Bánh trôi bánh chay cũng là món không thể thiếu trong mâm cỗ cúng Rằm. Theo quan niệm của người Việt, việc cúng bánh trôi bánh chay là mong muốn cho mọi việc quanh năm sẽ được trôi chảy, thông suốt.6. Chân giò bó luộc: Trong phong tục cổ truyền của người Việt, chân giò lợn là một thức quan trọng trong mâm cúng. Việc cúng chân giò lợn có thể được hiểu là mong muốn cho năm mới được đầy đủ, sung túc hơn. Song vì món chân giò lợn đòi hỏi nhiều thời gian và công sức chế biến nên giờ đây, nhiều gia đình đã thay món chân giò lợn bằng giò chả.Trên đây là những món ăn được cúng thường xuyên vào ngày rằm tháng giêng, hi vọng với những kiến thức trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về phong tục tập quán của cha ông ta.