Món Việt, Tình Quê
Tác giả: Nguyễn Bích Thủy
Bài số: 3800-17-30300vb8041716
Tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2014. Cô sinh năm 1962, tốt nghiệp Đại Học Mỹ Thuật năm 1988 khoa Đồ Họa tại Việt Nam, từng làm công việc thiết kế sáng tạo trong ngành quảng cáo. Cô đến Mỹ tháng 4 năm 2000, hiện là cư dân Waxahachie, Texas, trong một thành phố ít người Việt cư trú. Sau đây là bài viết mới của cô, nhân kỷ niệm 16 năm định cư.
* * *
Món bánh Tét, lạp xưởng tươi và chả lụa ngũ sắc do em gái tôi, hiện đang sống tại Đức, luôn tự tay chăm chút cho chồng con vào mỗi dịp Tết về.
Những món ăn tự bao giờ đã theo năm tháng gắn liền với cuộc đời của mỗi người và trở thành nét văn hóa ẩm thực của một dân tộc. Cũng là những món ăn thuần túy Việt Nam, đi nước nào cũng thấy, ở tiểu bang nào cũng có; nhưng sao người ta vẫn không thể nào quên được cái lẫu mắm, tô bún riêu, bát phở bò, điã cơm tấm hay ly nước mía, chén chè thưn… trong cái chợ nhỏ ở bên nhà. Người ta thường nhớ về chúng như nhớ về một phần đời ở một thuở nào đó. Đã xa!
*
Trước 30 tháng 4 năm 1975 gia đình tôi mặc dù cũng có “của ăn, của để” nhưng do sống trong thời chiến nên mẹ tôi lúc nào cũng hết sức tằn tiện, dè xẻn, không dám tiêu xài hoang phí. Thỉnh thoảng bốn chị em chúng tôi cũng được ba mẹ chở đến những nhà hàng sang trọng để thưởng thức những món ngon của “đất Sài thành” nhưng bù lại lắm khi chúng tôi cũng có những ngày ăn uống khá “kham khổ”. Bởi mẹ luôn bảo rằng:
– Tập ăn như vậy cho quen để lỡ sau này có chạy giặc thì cái gì ăn cũng được, nếu tụi con mà kén ăn quá thì bị chết đói trước!
Tuy nhiên, mấy chị em tôi lại rất mê mấy cái món khổ-khổ này của mẹ. Trước hết là món nước mắm kho quẹt ăn kèm với rau muống luộc. Nhìn những con tôm khô được kho với nước mắm ngon quếnh sền sệt với đường tiêu và ít tốp mỡ trên mặt trông thật hấp dẫn, chúng tôi ăn hết cả nồi hồi nào không hay. Món thứ hai là muối mè đậu phọng và đường, ba hỗn hợp này trộn lại ăn với cơm bùi bùi, ngọt ngọt, mẳn mẳn, thơm thơm, ngon một cách lạ thường. Ăn ngon nhất là vào những buổi chiều mưa Sàigòn, trời se se lạnh. Tôi cũng rất thích món bầu luộc ăn với hột vịt dầm nước mắm ớt pha thiệt ngon, ăn quên thôi. Nhưng món mà chúng tôi liệt vào danh sách ngon-trong-mọi-thời-đại đó là rau muống lặt hết lá bẻ hai, bẻ ba nhúng vào nồi mắm nêm đang bắt trên bếp có xả, hành, tỏi phi và nước, dấm, đường… nêm nếm cho vừa miệng thì ăn quên cả đất trời. Hôm nào mẹ “khuyến mãi” cho thêm ít lạng thịt bò hay tép là chúng tôi ”làm sạch” hết vài ba rổ rau muống, ăn no căng bụng mà còn chưa muốn dừng!
Có lẽ nhờ được mẹ “khổ luyện” như thế nên đến sau biến cố 1975 mấy chị em chúng tôi cũng “kham” được với những năm tháng đói khổ phải ăn cơm độn khoai mì, bo bo hay thịt bủn, cá ươn được phân phối theo tem phiếu của thời bao cấp. Có một thời gian dài chén cơm trắng đã là mơ ước của biết bao người do chính sách ngăn sông, cấm chợ bao trùm khắp cả nước. Cách Sàigòn không xa tại Long An, quê ngoại tôi, người ta đem gạo nấu cám cho heo ăn vì không được phép đem ra khỏi tỉnh bán. Lâu lâu muốn đem vài ký gạo lên Sàigòn cứu đói cho thân nhân thì họ phải làm đơn xin chính quyền địa phương xét duyệt thì mới không bị tịch thu “hàng quốc cấm”. Vào thời bao cấp, hôm nào mẹ đi chợ về mua được mấy lạng mỡ là chúng tôi mừng lắm, bọn tôi đứng chờ mẹ thắng mỡ xong là đem trộn tốp mỡ ăn với cơm nguội và nước mắm. Chỉ có vậy thôi mà sao thấy ngon vô cùng.
Tôi nhớ hồi Nội tôi còn sống bà thường hay nấu những món dân giã như canh tập tàng gồm các thứ rau có sẵn trong vườn như: rau Sam, rau Dền, Mồng Tơi… Đây cũng là món canh ngon bổ và giải nhiệt. Kế nữa là món cháo bồi được nấu với gạo, đậu bắp, cá lóc hay tép có người còn cho thêm bẹ môn hay đậu xanh, nhưng Nội tôi nấu đơn giản theo kiểu “cây nhà, lá vườn” nhưng cũng rất ngon. Nội tôi đã quen cách sống hồi-còn-dưới-đồng nên rất thích trồng trọt. Chung quanh vườn có cả chục gốc xoài đủ loại; thêm vào đó nào là: mít, vú sữa, mãn cầu, mận, xa-bô-chê, ổi, nhãn, chùm ruột, khế, đu đủ, mít, chuối … nên trái cây hầu như có ăn quanh năm. Nhà chỉ có hai người nhưng Bà Nội tôi trồng cả một vườn rau thơm đủ chủng loại rồi thêm giàn mướp hương, khổ qua… trông thật đẹp mắt. Trong bửa cơm ở nhà Nội thường hay có món gỏi khế và rau thơm chấm với nước thịt kho hay cá kho. Bà thường nói mỗi vị rau đều là một vị thuốc rất tốt cho sức khỏe.
Ông Nội tôi lại theo “trường phái” thích cây cảnh nên chung quanh nhà có hàng trăm chậu hoa, kiểng luôn khoe sắc suốt bốn mùa. Ông Nội tôi lại có thú chơi mai nên dễ chừng có hơn chục gốc mai lớn nhỏ, đủ loại, có cây to như đại thụ trong sân vườn. Vào mỗi dịp gần Tết phải tiả lá đến hai ba ngày mới hết sạch. Nhà Nội cách nhà tôi vài bước nên bọn tôi thỉnh thoảng hay sang giúp ông bà tưới cây, tiả lá, quét sân. Nhưng thật ra sang phụ thì ít nhưng để leo cây, hái trái thì nhiều! Mỗi lần qua thăm ông bà, trước khi về lúc nào Nội cũng cho chúng tôi một túi đầy ắp toàn những thứ rau trái hái trong vườn để ”ăn phụ”. Bà Nội tôi không biết chữ, chưa bao giờ được đến lớp, nhưng bà sống rất an lành, tâm bà hiền như Bụt, cả đời chẳng biết hờn giận ai bao giờ! Và có lẻ nhờ sống trong một không gian xanh, ăn những món thuần khiết nên Ông Bà Nội tôi đều quá vãng ở ngoài tuổi cửu tuần.
*
Món bánh Tét, lạp xưởng tươi và chả lụa ngũ sắc do em gái tôi, hiện đang sống tại Đức, luôn tự tay chăm chút cho chồng con vào mỗi dịp Tết về.
Món bánh Tét, lạp xưởng tươi và chả lụa ngũ sắc do em gái tôi, hiện đang sống tại Đức, luôn tự tay chăm chút cho chồng con vào mỗi dịp Tết về.
Thời còn là nữ sinh Gia Long bọn con gái chúng tôi rất mê món bột chiên, bò bía, gỏi đu đủ và chè ba màu bán bên hông chùa Xá Lợi. Hình như các hàng quán ở đây có “chất gây nghiện” thì phải?! Ngày nào cũng vậy, cứ đến giờ tan học là chúng tôi túa ra vây quanh các xe bán đồ ăn nên thường làm tắt nghẽn giao thông ở góc ngã ba đường Bà Huyện Thanh Quan và Sư Thiện Chiếu. Mỗi đầu tuần có chào cờ, cô Hiệu trưởng bao giờ cũng than phiền là chiều nào cũng thấy nữ sinh Gia Long ăn hàng “trắng đường”. Nhưng mặc cô la thì cứ la, bọn chúng tôi vẫn cứ vô tư với những món mà mình yêu thích. Tôi nhớ có lần về nhà vạt áo dài trước của mình bị dính một bệt đầy tương ớt bột chiên. Đó là một kỷ niệm khó phai thời trung học của tôi.
Đến khi là sinh viên của trường Mỹ Thuật, mỗi năm tôi có dịp đi vẽ thực tế ba tháng ở các địa điểm mà mình chọn đề tài để theo đuổi. Cùng nhờ vậy mà tôi có dịp thưởng thức nhiều món ăn “đặc sản” tại mỗi nơi mà mình đã lưu lại. Cho đến bây giờ tôi vẫn không thể nào quên được món bánh thốt nốt lần đầu tiên được thưởng thức khi đi thực tế năm thứ ba tại Nhà Máy Xi Măng Kiên Lương. Theo người địa phương cho biết bánh này xuất xứ từ Campuchia được làm từ trái thốt nốt, có vị ngọt ngọt bùi bùi như trái dừa. Đây cũng là loại bánh phổ biến của vùng Hà Tiên – Kiên Giang. Tôi cũng không thể nào quên vào năm thứ hai được trường phân công thầy trò chúng tôi về Mỹ Tho vẽ giúp cho một cuộc triển lãm của tỉnh Tiền Giang. Cũng nhờ dịp này mà tôi được biết món Hủ Tiếu Mỹ Tho “danh bất hư truyền” mà đến bây giờ tôi vẫn chưa quên cái hương vị tuyệt vời của nó.
Món cà-ri bò tại Nông Trường Bò Sữa Đức Trọng tỉnh Lâm Đồng vào mùa thực tế năm thứ tư cũng được tôi xếp vào hàng “độc nhất vô nhị”. Chính nơi đây, các nhân viên của nông trường đã giải thích cho tôi biết sự bổ dưỡng của loại sữa bò được “xuất xưởng” lần đầu và chúng tôi cũng đã có dịp thưởng thức cái vị béo béo, bùi bùi sền sệt như nước cốt dừa của nó khi được hấp lên. Chính vì thế nên mọi người nơi đây đã nảy ra sáng kiến dùng sữa bò để nấu món cà-ri bò. Có thể nói, so với cà-ri nấu với nước cốt dừa thì nó có chẳng kém cạnh tí nào mà còn có phần bổ dưỡng hơn!
Khi “đi thực tế” tại Cà Mau vào năm thứ ba tôi đã được thưởng thức nhiều món ăn ngon tại đây. Trước hết phải kể là món cháo Tiều. Cà Mau là nơi sinh sống của rất nhiều người Triều Châu nên rất dễ tìm thấy các hàng quán có bán cháo trắng nấu nhừ ăn với dưa mắm, tép rim hay hột vịt muối… Cháo trắng là món ăn dễ tiêu và cũng tẻ tiền nên hầu như chiều nào sau khi ký họa xong tôi thường ôm bảng vẽ đi thẳng đến hàng cháo trắng quen thuộc. Cháo trắng dễ nấu nhưng để nấu ngon như Cháo Tiều tại Cà Mau chắc không dễ. Bằng chứng là Sàigòn cũng có cháo trắng nhưng tôi vẫn cứ nhớ mãi món cháo Tiều thuở đó hay vì nó đã gắn liền với một kỷ niệm đẹp của đời tôi!?
Cũng trong mùa đi thực tế này tôi bắt đầu làm quen với món khô cá bổi còn gọi là khô cá sặc rằn. Anh bạn cùng lớp, đi chung với chúng tôi, có bà Nội đang sống ở Cà Mau nên anh thường được bà tiếp tế cho món khô cá sặc chính hiệu “home-made”. Thỉnh thoảng chúng tôi cũng được bạn cho “ăn ké” món khô ngon tuyệt này. Ngồi nhìn bạn nướng từng con khô sặc trên bếp than, mở từ bụng cá tiết ra rớt xuống lửa cháy xèo xèo lan tỏa một mùi thơm thật khó cưỡng. Bạn chỉ cho cách ăn khô sặc ngon nhất là lấy tay xé từng miếng khô rồi bỏ từng nắm cơm nguội cho vào miệng; thế là chúng tôi ăn hết nắm này đến nắm khác cho đến khi bụng đã no căng mà vẫn còn thèm! Tại Việt Nam bây giờ khô cá bổi đã trở thành món khô cao cấp không phải dành cho người nghèo nữa vì nó khá đắc tiền so với thu nhập của giới bình dân.
Tôi cũng đã có một kỷ niệm rất khó quên khác trong mùa đi thực tế tại Cà Mau! Hôm đó tôi hay đứng ký họa cảnh trên bến dưới thuyền tại Chợ Cà Mau thì có hai cô học trò, chiều chiều đi học về, do tính hiếu kỳ hay đứng lại xem. Tôi thường lo mãi miết vẽ nên cũng không để ý đến đám đông lúc nào cũng vây quanh mình. Cho đến vài hôm sau đang đứng vẽ ở một địa điểm khác thì tôi tình cờ gặp lại hai cô nhỏ, với dáng vẻ hết sức mừng rỡ, một cô tóc dài đã nhanh nhẩu chạy đến bên tôi và hỏi một cách rất thân thiện:
– Mấy hôm nay tụi em đi kiếm chị quá chừng! Chị có thể vẽ giúp cho lớp em một cái poster để minh hoạ bài học sinh vật được không chị?
Tôi còn đang hết sức bối rối thì cô kia tiếp:
– Lớp em có bàn với nhau rồi và tụi em sẽ gửi tiền “bồi dưỡng” cho chị. Giúp dùm tụi em nha chị.
Tôi hơi phân vân chẳng biết tính sao khi nghĩ đến thời gian vẽ bài của mình và thật sự cũng chẳng màng đến món tiền-bồi-dưỡng đó! Không để cho tôi kịp nói gì thêm, cô tóc dài liền lấy quyển sách Sinh Vật trong cặp ra chỉ cho tôi và nói ngay như sợ tôi sẽ từ chối:
– Cái này đơn giản lắm chị ơi. Nó dễ hơn mấy thứ chị đang vẽ nhiều lắm!
Vừa nói cô vừa lấy tay chỉ vào trang sách và giải thích thêm:
– Cô giáo muốn tụi em phải vẽ mấy con cá này lớn hơn cho dễ thấy và nếu được… chị có thể vẽ… đẹp đẹp chút thì càng tốt!
Vừa nói cô vừa nhìn tôi cười lõn lẻn. À hóa ra các bạn trẻ này đang học về thế giới sinh vật của loài cá biển. Việc này cũng chẳng gì khó! Tôi đếm sơ sơ, khoảng trên mười con cá đủ loại. Tôi nghĩ mình có thể hoàn tất chúng trong vòng không quá hai giờ đồng hồ nên liền gật đầu, khá dứt khoát:
– Được rồi. Chị sẽ giúp. Nhưng sao em biết nhà chị ở đâu mà tìm?
– Nhà em ở số xx, Phường 8, chị cứ đi qua chợ, xuống cái đò là tới liền. Nếu không tìm được thì chị cứ hỏi nhà của Hiền, con ông Tư nhà máy xay lúa là ai cũng biết. Dễ tìm lắm chị.
Cà Mau sông nước mênh mông chằng chịt, đi đâu cũng qua đò, xuống xuồng vậy mà tôi cũng đã tìm được nhà của Hiền khi cô đang nằm trên võng hát cải lương ru em ngủ. Thấy tôi, Hiền mừng rỡ chạy ra đon đả:
– Trời ơi! Sao chị vẽ nhanh dữ vậy. Em tưởng phải vài bữa nữa mới xong chớ!
Tôi chỉ cười và đưa cho Hiền tờ poster. Em mở ra xem liền và xuýt xoa đẹp quá chị ơi, thế nào cô và các bạn cũng thích lắm. Tôi cũng vui lây với nụ cười rạng rỡ trên khuôn mặt của Hiền. Thoắt cái, em chạy vào nhà thật nhanh lấy ra một gói nhỏ dúi vào tay tôi và nói tụi em gửi chị cái này nè. Tôi từ chối bảo rằng chị chỉ muốn giúp lớp em thôi vì nó cũng không tốn nhiều công sức là bao.
Ngay khi ấy má của Hiền từ trong nhà bước ra, thấy vậy bà liền ôn tồn nói:
– Đâu có bao nhiêu mà cô ngại, cô không nhận rồi mắc công con gái tui khó xử với bạn bè của nó. Cô lấy đi cho tụi nó vui, chút đỉnh thôi mà, có đáng gì đâu!
Nói xong bà còn quay sang bảo Hiền đem nước ra mời chế uống đi con, trời nắng chang chang uống miếng nước rồi về cô ơi. Rồi bà còn đem cây bánh Piá cho tôi và bảo bánh này của bạn hàng ở miệt Sóc Trăng mới đem xuống cho, cô cầm về ăn lấy thảo. Tôi thật lúng túng trước sự tử tế của bà và cuối cùng tôi đã không thể từ chối được món tiền thù lao kia.
Trên đường về tôi cầm gói tiền nhỏ trong tay, áp nó vào ngực, chắc chắn món tiền này không lớn nhưng tôi thấy dâng lên một niềm xúc động lạ lùng! Có thể nói đây là số tiền đầu tiên tôi kiếm được bằng nghề của mình sau ba năm là sinh viên Trường Vẽ. Và với niềm phấn khích đó tôi đã tự thưởng cho mình một tô bún mắm nước lèo khi đi ngang qua những dãy hàng ăn trong chợ Cà Mau.
Nhìn tô bún chị bán hàng bưng ra với vài lát thịt ba chỉ, một ít cá lóc, tôm thẻ, cà tím đang bốc khói thơm lừng mùi mắm thật là hấp dẫn. Chưa ăn mà đã thấy ngon rồi. Sẵn bụng đang đói, tôi ăn một mạch hết ngay mà vẫn còn thấy thèm. Thật sự ra đó là tô bún mắm đầu tiên mà tôi được thưởng thức trong đời nhưng cái vị thanh thanh đặc biệt của bún mắm nước lèo Cà Mau vẫn mãi đi theo tôi suốt hơn ba mươi năm qua. Và cho đến bây giờ mặc dù đã khá “sành điệu” với các thể loại bún nước lèo nhưng với tôi tô bún đó vẫn là ngon-số-dách!
Vào năm cuối cùng của đời sinh viên, tôi đã chọn đề tài Biển cho bài tốt nghiệp của mình vì được Công Ty Dầu Khí Vũng Tàu tài trợ cho đoàn chúng tôi chỗ ở trong suốt ba tháng đi thực tế tại đây.
Chỗ ở của bọn tôi ở Bãi Sau, ngay dãy nhà nghỉ mát của khách sạn Thùy Vân. Phía mé gần Núi Lớn chiều chiều có từng tốp ghe cào lũ lượt trở về sau khi đi đánh bắt ngoài khơi. Có ghe sáng đi chiều về nhưng cũng có ghe đi đến ba bốn hôm mới vào lại bờ. Bửa nào trúng lớn cá đầy kín cả khoang; hơn cả chục thanh niên lực lưỡng kéo tàu lên bờ mệt xiểng liểng. Nhưng cũng có hôm biển động, cá biến mất tăm, ngư dân mặt mày ủ rũ héo sầu. Cảnh đó buồn lắm, chả ai muốn đem vô tranh của mình. Bọn chúng tôi chỉ canh hôm nào ghe cào về cá đầy lưới thì túa ra để ký họa. Đó là một hoạt cảnh rất ấn tượng tại bờ biển. Mọi người vừa nói cười vừa tranh nhau giũ lưới càng nhanh càng tốt để thu hoạch cá và đem tàu cất vào ụ cho sớm. Nét mặt ai cũng vô cùng hớn hở vì sắp được về sum họp với gia đình. Vui nhất phải kể là mấy tay chủ ghe. Vì hầu như năm nào cũng có sinh viên Mỹ Thuật về đây làm bài nên nhìn chúng tôi hí hoáy ký họa, họ biết ngay là dân Trường Vẽ. Có lần bà chủ ghe còn hào phóng đưa cho tôi một bịch cá trích còn nhảy soi sói và bảo:
– Đem mấy con cá này về chiên giòn chấm nước mắm; ăn ngon “hết xẩy” luôn nha em!
Buổi tối bọn tôi có thú vui là đi bắt còng biển về rang muối ăn cho đỡ buồn vì đứa nào cũng nhớ nhà và nhớ cả người yêu! Còng biển hay còn gọi là còng gió vì nó chạy nhanh như… gió! Vào những đêm không trăng trời tối mịt, nhóm chúng tôi đứa cầm đèn pin, đứa cầm xô, chân trần thi nhau mà chạy đua với đám còng tám cẳng hai càng muốn hụt hơi. Năm đó bọn chúng tôi sắp ra trường nên cũng chẳng còn trẻ nữa nhưng trò bắt còng gió này đã đưa chúng tôi trở về tuổi thơ của những ngày lên chín lên mười, được tha hồ tung tăng giữa biển trời, hoà mình vào thiên nhiên. Rượt đuổi với còng, chạy té lăn cù trên cát rồi nhảy xuống biển tha hồ tắm táp giữa ngàn sao. Ôi cuộc đời sinh viên giờ nhớ lại thật không có gì hạnh phúc cho bằng!
Trong một kỳ nghỉ hè tôi có dịp ra Nha Trang để thăm gia đình của nhỏ bạn thân. Đó là lần đầu tiên tôi được đặt chân đến vùng biển mơ ước và cảm thấy nó đẹp hơn so với trí tưởng tượng của mình rất nhiều lần. Những ngày ở đây, tôi được má bạn đãi ăn hiều món ngon miền biển nhưng tôi thích nhất là món Cá Cờ nấu canh chua. Nhìn khứa cá sau khi nấu chín nằm vươn lên như những ngọn cờ ngạo nghễ trong tô canh chua đang bốc khói lẫn lộn với mớ bạc hà, đậu bắp, cà chua, khóm và rau thơm thật là hấp dẫn. Vớt cá ra dĩa nước mắm ớt, gắp một đũa bỏ vào miệng rồi và miếng cơm mấp mé ít canh mà nghe tất cả những mùi vị chua, cay, mặn, ngọt trộn lẫn cùng với miếng Cá Cờ xứ biển! Sau này tôi còn nhiều dịp đến Nha Trang, được thưởng thức những món “seafood” tại nhà hàng nổi tiếng nhưng với tôi món Cá Cờ nấu canh chua vẫn là món ăn làm tôi luôn nhớ mãi khi nghĩ về quê hương cát trắng của nhỏ bạn thân!
Sau đó từ Nha Trang chúng tôi đón xe đò đi tiếp ra Quy Nhơn – Bình Định để đi thăm Cậu Mười của bạn. Tại đây tôi được chủ nhà đãi món bánh hỏi ăn kèm với thịt nướng. Thật ngon lạ lùng. Tôi được biết người Bình Định rất tự hào về món bánh hỏi “độc chiêu” này và họ có thể ăn bánh hỏi cả ngày trừ cơm không chán. Tôi ngồi nhìn hoài những cọng bún y như hình “dấu hỏi” ngã nghiêng chồng chất và kết dính với nhau trông thật vui mắt, rồi nhẹ nhàng gắp một chùm-dấu-hỏi cho vào miệng, vừa ăn mà tôi vừa hỏi thầm chẳng biết trên đời này còn món bánh hỏi nào ngon hơn thế nữa hay không?
*
Bụi bạc hà “cưng” cùng với mớ hành, ớt, ngò gai của cô bạn tôi, hiện đang sống với anh chồng người Úc tại Sydney. Cô bảo năm nay mùa hè bên đó nắng quá nên bạc hà không được tươi tốt cho lắm!
Mãi sau này tôi cũng có dịp đi du lịch miền Bắc để thăm các danh lam thắng cảnh luôn hằng ngưỡng mộ. Chuyến đi khá dài vì phải di chuyển từ Hà Nội lên Sa Pa, Vịnh Hạ Long, Chùa Hương và nhiều đền đài lăng tẩm nổi tiếng khác. Sau khi về lại Sàigòn tôi chỉ nhớ độc nhất món gà luộc chấm muối tiêu! Vì đi đến đâu, ngoài những món ăn thay-đổi-linh-động, thì hầu như nơi nào họ cũng dọn ra đĩa gà luộc bên trên có vài lát lá chanh, được sắt mỏng đến không thể mỏng hơn được nữa. Lúc đầu tôi cũng thấy ngon ngon nhưng ăn liền tù tì mười mấy ngày nên cũng hơi “bị-ấn-tượng”.
Sau này tôi mới được biết rằng người Bắc họ rất yêu món gà luộc và với họ chỉ có gà ở miền Bắc mới đủ tiêu chuẩn: ngon, dai, ngọt để cho ra một đĩa gà luộc ngon-hết-ý! Có dạo tôi làm chung với một cô đồng nghiệp là dân “Bắc Kỳ” chính hiệu, nhưng gia đình cô đã dọn vào Nam sinh sống được vài năm. Kể về thành tích của mình, cô khoe đã “ém nhẹm” được hai con gà giò còn sống (?) mang lên máy bay đem vào Sàigòn để … ăn cho đã thèm. Cô còn thành thật phán thêm một câu: “Gà trong Nam ăn chán chết!” làm tôi tự ái dễ sợ! Nhưng kịp nghĩ lại, thôi hãy cứ để cho cô bạn trẻ được sống trọn vẹn với cái tình quê của cô ấy đi!
Do đòi hỏi của nghề nghiệp, nên hồi còn ở Việt Nam tôi cũng khá thường xuyên lui tới những khách sạn năm sao, nơi có những đầu bếp quốc tế lo phần ẩm thực cho các “thượng đế” của mình. Những yến tiệc ở đây rất sang trọng có sâm banh, rượu mạnh đắc tiền được đựng trong những chiếc cốc cao sang, ngạo nghễ; có những món ăn của giới thượng lưu đẹp từ cách trình bày cho đến cái muỗng, cái nĩa, cái khăn … nhưng tất cả chẳng lưu lại gì trong trí nhớ của tôi ngoài những bộ cánh hàng hiệu mà họ khoát lên người!
Sống ở Sàigòn 38 năm nên đi đâu tôi cũng nhớ về Sàigòn, ăn món gì tôi cũng nghĩ về Sàigòn. Khi còn ở Việt Nam có dịp ra Bắc thưởng thức món Phở giữa lòng Hà Nội, quê hương của Phở, vậy mà tôi vẫn không thấy ngon bằng món Phở made in Sàigòn. Đến Huế, vào chợ Đông Ba kêu một tô Bún Bò Huế ăn xong cứ ngẩn ngơ hoài vì sao nó không giống với bún bò Huế mình hay ăn ở Sàigòn?!
Thật cám ơn internet biết bao nhiêu vì giờ đây nếu thèm món ăn Việt Nam nào tôi chỉ cần lên mạng tìm là có ngay công thức và cách chế biến. Có thể nó không ngon-như-tiệm nhưng ít ra nó cũng giông giống được 70% là thành công rồi. Ngồi nhâm nhi thành quả của mình mà tâm trí tôi cứ nhớ lại hình như món này mình đã ăn ở cái quán kia, quán kìa ở Sàigòn. Nhớ để ăn thấy ngon hơn, như đang nhai từng kỷ niệm, nuốt vào bụng rồi tiêu hóa nó vào trong giấc ngủ khi đêm về. Trong giấc mơ, không có tôi với quần là áo lượt trở về trên chiếc xe đời mới đến những nhà hàng sang trọng nổi tiếng của Sàigòn; mà chỉ có tôi với chiếc nón lụp xụp trên đầu mon men vào ngôi chợ nhỏ, ngồi bẹp xuống trên cái ghế gỗ thấp lè tè, húp xì xụp những con ốc len hay vét hết miếng cuối cùng của đĩa bánh tầm bì như một thuở nào tôi đã từng trải qua.
Nhà cửa ở Mỹ lúc nào cũng đóng im ỉm, đường xá vắng lặng như tờ. Nhiều hôm thằng con tôi đang ngồi chơi game trong nhà nghe tiếng nhạc của chiếc ice cream truck liền lật đật chạy theo để mua cho bằng được một que kem mà nó thích. Tôi nhớ lại hình ảnh của mình gần năm mươi năm trước cũng từng chạy theo chiếc xe đạp bán cà rem cây khi nó chạy vào xóm nhỏ để mua một cây cà rem đậu xanh, sầu riêng hay khoai môn …. Nhiều hôm giữa cái nắng nung người như thiêu như đốt của Texas tôi ước giá mà có chiếc xe ba gác bán mía ghim và trái cây xẻ đẩy ngang trước cửa nhà như bên Việt Nam thì chắc chắn tôi sẽ chạy ra mua một đĩa đầy ắp đủ loại như: mít, chôm chôm, cóc, ổi, thơm… và không quên mua thêm vài que mía ghim nữa để tự “giải nhiệt” ngày hè cho mình.
*
Dọc theo dãi đất hình chữ S gần như nơi nào cũng có những món ăn mang hương vị đặc sắc của từng vùng. Do vậy, khi ra sống ở hải ngoại, khách ly hương cứ hoài niệm về những món ăn đã từng gắn bó với mình suốt quãng đời thơ ấu. Để rồi có một hôm nào đó chợt quay về quê cũ, vào cái chợ năm xưa thưởng thức lại những “món ruột” của mình; mới biết rằng nó đã không còn như-mình-tưởng! Năm tháng đã trôi qua, biết bao vật đổi sao dời! Chị bán hàng ngày xưa nay đã lụm khụm, đã thay đổi cách nấu nướng hay tự trong nội tại của kẻ tha hương đã có những đổi thay biến thiên theo quy luật của đất trời. Để rồi ai đó ngộ ra rằng dường như cái khẩu vị của mình đã quen với những món Việt “Made in USA” mất rồi!
Chưa kể giờ đây nguồn nước, không khí bên nhà đã bị ô nhiễm trầm trọng, thức ăn, cây trồng ít nhiều chứa mầm độc tố do phân bón, hóa chất nên người viễn xứ đôi lúc cứ e dè không dám ăn uống thoải mái cho thỏa lòng. Có một lần về thăm mẹ, tôi muốn cả nhà có một bửa ăn cùng quây quần bên món rau muống chấm mắm nêm như ngày xưa, nhưng mẹ tôi đã khuyến cáo liền:
– Lúc này bên đây không ai dám ăn rau muống hết con ơi vì người ta phun thuốc xịt rầy quá chừng. Ăn sợ bị ngộ độc!
Tôi biết Sàigòn bây giờ đã mọc lên những nhà hàng đẹp không-thua-gì-ở-Mỹ, đã có những món ăn y-như-ở-Mỹ và cũng có những “đại gia” giàu-hơn-Việt-Kiều-Mỹ. Tôi biết Sàigòn hôm nay đã có nhiều thay đổi, thay đổi từ cách sống cho đến cách ăn, cách nói khiến khách tha hương nhiều lúc không khỏi ngỡ ngàng khi trở lại chốn quê xưa!
Tôi cũng biết có nhiều người Việt đã đến Mỹ từ những ngày đầu tiên khi Sàigòn sụp đổ và đã hơn 40 năm trôi qua nhưng họ chưa bao giờ trở về thăm quê cha đất tổ một lần nào! Vậy mà những món ăn Việt Nam vẫn ngày ngày hiện diện trên mâm cơm gia đình họ, như nhắc nhở cháu con rằng chúng ta vẫn mãi là người Việt nam!
Riêng với thế hệ được sinh ra và lớn lên ở xứ người thì đất nước Việt nam thật quá xa xôi! Ngôn ngữ Việt nam thật quá lạ lẫm nhưng món ăn Việt nam thì lại thật gần gũi, thân thương! Đối với họ quê hương đơn giản là nơi họ được sinh ra, được sống trong tình yêu thương của ông bà, cha mẹ và được ăn những món Việt mà họ yêu thích.
Năm ngoái, nhân một lần vào Baylor Scott & White Medical Center – Waxahachie khám bệnh tôi có dịp gặp một cô y tá người Mỹ khá xinh đẹp, tuổi độ ngoài ba mươi. Sau khi xem bệnh án của tôi, cô ấy hỏi tôi có phải là người Việt Nam không? Tôi nói đúng vậy và nhìn cô hết sức ngạc nhiên! Hiểu được sự thắc mắc của tôi, cô cho biết vì mẹ chồng cô cùng họ với tôi; nhưng cô thì mang họ “Vu” của chồng! Ngưng một giây, như để chứng minh cho điều mình vừa nói, cô hỏi tôi:
– Co co khoe khong?
Cô nói chậm rãi một câu tiếng Việt nhưng rất-Mỹ! Chúng tôi cùng cười thoải mái và thế là khoảng cách đã xích lại gần hơn giữa bệnh nhân và y tá. À! Thì ra cô này là dâu của một gia đình Việt Nam 100%. Cô cho biết đang sống cách thành phố của tôi độ 35 phút lái xe; chồng cô là “boat people”, anh đã cùng cả nhà sang Mỹ định cư vào đầu thập niên 80. Cô còn hào hứng cho biết đã học nấu nhiều món ăn Việt Nam từ mẹ chồng vì hai đứa con trai của cô rất mê Phở, bún riêu, cơm tấm, bò kho … và cả nước mắm nữa!
Nhìn ánh mắt của cô, tôi có thể đoán được nhờ những món ăn Việt Nam mà mối quan hệ giữa mẹ chồng và nàng dâu nhà này đã trở nên vô cùng khắn khít.
Tại hải ngoại thường thì trong miếng vườn sau nhà của dân “gốc Việt” nào cũng có có một khoảnh dành cho đám: hún quế, kinh giới, ngò gai, rau râm, hún cây, tía tô… để khi cần ăn là có ngay, khỏi phải lái xe chạy “lâu lắc”. Nhiều người còn trồng cả giàn bí, bầu, khổ qua, dưa leo hay bụi bạc hà để rồi đến lúc “thu hoạch” phải gọi điện thoại hay mang đến tận nhà ai đó nhờ “ăn lấy thảo”. Của một đồng, công một lạng! Nhưng họ thấy vui khi nhìn liếp cải, vườn rau lớn lên từng ngày. Hình ảnh thân thương khu-vườn-của-má ngày nào đã được bàn tay của họ tái hiện trên quê người. Rồi chúng lần lượt được đem vào mỗi bửa ăn như thầm nhắc nhở rằng quê hương, mẹ hiền như lúc nào cũng cận kề bên cạnh.
Ở Mỹ thường trong các buổi tiệc gia đình hay họp mặt, tất niên, tân niên… mỗi thành viên sẽ được phân công đảm trách một món ăn, từ chính đến phụ tùy theo “sở trường, sở đoản” của từng người. Mạnh ai nấy tự chăm chút món ăn của mình rồi đem đến chia sẻ cùng nhau để tạo thành một bửa “đại tiệc”. Dù không thật xuất sắc nhưng những món ăn Việt Nam này đã nối kết những mảnh đời cùng chung một cảnh ngộ lại với nhau, để dần dần tạo dựng nên một cộng đồng!
*
Ở hải ngoại hầu như ai cũng biết đến câu nói “Tiếng Việt còn, người Việt còn” của Nhà văn hóa lỗi lạc Phạm Quỳnh. Tuy nhiên, cái khó của ngôn ngữ là phải học mới hiểu, phải hành mới thông; còn những món ăn Việt Nam thì dường như dễ “đi vào lòng người” hơn. Do vậy, tôi xin được mạn phép để bổ sung thêm ý của cụ Phạm rằng “Món Việt còn, người Việt còn!” dựa trên tinh thần văn hóa ẩm thực của người Việt tại hải ngoại. Và tôi cũng xin được đại xá nếu như đó là điều thất kính với bậc tiền bối!
Ngày nay món ăn Việt Nam đã theo chân những người Việt lưu vong trải dài trên khắp bề mặt của quả địa cầu. Món Việt chẳng những còn mà chắc chắn sẽ còn nhiều hơn nữa khi những cộng đồng Việt Nam đang ngày càng lớn mạnh trên khắp các quê người.
Nguyễn Bích Thủy
Những món ăn tự bao giờ đã theo năm tháng gắn liền với cuộc đời của mỗi người và trở thành nét văn hóa ẩm thực của một dân tộc. Cũng là những món ăn thuần túy Việt Nam, đi nước nào cũng thấy, ở tiểu bang nào cũng có; nhưng sao người ta vẫn không thể nào quên được cái lẫu mắm, tô bún riêu, bát phở bò, điã cơm tấm hay ly nước mía, chén chè thưn… trong cái chợ nhỏ ở bên nhà. Người ta thường nhớ về chúng như nhớ về một phần đời ở một thuở nào đó. Đã xa!Trước 30 tháng 4 năm 1975 gia đình tôi mặc dù cũng có “của ăn, của để” nhưng do sống trong thời chiến nên mẹ tôi lúc nào cũng hết sức tằn tiện, dè xẻn, không dám tiêu xài hoang phí. Thỉnh thoảng bốn chị em chúng tôi cũng được ba mẹ chở đến những nhà hàng sang trọng để thưởng thức những món ngon của “đất Sài thành” nhưng bù lại lắm khi chúng tôi cũng có những ngày ăn uống khá “kham khổ”. Bởi mẹ luôn bảo rằng:- Tập ăn như vậy cho quen để lỡ sau này có chạy giặc thì cái gì ăn cũng được, nếu tụi con mà kén ăn quá thì bị chết đói trước!Tuy nhiên, mấy chị em tôi lại rất mê mấy cái món khổ-khổ này của mẹ. Trước hết là món nước mắm kho quẹt ăn kèm với rau muống luộc. Nhìn những con tôm khô được kho với nước mắm ngon quếnh sền sệt với đường tiêu và ít tốp mỡ trên mặt trông thật hấp dẫn, chúng tôi ăn hết cả nồi hồi nào không hay. Món thứ hai là muối mè đậu phọng và đường, ba hỗn hợp này trộn lại ăn với cơm bùi bùi, ngọt ngọt, mẳn mẳn, thơm thơm, ngon một cách lạ thường. Ăn ngon nhất là vào những buổi chiều mưa Sàigòn, trời se se lạnh. Tôi cũng rất thích món bầu luộc ăn với hột vịt dầm nước mắm ớt pha thiệt ngon, ăn quên thôi. Nhưng món mà chúng tôi liệt vào danh sách ngon-trong-mọi-thời-đại đó là rau muống lặt hết lá bẻ hai, bẻ ba nhúng vào nồi mắm nêm đang bắt trên bếp có xả, hành, tỏi phi và nước, dấm, đường… nêm nếm cho vừa miệng thì ăn quên cả đất trời. Hôm nào mẹ “khuyến mãi” cho thêm ít lạng thịt bò hay tép là chúng tôi ”làm sạch” hết vài ba rổ rau muống, ăn no căng bụng mà còn chưa muốn dừng!Có lẽ nhờ được mẹ “khổ luyện” như thế nên đến sau biến cố 1975 mấy chị em chúng tôi cũng “kham” được với những năm tháng đói khổ phải ăn cơm độn khoai mì, bo bo hay thịt bủn, cá ươn được phân phối theo tem phiếu của thời bao cấp. Có một thời gian dài chén cơm trắng đã là mơ ước của biết bao người do chính sách ngăn sông, cấm chợ bao trùm khắp cả nước. Cách Sàigòn không xa tại Long An, quê ngoại tôi, người ta đem gạo nấu cám cho heo ăn vì không được phép đem ra khỏi tỉnh bán. Lâu lâu muốn đem vài ký gạo lên Sàigòn cứu đói cho thân nhân thì họ phải làm đơn xin chính quyền địa phương xét duyệt thì mới không bị tịch thu “hàng quốc cấm”. Vào thời bao cấp, hôm nào mẹ đi chợ về mua được mấy lạng mỡ là chúng tôi mừng lắm, bọn tôi đứng chờ mẹ thắng mỡ xong là đem trộn tốp mỡ ăn với cơm nguội và nước mắm. Chỉ có vậy thôi mà sao thấy ngon vô cùng.Tôi nhớ hồi Nội tôi còn sống bà thường hay nấu những món dân giã như canh tập tàng gồm các thứ rau có sẵn trong vườn như: rau Sam, rau Dền, Mồng Tơi… Đây cũng là món canh ngon bổ và giải nhiệt. Kế nữa là món cháo bồi được nấu với gạo, đậu bắp, cá lóc hay tép có người còn cho thêm bẹ môn hay đậu xanh, nhưng Nội tôi nấu đơn giản theo kiểu “cây nhà, lá vườn” nhưng cũng rất ngon. Nội tôi đã quen cách sống hồi-còn-dưới-đồng nên rất thích trồng trọt. Chung quanh vườn có cả chục gốc xoài đủ loại; thêm vào đó nào là: mít, vú sữa, mãn cầu, mận, xa-bô-chê, ổi, nhãn, chùm ruột, khế, đu đủ, mít, chuối … nên trái cây hầu như có ăn quanh năm. Nhà chỉ có hai người nhưng Bà Nội tôi trồng cả một vườn rau thơm đủ chủng loại rồi thêm giàn mướp hương, khổ qua… trông thật đẹp mắt. Trong bửa cơm ở nhà Nội thường hay có món gỏi khế và rau thơm chấm với nước thịt kho hay cá kho. Bà thường nói mỗi vị rau đều là một vị thuốc rất tốt cho sức khỏe.Ông Nội tôi lại theo “trường phái” thích cây cảnh nên chung quanh nhà có hàng trăm chậu hoa, kiểng luôn khoe sắc suốt bốn mùa. Ông Nội tôi lại có thú chơi mai nên dễ chừng có hơn chục gốc mai lớn nhỏ, đủ loại, có cây to như đại thụ trong sân vườn. Vào mỗi dịp gần Tết phải tiả lá đến hai ba ngày mới hết sạch. Nhà Nội cách nhà tôi vài bước nên bọn tôi thỉnh thoảng hay sang giúp ông bà tưới cây, tiả lá, quét sân. Nhưng thật ra sang phụ thì ít nhưng để leo cây, hái trái thì nhiều! Mỗi lần qua thăm ông bà, trước khi về lúc nào Nội cũng cho chúng tôi một túi đầy ắp toàn những thứ rau trái hái trong vườn để ”ăn phụ”. Bà Nội tôi không biết chữ, chưa bao giờ được đến lớp, nhưng bà sống rất an lành, tâm bà hiền như Bụt, cả đời chẳng biết hờn giận ai bao giờ! Và có lẻ nhờ sống trong một không gian xanh, ăn những món thuần khiết nên Ông Bà Nội tôi đều quá vãng ở ngoài tuổi cửu tuần.Món bánh Tét, lạp xưởng tươi và chả lụa ngũ sắc do em gái tôi, hiện đang sống tại Đức, luôn tự tay chăm chút cho chồng con vào mỗi dịp Tết về.Thời còn là nữ sinh Gia Long bọn con gái chúng tôi rất mê món bột chiên, bò bía, gỏi đu đủ và chè ba màu bán bên hông chùa Xá Lợi. Hình như các hàng quán ở đây có “chất gây nghiện” thì phải?! Ngày nào cũng vậy, cứ đến giờ tan học là chúng tôi túa ra vây quanh các xe bán đồ ăn nên thường làm tắt nghẽn giao thông ở góc ngã ba đường Bà Huyện Thanh Quan và Sư Thiện Chiếu. Mỗi đầu tuần có chào cờ, cô Hiệu trưởng bao giờ cũng than phiền là chiều nào cũng thấy nữ sinh Gia Long ăn hàng “trắng đường”. Nhưng mặc cô la thì cứ la, bọn chúng tôi vẫn cứ vô tư với những món mà mình yêu thích. Tôi nhớ có lần về nhà vạt áo dài trước của mình bị dính một bệt đầy tương ớt bột chiên. Đó là một kỷ niệm khó phai thời trung học của tôi.Đến khi là sinh viên của trường Mỹ Thuật, mỗi năm tôi có dịp đi vẽ thực tế ba tháng ở các địa điểm mà mình chọn đề tài để theo đuổi. Cùng nhờ vậy mà tôi có dịp thưởng thức nhiều món ăn “đặc sản” tại mỗi nơi mà mình đã lưu lại. Cho đến bây giờ tôi vẫn không thể nào quên được món bánh thốt nốt lần đầu tiên được thưởng thức khi đi thực tế năm thứ ba tại Nhà Máy Xi Măng Kiên Lương. Theo người địa phương cho biết bánh này xuất xứ từ Campuchia được làm từ trái thốt nốt, có vị ngọt ngọt bùi bùi như trái dừa. Đây cũng là loại bánh phổ biến của vùng Hà Tiên – Kiên Giang. Tôi cũng không thể nào quên vào năm thứ hai được trường phân công thầy trò chúng tôi về Mỹ Tho vẽ giúp cho một cuộc triển lãm của tỉnh Tiền Giang. Cũng nhờ dịp này mà tôi được biết món Hủ Tiếu Mỹ Tho “danh bất hư truyền” mà đến bây giờ tôi vẫn chưa quên cái hương vị tuyệt vời của nó.Món cà-ri bò tại Nông Trường Bò Sữa Đức Trọng tỉnh Lâm Đồng vào mùa thực tế năm thứ tư cũng được tôi xếp vào hàng “độc nhất vô nhị”. Chính nơi đây, các nhân viên của nông trường đã giải thích cho tôi biết sự bổ dưỡng của loại sữa bò được “xuất xưởng” lần đầu và chúng tôi cũng đã có dịp thưởng thức cái vị béo béo, bùi bùi sền sệt như nước cốt dừa của nó khi được hấp lên. Chính vì thế nên mọi người nơi đây đã nảy ra sáng kiến dùng sữa bò để nấu món cà-ri bò. Có thể nói, so với cà-ri nấu với nước cốt dừa thì nó có chẳng kém cạnh tí nào mà còn có phần bổ dưỡng hơn!Khi “đi thực tế” tại Cà Mau vào năm thứ ba tôi đã được thưởng thức nhiều món ăn ngon tại đây. Trước hết phải kể là món cháo Tiều. Cà Mau là nơi sinh sống của rất nhiều người Triều Châu nên rất dễ tìm thấy các hàng quán có bán cháo trắng nấu nhừ ăn với dưa mắm, tép rim hay hột vịt muối… Cháo trắng là món ăn dễ tiêu và cũng tẻ tiền nên hầu như chiều nào sau khi ký họa xong tôi thường ôm bảng vẽ đi thẳng đến hàng cháo trắng quen thuộc. Cháo trắng dễ nấu nhưng để nấu ngon như Cháo Tiều tại Cà Mau chắc không dễ. Bằng chứng là Sàigòn cũng có cháo trắng nhưng tôi vẫn cứ nhớ mãi món cháo Tiều thuở đó hay vì nó đã gắn liền với một kỷ niệm đẹp của đời tôi!?Cũng trong mùa đi thực tế này tôi bắt đầu làm quen với món khô cá bổi còn gọi là khô cá sặc rằn. Anh bạn cùng lớp, đi chung với chúng tôi, có bà Nội đang sống ở Cà Mau nên anh thường được bà tiếp tế cho món khô cá sặc chính hiệu “home-made”. Thỉnh thoảng chúng tôi cũng được bạn cho “ăn ké” món khô ngon tuyệt này. Ngồi nhìn bạn nướng từng con khô sặc trên bếp than, mở từ bụng cá tiết ra rớt xuống lửa cháy xèo xèo lan tỏa một mùi thơm thật khó cưỡng. Bạn chỉ cho cách ăn khô sặc ngon nhất là lấy tay xé từng miếng khô rồi bỏ từng nắm cơm nguội cho vào miệng; thế là chúng tôi ăn hết nắm này đến nắm khác cho đến khi bụng đã no căng mà vẫn còn thèm! Tại Việt Nam bây giờ khô cá bổi đã trở thành món khô cao cấp không phải dành cho người nghèo nữa vì nó khá đắc tiền so với thu nhập của giới bình dân.Tôi cũng đã có một kỷ niệm rất khó quên khác trong mùa đi thực tế tại Cà Mau! Hôm đó tôi hay đứng ký họa cảnh trên bến dưới thuyền tại Chợ Cà Mau thì có hai cô học trò, chiều chiều đi học về, do tính hiếu kỳ hay đứng lại xem. Tôi thường lo mãi miết vẽ nên cũng không để ý đến đám đông lúc nào cũng vây quanh mình. Cho đến vài hôm sau đang đứng vẽ ở một địa điểm khác thì tôi tình cờ gặp lại hai cô nhỏ, với dáng vẻ hết sức mừng rỡ, một cô tóc dài đã nhanh nhẩu chạy đến bên tôi và hỏi một cách rất thân thiện:- Mấy hôm nay tụi em đi kiếm chị quá chừng! Chị có thể vẽ giúp cho lớp em một cái poster để minh hoạ bài học sinh vật được không chị?Tôi còn đang hết sức bối rối thì cô kia tiếp:- Lớp em có bàn với nhau rồi và tụi em sẽ gửi tiền “bồi dưỡng” cho chị. Giúp dùm tụi em nha chị.Tôi hơi phân vân chẳng biết tính sao khi nghĩ đến thời gian vẽ bài của mình và thật sự cũng chẳng màng đến món tiền-bồi-dưỡng đó! Không để cho tôi kịp nói gì thêm, cô tóc dài liền lấy quyển sách Sinh Vật trong cặp ra chỉ cho tôi và nói ngay như sợ tôi sẽ từ chối:- Cái này đơn giản lắm chị ơi. Nó dễ hơn mấy thứ chị đang vẽ nhiều lắm!Vừa nói cô vừa lấy tay chỉ vào trang sách và giải thích thêm:- Cô giáo muốn tụi em phải vẽ mấy con cá này lớn hơn cho dễ thấy và nếu được… chị có thể vẽ… đẹp đẹp chút thì càng tốt!Vừa nói cô vừa nhìn tôi cười lõn lẻn. À hóa ra các bạn trẻ này đang học về thế giới sinh vật của loài cá biển. Việc này cũng chẳng gì khó! Tôi đếm sơ sơ, khoảng trên mười con cá đủ loại. Tôi nghĩ mình có thể hoàn tất chúng trong vòng không quá hai giờ đồng hồ nên liền gật đầu, khá dứt khoát:- Được rồi. Chị sẽ giúp. Nhưng sao em biết nhà chị ở đâu mà tìm?- Nhà em ở số xx, Phường 8, chị cứ đi qua chợ, xuống cái đò là tới liền. Nếu không tìm được thì chị cứ hỏi nhà của Hiền, con ông Tư nhà máy xay lúa là ai cũng biết. Dễ tìm lắm chị.Cà Mau sông nước mênh mông chằng chịt, đi đâu cũng qua đò, xuống xuồng vậy mà tôi cũng đã tìm được nhà của Hiền khi cô đang nằm trên võng hát cải lương ru em ngủ. Thấy tôi, Hiền mừng rỡ chạy ra đon đả:- Trời ơi! Sao chị vẽ nhanh dữ vậy. Em tưởng phải vài bữa nữa mới xong chớ!Tôi chỉ cười và đưa cho Hiền tờ poster. Em mở ra xem liền và xuýt xoa đẹp quá chị ơi, thế nào cô và các bạn cũng thích lắm. Tôi cũng vui lây với nụ cười rạng rỡ trên khuôn mặt của Hiền. Thoắt cái, em chạy vào nhà thật nhanh lấy ra một gói nhỏ dúi vào tay tôi và nói tụi em gửi chị cái này nè. Tôi từ chối bảo rằng chị chỉ muốn giúp lớp em thôi vì nó cũng không tốn nhiều công sức là bao.Ngay khi ấy má của Hiền từ trong nhà bước ra, thấy vậy bà liền ôn tồn nói:- Đâu có bao nhiêu mà cô ngại, cô không nhận rồi mắc công con gái tui khó xử với bạn bè của nó. Cô lấy đi cho tụi nó vui, chút đỉnh thôi mà, có đáng gì đâu!Nói xong bà còn quay sang bảo Hiền đem nước ra mời chế uống đi con, trời nắng chang chang uống miếng nước rồi về cô ơi. Rồi bà còn đem cây bánh Piá cho tôi và bảo bánh này của bạn hàng ở miệt Sóc Trăng mới đem xuống cho, cô cầm về ăn lấy thảo. Tôi thật lúng túng trước sự tử tế của bà và cuối cùng tôi đã không thể từ chối được món tiền thù lao kia.Trên đường về tôi cầm gói tiền nhỏ trong tay, áp nó vào ngực, chắc chắn món tiền này không lớn nhưng tôi thấy dâng lên một niềm xúc động lạ lùng! Có thể nói đây là số tiền đầu tiên tôi kiếm được bằng nghề của mình sau ba năm là sinh viên Trường Vẽ. Và với niềm phấn khích đó tôi đã tự thưởng cho mình một tô bún mắm nước lèo khi đi ngang qua những dãy hàng ăn trong chợ Cà Mau.Nhìn tô bún chị bán hàng bưng ra với vài lát thịt ba chỉ, một ít cá lóc, tôm thẻ, cà tím đang bốc khói thơm lừng mùi mắm thật là hấp dẫn. Chưa ăn mà đã thấy ngon rồi. Sẵn bụng đang đói, tôi ăn một mạch hết ngay mà vẫn còn thấy thèm. Thật sự ra đó là tô bún mắm đầu tiên mà tôi được thưởng thức trong đời nhưng cái vị thanh thanh đặc biệt của bún mắm nước lèo Cà Mau vẫn mãi đi theo tôi suốt hơn ba mươi năm qua. Và cho đến bây giờ mặc dù đã khá “sành điệu” với các thể loại bún nước lèo nhưng với tôi tô bún đó vẫn là ngon-số-dách!Vào năm cuối cùng của đời sinh viên, tôi đã chọn đề tài Biển cho bài tốt nghiệp của mình vì được Công Ty Dầu Khí Vũng Tàu tài trợ cho đoàn chúng tôi chỗ ở trong suốt ba tháng đi thực tế tại đây.Chỗ ở của bọn tôi ở Bãi Sau, ngay dãy nhà nghỉ mát của khách sạn Thùy Vân. Phía mé gần Núi Lớn chiều chiều có từng tốp ghe cào lũ lượt trở về sau khi đi đánh bắt ngoài khơi. Có ghe sáng đi chiều về nhưng cũng có ghe đi đến ba bốn hôm mới vào lại bờ. Bửa nào trúng lớn cá đầy kín cả khoang; hơn cả chục thanh niên lực lưỡng kéo tàu lên bờ mệt xiểng liểng. Nhưng cũng có hôm biển động, cá biến mất tăm, ngư dân mặt mày ủ rũ héo sầu. Cảnh đó buồn lắm, chả ai muốn đem vô tranh của mình. Bọn chúng tôi chỉ canh hôm nào ghe cào về cá đầy lưới thì túa ra để ký họa. Đó là một hoạt cảnh rất ấn tượng tại bờ biển. Mọi người vừa nói cười vừa tranh nhau giũ lưới càng nhanh càng tốt để thu hoạch cá và đem tàu cất vào ụ cho sớm. Nét mặt ai cũng vô cùng hớn hở vì sắp được về sum họp với gia đình. Vui nhất phải kể là mấy tay chủ ghe. Vì hầu như năm nào cũng có sinh viên Mỹ Thuật về đây làm bài nên nhìn chúng tôi hí hoáy ký họa, họ biết ngay là dân Trường Vẽ. Có lần bà chủ ghe còn hào phóng đưa cho tôi một bịch cá trích còn nhảy soi sói và bảo:- Đem mấy con cá này về chiên giòn chấm nước mắm; ăn ngon “hết xẩy” luôn nha em!Buổi tối bọn tôi có thú vui là đi bắt còng biển về rang muối ăn cho đỡ buồn vì đứa nào cũng nhớ nhà và nhớ cả người yêu! Còng biển hay còn gọi là còng gió vì nó chạy nhanh như… gió! Vào những đêm không trăng trời tối mịt, nhóm chúng tôi đứa cầm đèn pin, đứa cầm xô, chân trần thi nhau mà chạy đua với đám còng tám cẳng hai càng muốn hụt hơi. Năm đó bọn chúng tôi sắp ra trường nên cũng chẳng còn trẻ nữa nhưng trò bắt còng gió này đã đưa chúng tôi trở về tuổi thơ của những ngày lên chín lên mười, được tha hồ tung tăng giữa biển trời, hoà mình vào thiên nhiên. Rượt đuổi với còng, chạy té lăn cù trên cát rồi nhảy xuống biển tha hồ tắm táp giữa ngàn sao. Ôi cuộc đời sinh viên giờ nhớ lại thật không có gì hạnh phúc cho bằng!Trong một kỳ nghỉ hè tôi có dịp ra Nha Trang để thăm gia đình của nhỏ bạn thân. Đó là lần đầu tiên tôi được đặt chân đến vùng biển mơ ước và cảm thấy nó đẹp hơn so với trí tưởng tượng của mình rất nhiều lần. Những ngày ở đây, tôi được má bạn đãi ăn hiều món ngon miền biển nhưng tôi thích nhất là món Cá Cờ nấu canh chua. Nhìn khứa cá sau khi nấu chín nằm vươn lên như những ngọn cờ ngạo nghễ trong tô canh chua đang bốc khói lẫn lộn với mớ bạc hà, đậu bắp, cà chua, khóm và rau thơm thật là hấp dẫn. Vớt cá ra dĩa nước mắm ớt, gắp một đũa bỏ vào miệng rồi và miếng cơm mấp mé ít canh mà nghe tất cả những mùi vị chua, cay, mặn, ngọt trộn lẫn cùng với miếng Cá Cờ xứ biển! Sau này tôi còn nhiều dịp đến Nha Trang, được thưởng thức những món “seafood” tại nhà hàng nổi tiếng nhưng với tôi món Cá Cờ nấu canh chua vẫn là món ăn làm tôi luôn nhớ mãi khi nghĩ về quê hương cát trắng của nhỏ bạn thân!Sau đó từ Nha Trang chúng tôi đón xe đò đi tiếp ra Quy Nhơn – Bình Định để đi thăm Cậu Mười của bạn. Tại đây tôi được chủ nhà đãi món bánh hỏi ăn kèm với thịt nướng. Thật ngon lạ lùng. Tôi được biết người Bình Định rất tự hào về món bánh hỏi “độc chiêu” này và họ có thể ăn bánh hỏi cả ngày trừ cơm không chán. Tôi ngồi nhìn hoài những cọng bún y như hình “dấu hỏi” ngã nghiêng chồng chất và kết dính với nhau trông thật vui mắt, rồi nhẹ nhàng gắp một chùm-dấu-hỏi cho vào miệng, vừa ăn mà tôi vừa hỏi thầm chẳng biết trên đời này còn món bánh hỏi nào ngon hơn thế nữa hay không?Mãi sau này tôi cũng có dịp đi du lịch miền Bắc để thăm các danh lam thắng cảnh luôn hằng ngưỡng mộ. Chuyến đi khá dài vì phải di chuyển từ Hà Nội lên Sa Pa, Vịnh Hạ Long, Chùa Hương và nhiều đền đài lăng tẩm nổi tiếng khác. Sau khi về lại Sàigòn tôi chỉ nhớ độc nhất món gà luộc chấm muối tiêu! Vì đi đến đâu, ngoài những món ăn thay-đổi-linh-động, thì hầu như nơi nào họ cũng dọn ra đĩa gà luộc bên trên có vài lát lá chanh, được sắt mỏng đến không thể mỏng hơn được nữa. Lúc đầu tôi cũng thấy ngon ngon nhưng ăn liền tù tì mười mấy ngày nên cũng hơi “bị-ấn-tượng”.Sau này tôi mới được biết rằng người Bắc họ rất yêu món gà luộc và với họ chỉ có gà ở miền Bắc mới đủ tiêu chuẩn: ngon, dai, ngọt để cho ra một đĩa gà luộc ngon-hết-ý! Có dạo tôi làm chung với một cô đồng nghiệp là dân “Bắc Kỳ” chính hiệu, nhưng gia đình cô đã dọn vào Nam sinh sống được vài năm. Kể về thành tích của mình, cô khoe đã “ém nhẹm” được hai con gà giò còn sống (?) mang lên máy bay đem vào Sàigòn để … ăn cho đã thèm. Cô còn thành thật phán thêm một câu: “Gà trong Nam ăn chán chết!” làm tôi tự ái dễ sợ! Nhưng kịp nghĩ lại, thôi hãy cứ để cho cô bạn trẻ được sống trọn vẹn với cái tình quê của cô ấy đi!Do đòi hỏi của nghề nghiệp, nên hồi còn ở Việt Nam tôi cũng khá thường xuyên lui tới những khách sạn năm sao, nơi có những đầu bếp quốc tế lo phần ẩm thực cho các “thượng đế” của mình. Những yến tiệc ở đây rất sang trọng có sâm banh, rượu mạnh đắc tiền được đựng trong những chiếc cốc cao sang, ngạo nghễ; có những món ăn của giới thượng lưu đẹp từ cách trình bày cho đến cái muỗng, cái nĩa, cái khăn … nhưng tất cả chẳng lưu lại gì trong trí nhớ của tôi ngoài những bộ cánh hàng hiệu mà họ khoát lên người!Sống ở Sàigòn 38 năm nên đi đâu tôi cũng nhớ về Sàigòn, ăn món gì tôi cũng nghĩ về Sàigòn. Khi còn ở Việt Nam có dịp ra Bắc thưởng thức món Phở giữa lòng Hà Nội, quê hương của Phở, vậy mà tôi vẫn không thấy ngon bằng món Phở made in Sàigòn. Đến Huế, vào chợ Đông Ba kêu một tô Bún Bò Huế ăn xong cứ ngẩn ngơ hoài vì sao nó không giống với bún bò Huế mình hay ăn ở Sàigòn?!Thật cám ơn internet biết bao nhiêu vì giờ đây nếu thèm món ăn Việt Nam nào tôi chỉ cần lên mạng tìm là có ngay công thức và cách chế biến. Có thể nó không ngon-như-tiệm nhưng ít ra nó cũng giông giống được 70% là thành công rồi. Ngồi nhâm nhi thành quả của mình mà tâm trí tôi cứ nhớ lại hình như món này mình đã ăn ở cái quán kia, quán kìa ở Sàigòn. Nhớ để ăn thấy ngon hơn, như đang nhai từng kỷ niệm, nuốt vào bụng rồi tiêu hóa nó vào trong giấc ngủ khi đêm về. Trong giấc mơ, không có tôi với quần là áo lượt trở về trên chiếc xe đời mới đến những nhà hàng sang trọng nổi tiếng của Sàigòn; mà chỉ có tôi với chiếc nón lụp xụp trên đầu mon men vào ngôi chợ nhỏ, ngồi bẹp xuống trên cái ghế gỗ thấp lè tè, húp xì xụp những con ốc len hay vét hết miếng cuối cùng của đĩa bánh tầm bì như một thuở nào tôi đã từng trải qua.Nhà cửa ở Mỹ lúc nào cũng đóng im ỉm, đường xá vắng lặng như tờ. Nhiều hôm thằng con tôi đang ngồi chơi game trong nhà nghe tiếng nhạc của chiếc ice cream truck liền lật đật chạy theo để mua cho bằng được một que kem mà nó thích. Tôi nhớ lại hình ảnh của mình gần năm mươi năm trước cũng từng chạy theo chiếc xe đạp bán cà rem cây khi nó chạy vào xóm nhỏ để mua một cây cà rem đậu xanh, sầu riêng hay khoai môn …. Nhiều hôm giữa cái nắng nung người như thiêu như đốt của Texas tôi ước giá mà có chiếc xe ba gác bán mía ghim và trái cây xẻ đẩy ngang trước cửa nhà như bên Việt Nam thì chắc chắn tôi sẽ chạy ra mua một đĩa đầy ắp đủ loại như: mít, chôm chôm, cóc, ổi, thơm… và không quên mua thêm vài que mía ghim nữa để tự “giải nhiệt” ngày hè cho mình.Dọc theo dãi đất hình chữ S gần như nơi nào cũng có những món ăn mang hương vị đặc sắc của từng vùng. Do vậy, khi ra sống ở hải ngoại, khách ly hương cứ hoài niệm về những món ăn đã từng gắn bó với mình suốt quãng đời thơ ấu. Để rồi có một hôm nào đó chợt quay về quê cũ, vào cái chợ năm xưa thưởng thức lại những “món ruột” của mình; mới biết rằng nó đã không còn như-mình-tưởng! Năm tháng đã trôi qua, biết bao vật đổi sao dời! Chị bán hàng ngày xưa nay đã lụm khụm, đã thay đổi cách nấu nướng hay tự trong nội tại của kẻ tha hương đã có những đổi thay biến thiên theo quy luật của đất trời. Để rồi ai đó ngộ ra rằng dường như cái khẩu vị của mình đã quen với những món Việt “Made in USA” mất rồi!Chưa kể giờ đây nguồn nước, không khí bên nhà đã bị ô nhiễm trầm trọng, thức ăn, cây trồng ít nhiều chứa mầm độc tố do phân bón, hóa chất nên người viễn xứ đôi lúc cứ e dè không dám ăn uống thoải mái cho thỏa lòng. Có một lần về thăm mẹ, tôi muốn cả nhà có một bửa ăn cùng quây quần bên món rau muống chấm mắm nêm như ngày xưa, nhưng mẹ tôi đã khuyến cáo liền:- Lúc này bên đây không ai dám ăn rau muống hết con ơi vì người ta phun thuốc xịt rầy quá chừng. Ăn sợ bị ngộ độc!Tôi biết Sàigòn bây giờ đã mọc lên những nhà hàng đẹp không-thua-gì-ở-Mỹ, đã có những món ăn y-như-ở-Mỹ và cũng có những “đại gia” giàu-hơn-Việt-Kiều-Mỹ. Tôi biết Sàigòn hôm nay đã có nhiều thay đổi, thay đổi từ cách sống cho đến cách ăn, cách nói khiến khách tha hương nhiều lúc không khỏi ngỡ ngàng khi trở lại chốn quê xưa!Tôi cũng biết có nhiều người Việt đã đến Mỹ từ những ngày đầu tiên khi Sàigòn sụp đổ và đã hơn 40 năm trôi qua nhưng họ chưa bao giờ trở về thăm quê cha đất tổ một lần nào! Vậy mà những món ăn Việt Nam vẫn ngày ngày hiện diện trên mâm cơm gia đình họ, như nhắc nhở cháu con rằng chúng ta vẫn mãi là người Việt nam!Riêng với thế hệ được sinh ra và lớn lên ở xứ người thì đất nước Việt nam thật quá xa xôi! Ngôn ngữ Việt nam thật quá lạ lẫm nhưng món ăn Việt nam thì lại thật gần gũi, thân thương! Đối với họ quê hương đơn giản là nơi họ được sinh ra, được sống trong tình yêu thương của ông bà, cha mẹ và được ăn những món Việt mà họ yêu thích.Năm ngoái, nhân một lần vào Baylor Scott & White Medical Center – Waxahachie khám bệnh tôi có dịp gặp một cô y tá người Mỹ khá xinh đẹp, tuổi độ ngoài ba mươi. Sau khi xem bệnh án của tôi, cô ấy hỏi tôi có phải là người Việt Nam không? Tôi nói đúng vậy và nhìn cô hết sức ngạc nhiên! Hiểu được sự thắc mắc của tôi, cô cho biết vì mẹ chồng cô cùng họ với tôi; nhưng cô thì mang họ “Vu” của chồng! Ngưng một giây, như để chứng minh cho điều mình vừa nói, cô hỏi tôi:- Co co khoe khong?Cô nói chậm rãi một câu tiếng Việt nhưng rất-Mỹ! Chúng tôi cùng cười thoải mái và thế là khoảng cách đã xích lại gần hơn giữa bệnh nhân và y tá. À! Thì ra cô này là dâu của một gia đình Việt Nam 100%. Cô cho biết đang sống cách thành phố của tôi độ 35 phút lái xe; chồng cô là “boat people”, anh đã cùng cả nhà sang Mỹ định cư vào đầu thập niên 80. Cô còn hào hứng cho biết đã học nấu nhiều món ăn Việt Nam từ mẹ chồng vì hai đứa con trai của cô rất mê Phở, bún riêu, cơm tấm, bò kho … và cả nước mắm nữa!Nhìn ánh mắt của cô, tôi có thể đoán được nhờ những món ăn Việt Nam mà mối quan hệ giữa mẹ chồng và nàng dâu nhà này đã trở nên vô cùng khắn khít.Tại hải ngoại thường thì trong miếng vườn sau nhà của dân “gốc Việt” nào cũng có có một khoảnh dành cho đám: hún quế, kinh giới, ngò gai, rau râm, hún cây, tía tô… để khi cần ăn là có ngay, khỏi phải lái xe chạy “lâu lắc”. Nhiều người còn trồng cả giàn bí, bầu, khổ qua, dưa leo hay bụi bạc hà để rồi đến lúc “thu hoạch” phải gọi điện thoại hay mang đến tận nhà ai đó nhờ “ăn lấy thảo”. Của một đồng, công một lạng! Nhưng họ thấy vui khi nhìn liếp cải, vườn rau lớn lên từng ngày. Hình ảnh thân thương khu-vườn-của-má ngày nào đã được bàn tay của họ tái hiện trên quê người. Rồi chúng lần lượt được đem vào mỗi bửa ăn như thầm nhắc nhở rằng quê hương, mẹ hiền như lúc nào cũng cận kề bên cạnh.Ở Mỹ thường trong các buổi tiệc gia đình hay họp mặt, tất niên, tân niên… mỗi thành viên sẽ được phân công đảm trách một món ăn, từ chính đến phụ tùy theo “sở trường, sở đoản” của từng người. Mạnh ai nấy tự chăm chút món ăn của mình rồi đem đến chia sẻ cùng nhau để tạo thành một bửa “đại tiệc”. Dù không thật xuất sắc nhưng những món ăn Việt Nam này đã nối kết những mảnh đời cùng chung một cảnh ngộ lại với nhau, để dần dần tạo dựng nên một cộng đồng!Ở hải ngoại hầu như ai cũng biết đến câu nói “Tiếng Việt còn, người Việt còn” của Nhà văn hóa lỗi lạc Phạm Quỳnh. Tuy nhiên, cái khó của ngôn ngữ là phải học mới hiểu, phải hành mới thông; còn những món ăn Việt Nam thì dường như dễ “đi vào lòng người” hơn. Do vậy, tôi xin được mạn phép để bổ sung thêm ý của cụ Phạm rằng “Món Việt còn, người Việt còn!” dựa trên tinh thần văn hóa ẩm thực của người Việt tại hải ngoại. Và tôi cũng xin được đại xá nếu như đó là điều thất kính với bậc tiền bối!Ngày nay món ăn Việt Nam đã theo chân những người Việt lưu vong trải dài trên khắp bề mặt của quả địa cầu. Món Việt chẳng những còn mà chắc chắn sẽ còn nhiều hơn nữa khi những cộng đồng Việt Nam đang ngày càng lớn mạnh trên khắp các quê người.Nguyễn Bích Thủy