Môi trường là gì ? Vai trò và cách bảo vệ 1 Môi trường

Cập nhật lần cuối ngày: 10/02/2023

Môi trường luôn là một yếu tố quan trọng và tác động trực tiếp đến đời sống sinh hoạt của con người. Chính vì thế, để sống trong một môi trường trong lành, không ô nhiễm cần sự đồng hành và ý thức của mỗi con người. Chỉ có môi trường sạch mới có đủ điều kiện để phát triển nền kinh tế – xã hội.

1. Môi trường là gì ? Giới thiệu tổng quát về môi trường

Trong cuộc sống hiện nay, mỗi người đều có một nhu cầu về không gian sống riêng của mình để nhằm phục vụ cho cuộc sống hàng ngày như: nhà, nơi làm việc, nơi sản xuất,… Như vậy, nhu cầu này cần đòi hỏi môi trường phải có đủ không gian với phạm vi phù hợp cho mỗi người.

Tuy nhiên, không này này phải đáp ứng được đầy đủ các tiêu chuẩn về các yếu tố vật lý, hóa học, sinh học, khung cảnh và xã hội. Mỗi yêu cầu về không gian sống của mỗi con người được thay đổi tùy theo trình độ công nghệ và khoa học.

Chính vì thế, để phù hợp cho việc sử dụng không gian sống và làm quen với thiên nhiên cần có 2 tính chất mà con người chúng ta nên chú ý đó là: Tính chất tự cân bằng ( Homestasis ) và tính chất bền vững.

Từ đó chúng ta hiểu được Môi trường là tổng hợp gồm các yếu tố tự nhiên và các yếu tố nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau xung quanh con người. Điều này có ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và đời sống sản xuất, phát triển của con người cũng như thiên nhiên.

Môi trường chứa các yếu tố vật chất tự nhiên như vật lý, hóa học, sinh học được tồn tại ngòi ý chí chủ quan của con người. Bên cạnh đó các yếu tố nhân tạo bao gồm mối quan hệ mật thiết giữa con người với con người, ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật.

Môi trường là một tổ hợp các yếu tố tự nhiên và các yếu tố xã hội bao quanh bên ngoài của một hệ thống hay một cá thể, một sự vật nào đó. Chúng tác động trực tiếp lên hệ thống này nhằm xác định xu hướng và tình trạng của nó. Chúng ta có thể coi môi trường như là một tập hợp và trong đó mỗi hệ thống được coi như một tập hợp con.

Ngoài ra ta có thể hiểu môi trường bằng một cánh rõ ràng hơn như: Môi trường là tập hợp bao gồm các yếu tố tự nhiên và các yếu tố nhân tạo xung quanh con người. Chúng ảnh hưởng trực tiếp sinh hoạt, đời sống và các hoạt động của con người như: Không khí, nước, sinh vật, xã hội và thể chế.

Môi trường bao gồm các thành phần chính như: đất, nước, không khí, ánh sáng, âm thanh, hệ sinh thái và các hình thái vật chất.

moi-truongmoi-truong

1.1 Đặc điểm của môi trường

Môi trường có thành phần bao gồm cả các sự vật và sự việc cung quanh chúng ta. Nổi bật như các hệ sinh thái tự nhiên là đất, nước, không khí, ánh sáng, âm thanh, núi, biển, sông, núi, đá. Còn môi trường do con người tạo nên hệ sinh thái, khu dân cư, khu sản xuất, khu bảo tồn.

Tất cả các khung cảnh, cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, hệ sinh vật để là thành phần để tạo nên môi trường. Cho dù tổng quan môi trường có rộng lớn đến đâu thì cũng phải bắt nguồn từ hai yếu tố chính đó là yếu tố tự nhiên và yếu tố nhân tạo ( do con người tạo ra ).

Như vậy, nếu như không có môi trường thì đồng nghĩa với không có sự sống. Khi đó Trái Đất sẽ không trở thành hành tinh sống mà chỉ giống như các sao khác trong hệ vũ trụ mà thôi.

2. Những điều bạn cần biết về môi trường theo luật pháp quốc tế

Theo luật pháp quốc tế về môi trường được hình thành và phát triển dựa trên ý thức và nhu cầu của cộng đồng quốc tế. Cần có những cố gắng của mọi người để giải quyết các vấn đề về môi trường chung của quốc tế để tăng sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia.

Đã có rất nhiều điều ước và định nghĩa đưa ra mô tả chủ yếu và các thành phần của môi trường. Nhóm chuyên gia chương trình và phát triển UN được thành lập vào năm 1990 đã đưa ra định nghĩa ” Môi trường được tạo nên từ các thành phần sinh vật và không sinh vật gồm đất, nước, không khí, động vật, thự vật và các hệ sinh thái dưới sự hợp tác của chúng tạo nên “.

Chương trình phát triển UNEP của Liên Hợp Quốc sau khi xem xét các xung đột và thảm họa thiên nhiên đã đưa ra định nghĩa ” Môi trường là tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp từ bên ngoài đến cuộc sống, phát triển và sự tồn tại của các tổ chức sinh vật. Môi trường liên quan đến các điều kiện vật lý có ảnh hưởng đến tài nguyên thiên nhiên và cả dịch vụ trong hệ sinh thái chứa đựng chúng “.

Tương tự với từ điển Oxford về hệ sinh thái năm 2005 đã đưa ra định nghĩa ” Môi trường là tập hợp các điều kiện bên ngoài, vật chất và sinh học trong đó có chứa cả tổ chức sinh vật sống. Môi trường gồm đánh giá xã hội, kinh tế và văn hóa chính trị cũng như các thành phần tự nhiên như đất, nước, không khí,…”. Đây là định nghĩa mang đậm tính khóa học và liệt kê các thành phần của môi trường.

Theo tuyên bố của Stockholm năm 1972 đã nói ” Môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo chủ yếu cho sự phồn vinh và sự tận hưởng những quyền cơ bản cũng như quyền được sống của con người “. Do đó, môi trường được xét trên phương diện pháp lý đó là tất cả nhũng gì đang tồn đọng xung quanh con người, thiên nhiên.

Trên các phương diện pháp lý khác như Nghị định thư I trong Công ước Geneva năm 1949, tuyên bố Rio vào năm 1992, Công ước sự đa dạng sinh học năm 1992 và tuyên bố thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc năm 2000,… Đã đưa ra định nghĩa chính xác và ngắn gọn nhất về môi trường, bên cạnh đó còn bổ sung thêm những điều còn thiếu xót trong các định nghĩa của Tuyên bố Stockholm năm 1972 và Chương trình kế hoạch của ủy ban Châu Âu năm 1973.

ICJ kết luận vụ ” Tính hợp pháp của vũ khí hạt nhân ” năm 1996 đã nhận xét ” Môi trường không chỉ là khái niêm trừu tượng mà đó còn là không gian và chất lượng sống cũng như sức khỏe của con người trong đó có bao gồm cả những thế hệ chưa ra đời “.

Chúng ta có thể chia môi trường thành môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo. Đặc biệt là không thể tách rời hoặc bỏ bất kỳ một thành phần nào trong định nghĩa.

Ngoài ra, theo luật pháp bảo vệ môi trường của Việt Nam được sử đổi và phát hành năm 2020 đã định nghĩa ” Môi trường là tập hợp bao gồm các yếu tố vật chất tự nhiên và các yếu tố nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau xung quanh con người. Có ảnh hưởng lớn đến đời sống, kinh tế và phát triển của con người cũng như các sinh vật tự nhiên “.

moi-truongmoi-truong

Đến nay chúng ta có thể nhận thấy môi trường có rất nhiều định nghĩa khác nhau dựa trên các pháp lý quốc tế khác nhau. Tuy nhiên, vẫn chưa đưa ra được định nghĩa chính xác mà đó chủ yếu chỉ dựa trên mô tả các thành phần tạo nên môi trường. Chưa có định nghĩa cụ thể cũng là do chưa có sự thống nhất và điều này và các định nghĩa này sẽ luôn được phát triển cũng như được tác động qua lại bởi sự hiểu biết của con người ngày càng phát triển.

3. Các loại môi trường trong cuộc sống hiện nay

3.1 Môi trường tự nhiên

Môi trường tự nhiên còn được gọi là không gian sống, cung cấp đầy đủ các nguồn tài nguyên từ thiên nhiên. Đây còn được coi như là nơi chứa đựng các phế thải do con người tạo ra trong quá trình hoạt động sản xuất và sinh hoạt. Sức khỏe của con người có được đảm bảo hay không một phần cũng do ý thức và trách nhiệm của mỗi người đối với môi trường sống.

Môi trường tự nhiên hay còn được hiểu với một góc rộng hơn có thể bao hàm cả môi trường của các loài sinh vật, động vật,… đang tồn tại trên Trái Đất.

3.2 Môi trường xã hội

Môi trường xã hội là mối quan hệ giữa người với người, là các luật lệ, cam kết, thể chế,… ở các cấp, các quyền khác nhau. Nhiệm vụ chính của môi trường xã hội là làm cho con người thích nghi với một khuôn khổ nhất định để phát triển các quá trình sống thuận lợi và làm cho họ khác biệt với các sinh vật khác.

Cũng theo một góc nhìn lớn hơn thì môi trường xã hội là môi trường mà con người là nhân tố chính tham gia và chi phối môi trường. Bao gồm kinh tế, chính trị, văn hóa, thể thao, lịch sử, giáo dục,… xoay quanh con người chúng ta và chúng ta lấy đố để làm động lực, mục tiêu để phấn đấu.

Môi trường xã hội có tốt thì các nhân tố tạo nên môi trường sẽ hỗ trợ cho nhau, khi đó con người sẽ được hưởng toàn bộ các quyền như: sống, hưởng thụ, làm việc và cống hiến. Bên cạnh đó, nếu môi trường xã hội không tốt sẽ tạo ra các tệ nạn xã hội như: ma túy, cờ bạc, rượu chè,…

3.3 Môi trường nhân tạo

Môi trường nhân tạo là môi trường do con người tạo ra dựa trên các yếu tố như thành phần hóa học, tính chất vật lý,… Các yếu tố này đều do con người tạo ra và cũng là các yếu tố bị con người chi phối, ví dụ như: Tại Singapore, con người đã tạo ra một khu rừng nhiệt đới dưới dạng công viên, tại đây cây cối tự nhiên không thể tồn tạo và phát triển.

Con người đã tạo ra nhiều công trình nhân tạo khác nhau nhằm để sống tách biệt với thế giới tự nhiên. Một trong số đó là kho hạt giống được con người chôn sâu bên trong ngọn núi trên quần đảo Nauy 130m. Các kho dự bị cũng đã được thiết kế để bảo vệ các hạt giống quý giá khỏi thảm họa, đảm bảo cho sự cung cấp lương thực cho toàn cầu trong tương lai.

4. Chức năng và các vai trò quan trọng của môi trường

Môi trường là nơi chứa và cung cấp các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống cũng như sản xuất của con người. Có thể lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người và còn là nơi chứa đựng các phế thải do con người tạo ra. Ngoài ra còn có khả năng bảo vệ con người và vi sinh vật tránh khỏi những tác động bên ngoài.

moi-truongmoi-truong

4.1 Chức năng

Môi trường là nguồn cung cấp tài nguyên quan trọng đối với đời sống của con người và sinh vật.

Trong lịch sử phát triển của loài người, chúng ta đã tiến hóa và phát triển qua nhiều giai đoạn. Bắt nguồn từ khi con người biết canh tác vào thời kỳ đồ đá đến khi thời kỳ phát minh ra máy móc hiện đại. Điều này đã đánh dấu cột mốc khởi đầu trong công cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật.

Do nhu cầu sử dụng tài nguyên môi trường của con người ngày càng tăng cao, không chỉ về số lượng mà còn cả về chất lượng và mức độ phức tạp theo trình độ phát triển của xã hội. Chính vì thế, chức năng của môi trường còn được gọi là nhóm chức năng sản xuất tự nhiên bao gồm:

  • Rừng tự nhiên: Có chức năng cung cấp nước và bảo tồn tính đa dạng sinh học, độ phì nhiêu của đất, cải thiện nguồn gỗ củi, dược liệu và cải thiện cả hệ sinh thái.
  • Các thủy vực: Có chức năng cung cấp nước và dinh dưỡng cho các khu vui chơi giải trí và các nguồn thủy hải sản.
  • Không khí – Nhiệt độ: Có chức năng duy trì các hoạt động trao đổi chất.
  • Quặng, dầu mỏ: Có chức năng cung cấp năng lượng và nguyên liệu cho các hoạt động sản xuất
  • Động – Thực vật: Có chức năng cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người, đặc biệt có thể cung cấp các nguồn gen quý hiếm.

Môi trường là nơi chứa đựng phế thải do con người tạo ra.

Trong quá trình sống và sinh hoạt của con người, các chất thải luôn được đào thải ra môi trường bởi con người. Dưới tác động của các vi sinh vật cộng thêm các yếu tố môi trường, các chất thải ở đây sẽ bị biến đổi, phân hủy từ các chất phức tạp đến các chất đơn giản nhờ tham gia hàng loạt quá trình sinh địa hóa.

Trong các thời kỳ trước, khi mà công nghệ chưa phát triển, dân số thế giới đang còn ít thì chủ yếu quá trình phân hủy tự nhiên sẽ làm chất thải trở lại trạng thái nguyên liệu của tự nhiên sau một thời gian biến đổi. Nhưng khi sự gia tăng dân số đột ngột, quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa phát triển thì số lượng chất thải tăng lên đột ngột, đã có nhiều nơi chất thải quá tải dẫn đến ô nhiễm môi trường.

Khả năng tiếp nhận chất thải và phân hủy chất thải còn được gọi là khả năng đệm của một khu vực chứa lượng chất thải nhất định. Tuy nhiên khi số lượng chất thải càng tăng cao dẫn đến khả năng đệm của khu vực đó ngày càng khó khăn, đặc biệt là các chất thải có chứa nhiều chất độc hại sẽ làm cho các vi sinh vật gặt nhiều khó khăn trong quá trình phân hủy và sẽ dẫn đến ô nhiễm môi trường. Các chức năng này được chia thành các loại như:

  • Chức năng biến đổi lý – hóa học: Được phân hủy hóa học nhờ tiếp xúc với ánh sáng, hấp thụ và tách chiết các vật thải, độc tố.
  • Chức năng biến đổi sinh hóa: Nhờ sự hấp thụ của các chất dư thừa dẫn đến chu trình hoạt động của nito và cacbon có thể khử được các chất độc hại này bằng con đường sinh hóa.
  • Chức năng biến đổi sinh học: Các chất thải được phân hủy nhờ các khoáng hóa và các chất thải hữu cơ, mùn hóa, nitrat hóa, phản nitrat hóa và amon hóa.

Môi trường có chức năng lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người.

Trái Đất được coi như một môi trường chung của các chủ thể và còn là nơi lưu trữ, cung cấp thông tin cho con người. Chính vì thế, môi trường Trái Đất có những chức năng như:

  • Cung cấp tất cả sự ghi chép và lưu trữ lịch sử hình thành và tiến hóa của Trái Đất cũng như sự tiến hóa và phát triển của vật chất , sinh vật và cả con người.
  • Cung cấp các chỉ thị của không gian đồng thời cung cấp tín hiệu và báo động sớm các nguy hiểm đến con người và các sinh vật sống trên Trái Đất để chúng ta biết đường tránh hoặc đối đầu với các hiện tượng thiên tai tự nhiên như bão, động đất, núi lửa,…
  • Cung cấp và lưu giữ giúp con người các nguồn gen, các loại động thực vật, các hệ sinh thái tự nhiên và các hệ sinh thái nhân tạo. Ngoài ra còn cung cấp cho con người những vẻ đẹp, những cảnh quan có giá trị thẩm mỹ cao cùng với đó là các tôn giáo và văn hóa của khắp nơi trên thế giới.

Môi trường có thể bảo vệ con người và các sinh vật khỏi các tác động từ bên ngoài.

Các thành phần có trong môi trường có nhiệm vụ bảo vệ cho đời sống của con người và các sinh vật tránh khỏi các tác động từ bên ngoài như: Tầng Ozon trong khí quyển có thể hấp thụ và phản xạ lại các tia cực tím do năng lượng mặt trời phóng ra.

4.2 Vai trò quan trọng của môi trường

Sẽ ra sao nếu như Trái Đất của chúng ta không có các yếu tố tạo thành môi trường. Thế môi trường có vai trò quan trọng như thế nào đối với Trái Đất cũng như trực tiếp đến với các sinh vật sống trong đó có con người chúng ta.

  • Thứ nhất: Môi trường là nơi cung cấp không gian sống phù hợp cho con người và các loài ddoognj vật, sinh vật sống trên Trái Đất
  • Thứ hai: Là nguồn tài nguyên thiên nhiên đáp ứng đủ các nhu cầu cần thiết để các cá thể có thể sống và phát triển. Chúng ta có thể hiểu môi trường gồm các yếu tố như quan hệ xã hội, không khí, ánh sáng và cảnh quan thiên nhiên.
  • Thứ ba: Là nơi thực hiện quá trình tuần hoàn vòng đời của các cá thể sống bao gồm các chức năng chứa đựng, cân bằng và phân hủy các chất do chính tay con người tạo ra.
  • Thứ tư: Có một số thành phần phải chịu các tác động trực tiếp từ con người, trong đó, việc môi trường tự nhiên sản sinh ra các khoáng sản quan trọng tạo điều kiện cho con người có vật liệu để xây dụng nhà cửa, sinh hoạt, lao động, chăn nuôi và sản xuất.
  • Thứ năm: Là nơi lưu giữ những thông tin quan trọng cho con người hay nói cách khác, mọi hoạt động của mỗi con người đều phụ thuộc vào cộng đồng và xã hội, một trong những thành phần chủ yếu của môi trường.
  • Thứ sáu: Bảo vệ con người và các sinh vật sống khỏi các tác động từ bên ngoài.

5. Các biện pháp để bảo vệ ô nhiễm môi trường

Để có được một môi trường xanh – sạch – đẹp mỗi con người chúng ta cần phải chung tay, chung sức để góp phần bảo vệ môi trường tránh khỏi ô nhiễm. Nhưng để mà để được môi trường trong lành như không phải ngày một ngày hai là được liền mà cần phải có thòi gian lâu dài. Các biện pháp để bảo vệ điển hình như:

5.1 Trồng nhiều cây xanh

Do cây xanh chính là nguồn cung cấp oxi chính cho bầu không khí và còn là nguồn hấp thụ các khí cacbon, giúp giảm tải việc xói mòn đất và hệ sinh thái. Chính vì thế, chúng ta nên trồng rất nhiều cây xanh để được hưởng bầu không khí trong lành. Đặc biệt là phải bảo vệ và nghiêm cấm chặt phá cây.

5.2 Sử dụng năng lượng sạch

Con người chúng ta nên sử dụng các năng lượng có sẵn trong tự nhiên như các năng lượng gió, năng lượng mặt trời,… thay cho việc sử dụng các năng lượng có thể tái tạo. Các năng lượng có từ thiên nhiên đều là những năng lượng sạch bởi vì việc sản xuất và tiêu thụ của chúng không sản sinh ra bất cứ loại khí thải nào gây hiệu ứng nhà kính như sử dụng các loại nhiên liệu hóa thạch.

5.3 Tiết kiệm quá trình sử dụng điện

Đa phần mọi người đều có thói quen để lại phích cắm trong ổ điên ngay cả khi không sử dụng đến như các thiết bị: TV, quạt, sạc điện thoại, máy tính,… Điều này tuy chỉ là một hành động nhỏ thôi nhưng lại vo tình gây lãng phí một lượng điện tương đối lớn, vì trong quá trình đó các thiết bị này cũng tiêu hao năng lượng điện.

Chính vì thế, để giảm tải việc sử dụng điện chúng ta nên nhớ rút các phích cắm ra khỏi ổ điện hoặc tắt các thiết bị điện khi không sử dụng đến. Khi làm như vậy không chỉ có lợi cho riêng mình chúng ta mà còn có lợi cho nguyên cả cộng đồng xã hội.

5.4 Giảm tải việc sử dụng túi nilon

Túi nilon chắc chắn không còn xa lạ gì đối với đời sống hiện tại đúng không ạ. Tuy nhiên, để phân hủy được các túi nilon này cần phải mất rất nhiều thời gian thậm chí lên hàng trăm, hàng nghìn năm mới có thể phân hủy sinh học được. Cho nên luôn tồn tại số lượng lớn các túi nilon này trong môi trường và có thể ảnh hưởng đến trực tiếp đến con người cũng như các sinh vật sống trong nước, đại dương,…

Để sản xuất ra được 100 triệu túi chúng ta cần phải tiêu tốn khoảng 12 triệu barrel dầu hỏa. Chính vì thế, chúng ta nên đóng gói sản phẩm bằng các loại giấy hoặc các loại lá, giỏ tre, nứa,… thay cho việc đóng gói bằng túi nilon này.

5.5 Sử dụng các chất liệu có sẵn trong tự nhiên

Nếu như chúng ta có thể sử dụng năng lượng, vận chuyển cẩn thận hơn thì có thể giảm tải được lượng khí thải ra ngoài không khí gây hại cho nhiều sinh vật. Chúng ta có thể tạo nên một môi trường xanh – sạch – đẹp bằng cách thiết lập nhiều kế hoạch bảo vệ môi trường.

Các loại hóa chất được sử dụng trong vệ sinh hàng ngày được sử dụng trong các loại thuốc bảo vệ thực vật ( thuốc trừ sâu,.. ) hay trong các loại thuốc hóa học khác đều là một trong những nguyên nhân gây ung thư Parkinson hoặc có thể gây ra các bệnh liên quan đến não.

Chính vì vậy, chúng ta nên sử dụng các loại dụng cụ cũng như các chất liệu có nguồn gốc từ thiên nhiên để sử dụng. Một phần có thể giúp cho các sinh vật sống, một phần có thể bảo vệ môi trường tránh khỏi ô nhiễm.

Môi trường đóng vai trò rât quan trọng đối với đời sống của con người, đồng thời còn ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động, sinh hoạt của con người. Cho nên, mỗi con người, mỗi cá nhân cần phải có ý thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường xung quanh mình tránh ô nhiễm. Có như thế, chúng ta mới lấy lại được môi trường xanh – sạch – đẹp và bầu không khí trong lành.

6. Tại sao nên bảo vệ môi trường?

Như đã nói ở trê thì môi trường là không chỉ là không gian sống mà còn là nơi cung cấp các nguồn tài nguyên chính cho đời sống của con người cũng như thực vật và các sinh vật sống trên Trái Đất. Cho nên việc bảo vệ môi trường cũng chính là việc bảo vệ cho đời sống và sự phát triển của con người chúng ta.

Bảo vệ môi trường là việc sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên có giới hạn như: Nước, đá, than, dầu mỏ,… đồng thời tăng cường việc sử dụng các năng lượng tái tạo phù hợp với môi trường như năng lượng điện, năng lượng gió,…

Ngoài ra nếu như sử dụng nhiều năng lượng hóa thạch sẽ tạo ra lượng khí thải lớn ra bên ngoài không khí làm cho Trái Đất nóng lên. Trái Đất sẽ tăng nhiệt độ từ 1.5 độ C đến gần 6 độ C vào khoảng 100 năm tới nếu như không có sự vào cuộc để bảo vệ môi trường.

Khi mà môi trường bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng lớn và đe dọa đến cuộc sống của con người. Đặc biệt như:

  • Ô nhiễm không khí: Có thể dẫn đến hàng trăm, hàng nghìn căn bệnh liên quan đến hô hấp.
  • Ô nhiễm nước: Nhu cầu sử dụng nước ngày càng nhiều và nếu như nguồn nước này bị ô nhiễm sẽ dẫn đến thực phẩm không đảm bảo an toàn gây ra nhiều bệnh ung thư không có khả năng để chữa trị.

o-nhiem-moi-truongo-nhiem-moi-truong

Theo Hiệp định đa phương về môi trường mà Việt Nam là thành viên được chia làm 8 lĩnh vực:

  • Lĩnh vực 1: Bảo vệ và sử dụng bền vững đa dạng sinh học.
  • Lĩnh vực 2: Quản lý đất đai
  • Lĩnh vực 3: Quản lý nguồn nước
  • Lĩnh vực 4: Bảo vệ môi trường biển
  • Lĩnh vực 5: Bảo vệ tầng Ozon
  • Lĩnh vực 6: Tập trung ứng phó trước sự biến đổi khí hậu
  • Lĩnh vực 7: Quản lý rác thải
  • Lĩnh vực 8: Quản lý hóa chất

Chính vì thế, để nâng cao chất lượng sống chúng ta cần phải biết bảo vệ môi trường. Đó là ý thức và trách nhiệm của mọi người, mọi dân tộc, mọi quốc gia. Do đó, Bảo vệ môi trường cũng như là bảo vệ chính mình, bảo vệ các thế hệ nối tiếp sau.

Qua bài viết trên đây chúng tôi giúp bạn hiểu được Môi trường là gì ? Các chức năng và vai trò quan trọng của môi trường đối với con người như thế nào ? và Cách để bảo vệ môi trường, trách nhiệm của mỗi công dân về việc bảo vệ môi trường.

Nếu như các bạn còn thắc mắc gì về bài viết này hãy để lại nhận xét cho chúng tôi ở bên dưới, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc và bổ sung ý kiến của các bạn.

5/5 – (1 bình chọn)