Mô tả công việc nhân viên bán hàng siêu thị và các thông tin cần biết

1.

Khái quát về vị trí công việc nhân viên bán hàng siêu thị

Siêu thị là một cơ sở kinh doanh buôn bán các sản phẩm cũng như dịch vụ thiết yếu trong cuộc sống. Cùng với việc các siêu thị đang ngày càng mở rộng để đáp ứng được nhu cầu người dân thì việc tìm kiếm thêm nguồn nhân lực trong kế hoạch phát triển cũng đòi hỏi rất cao. Tuy nhiên dù quy mô siêu thị có như thế nào vì việc bán các nhu yếu phẩm vẫn bao gồm nhiều loại sản phẩm với số lượng lớn. Sẽ có rất nhiều điều xảy ra trong việc bán hàng nếu không có các nhân viên quản lý. Vì vậy một nhân viên bán hàng có yếu tố rất quan trọng đến việc phát triển của siêu thị. 

Khái quát về vị trí công việc Nhân viên bán hàng siêu thị Khái quát về vị trí công việc Nhân viên bán hàng siêu thị

Nhân viên bán hàng siêu thị đang là một trong những vị trí hấp dẫn được các siêu thị lớn nhỏ tuyển dụng liên tục. Việc làm phù hợp với mọi ứng viên khi đủ trên 18 tuổi, có thể làm việc bán thời gian hoặc toàn thời gian. Thời gian làm việc linh hoạt cũng đãi ngộ lương thưởng hấp dẫn, việc làm nhân viên bán hàng siêu thị đã và đang được rất nhiều bạn trẻ mong muốn tìm việc. 

Công việc hấp dẫn thì sẽ đòi hỏi tính cạnh tranh cao trên thị trường, vì vậy nếu như bạn mong muốn công việc này nhưng không có sự chuẩn bị thật tốt thì chắc chắn bạn sẽ tụt lùi và bị đánh bật ra khỏi những cơ hội việc làm hấp dẫn. 

Để có thể tạo cơ hội việc làm tốt cho mình thì điều đầu tiên mà mỗi nhân viên bán hàng siêu thị cần phải quan tâm đó là bản mô tả công việc của đơn vị mình ứng tuyển cũng như bản mô tả công việc Nhân viên bán hàng siêu thị. 

2. Mô tả công việc nhân viên bán hàng siêu thị

2.1. Tiếp đón và tư vấn cho khách hàng khi đến mua sắm

Nhân viên bán hàng như một phần bộ mặt của siêu thị, vì vậy họ sẽ có nhiệm vụ chào đón và tươi cười niềm nở khi khách hàng vào mua sắm. Đồng thời khi khách hàng đi ra thì thái độ cũng cần thân thiện để khách hàng có ấn tượng tốt về cửa hàng và quay lại lần sau.

Mỗi nhân viên bán hàng sẽ được phân công tại một khu vực trong siêu thị như khu vực mỹ phẩm, thực phẩm đông lạnh, rau củ,… theo phân công của người quản lý mình. Khi làm việc tại khu vực này thì nhân viên bán hàng siêu thị phải nắm rõ thông tin của từng loại sản phẩm để có thể tư vấn cho khách hàng.

Việc tư vấn cho khách hàng không chỉ diễn ra khi khách hàng hỏi mà nhân viên bán hàng phải chủ động giới thiệu sản phẩm cho khách, thúc đẩy doanh thu cho siêu thị. Vì vậy, ở quầy hay mỗi khu vực đều phải có nhân viên bán hàng túc trực, nếu như có việc nghỉ thì nhân viên bán hàng cần báo quản lý để sắp xếp người khác làm thay.

Nhân viên bán hàng siêu thị Nhân viên bán hàng siêu thị

Nếu khách hàng là trẻ nhỏ, người già, phụ nữ mang thai, người khuyết tật, có vấn đề về mặt thể chất mà không thể tự lấy được mặt hàng được thì nhân viên bán hàng sẽ giúp đỡ họ. Thậm chí khi khách hàng mua hàng số lượng lớn thì có thể cần nhiều nhân viên giúp đỡ cùng một lúc.

Với tư cách là nhân viên bán hàng hay chính là người tư vấn thì bạn cần học thuộc, nắm rõ mọi thông tin liên quan đến sản phẩm mình phụ trách như: Tên, số lượng, chủng loại, giá cả, thành phần, vị trí trưng bày, lưu ý khi dùng, công dụng và điểm tốt nếu như khách hàng mua sản phẩm. Chỉ khi người bán nắm rõ thông tin thì khách hàng mới có thể tin tưởng và lựa chọn sản phẩm. 

Nhân viên bán hàng siêu thị hỗ trợ khách hàng trong việc tìm kiếm sản phẩm phù hợp. Đồng thời cung cấp cho khách hàng thông tin về các ưu đãi, chiết khấu trong ngày mà siêu thị đưa ra.

2.2. Chăm sóc và giải đáp thắc mắc cho khách hàng tại siêu thị

Bên cạnh tư vấn cho khách hàng, công việc nhân viên bán hàng siêu thị phụ trách là chăm sóc dịch vụ khách hàng. Bạn cần quan tâm xem họ đã hài lòng với dịch vụ của siêu thị hay cách tư vấn của mình hay chưa.

Nhân viên bán hàng siêu thị sẽ là người tiếp xúc nhiều nhất với khách hàng nên họ cũng tiếp nhận phản hồi từ khách. Khách hàng có thể nhận xét, đánh giá, góp ý về dịch vụ siêu thị cung cấp, thái độ phục vụ của nhân viên, thậm chí là những vấn đề liên quan đến hàng hóa (chất lượng sản phẩm, số lượng sản phẩm không đủ mua,…).  Trả lời các thắc mắc của khách hàng về sản phẩm và giao hàng.

Mô tả công việc nhân viên bán hàng siêu thị Mô tả công việc nhân viên bán hàng siêu thị

Sau khi tiếp nhận những thông tin trên thì nhân viên bán hàng sẽ xử lý, giải đáp thắc mắc của khách hàng nếu trong tầm hiểu biết. Những vấn đề gì vượt quá quyền giải quyết thì cần báo lại cho quản lý giải quyết. Những thông tin này cần được ghi lại vào báo cáo cuối ngày hoặc cuối tuần. Ngoài ra, nếu khách hàng quản lý giải quyết thì nhân viên sẽ như cầu nối giữa hai bên.

2.3. Trông coi và giám sát hàng hóa

Khi bạn được phân công bán hàng tại khu vực sản phẩm nào thì phải có trách nhiệm đảm bảo sản phẩm ở khu vực đấy có số lượng hàng đúng như trên hệ thống. Trước đầu và cuối ca làm thì sẽ đi vệ sinh, sắp xếp sản phẩm theo đúng giá, đúng vị trí, vệ sinh các kệ trưng bày sản phẩm. Bất cứ khi nào sản phẩm bị lộn xộn do khách hàng đặt lung tung thì nhân viên cũng phải sắp xếp ngăn nắp lại.

Trong ca làm, nhân viên bán hàng kiểm tra hàng hóa thường xuyên để check xem đã đủ sản phẩm được giao. Các mặt hàng hay sản phẩm đã đặt đúng vị trí của nó và có còn hạn sử dụng nữa hay không. Sẽ rất tệ nếu khách hàng mua phải sản phẩm kém chất lượng hoặc hết hạn, ảnh hưởng đến uy tín và danh tiếng của siêu thị. Việc kiểm tra, giám sát hàng hóa cần phải thực hiện nghiêm túc, liên tục tại khu vực được giao. 

Các trình bày sản phẩm ảnh hưởng đến thị giác và cảm xúc mua hàng của khách hàng nên việc trình bày sản phẩm của nhân viên rất quan trọng. Các sản phẩm nên ngay ngắn, thẳng hàng, khoa học, đẹp mắt, dễ tìm kiếm.  

Nhân viên bán hàng siêu thị quan sát xem số lượng sản phẩm trên kệ còn nhiều không để tiến hành bổ sung kịp thời. Tránh tình trạng khách hàng hàng hóa trên kệ hết, trong kho còn, khách hàng không mua được sản phẩm hoặc tìm sản phẩm thay thế. 

Đính kèm nhãn định giá vào các mặt hàng trước khi đặt chúng lên kệ thuộc phạm trù nhiệm vụ nhân viên bán hàng phải làm. Đồng thời cập nhật bảng giá mỗi loại sản phẩm nếu siêu thị hay nhà sản xuất đưa ra thay đổi.

2.4. Những nhiệm vụ khác

Ngoài những nhiệm vụ bên trên thì nhân viên bán hàng sẽ lập báo cáo định kỳ cho quản lý theo quy định của siêu thị (hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng). Đào tạo cho nhân viên bán hàng mới và cung cấp cho khách hàng các sản phẩm bổ trợ và dịch vụ. Thường xuyên đứng và đi lại trong ca làm việc của bạn để hỗ trợ khách hàng và quản lý các kệ hàng. Hướng ngoại, kiên trì và có thể đồng cảm với khách hàng là điều quan trọng để khiến khách hàng cảm thấy được chào đón và quý trọng.

Tuân thủ các yêu cầu đã được đề ra Tuân thủ các yêu cầu đã được đề ra 

Nhân viên bán hàng có thể kiêm cả nhiệm vụ thu ngân khi được yêu cầu, lúc đó bạn thực hiện xử lý tính tiền cho khách hàng bằng tiền mặt, thẻ tín dụng, thẻ tích điểm,… Quản lý việc hoàn hàng hay trả hàng nếu khách yêu cầu. Đồng thời luôn cảnh giác với những người muốn gian lận hay có hành vi đánh ngờ nào trong siêu thị, báo cáo với cấp trên ngay.

Vào các ngày nghỉ, dịp lễ, siêu thị có xu hướng đông khách thì nhân viên chào đón và hướng dẫn khách di chuyển một cách thật chuyên nghiệp và lịch sự. Khách hàng có thể phát cáu nếu phải chờ đợi tính tiền lâu, nhân viên bán hàng thực hiện phân luồng và hỗ trợ khách hàng thanh toán nhanh nhất.

Đôi khi siêu thị cũng sẽ tổ chức những cuộc họp để đánh giá nhân viên bán hàng và đào tạo kiến thức theo quy định thì bạn cũng cần tham gia đầy đủ. Để thực hiện các công việc đã được phân công thì nhân viên phải tự có cho mình một phẩm chất đạo đức trung thực, tuân thủ mọi quy định mà ban quản lý đã đề ra, chịu trách nhiệm trước những lỗi sai của bản thân.

3. Các quy tắc về cách quản lý một siêu thị mà mỗi nhân viên bán hàng cần biết

3.1.

Quản lý hàng tồn kho

Đây là một trong những lĩnh vực quan trọng nhất mà người bán hàng siêu thị phải quan tâm. Hàng tồn kho là khu vực phía sau là khu vực lưu trữ chính của doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh này phụ thuộc chủ yếu vào hàng tồn kho. Quản lý hàng tồn kho là tất cả về việc có các mặt hàng trong kho và tiết kiệm các mặt hàng của bạn khỏi bị hư hỏng. Nhân viên của bạn được giao cho bộ phận này phải đảm nhận việc đếm sản phẩm, vận chuyển, đến nơi, bán hàng, mua hàng, hao hụt,…

Các quy tắc về cách quản lý một siêu thị mà mỗi nhân viên bán hàng cần biết Các quy tắc về cách quản lý một siêu thị mà mỗi nhân viên bán hàng cần biết

Cách tốt nhất để kiểm soát toàn bộ quá trình kiểm kê và lưu trữ là để một phần mềm quản lý hàng tồn kho tiếp quản. Nó lưu giữ số lượng sản phẩm tồn kho của bạn, tối ưu hóa và tự động hóa hoạt động kinh doanh của bạn và cho phép bạn nhập mức cảnh báo cho khoảng không quảng cáo của mình để bạn luôn biết khi nào cần bổ sung hàng tồn kho của mình.

3.2.

Buôn bán

Việc buôn bán phải được thực hiện để tăng doanh thu. Màn hình hiển thị trên cửa sổ phải hấp dẫn và thu hút khách hàng đến xem doanh nghiệp của bạn. Tất cả các mặt hàng mà bạn muốn bán hết phải ở trong tầm mắt. Làm cho các mặt hàng thông thường và thông thường dễ lấy hơn, ví dụ như đặt các mặt hàng như sữa, bánh mì, trứng, v.v. trước lối đi để khách hàng có thể lấy ngay khi họ bước vào vì chúng cũng rất dễ hỏng.

Trong mô tả công việc nhân viên bán hàng siêu thị bên trên cũng đề cập đến việc nhân viên phải phụ trách bán hàng. Siêu thị có đặt được doanh thu như mong muốn hay không phụ thuộc rất lớn vào nhân viên bán hàng tư vấn, giới thiệu cho khách hàng như thế nào. Một phần do sự sắp xếp hàng hóa của nhân viên có bắt mắt hay không.

Trong siêu thị, nhân viên sẽ thường phải sắp xếp các loại hàng hóa bổ trợ cho nhau để kích thích sự mua hàng từ khách. Ví dụ gian hàng sữa bột sẽ đặt gần chỗ bán tã giấy cho trẻ em, đây là một chiêu thức marketing để thúc đẩy mua hàng của siêu thị mà nhân viên bán hàng cần nắm rõ.

3.3.

Phiếu giảm giá, phiếu mua hàng

Để làm cho doanh nghiệp của bạn trở nên hấp dẫn hơn trong một thời gian, bạn cần phải đưa ra các ưu đãi cũng có thể giúp giải phóng hàng tồn kho và một số giải thưởng và phiếu giảm giá hấp dẫn khác. Điều này làm cho doanh nghiệp của bạn khác biệt với các đối thủ cạnh tranh vì bạn có thể chọn cung cấp chất lượng và số lượng của riêng mình theo phong cách độc đáo của bạn để doanh nghiệp chỉ có sẵn trong cửa hàng của bạn. Nó cho phép bạn chứng minh rằng bạn thực sự coi trọng khách hàng của mình và họ có thể được hưởng những lợi ích đó nếu họ tiếp tục mua hàng của bạn.

3.4.

Lập lịch trình

Đây là một công việc khó khăn nhưng là một nhiệm vụ quan trọng để có một trật tự phù hợp trong công việc hàng ngày. Việc lập kế hoạch nên được thực hiện theo công việc được cho là sẽ hoàn thành trong một ngày và lịch trình thông thường hàng ngày, ví dụ như cách nhân viên sẽ thay phiên nhau thanh toán và giúp đỡ khách hàng.

Hãy thuê những nhân viên đáng tin cậy để bạn có thể làm việc theo các quy tắc và kế hoạch hàng ngày bởi vì có những thành viên đáng tin cậy sẽ giúp công việc của bạn dễ dàng hơn và sẽ có ít hoặc không có gian lận trong doanh nghiệp.

Tham khảo: Quy trình bán hàng chuẩn của một doanh nghiệp chuyên nghiệp

3.5.

Phần mềm

Đây là một trong những cách tốt nhất để quản lý toàn bộ hoạt động kinh doanh của bạn. Hãy mua cho doanh nghiệp của bạn một phần mềm có thể giảm bớt khối lượng công việc và giúp tạo ra nhiều lợi nhuận hơn. Phần mềm cho siêu thị giúp thanh toán, kế toán, quản lý hàng tồn kho, theo dõi khách hàng, theo dõi nhân viên, theo dõi lợi nhuận, theo dõi chi phí, giảm chi phí kinh doanh, v.v. nhanh hơn.

Nhân viên bán hàng siêu thị giỏi Nhân viên bán hàng siêu thị giỏi

Trên đây là những thông tin mô tả công việc Nhân viên bán hàng siêu thị mà Timviec365.com.vn đưa ra để giúp các bạn dễ dàng có được những cơ hội để xin vào làm tại các siêu thị. Việc nắm bắt được những công việc cần phải làm sẽ giúp bạn tự tin hơn trong công việc định hướng sắp tới. 

Để có thể trở thành một nhân viên bán hàng siêu thị chuyên nghiệp thì các bạn hãy tham khảo thông tin bài viết trên đây và đừng quyên truy cập vào website vieclam88.vn để cập nhật thêm nhiều thông tin mới nhất, hấp dẫn nhất về mô tả công việc nhân viên bán hàng siêu thị cũng như nhiều công việc liên quan khác nhé!