Mô tả công việc đầu bếp chi tiết để hiểu hơn về nghề
Nghề đầu bếp là một nghề quen thuộc trong xã hội. Người làm nghề này sẽ chịu trách nhiệm thực hiện các công việc chính trong trong chế biến món ăn tại các quán ăn, nhà hàng, khách sạn. Nhưng mỗi nơi tuyển đầu bếp với sự phân công nhiệm vụ khác nhau khiến cho chúng ta không hoàn toàn nắm được bản mô tả công việc đầu bếp một cách đầy đủ.
Vậy cho nên, Bích Phượng đã viết nên những nội dung này với mong muốn có thể giúp bạn phần nào đó hiểu được nghề một cách trọn vẹn nhất. Đi từ hiểu cho đến việc có sự chủ động xây dựng những kế hoạch chinh phục nghề nghiệp và tiến đến những thành công trong tương lai.
1. Đôi nét về nghề đầu bếp
Đầu bếp thường làm việc trong các nhà hàng, khách sạn, các quán ăn. Tùy theo quy mô và cơ cấu nhân sự của từng cơ sở mà vị trí đầu bếp được giao cho những công việc cụ thể không giống nhau. Đặc biệt là khi người đầu bếp được chỉ định rõ ràng sẽ đảm đương chức vụ là gì, ví như đầu bếp chuyên nấu các món ăn Phương Tây, đầu bếp phụ trách các món bánh, đầu bếp chuyên làm các món nướng,… Mỗi chức vụ này sẽ đòi hỏi người đầu bếp phải làm những công việc khác nhau để có thể tạo ra những món ăn mang chuẩn phong vị và được đầu tư trình bày thật ấn tượng và bắt mắt.
Tìm hiểu về nghề đầu bếp
Trong các nhà hàng hay những quán ăn có quy mô nhỏ thì trong bộ phận bếp sẽ tuyển dụng ít nhân viên, và chắc chắn sẽ có vị trí đầu bếp. Vì có ít nhân viên cho nên hầu như người đầu bếp cũng sẽ trở nên đa năng hơn, họ phải phụ trách chế biến tất cả món ăn ở nhiều lĩnh vực khác nhau, có thể làm bánh, nấu món Á, món Âu, làm salad, chế biến món gỏi, đồ nướng,… Chung quy lại, nhiệm vụ chính của tất cả các đầu bếp đó chính là chế biến các món ăn dựa trên thực đơn của nhà hàng, quán ăn để đáp ứng tốt nhất khẩu vị của thực khách khi họ tới đây để dùng bữa. Ngoài công việc chính đó thì đầu bếp còn thực hiện một số nhiệm vụ liên quan khác để có thể đảm bảo cho công việc chính được diễn ra thuận lợi.
Những công việc chi tiết của họ sẽ được Phượng mô tả lại trong bài viết dưới đây.
Xem thêm: Những điều bạn chưa biết về lương đầu bếp hiện nay.
2. Mô tả công việc đầu bếp
2.1. Đầu bếp kiểm tra, chuẩn bị nguyên liệu, xử lý các thực phẩm tồn
Ở đầu ca làm việc của mình, người đầu bếp sẽ phải kiểm soát hai vấn đề này trước tiên, đó là kiểm tra lại thực phẩm tồn và nguyên liệu còn tồn động của ca làm việc trước và nhanh chóng đưa ra phương án xử lý phù hợp. Điều này rất quan trọng để giúp đơn vị có thể tiết kiệm hiệu quả nguồn nguyên liệu và giúp chính bản thân họ dễ dàng trong việc lên kế hoạch để order tiếp tục nguyên liệu phục vụ cho ca làm việc chính của họ. Thứ hai là phối hợp cùng với người bếp trưởng hoặc bếp phó để tính toán số lượng nguồn hàng nguyên liệu cần nhập vào phục vụ cho ca làm việc, kèm theo đó là kiểm tra cẩn thận chất lượng đầu vào của nguyên liệu thực phẩm nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ sức khỏe cho thực khách.
Mô tả công việc đầu bếp chi tiết
Tiếp theo, đầu bếp sẽ chuẩn bị thật chu đáo nguồn nguyên liệu cũng như các thiết bị, vật dụng cần thiết để phục vụ cho công việc chế biến món ăn trong ca làm việc của mình. Họ cũng có thể giao lại nhiệm vụ này cho phụ bếp thực hiện nếu muốn, tuy nhiên, đối với một số dụng cụ chuyên biệt thì chắc chắn phải người đầu bếp đích thân chuẩn bị mới tạo ra được sự thuận tiện cho họ trong quá trình làm việc.
Với những trường hợp đặc biệt khiến cho công tác chuẩn bị thực đơn món ăn như thường lệ có sự thay đổi chẳng hạn như có một số món ăn sẽ phải tạm ngừng phục vụ, có thêm món đặc biệt ngoài thực đơn,… thì đầu bếp cũng cần chủ động báo lại cho các nhân viên bếp và những bộ phận khác có liên quan như bộ phận order thực đơn, bộ phận phục vụ bàn chẳng hạn.
Tuyển dụng đầu bếp
2.2. Trực tiếp chế biến các món ăn theo thực đơn
Việc chế biến món ăn được diễn ra theo một quy trình, từ khâu chuẩn bị như chúng ta vừa nhắc ở trên cho đến các nhiệm vụ liên quan đến việc các đầu bếp sẽ phải chế biến món ăn. Vậy nên, công việc chế biến món ăn cũng sẽ có quy trình của riêng nó. Đầu tiên các đầu bếp sẽ tiếp nhận thông tin order món của khách hàng từ bộ phận nhà hàng, sau đó sắp xếp các nhiệm vụ để chế biến món theo order đó để phân chia nhiệm vụ cho từng nhân viên trong bộ phận bếp. Thông thường, các nhiệm vụ sơ chế nguyên liệu, chiên xào, trình bày món,… sẽ được chia nhỏ để phân công đến từng nhân viên bếp hoặc các phụ bếp nếu cần, thế nhưng đối với việc tẩm ướp gia vị cho nguyên liệu thì dường như sẽ do người đầu bếp trực tiếp làm, vì món ăn được đầu bếp chế biến sẽ phải mang hương vị độc đáo, đặc biệt và là bí quyết nghề chỉ riêng người đầu bếp có và đem vào trong món ăn họ làm, từ đó tạo ra hương vị riêng cho nhà hàng.
Đầu bếp – họ làm gì?
Sau công đoạn này, người đầu bếp cũng trực tiếp chế biến món ăn, có thể giao cho phụ bếp chế biến các món ăn đơn giản, còn đối với món đặc biệt trong thực đơn thì sẽ do chính tay người đầu bếp thực hiện vì họ sẽ đảm bảo được các định lượng gia vị, công thức chế biến hay quy trình chế biến cho món ăn đó. Và quan trọng hơn cả, với trách nhiệm nghề nghiệp, người đầu bếp sẽ sát sao kỹ việc đảm bảo tất cả các món ăn được chế biến ra đều đảm bảo vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như tất cả các nhân viên bộ phận bếp phải tuân thủ nghiêm túc nội quy về an toàn lao động trong quá trình chế biến món ăn.
Khi món ăn đã được chế biến xong thì người đầu bếp có thể tự tay trình bày món ăn ta đĩa theo ý tưởng sáng tạo của mình và luôn đảm bảo sự hài lòng trong cái nhìn của thực khách. Đôi khi trong quá trình bếp núc cũng sẽ xảy ra những sự cố phát sinh, không ai khác, người đầu bếp sẽ phải đứng ra xử lý nhanh chóng có hiệu quả các trường hợp này, nhất là tình huống có liên quan trực tiếp đến chế biến món ăn do nhân viên bếp thực hiện như chế biến không đúng theo tiêu chuẩn của nhà hàng đặt ra, trang trí món ăn không bắt mắt.
Việc làm đầu bếp nhà hàng
2.3. Nhiệm vụ quản lý toàn bộ khu bếp theo sự phân công của cấp trên
Trong trường hợp bếp trưởng hoặc bếp phó, tổ trưởng bộ phận bếp vắng mặt thì người đầu bếp sẽ đứng ra, thay mặt cho họ để thực hiện xử lý toàn bộ các vấn đề diễn ra trong khu vực bếp và thuộc vào nhiệm vụ của bộ phận bếp. Trong đó gồm có cả công việc phân công nhiệm vụ cho từng nhân sự bếp và quản lý họ trong suốt quá trình làm việc. Sau đó báo cáo lại tình hình thực hiện công việc cho cấp trên ở cuối ca làm việc.
Chẳng những vậy, người bếp trưởng còn có trách nhiệm bảo quản, gìn giữ thật tốt các đồ dùng, vật dụng, thiết bị ở trong gian bếp để đảm bảo các hoạt động được tiến hành thuận lợi. Công tác kiểm tra tình trạng của thiết bị, máy móc cũng được kiểm tra một cách thường xuyên bởi người đầu bếp và sau đó họ báo cáo lại các vấn đề hư hại cho quản lý để người quản lý có phương án xử lý. Đồng thời, cũng trong phần nhiệm vụ công việc quản lý khu bếp, người đầu bếp sẽ nhớ lịch làm việc định kỳ với bộ phận kỹ thuật để bảo dưỡng thiết bị và máy móc trong khu vực bếp. Đây là quy định của công ty cho nên công việc này cần thực hiện tốt, không được lơ là để tránh trường hợp có sự cố về máy móc, thiết bị xảy ra khi đang chế biến món ăn, gây ảnh hưởng không nhỏ tới uy tín của nhà hàng, quán ăn.
Những nhiệm vụ của người đầu bếp
Sau mỗi ca làm việc, bếp trưởng sẽ tiến hành làm vệ sinh sạch sẽ khu vực bếp, làm sạch các dụng cụ đã sử dụng trong quá trình chế biến theo đúng quy định. Sau đó sẽ sắp xếp chúng một cách ngắn nắp và đúng nơi quy định để đảm bảo cho ca làm việc sau dễ dàng sử dụng gian bếp.
Người đầu bếp còn là người có trách nhiệm trong việc bảo quản số nguyên liệu còn tồn lại trong ca làm việc của mình, bàn giao lại cho ca tiếp theo và thực hiện công tác đóng ca như kiểm tra lại xem các thiết bị máy móc đã được tắt để không gây ra các tình huống cháy nổ, điều chỉnh nhiệt độ cho tủ lạnh đủ điều kiện bảo quản nguyên liệu còn tồn.
Trong suốt ca làm việc, nếu như khách hàng có khiếu nại, thắc mắc về món ăn, về sự sai sót trong cung cách phục vụ của nhân viên thì người đầu bếp cũng sẽ đứng ra để giải quyết.
Việc làm bếp trưởng
2.4. Các công việc được đầu bếp thực hiện vào cuối ca làm việc
Cuối ca làm việc, nhiệm vụ tổng hợp báo cáo là công việc quan trọng của người đầu bếp và bất cứ nhân viên nào. Với người đầu bếp, để kết thúc ngày làm việc của mình, họ sẽ phải tiến hành hoàn tất một số nhiệm vụ sau đây:
– Tổng hợp lại các đơn đặt hàng mà khách order để báo cáo, đồng thời chuyển số lượng order đó cho thu ngân tính toán doanh thu cuối ca, cuối ngày.
Đầu bếp làm công việc gì?
– Bàn giao lại ca làm việc của mình cho người bếp trưởng phụ trách ca làm việc sau
– Báo cáo lại các vấn đề tồn tại trong ca làm việc, những sự cố phát sinh trong khu vực bếp hay những khiếu nại, phản hồi của khách hàng
– Làm tổng vệ sinh khu vực bếp được phân công quản lý
Việc làm phụ bếp
3. Yêu cầu cơ bản dành cho người đầu bếp là gì?
Yêu cầu cơ bản dành cho người đầu bếp
Khi muốn ứng tuyển thành công vào vị trí đầu bếp, ngoài việc tìm hiểu kỹ bản mô tả công việc thì các bạn cũng phải xem xét đến các yếu tố mà nhà tuyển dụng đòi hỏi. Vậy thì việc tìm hiểu về những yếu tố này là hết sức cần thiết không kém gì mô tả công việc đầu bếp đúng không nào. Chính vì thế, bạn không thể bỏ qua nội dung phía bên dưới đây nhé.
– Yêu thích công việc bếp núc, nấu nướng, thích sáng tạo các món ăn
– Khép tay, ưa sự sạch sẽ, có tính ngăn nắp, gọn gàng
– Có một sức khỏe tốt để thích hợp với môi trường bếp núc nóng nực, cũng khá nặng nhọc
– Tinh tế, có khả năng nhận biết mùi vị một cách linh hoạt, nhạy bén
– Luôn nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công việc
Việc làm Đầu bếp, phụ bếp tại Hà Nội
4. Lương của đầu bếp nhà hàng là bao nhiêu?
Không có một con số cố định cho mức lương của người đầu bếp bởi vì tùy vào từng quy mô hoạt động hoặc tay nghề cũng như số năm kinh nghiệm đứng bếp của một người, khối lượng nhiệm vụ phải đảm nhận hay tình hình hoạt động kinh doanh của đơn vị mà người đầu bếp sẽ được chi trả một mức lương tương ứng với các điều kiện đó. Phượng đã dành rất nhiều thời gian để tìm hiểu về mức lương của vị trí đầu bếp trên website timviec365.vn thông qua sự tổng hợp từ các tin tuyển dụng hay dùng đến cả tiện ích tra cứu lương thì được biết, mức lương của đầu bếp sẽ được trả từ mức 5 đến 8 triệu đồng ở các quán ăn quy mô vừa và nhỏ. Còn đối với nhà hàng, khách sạn lớn, đầu bếp là một nghề triển vọng với mức lương hấp dẫn, khoảng trên dưới 15 triệu đồng, chưa tính đến các khoản trợ cấp, phụ cấp, thưởng.
Mức lương của nghề đầu bếp
Từ vị trí đầu bếp, các bạn còn có cơ hội thăng tiến lên các vị trí cấp cao hơn như bếp trưởng và có cơ hội nhận chế độ đãi ngộ vô cùng hậu hĩnh và tất nhiên kèm theo con số về lương thưởng cũng sẽ khá ấn tượng. Để có thể nắm bắt thật nhiều cơ hội việc làm như thế, bạn hãy chọn tìm kiếm mô tả công việc đầu bếp tại timviec365.vn. Nhiều thông tin tuyển dụng vị trí này đã được duyệt trước khi đăng tải bởi các chuyên viên đến từ website sẽ giúp bạn có được những cơ hội lớn.
Như vậy, Phượng đã hoàn tất việc chia sẻ đến các bạn đọc quan tâm bản mô tả công việc đầu bếp đầy đủ, chi tiết. Nếu như có ý định xin việc tại vị trí này, đừng quên đọc thật kỹ bài viết của Phượng và tải về máy mẫu mô tả công việc dưới đây để giúp bạn có hình dung nhanh chóng, dễ dàng hơn.
Tải xuống ngay
Chia sẻ: