Mở siêu thị mini tưởng khó mà dễ, chỉ cần bạn có bí quyết
Ngày nay, có rất nhiều hình thức kinh doanh cho mọi người có thể lựa chọn và Start-up. Có người chọn mở một tiệm bánh, có người kinh doanh thiết bị điện tử, có người lại thích kinh doanh và quản lý quán Cafe. Trong đó, mở siêu thị mini cũng là một loại hình được nhiều người lựa chọn nhằm tìm kiếm lợi nhuận và cung cấp dịch vụ tiện lợi cho người dân xung quanh khu vực đó.
Mở siêu thị mini thu hút được khá nhiều đối tượng khách hàng yêu thích việc mua sắm và lựa chọn sản phẩm có giá cả niêm yết, nguồn gốc rõ ràng và quan trọng là đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Thay vì chọn mua hàng hóa, thực phẩm ở các cửa hiệu tạp hóa hay ngoài các chợ, giờ đây người dùng lựa chọn các loại siêu thị mini để tiện lợi về thời gian và tiết kiệm về chi phí.
Tuy nhiên thực tế việc mở siêu thị mini không hề dễ dàng. Cũng giống như các lĩnh vực khác, khi mới bước chân vào kinh doanh có thể bạn sẽ không biết nên bắt đầu từ đâu, cần chuẩn bị và lưu ý những gì…. Nếu bạn đang quan tâm đến mô hình siêu thị mini nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu, bài viết này sẽ cung cấp thêm cho bạn thông tin về các kinh nghiệm mở siêu thị mini.
Nội Dung Chính
Chọn mô hình siêu thị mini phù hợp
Hiện nay, trên thị trường có 3 mô hình kinh doanh siêu thị mini phổ biến nhất mà người tiêu dùng thường gặp là:
– Mô hình thị mini bán hàng tiêu dùng phổ thông trong nước
Ưu điểm: Hàng hóa phổ thông, dễ bán phục vụ đa dạng đối tượng khách hàng.
Nhược điểm: Có tính cạnh tranh cao, cần phải biết cách lọc những list sản phẩm kinh doanh phù hợp.
– Mô hình siêu thị mini bán 60% hàng hóa phổ thông, 40% hàng nhập khẩu
Ưu điểm: Mô hình này giúp việc mở siêu thị mini của bạn trở nên hiệu quả và độc đáo hơn do có nguồn hàng nhập khẩu, có điểm khác biệt so với hàng hóa phổ thông bình thường. Nếu nhập khẩu, bạn có thể lựa chọn mặt hàng của một quốc gia nhất định để tạo sự đặc trưng (Ví dụ như chuyên Hàn nhập khẩu Thái, hàng nhập khẩu Nhật…)
Nhược điểm: Mô hình này rất nhạy cảm nên cần phải có kiến thức kinh doanh để xây dựng.
– Mô hình siêu thị mini bán 40% hàng hóa phổ thông, 60 % hàng nhập khẩu
Ưu điểm: Đủ cung cấp nhóm sản phẩm hàng hóa phổ thông, cạnh tranh thấp, khai thác đúng tệp khách hàng trung cao, tỷ suất lợi nhuận cao, cạnh tranh thấp, thời gian thu hồi vốn nhanh. Nếu xây dựng được chủ đề và các mặt hàng cụ thể để đánh vào thì khả năng thành công rất lớn.
Nhược điểm: Doanh số thấp, người kinh doanh mô hình này cần phải có kiến thức chiều sâu, hiểu bản chất mô hình này.
Mỗi mô hình có những ưu nhược điểm riêng mà ta không thể đánh giá là mô hình nào đem lại hiệu quả tốt nhất. Lựa chọn mô hình kinh doanh phụ thuộc phần lớn vào việc nghiên cứu thị trường và nguồn vốn bạn có. Vì thế bất kì mô hình nào cũng có thể phù hợp với bạn.
Việc xác định mô hình kinh doanh được đánh giá là vô cùng quan trọng và là bước đầu tiên bạn cần làm để mở siêu thị mini hiệu quả. Quyết định này cũng là yếu tố ảnh hưởng đến các bước tiếp theo. Do vậy, bạn nên dành nhiều thời gian tìm hiểu, nghiên cứu trước khi lựa chọn.
>>> Xem thêm: Mở siêu thị mini ở nông thôn liệu có lãi?
Tìm và chọn nguồn hàng chất lượng, uy tín để mở siêu thị mini
Khi mở siêu thị mini thì việc nhập hàng là một bước quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu và nguồn vốn của bạn. Do đó, bước này cần được bạn đầu tư chính xác và kĩ lưỡng.
Giai đoạn đầu khi mới mở cửa hàng, bạn nên liên hệ trực tiếp với các đại lý phân phối, các nhà sản xuất hoặc cửa hàng bán buôn. Bằng cách này bạn sẽ được cung cấp giá sỉ, nhận trực tiếp các ưu đãi về giá, các chương trình quảng cáo, khuyến mại.
Khi tìm nguồn hàng, các chợ đầu mối là địa chỉ lấy hàng tạp hóa giá sỉ được đa số các chủ cửa hàng tạp hóa lựa chọn. Bởi vì, ở đây có nhiều loại hàng hóa đa dạng chủng loại, chất lượng khác nhau đáp ứng được nhu cầu mua hàng hóa giá rẻ với số lượng lớn.
Ở miền Bắc có thể kể đến: Chợ Đầu Mối Phía Bắc (cửa khâu Long Biên), chợ Đầu Mối Phía Nam (Đền Lừ), chợ Đồng Xuân, chợ La Phù, chợ Thổ Tang (Vĩnh Phúc). Ở miền Nam thì có chợ Tân Bình, chợ An Đông, chợ Kim Biên, chợ Bà Chiểu…. Đây đều là những địa chỉ cung cấp hàng tiêu dùng lớn với giá sỉ tốt.
Ngoài ra, việc tìm kiếm thêm nguồn hàng nhập khẩu cũng là một lựa chọn thông minh vừa đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng, vừa đa dạng các mặt hàng trong siêu thị.
Nếu như có ý định nhập khẩu nguồn hàng từ nước ngoài, bạn có thể đặt tại các trang thương mại điện tử lớn hoặc đặt qua các nhà cung cấp trung gian. Một số kênh thương mại điện tử nổi bật mà bạn nên biết như: Ebay, Amazon (Mỹ), Tmall, Alibaba (Trung Quốc), Gmarket (Hàn Quốc)…..
>>> Xem thêm: Mở cửa hàng tiện lợi làm sao để hiệu quả? Cần bao nhiêu vốn?
Cân đối chi phí mở siêu thị mini
Nếu không có vốn bạn sẽ chẳng thực hiện được kế hoạch kinh doanh nào. Vốn là thứ cực kỳ quan trọng mà ai làm kinh doanh cũng phải suy nghĩ đến. Mỗi mô hình kinh doanh đều có đặc điểm riêng quyết định nguồn vốn có thể đáp ứng.
Để không chi vượt mức hay “ôm nợ” với dự án mở siêu thị mini của mình, bạn cần lên kế hoạch chi phí trước khi tiến hành thực hiện bất kì điều gì trong kế hoạch. Vậy mở siêu thị mini cần bao nhiêu vốn? Một số khoảng chi phí cụ thể để mở siêu thị mini mà chúng tôi có thể liệt kê với bạn bao gồm các khoảng như sau:
1. Chi phí thuê mặt bằng (10 – 20 triệu/tháng)
Đây là mức chi phí khá cơ bản, nếu như bạn lựa chọn mở siêu thị mini ở các khu trung tâm hay vị trí đắt đỏ, giá thuê còn có thể cao hơn.
Thông thường, siêu thị mini có diện tích từ 70 m2 đến 120 m2 là vừa đủ. Không sử dụng mặt bằng có diện tích quá nhỏ hoặc quá lớn. Lưu ý thiết kế thêm khoảng không gian riêng dành cho chỗ để xe đảm bảo an toàn khi khách hàng đến với siêu thị mini của bạn.
Một lời khuyên dành cho bạn đó là nên lưu ý về hợp đồng cho thuê nhà, tối thiểu phải là 3 – 5 năm trở lên. Đã rất nhiều trường hợp chủ nhà thấy người thuê buôn may bán đắt, nên sẵn sàng đền bù rồi lấy lại mặt bằng, kế thừa hoạt động kinh doanh đó.
2. Chi phí nhập hàng (50 – 100 triệu)
Số hàng đủ để trưng bày cho một cửa hàng siêu thị mini của bạn có thể đạt mức tâm 50 – 100 triệu tùy vào số lượng, loại sản phẩm. Với mức đầu tư này, bạn đã có thể tự do lựa chọn các mặt hàng phổ biến, nhà cung cấp đáng tin cậy và những mặt hàng được nhiều người tiêu dùng yêu thích. Tuy nhiên, một lưu ý nhỏ là bạn cũng đừng quá “tham lam” nhập quá nhiều hàng hay chọn những mặt hàng quá khó bán. Ở giai đoạn đầu, việc tồn hàng là điều nên hạn chế để xảy ra ở cửa hàng siêu thị mini của bạn. Hãy khảo sát nhu cầu thị trường tiêu dùng của người dân xung quanh để lựa chọn nhập những mặt hàng thiết thực nhất.
3. Chi phí lắp đặt thiết bị (60 – 80 triệu)
Để siêu thị mini của bạn hoạt động tốt, bạn cần có các thiết bị chuyên dụng, thiết bị cơ bản như:
– Máy tính và máy tính tiền siêu thị mini
– Phần mềm bán hàng quản lý cửa hàng: đây được coi là công cụ trợ giúp đắc lực trong việc quản lý cửa hàng, giúp bạn dễ dàng theo dõi số liệu hàng hóa xuất nhập trong kho để có giải pháp kinh doanh phù hợp. Nếu có nhu cầu bạn đừng quên sử dụng phần mềm quản lý bán hàng miễn phí SaleKit, không chỉ quản lý hàng hóa, kho hàng, nhân viên mà phần mềm này còn có thể đồng bộ dữ liệu với nhiều kênh bán hàng khác nhau. Vì vậy đừng quên dùng thử và trải nghiệm miễn phí phần mềm quản lý bán hàng hữu ích này nhé.
– Bàn ghế cho nhân viên thu ngân, nhân viên kho hàng, nhân viên kế toán: Bạn nên mua những loại bàn chuyên dụng dành cho nhân viên để đảm bảo công việc thực hiện được thực hiện hiệu quả nhất.
– Giá đỡ hàng: trong siêu thị mini có rất nhiều loại mặt hàng khác nhau được bày bán từ cái to đến cái nhỏ vì thế cần có giá để đồ để tiết kiệm diện tích và bày biện sản phẩm được hợp lý khoa học. Với một siêu thị mini thường cần đến 20 giá đỡ có diện tích khoảng tử 4-4,6 m2 được thiết kế tinh tế, gọn gàng tạo nên một không gian mua hàng ấm cúng và đẹp đẽ.
– Tủ mát, tủ lạnh…
– Một số dụng cụ, thiết bị khác như tủ đựng sách báo, tủ bánh mini, tủ đồ bán móc khóa…
4. Chi phí thuê nhân viên (35 – 40 triệu)
Khi mở siêu thị mini, bạn có thể tự mình quản lý, nhờ bạn bè quản lý hộ ở thời gian đầu, nhưng sau một thời gian phát triển chắc chắn bạn sẽ cần phải suy nghĩ đến chi phí thuê nhân viên, quản lý hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của mình.
Bạn có thể tham khảo để tuyển một số vị trí quan trọng như nhân viên quản lý cửa hàng (cửa hàng trưởng), nhân viên kế toán, nhân viên bán hàng theo ca, nhân viên quản lý kho….
Bạn nên thuê những người có năng lực, nhanh nhạy với công việc, có ngoại hình và có thể gắn bó lâu dài với công việc. Không nhất thiết phải thuê những người giỏi ở những vị trí không cần thiết để tiết kiệm chi phí tiền lương. Nếu nhân viên chưa có nhiều kinh nghiệm bán hàng và tiếp xúc với khách hàng bạn nên trực tiếp chỉ dạy cho họ những kỹ năng cần thiết như: kỹ năng thuyết phục khách hàng, kỹ năng bán hàng, kỹ năng giao tiếp….
5. Các chi phí liên quan đến thuế
Có 3 loại thuế mà bạn cần đóng là: Thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và thuế môn bài. Trong đó:
– Thuế thu nhập doanh nghiệp đóng cho doanh nghiệp tư nhân ( công ty TNHH một thành viên) 20%.
– Thuế thu nhập cá nhân. Loại thuế này tính cho những người có thu nhập từ 9 triệu trở lên (theo 92/2015/TT-BTC).
– Thuế môn bài đóng theo cố định theo bậc.
Lập kế hoạch Marketing cho siêu thị mini của mình
Thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Khách hàng có nhiều lựa chọn hơn về địa điểm mua, về hàng hóa, về giá cả giữa các siêu thị mini. Xây dựng kế hoạch Marketing triển khai các dịch vụ khách hàng chính là cứu cánh cho siêu thị mini của bạn phát triển và giữ chân khách hàng.
Các hoạt động Marketing hỗ trợ bán hàng mà bạn có thể thực hiện gồm có:
1. Tích lũy điểm, tặng quà theo tuần, tháng
Sau mỗi lần mua hàng tại siêu thị mini của bạn, khách hàng có thể được nhận các thẻ tích điểm. Đến khi số điểm mà khách hàng tích lũy được đủ giá trị mà bạn quy định, họ sẽ được đổi thành quà hoặc làm thẻ giảm giá, thẻ thành viên để nhận ưu đãi cho các đơn hàng tiếp theo.
Hoặc, bạn cũng có thể tổ chức giải thưởng trong 1 ngày, 2 ngày. Người nào bốc thăm trúng giải thưởng nào thì được miễn phí thứ hàng hàng hóa đó.
Hoạt động này vừa giúp khách hàng quay lại cửa hàng của bạn nhiều lần, mà còn mang lại những trải nghiệm mua hàng phong phú – điều mà họ không tìm thấy ở các cửa hàng siêu thị mini khác.
2. Chiết khấu, giảm giá bán cho khách quen
Đây là một chi tiết nhỏ trong Marketing nhưng mang lại hiệu quả lớn, một trong những kinh nghiệm mở siêu thị mini mà bạn cần lưu ý. Tâm lý của khách hàng rất thích khi thanh toán nhận được thông báo có chiết khấu, giảm giá. Dù số tiền ít hay nhiều thì người được giảm giá cũng sẽ cảm thấy mình khác biệt, được ưu tiên.
Thiết lập mối quan hệ tốt đẹp và bền vững với khách hàng trong bất kì lĩnh vực kinh doanh nào cũng là điều quan trọng quyết định sự thành công của bạn.
3. Mở dịch vụ đặt hàng, mua hàng trên mạng tăng sự tiện lợi với khách hàng
Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển như hiện nay, việc mua sắm online đã không còn xa lạ gì với bất cứ ai. Vậy tại sao bạn không tận dụng cơ hội đó để quảng bá và tăng khả năng nhận diện thương hiệu của mình. Bạn có thể thành lập các Fanpgae, các trang mạng xã hội Facebook, Zalo, các group bán hàng trên Facebook như Chợ Quê… để quảng bá và tăng khả năng nhận diện thương hiệu của mình.
Bên cạnh đó, việc thiết lập website bán hàng riêng với chức năng đặt hàng online cũng sẽ giúp siêu thị mini của bạn kinh doanh hiệu quả hơn, nhất là trong thời buổi hiện nay người dùng thường ưa chuộng việc mua hàng online – giao hàng trực tiếp hơn là đến trực tiếp cửa hàng.
Trên đây là những kinh nghiệm mở siêu thị mini siêu lời mà SaleKit đã tổng hợp được từ thực tế để chia sẻ với các bạn. Mong rằng bài viết này đã phần nào giải đáp các thắc mắc và giúp ích cho các bạn.
Salekit chúc các bạn kinh doanh thành công!