Mô hình kinh doanh bán lẻ là gì? Các mô hình bán lẻ phổ biến
Mô hình kinh doanh bán lẻ chính là lĩnh vực được nhiều người ưa thích sử dụng. Thế nhưng thực tế, có rất nhiều người đã và đang hoạt động trong ngành này mà không hề hay biết. Lý do bởi họ bị thiếu hụt đi kiến thức cơ bản và không biết cách quản lý vận hành và phát triển một cách tốt nhất.
Trong bài viết này, POS365 sẽ giúp bạn giải đáp mọi thứ và giới thiệu các mô hình bán lẻ phổ biến hiện nay. Hãy cùng tìm hiểu ngay nhé!
Nội Dung Chính
I. Mô hình kinh doanh bán lẻ là gì?
Mô hình kinh doanh bán lẻ là hình thức kinh doanh thương mại tập trung nhiều vào đối tượng tiêu dùng cá nhân và họ thực hiện việc mua đơn hàng lẻ với số lượng ít. Bán lẻ (Retail) là việc mua sản phẩm từ các nhà sản xuất, nhà cung cấp hoặc công ty bán lẻ và bán lại cho người tiêu dùng cuối cùng.
Mô hình kinh doanh bán lẻ là gì?
Các doanh nghiệp bán lẻ thường có quy mô khác nhau. Có thể là cửa hàng riêng biệt hoặc một chuỗi cửa hàng với nhiều chi nhánh, bách hóa tổng hợp, cửa hàng chuyên doanh,…
II. Các mô hình kinh doanh bán lẻ
Hiện nay có 7 mô hình bán lẻ phổ biến được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Có thể kể đến:
2.1. Mô hình bán lẻ qua cửa hàng
Mô hình này bao gồm nhiều cửa hàng độc lập, cửa hàng tạp hóa, cửa hàng chuyên dụng, siêu thị, trung tâm thương mại,…. Đây thường là những nơi kinh doanh có địa điểm cố định để thu hút các khách hàng xung quanh khu vực đó.
Mô hình bán lẻ qua cửa hàng
Các cửa hàng thường bán nhiều loại hàng hóa khác nhau. Mỗi quy mô lại sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng để quảng cáo. Mục đích để tăng doanh thu và cung cấp những mặt hàng mà các nhân và gia đình cần. Thế nhưng, nhiều nơi vẫn kinh doanh những mặt hàng chuyên biệt như văn phòng phẩm, máy tính, vật liệu xây dựng, điện tử….
2.2. Mô hình không qua cửa hàng
Mô hình sẽ không có cơ sở kinh doanh cố định, mọi giao dịch chủ yếu thông qua tivi, internet, máy bán hàng tự động,… Trừ máy bán hàng tự động, mọi loại hình còn lại đều không có địa điểm cụ thể.
Mô hình không qua cửa hàng
Lĩnh vực này có yêu điểm không phải nhập hàng, lưu trữ hàng hóa với số lượng lớn. Bạn có thể nhầm hàng mẫu để bán cho khách xem, khi khách chốt đơn thì bạn mới liên lạc để lấy hàng.
2.3. Mô hình chuyên biệt
Mô hình chuyên biệt không cần nhiều thiết bị để vận hành, chỉ cần sử dụng phần mềm quản lý bán hàng là được. Mô hình này thường đầu tư về những tiện ích, trải nghiệm của khách hàng và phục vụ nhu cầu cụ thể của khách hàng.
Mô hình chuyên biệt
2.4. Mô hình máy bán hàng tự động
Mô hình máy bán hàng tự động thường được sử dụng ở những quốc gia phát triển. Tại Mỹ việc sử dụng máy bán hàng tự động đã tồn tại hơn một thế kỷ này và vẫn vô cùng hiệu quả. Giống như hầu hết các mô hình kinh doanh khác, doanh nghiệp cũng cần lựa chọn vị trí, thời điểm và chủng loại sản phẩm.
Mô hình máy bán hàng tự động
Ưu điểm của loại hình này đó là không tốn nhiều tiền đầu tư và vận hành. Lợi nhuận đầu tư được thu về nhanh chóng. Người tiêu dùng cũng khá thích hình thức này bởi chúng tiện lợi.
2.5. Mô hình thông qua bưu chính
Mô hình này cung cấp dịch vụ đặt hàng qua điện thoại và Website, sau đó sản phẩm sẽ được giao cho khách hàng thông qua bưu điện. Đây là hình thức phổ biến với những người ở xa khu vực mua sắm, những người già không thể đến mua trực tiếp.
Mô hình thông qua bưu chính
Mô hình bán lẻ qua bưu chính thường được áp dụng cho những mặt hàng thông thường, hàng hóa chuyên biệt, hàng hóa mới lạ, hàng đặt mua dài hạn… những loại sản phẩm này không đòi hỏi người kinh doanh phải đầu tư văn phòng, cửa hàng hay nhà kho.
2.6. Mô hình bán hàng online
Ngành bán lẻ đã thực sự thay đổi khi internet xuất hiện. Đây là phương tiện kết nối doanh nghiệp, thị trường với các nhân người tiêu dùng. Bất kỳ cửa hàng nào cũng sử dụng những kênh thương mại điện tử hay mạng xã hội để tiếp cận nhiều khách hàng hơn và gia tăng doanh số. Rất nhiều đơn vị bán hàng cũng vận hành song song hai phương thức kinh doanh tại cửa hàng và kinh doanh online.
Mô hình bán hàng online
2.7. Mô hình nhượng quyền thương mại (Franchise)
Mô hình nhượng quyền thương mại cực kỳ bùng nổ tại Việt Nam, đặc biệt là thương hiệu đồ ăn nhanh. Mô hình này tạo thành chuỗi cửa hàng phân phối hàng hóa, phủ rộng thương hiệu.
Mô hình nhượng quyền thương mại (Franchise)
Tham khảo thêm: 10 chiến lược kinh doanh bán lẻ đột phá trong năm nay
III. Kinh nghiệm quản lý bán lẻ hiệu quả
Để vận hành một mô hình kinh doanh bán lẻ, người chủ cần có những kế hoạch cụ thể. Cho dù hoạt động theo lĩnh vực nào thì bạn vẫn cần các giải pháp để có thể kinh doanh hiệu quả hơn. Bạn có thể tham khảo một vài bí quyết kinh doanh thành công dưới đây.
3.1. Đầu tư cho diện mạo cửa hàng
Diện mạo chính là một trong những yếu tố thu hút khách hàng muốn tới thăm cửa hàng của bạn. Cụ thể, không gian hãy sắp xếp vừa đủ với khối lượng hàng hóa bày bán. Nếu như rộng quá, khách hàng sẽ cảm thấy mẫu mã ít hoặc nếu chật chội, khách hàng sẽ khó lựa chọn.
Đầu tư cho diện mạo cửa hàng
Cách trưng bày cũng nên được thay đổi liên tục để đa dạng thêm nhiều mẫu mã khác nhau. Chủ yếu việc này sẽ đánh vào thị hiếu khách hàng và khiến họ dừng lại và nhìn ngắm.
3.2. Đào tạo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp
Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp luôn làm tốt các công việc được giao chính là nhân tố chính để bạn vận hành tốt mô hình bán lẻ. Đây là những người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, do đó họ phải được trang bị đầy đủ kiến thức về mọi sản phẩm trong cửa hàng và có thái độ cởi mở, nhiệt tình, sẵn sàng tư vấn.
Đào tạo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp
3.3. Sử dụng đa phương thức thanh toán
Yếu tố tiện lợi, nhanh chóng được hầu hết khách hàng ưa thích. Chính vì thế, thay vì chỉ có phương thức thanh toán bằng tiền mặt tại cơ sở bán hàng, bạn cần thêm nhiều lựa chọn phong phú khác như Ví điện tử, thẻ ATM, Paypal, Internet Banking,…
Sử dụng đa phương thức thanh toán
3.4. Đầu tư Marketing
Tiếp thị là xu hướng của thời đại, nó cũng là một cách để phát triển doanh nghiệp của bạn. Kinh doanh online giúp bạn dễ dàng tiếp cận khách hàng, tiết kiệm thời gian và chi phí, giúp khách hàng mua sắm thuận tiện hơn.
Đầu tư Marketing
3.5. Thường xuyên lắng nghe ý kiến khách hàng
Khách hàng chính là những người giúp bạn cải thiện hoạt động kinh doanh tại cửa hàng của mình. Để việc kinh doanh trở nên hiệu quả hơn, cơ sở của bạn cần thường xuyên khảo sát, thăm dò ý kiến của khách hàng về mọi thứ liên quan đến cửa hàng.
Thường xuyên lắng nghe ý kiến khách hàng
3.6. Sử dụng phần quản lý bán hàng POS365
Phần mềm quản lý bán hàng chính là giải pháp tạo nên sự bất phá trong mô hình kinh doanh đầy cạnh tranh hiện nay. Biết được nhu cầu của nhiều khách hàng, Phần mềm POS365 mang đến giải pháp quản lý cửa hàng bán lẻ toàn diện, hiệu quả chính xác, nâng cao doanh thu với trọn bộ tính năng:
Sử dụng phần quản lý bán hàng POS365
-
Quản lý kho: Hiện thị chính xác loại mặt hàng, số lượng và số lượng trong kho.Nắm bắt hàng hóa nhanh chóng, chi tiết.
-
Tương thích nhiều thiết bị: Chỉ với một tài khoản, các chủ cửa hàng có thể biết mọi hoạt động kinh doanh tại cửa hàng ở bất cứ đâu.
-
Thanh toán siêu tốc: Tính tiền nhanh chóng, chính xác trong các trường hợp, khấu hao, khuyến mãi, cộng dồn,…
-
Thanh toán đa dạng: Tích thanh toán không tiền mặt qua banking, thẻ ngân hàng, mã QR,…
-
Tích điểm khách hàng: Lưu thông tin khách hàng, tích điểm sau mỗi lần mua hàng.
-
Báo cáo bán hàng: Tổng kết cuối ngày, Báo cáo trả hàng, Tình trạng công nợ, Báo cáo hoa hồng, Sổ quỹ thu & chi.
Tổng kết
Mô hình kinh doanh bán lẻ cực kỳ đa dạng và ngày càng phát triển theo nhiều hình thức khác nhau. Thế nên bạn cần trang bị đầy đủ kiến thức. Hi vọng những chia sẻ của chúng tôi ở trên đã giúp bạn hiểu hơn về chủ đề này. Chúc các bạn thành công!