Mô hình B2B ở Việt Nam? Các website thương mại điện tử B2B

Thị trường thương mại điện tử ở Việt Nam ngày càng phát triển theo các mô hình phổ biến như B2B, B2C. Tuy nhiên mô hình B2B ở Việt Nam đang được ưa chuộng hơn cả. Các doanh nghiệp đang chuyển dịch dần từ mô hình B2C sang B2B vô cùng mạnh mẽ. Tại sao mô hình B2B ngày càng chiếm ưu thế ở Việt Nam? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Landofcoder nhé.

Tình hình chung về mô hình B2B ở Việt Nam

Theo dự báo của hãng nghiên cứu Forrester, thị trường thương mại điện tử sẽ đạt 1,2 nghìn tỷ USD và chiếm 13,1% tổng doanh số B2B ở Mỹ vào năm 2021. Ngành này có quy mô thị trường lớn gấp đôi B2C. Và cũng giống như B2C vài năm trước, hiện nhiều đơn hàng B2B đang chuyển dần sang trực tuyến.

Tình hình chung về mô hình B2B ở Việt NamTình hình chung về mô hình B2B ở Việt Nam

Sản xuất và buôn bán là hai ngành tạo ra sự phát triển vượt trội cho thị trường B2B. Không giống như B2C, người mua B2B thường đưa ra giá trị đơn hàng với số lượng lớn và mua chúng chỉ trong một giao dịch. Theo tính toán của Forrester, giá trị đơn hàng B2B rơi vào khoảng 491 USD, so với mức khá bé 147 USD của mô hình B2C.

Giao dịch B2C thường rủi ro có nguy cơ hủy đơn hàng lớn, trong khi người bán B2B có tỷ lệ chuyển đổi cao gấp 3 lần. Ngoài việc ,mang lại trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng, lợi thế của thương mại điện tử khi ứng dụng vào B2B là hiệu quả về quản lý và kiểm soát một số mối quan hệ nhà cung cấp cùng một lúc.

Năm 2020, thị trường thương mại điện tử Việt Nam đã đạt tới quy mô 5 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng lên tới 81% – nhanh thứ 2 tại Đông Nam Á. Đây là tín hiệu đáng mừng cho ngành thương mại điện tử ở Việt Nam.

Đọc thêm về B2C: Mô hình kinh doanh B2C -Các mô hình kinh doanh chính của B2C

1. Mô hình thương mại B2B là gì?

B2B là tên gọi viết tắt của cụm từ Business to Business dùng để chỉ hình thức kinh doanh, buôn bán giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp. Các giao dịch diễn ra chủ yếu trên các kênh thương mại điện tử hoặc sàn giao dịch. Một số giao dịch phức tạp hơn sẽ diễn ra ngoài thực tế dựa trên hợp đồng, báo giá, mua bán sản phẩm với sự thỏa thuận trực tiếp 2 bên. 

Hình thức này mang lại nhiều ưu điểm được các doanh nghiệp lựa chọn vì nó mang lại nhiều lợi ích, hiệu quả cao, độ tin cậy và hiệu suất làm việc lớn. 

2. Vai trò của B2B trong hoạt động kinh doanh

Mô hình B2B giúp các doanh nghiệp có một quy trình mua hàng riêng biệt. Tiết kiệm thời gian, tiền bạc, có hiệu quả cao hơn, đem lại nhiều cơ hội hợp tác giữa các doanh nghiệp hơn. 

Người mua hàng thường bị ảnh hưởng bởi yếu tố cảm xúc, còn các doanh nghiệp thì trú trọng đến tính logic. Khi khách hàng của bạn là doanh nghiệp, thì bạn cần đánh vào tính logic của sản phẩm. Tập trung vào chức năng, đặc điểm của sản phẩm. Biết rõ bên mua họ là ai, họ đóng vai trò gì trong quá trình mua bán, “biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”.

Vai trò của B2B trong hoạt động kinh doanhVai trò của B2B trong hoạt động kinh doanh

Các chuyên gia cho biết thương mại điện tử B2B hiện là một kênh quan trọng cho việc xuất khẩu. Việc gia nhập những nền tảng TMĐT B2B giúp doanh nghiệp tiếp cận trực tiếp với khách hàng trên thế giới, giảm chi phí liên quan đến việc xúc tiến thương mại truyền thống như tham gia hội chợ, triển lãm, thiết lập văn phòng tại các thị trường mục tiêu.

3. Các mô hình B2B phổ biến hiện nay

3.1. Mô hình B2B thiên về bên bán

Đây là loại mô hình dễ dàng bắt gặp ở Việt Nam. Các doanh nghiệp sở hữu các website thương mại điện tử sẽ cung cấp sản phẩm và hàng hóa dịch vụ của mình đến bên thứ 3. Bên thứ 3 có thể là đơn vị, cá nhân, đại lý, nhà bán lẻ, nhà sản xuất. 

3.2. Mô hình B2B thiên về bên mua

Mô hình này thường ít gặp hơn ở thị trường thương mại điện tử Việt Nam. Nhưng ở nước ngoài, loại mô hình này khá là phát triển. 

Đối với mô hình B2B này, các doanh nghiệp sẽ đóng vai trò chính trong việc nhập các sản phẩm, hàng hóa từ bên sản xuất. Sau đó, bên thứ 3 sẽ truy cập vào website để báo giá, phân phối sản phẩm.

3.3. Mô hình B2B trung gian

Mô hình này là hình thức giao dịch, trao đổi giữa doanh nghiệp này với doanh nghiệp kia thông qua sàn giao dịch thương mại điện tử. Đây là loại mô hình phổ biến nhất hiện nay. Một số trang TMĐT mà bạn thấy ở Việt Nam nổi bật là Lazada, Muachung,…Tại các sàn này, người bán sẽ gửi sản phẩm lên trang thương mại điện tử. Người mua sẽ tìm kiếm, chọn lọc và mua hàng theo những quy định, quyền lợi mua bán trên sàn. 

3.4. Mô hình B2B thương mại hợp tác

Mô hình này cũng giống như B2B trung gian nhưng nó có tính tập trung và thuộc quyền sở hữu của nhiều doanh nghiệp. 

Mô hình này thường được hieernt hị dưới các sàn giao dịch điện tử như:

  • Chợ điện tử (e-markets)
  • Sàn giao dịch internet (internet exchanges)
  • Chợ trên mạng (e-marketplaces)
  • Cộng đồng thương mại (trading communities)
  • Sàn giao dịch thương mại (trading exchanges)

5. Một số website TMĐT sử dụng mô hình B2B ở Việt Nam

Theo các chuyên gia, thương mại điện tử B2B hiện là một kênh quan trọng cho việc xuất khẩu. Với sự gia nhập những nền tảng TMĐT B2B, doanh nghiệp có thể  tiếp cận trực tiếp với khách hàng trên thế giới, giảm chi phí liên quan đến việc xúc tiến thương mại truyền thống như tham gia triển lãm, hội chợ, thiết lập văn phòng tại các thị trường mục tiêu.

Tại Việt Nam, mô hình kinh doanh B2B còn khá mới mẻ. Một số website hoạt động theo mô hình này mà bạn có thể tham khảo là: Foody, Hotdeal, Cungmua, Tiki, Lazada, Shopee, Adayroi,…

Doanh nghiệp nào cần bán hàng hóa có thể đăng ký nội dung, gửi sản phẩm lên sàn giao dịch thương mại điện tử. Doanh nghiệp nào muốn mua thì cũng liên lạc sàn. Điểm mạnh khi giao dịch qua sàn thương mại điện tử chính là công việc mua bán, được đặt dưới sự bảo trợ của sàn, nên tình trạng gian lận, lừa đảo rất khó xảy ra. Các hoạt động mua bán đều được diễn ra công khai, minh bạch. 

Website thương mại điện tử B2B được dự đoán ngày càng phát triển hơn nữa trong tương lai. Để theo kịp xu hướng này, các doanh nghiệp cần phải thay đổi chiến lược, hướng đi mới mẻ hơn. Chúc các bạn thành công.

Tham khảo các bài viết: