Miếu ngũ hành – Phong thủy Trọng Hùng | Phong Thủy Trọng Hùng

Từ thời Trung Hoa cổ đại, Ngũ Hành vốn là một khái niệm siêu hình học nền tảng trong các học thuyết về Âm Dương/Ngũ Hành của Khổng tử và Lão tử. Ngũ Hành là năm loại vật chất căn bản, gồm: Kim (kim loại), Mộc (gỗ), Thủy (nước), Hỏa ( lửa) và Thổ (đất). Như giải thích trong kinh Dịch và kinh Thư, năm chất liệu ấy vận động, phát triển theo hướng “tương sinh” và “ tương khắc”, đồng thời biểu thị quy luật sinh thành/vận động của toàn vũ trụ, thế giới và cả trong cuộc sinh tồn của nhân loại. Xuất phát từ Trung Quốc, lần hồi thuyết Ngũ Hành được tín ngưỡng hóa, thành sự thờ phượng “vạn vật linh thiêng”, rất phổ biến trong nhiều dân tộc Á Đông cho đến ngày nay.

Theo sự đánh giá của TRỌNG HÙNG fengshui thì cho thấy Ngũ hành kim, thủy, mộc, hỏa, thổ luôn luôn lúc nào cũng theo sát chúng ta trong cuộc sống thực tế. Khi xây nhà sơn màu nước, mua xe hay đeo trang sức…đều cũng phải dựa vào thuyết ngũ hành tương sinh và tương khắc.

Để nhằm phát huy tính mạnh của tương sinh hay không chế cho sự tương khắc ngũ hành, thì mỗi con người chúng ta phải hiểu biết tuổi của chúng ta thuộc hành gì? Ví dụ tuổi 1967 Đinh Mùi, thuộc hành Thủy (Thiên hà Thủy) có nghĩa là Nước trời mưa. Thì Thủy rất kỵ Hỏa, vì hỏa sẽ làm khô nước.

Nhưng theo quan điểm của TRỌNG HÙNG fengshui cho rằng cũng tùy theo mỗi loại hành hỏa mà cho tương sinh và tương khắc có loại hành Hỏa kỵ cho hành Thủy đó là Thiên thượng Hỏa rất tối kỵ cho Thiên hà Thủy. Thiên thượng Hỏa là Lửa trên trời (mặt tròi) sẽ làm “khô” và ức chế cho Thiên hà Thủy là nước trời mưa.

Tuy nhiên có loại hành Hỏa mà giúp ít cho sự tương sinh mà không có tương khắc cho Thiên hà thủy đó là Tích lịch Hỏa còn gọi là Lửa sấm sét. Lửa sấm sét gây sấm chớp điên cuồng gây những tia lửa điện trên bầu trời nhằm kích hoặt cho nước trời mưa (Thiên hà thủy) ngày càng cho mưa to và lớn cả dãy Thiên hà.

Ngoài ra có loại Hỏa rất quan trọng cho Nước trời mưa khi mỗi đêm khuya có giông mưa to bảo tố đó là Phúc đăng Hỏa còn gọi là đèn hỏa đăng hay đèn đi biển. Đèn hỏa Đăng sẽ soi sáng cho cả bầu trời luôn cả biển rộng khi mưa to gió lớn và cũng giúp cho các con tàu muốn vào bờ. Thiên hà Thủy góp phần rất nhiều cho Đại hải Thủy là nước biển lớn (1982 và 1983) hay cho Đại khê Thủy là dòng suối lớn (1974 và 1975) hoặc Trường lưu Thủy là nước chảy dài. Vì thế các mệnh thủy vừa rồi TRỌNG HÙNG fengshui vừa nêu chớ xem thường Thiên hà Thủy.Tóm lại, có loại Ngũ Hành tương khắc mà lại không khắc mà còn hổ trợ Tương sinh.

Vì thế, trong phong thủy nói chung và các quý thầy phong thủy nói riêng nên chú ý xem xét cẩn thận khi xem ngày, tháng, năm cho gia chủ khi mưu sự một việc gì đó phải cần chú ý và chủ động đánh giá Ngũ hành, nhằm phát huy thế mạnh của tương sinh giúp cho gia chủ thành công trong công việc xuất hành đi xa, xây nhà động thổ, nhập trạch ,chuyển bàn làm việc, ký kết hợp đồng, kết bạn…Nhưng đặc biệt đừng quên luật THIÊN CAN và Địa Chi.

Do sự tín ngưỡng ơn trên từ thửa nhỏ TRỌNG HÙNG fengshui được may mắn Năm mẹ Ngũ hành độ trì cho dân làng chúng sinh và Khiến duyên Ơn lành cho TRỌNG HÙNG fengshui xem phong thủy xây dựng động thổ Miếu bà Năm mẹ Ngũ hành, còn gọi là MIỂU BA BÀU tọa tại đường hương lộ 319 ấp Thị Cầu, xã Phú Đông, Nhơn Trạch tỉnh Đồng Nai. Miếu Ba Bàu được xây dựng rất lâu và được sửa chữa tái chế nhiều lần.

Nay do Ban hội hương và cùng làng xóm muốn xây dựng mới toàn bộ lại miếu bà để cho sạch sẽ khai trang và linh ứng giúp cho đời sống bà con trong làng khỏe mạnh, hạnh phúc và tài lộc. Nay cơ duyên, Ban hội hương và cùng làng xóm quyết định xây lại miếu hoàn toàn mới nhằm gĩư gìn Bản sắc tín ngưỡng của dân tộc nói chung và làng xóm dân làng khi tạo dựng miếu bà nói riêng và mong muốn trong tương lai là nơi thỉnh cầu chiêm bái tạp tục dân chúng và cũng là nơi Tham quan cho khách thập phương nơi xa đến và ngoài ra cũng là sự giáo dục cho thế hệ trẻ biết gìn giữ cái vốn sẵn có. Thật ra, không chỉ có miễu, đình, chùa…mà còn có những tài sản quý báu mà Ông cha đã để lại cho chúng ta.

Do kinh phí còn hạn hẹp và khó khăn, nay TRỌNG HÙNG fengshui mong quý các nhà Mạnh thường quân bỏ ra công sức và có ít chút tấm lòng vàng cùng đồng hành với TRỌNG HÙNG fengshui và Ban hội hương cùng nhau đóng góp Hiện Vật hay Hiện Kim, dù chỉ là một bao cát hay bao xi măng cũng góp phần một cái gì đó có ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống quanh ta.

TRỌNG HÙNG fengshui tin rằng sự đóng góp của các quý vị sẽ là luồng sức mạnh cho tập thể của Ban hội hương để cùng nhau xây dựng Miếu Ba Bàu khang trang và đẹp đẻ hơn và sự đóng góp quý báu này TRỌNG HÙNG fengshui tin tưởng Năm mẹ ngũ hành sẽ độ trì cho các quý vị gặp nhiều may mắn trong cuộc sống.

Để trở lại bài viết này, thì trong khoa học phong thủy nói chung hay các nhà phong thủy nói riêng thì hãy nên chú ý Năm mẹ ngũ hành cho cái nghiệp của mình, vì thầy phong thủy phải biết rõ tính chất Ngũ hành mà áp dụng khi tiến hành mưu sự cho gia chủ khi cần thiết và đặc biệt chú ý đến Ông TỔ CỔ NGHỀ PHONG THỦY .

( Một bộ áo được lát vàng lá cán mõng và được chạm trổ có hình Bông hoa Mẫu Đơn trên áo) Do ơn trên ban phước lành và TRỌNG HÙNG fengshui được cơ duyên thừa hưởng cung thỉnh, cúng kiến và chiêm bái thờ cúng Ông Tổ nghề Phong thủy tại gia thất và luôn cầu mong cho gia chủ luôn bình yên trong cuộc sống và hưng thịnh tài chính trường tồn mỗi sau khi đi xem phong thủy thực tế nhà gia chủ.

Nay nhân dịp viết bài: ĐẠI LỄ ĐỘNG THỔ XÂY DỰNG MIẾU NĂM MẸ NGŨ HÀNH của tác giả TRỌNG HÙNG fengshui. Nhân tiện dưới đây TRỌNG HÙNG fengshui xin giới thiệu bài viết: TỤC THỜ NGŨ HÀNH NƯƠNG NƯƠNG của tác giả Phạm Nga. Nhằm cho quý vị biết được tại sao xuất hiện Năm mẹ Ngũ hành và sự linh ứng của Năm Mẹ.

– “NĂM CHẤT” ĐƯỢC TÍN NGƯỠNG THỜ “MẪU” BIẾN THÀNH “NĂM BÀ” . Tiếp nhận thuyết Ngũ Hành từ phương Bắc, rồi hòa quyện vào những tín ngưỡng dân gian đã có trước, người Việt cổ đã đưa thuyết này vào thờ phượng với những nhận định thực tiễn, giản dị. Chẳng hạn như ở vùng nóng bức quanh năm, thường xảy ra hoả hoạn, thì hành Hỏa được lập miếu thờ; vùng duyên hải, sông rạch thì thờ Thủy thần; vùng rừng núi thì thờ Bà Chúa Thượng Ngàn; vùng trồng lúa, trồng màu thì thờ Thổ thần v.v… Mặt khác, tại nước Việt xưa, so với các tục thờ Thổ Địa, Tài Thần, Chúa Xứ Thánh mẫu.v.v…, thì tục thờ Ngũ Hành Nương Nương – tức thờ Ngũ Hành (vật chất) như một nhóm năm vị nữ thần – đã xuất hiện muộn hơn. Còn muộn hơn là mãi đến năm Duy Tân thứ năm (tức năm1911), triều đình nhà Nguyễn mới sắc phong chung cho năm Bà là các “Đức Thánh Nương, Trứ Phong Dực Bảo Trung Hưng Thượng Đẳng Thần”, phân ra là: Thổ Đức Thánh Phi, Hoả Đức Thánh Phi, Kim Đức Thánh Phi, Thủy Đức Thánh Phi và Mộc Đức Thánh Phi.

Nhưng tại sao biểu tượng cho “năm chất tạo nên trời đất” lại là các nữ thần mà không phải là nam thần? Theo cái nhìn sơ khai của các dân tộc trồng lúa nước, sống phụ thuộc vào thiên nhiên – như người Việt cổ – thì giới tự nhiên có tính “ âm sinh”, bởi từ thời tiền sử, con người nhìn thấy chuyện đẻ đái, sinh ra con người, sinh ra các thú vật khác chỉ là từ người đàn bà hay các con thú giống cái.

Có thể nói kinh nghiệm thô thiển này của con người bầy-đàn đã là nguyên do có trước tiên trong số những nguyên do dẫn tới chế độ mẫu hệ và tín ngưỡng thờ Mẫu – biểu tượng thần linh nghiêng về “Mẹ”, “Mẹ Đất”. Riêng ở nước Việt xưa, tín ngưỡng thờ Mẫu trong dân gian (các thánh mẫu, bà chúa, như các đức Bà Thủy phủ, Thiên Phủ, Địa Phủ, Nhạc Phủ, Man Nương, Bà Chúa Thượng Ngàn.v.v…) đã có từ trước khi Phật giáo truyền vào đất Việt. Đến lượt năm vị nữ thần Ngũ Hành được tôn thờ thì dân gian tin rằng các Bà có những quyền năng nhứt định đối với các nghề liên quan đến đất đai, củi lửa, kim khí, nước nôi và cây gỗ, tức đây là nhóm thần linh có thể phù hộ cho đám nông dân, ngư dân, thợ thủ công…, nói chung là hầu hết tầng lớp thứ dân trong xã hội cổ xưa.

Trước kia, Ngũ Hành Nương Nương thường được thờ trong những am, miếu, điện…, phổ biến nhứt là các ngôi miếu lớn, nhỏ mà người dân quen gọi ngắn gọn là “miếu Ngũ Hành” hay “miếu Bà” – không nghe có kiểu gọi “miếu năm Bà”. Tiến về phương Nam, đến vùng đất Gia định cũ, tức Sài Gòn (mở rộng) ngày nay, tục thờ Bà Ngũ Hành càng được quãng bá rộng rãi, những ngôi miễu Bà xuất hiện khắp nơi, nhứt là ở các vùng nông thôn và vùng ven đô.

Ban đầu, người ta thờ Bà bằng bài vị chữ Nho, nhưng mấy mươi năm gần đây, bài vị lần hồi được thay bằng tượng tô, đúc bằng xi măng. Rồi từ màu sơn thân tượng cho đến y áo, khăn choàng khoác ngoài, mỗi Đức Bà (tức mỗi Hành) đều có màu riêng biệt. Kim Bà thì mặc áo trắng, Mộc Bà áo xanh, Hỏa Bà áo đỏ, Thủy Bà áo đen (hoặc tím) và Thổ Bà thì áo vàng. – “BÀ” Ở TRONG ĐÌNH, CHÙA, CẢ TRONG KHU PHỐ, NGÕ HẼM . Ở vùng Sài Gòn, Chợ Lớn và Gia Định cũ, do phần lớn giới trung lưu và giới bình dân (tiểu thương, sản xuất tiểu/thủ công nghiệp, lao động giản đơn…), thường tin là Bà Ngũ Hành linh hiển, nên từ xa xưa, trước ngày 30/4/1975, miễu Bà được cất, dựng rải rác, liền kề nhau khắp các thôn ấp, đường phố. Như ở quận Gò Vấp (thuộc tỉnh Gia Định cũ, là địa phương có rất nhiều chùa, miễu) thì chỉ nội trong hai khu phố kề nhau, đã có tới bốn chỗ thờ Bà Ngũ Hành, một miễu ở mặt tiền đường và ba cái kia thì khuất trong ngỏ hẽm, cách nhau chỉ chừng 500 – 600 mét. Xưa nay, trong đất thổ cư, vườn tược của mình, nhiều nhà giàu đã cúc cung dựng miễu thờ Bà, như ở vùng quận 9 (gần Trường Bộ Binh Thủ Đức cũ)

Hiện nay, có những ngôi miễu Bà thật nhỏ, có khi chỉ bằng cái tủ áo, được cất ngay cạnh ao nuôi cá và chuồng gà vịt. Có khi Bà được gia chủ thờ riêng một miễu, khi thì thờ Bà chung với Thổ Địa, Quan Công, Mẹ Thai Sanh… Còn ở nơi thờ phượng công cộng là các ngôi đình làng, kiểu thờ “quần tiên, chư thần” càng phồn tạp hơn. Mang danh nghĩa “đình” là dành thờ Thành Hoàng (vị nhân thần bảo hộ cho làng, xã), nhưng trong đình thì ngoài bệ thờ Thành Hoàng, luôn luôn có thêm bàn thờ, trang thờ Ngũ Hành Nương Nương, Quan Thánh, Thổ Địa, Tiền Hiền, Hậu Hiền, Linh Sơn Thánh Mẫu.v.v…

Ở những ngôi đình cổ, như đình Minh Hương Gia Thạnh (ở quận 5, xây năm 1797) , đình Phong Phú (ở quận 9, xây năm 1937), đình Phú Nhuận ( 150 năm tuổi), đình An Phú (ở quận 12, khoảng 250 năm tuổi).v.v…, thì hằng năm, bá tánh cùng vía Bà cũng lớn không thua gì lễ vía Thành Hoàng địa phương. Một điểm đặc biệt nữa là dù chỉ thuộc về tín ngưỡng dân gian chứ không thuộc hàng “chư Phật” trong Phật giáo, Bà Ngũ Hành vẫn được thờ trong chùa (chính danh là cửa Phật), nhưng phải là với những ngôi chùa cổ (theo Đại Thừa), chứ không phải với những ngôi chùa tân thời, mới cất gần đây, như trường hợp chùa Quảng Đức (ở quận 3). Do vậy, trong khuôn viên một số ngôi chùa cổ, như chùa Phổ Đà Quan Âm (quận Gò Vấp), chùa Vạn Thọ (quận 1), chùa Bình An (quận Bình Tân), hay chùa Bửu Long sơn tự ở tận Dĩ An (Bình Dương).v.v…, những ngôi miễu Bà vẫn quanh năm hương khói… Được thờ cúng từ ở những ngôi miếu khang trang, lộng lẫy, cho đến những bàn thờ, trang thờ nhỏ bé, đơn sơ tại tư gia, có thể nói “Bà” là nhóm thần linh rất gần gũi với bá tánh.

Thậm chí ở vài cái miễu trong ngỏ hẽm – có khi nhỏ hẹp đến nổi chỉ bằng hai, ba chiếc chiếu trải ra – miễu vẫn còn là “hộ khẩu 1 người”, người coi sóc miễu ăn ở, sinh hoạt luôn ở phía sau bàn thờ Bà. – VÍA BÀ THÌ CÓ BÓNG RỖI HÁT, TẾ… Theo đúng tục lệ thì lễ vía Ngũ Hành Nương Nương là vào ngày 19 tháng Ba âm lịch hằng năm, nhưng có vài nơi cúng trễ hơn, như ở ngôi miễu Bà nẳm ở đường Phan Văn Khõe, gần chợ Bình Tây ( cất năm 1970), lại cúng Bà vảo ngày 23 tháng Ba. Cũng theo đúng lệ thì vào kỳ vía, các miễu Bà phải mời đám bóng rỗi – thường là dân pêđê nam – đến hát, tế, múa dưng bông…

Trước đó, bà con thường xúm nhau “đấp y cho Mẹ”, là nghi thức lau chùi, sơn sửa, thay áo, mảo mới cho các pho tượng Bà. Riêng ở một ngôi miễu nhỏ nằm trên đường Lê Lợi ( phường 3 quận Gò Vấp, sẽ bị giải tỏa để mở đường), thì theo chị Dung, người vừa coi sóc miễu vừa có nghề tế bóng rỗi, bà con ở đây vẫn có lệ riêng là hễ lúc nào có ai phát tâm cúng Bà là cứ nhờ chị tổ chức mâm lễ, chứ không cần chờ đến kỳ vía tháng Ba âm lịch. Còn theo bà Ba Thích, thuộc gia đình bỏ công bỏ của cất ngôi miễu này từ hồi năm 1950, cứ ba năm một lần, gia đình bà đều giữ đúng lệ cúng tạ Ngũ Hành Hành Nương, “Mẹ Mẫu đã gia ơn phò hộ bấy lâu nay thì gia đình tôi mới được mạnh khõe, bình an…”. Mùa Phật đản 2008 – Phạm Nga

Từ bài viết này quý vị cũng đã hiểu và đánh giá được sùng bái tập tục của chúng sinh cho sự linh ứng của Năm mẹ Ngũ hành trong sự thờ cúng trong dân gian. Nay được cơ duyên từ những linh ứng của ơn trên, trước lúc cho sự việc xem phong thủy xây dựng lại Miếu Ngũ hành tại Nhơn Trạch tỉnh Đồng Nai. TRỌNG HÙNG fengshui chiêm bái cúng kiến cầu xin cho linh ứng và thấy được những cái hợp lý và bất hợp lý.

Vì trong công việc xem phong thủy cho Ngôi chùa hay Miếu mạo thì sẽ khó tính toán hơn xem phong thủy cho nhà thông thường vì nó mang một tính chất Tâm linh huyền bí và hiểu biết một ít về tâm linh và phải tham khảo vận dụng triết lý Ngũ hành và tham khảo các bậc tiền bối lão làng và điều đặc biệt linh ứng từ của Năm Mẹ Ngũ hành tại nơi này. Và cuối cùng đã cho ra thông số khách quan linh ứng. Sau đây là công việc xem phong thủy xây dựng cho Miếu bà của TRỌNG HÙNG fengshui thực hiện theo từng bước như sau:

1- Nghiên cứu sâu trường phái Loan đầu.

2- Nghiên cứu cục đất dựng Miếu, hiểu và đánh giá thực tế.

3- Nghiên cứu màu sắc trong Miếu, những điều bất cập.

4- Nghiên cứu vị trí tọa của Năm mẹ ngũ hành Nương nương.

5- Nghiên cứu Cổng vào Miếu và xác định tâm điểm vùng Trung cung Miếu.

6- Nghiên cứu nơi toilet và nơi nấu ăn uống khi có ngày Vía bà.

7- Nghiên cứu nơi ăn ngủ, sinh hoặt của Ông Từ (người trông nom miếu).

8- Nghiên cứu các cột dựng Miếu theo Sinh, lão, bệnh, tử.

9- Nghiên cứu thước đo Lỗ ban cho toàn bộ cánh cửa cho thích hợp.

10- Nghiên cứu trồng cây xanh cho thích hợp.

11- Nghiên cứu nhà mái cao theo bát quái.

12- Nghiên cứu mái che cổng và che Miếu cho thích hợp tương xứng.

13- Nghiên cứu hành lang và nơi qua lại chiêm bái cho thích hợp.

14- Nghiên cứu ngày giờ tháng năm để làm đại lể Động Thổ.

Với những sự nghiên cứu cho mưu sự trên và được ơn trên phát huệ cho TRỌNG HÙNG fengshui cách hành lễ Động lễ xây Miếu và cách chuẩn bị đồ cúng từng bước như sau:

1- 5 Con gà mái dầu luộc.

2- 5 Bắp cải Thảo.

3- 5 Chun rượu trắng và 5 chun trà.

4- 5 Mâm giấy tiền Bạc Đại.

5- 5 Dĩa muối gạo.

6- 5 Tô hột é.

7- 5 Ly đèn cầy.

8- 5 Cây nhang ngũ sắc.

9- 5 Dĩa Xôi ngũ hành (Trắng, đen, xanh, đỏ và vàng)

10- 5 Dĩa trái cây Ngũ quả.

11- 2 Đèn cầy to.

12- 1 Bộ giấy tiền quần áo Thần đất.

13- 1 Dĩa trầu cau têm sẵn.

14- 2 bình bông Cúc vàng.

Về cúng các Cô Hồn, âm binh chiến sĩ gồm có đầy đủ nhang đèn bánh kẹo, cháo trắng, 3 cục đường thẻ và giấy tiền quần áo. Về cúng ông Thổ Thần có dĩa trái cây thêm theo nghi thức và ngoài ra cúng Ông Hổ gồm có 5 cái trứng hột vịt sống và 1 dĩa thịt heo ba chỉ. Ngày cúng động thổ vào ngày 19/6/2011 (Âm lịch) vào lúc 9g30 sáng cùng ngày. Người đứng ra thay mặt Ban hội Hương và dân làng để làm Đại lể động thổ do TRỌNG HÙNG fengshui thực hiện.