Meresci: Lập kế hoạch nghiên cứu

Phần
1. Các bước triển khai một đề tài
nghiên cứu khoa học

  • Mở đầu
  • Lựa
    chọn đề tài
    • Người
      hướng dẫn khoa học
    • Đề
      tài nghiên cứu
  • Lập
    kế hoạch thực hiện

Lập kế hoạch thực hiện

Khi đã chọn người hướng dẫn
và có
những ý tưởng cơ bản, rõ ràng về đề
tài
nghiên cứu, điều nên làm là
soạn một kế hoạch
thực hiện các phần việc chính, nhằm quản
lí tốt
quỹ thời gian cũng như kiểm soát được tiến độ thực hiện một
cách khoa học. Kế hoạch này cũng chỉ
có vai
trò như sợi chỉ dẫn đường, có tính
linh động
và dễ dàng điều chỉnh chứ không phải
là bất
di bất dịch.

Độ dài ngắn của từng giai đoạn
còn phụ
thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh thực tế của mỗi
người
và thời hạn kết thúc đề tài theo
yêu cầu
quản lí.

Tìm
kiếm tài liệu

Việc đầu
tiên cần phải
làm tốt trong một đề tài nghiên cứu

tìm kiếm tài liệu. Lúc khởi đầu,
có vẻ như
mọi sự đều rối bù, lộn xộn, không có
trật tự,
các tài liệu, thông tin tìm
được chưa
giúp tìm thấy một hướng đi rõ
ràng. Nhưng
điều đó không đáng lo ngại,
vì theo thời
gian, bạn có thể lọc dần, loại bỏ những tài liệu
không cần thiết, những hướng không khả thi, để tập
trung
vào những vấn đề trọng tâm nhất và
phù hợp
nhất.

Trong
giai đoạn này, đừng
mất thời gian đọc kĩ từng tài liệu tìm thấy được.
Chỉ cần lưu trữ và sắp xếp trật tự, rõ
ràng, ghi
chú thông tin tham khảo đầy đủ để tiện dụng về sau.

Thời gian cho giai đoạn này
có thể dao
động trong khoảng từ ba đến sáu tuần, tuỳ thuộc
vào điều
kiện và khả năng của mỗi người. Không
nên chỉ thụ động sử dụng những gì được cung cấp
sẵn, mà cần huy động mọi nguồn lực
có thể có.

Đọc và chọn lọc
tài liệu

Sau khi đã có được
một lượng tài liệu tương đối, bạn cần đọc để chọn lọc lại.
Cần đọc tất cả
các bài
đã có. Đánh dấu những ý
quan trọng. Ghi
chú, tóm tắt một cách có hệ
thống. Sắp xếp
theo một trật tự phù hợp với thói quen
và/hoặc
ý đồ trình bày của mình.

Giai đoạn này dài hay
ngắn tuỳ thuộc
vào khả năng của mỗi người. Trong tương quan với thời gian
tìm kiếm tài liệu ở trên, giai đoạn
này
kéo dài khoảng hai tuần.

Về đầu trang

Viết đề cương nghiên cứu/tổng quan
tài liệu

Một đề tài khoa học thường, nếu
không muốn
nói là luôn, cần có đề cương
nghiên
cứu. Hoặc ít nhất cũng nên có một
bài tổng
quan tài liệu (literature
review/revue
de la littérature) để có
cái nhìn tổng quát về vấn đề cần
nghiên cứu. 

Trong đề cương hoặc thông qua
bài tổng
quan tài liệu, bạn sẽ xác định được mục
đích
và phạm vi nghiên cứu, đối tượng và
các
phương pháp chuyên ngành sẽ sử dụng,
những kết quả
cần đạt được và thời gian dự kiến cho từng giai đoạn tiếp
theo.
Đặc biệt trong các khoa học thực nghiệm, đôi khi
cần sử
dụng những hoá chất, dụng cụ đặc biệt, không
có sẵn
mà phải đặt mua trước một thời gian rất dài,
thì
việc dự liệu một kế hoạch nghiên cứu rõ
ràng
càng đóng vai trò quan trọng.

Trong điều kiện tiêu chuẩn, thời
gian này
kéo dài khoảng hai tuần, với các
tài liệu
đã tìm thấy, tích luỹ và
chọn lọc ở
các bước trên.

Triển khai nghiên cứu

Tuỳ thuộc vào mỗi
chuyên ngành, nếu
cần có một giai đoạn triển khai sơ bộ, giai đoạn
này sẽ
kéo dài khoảng vài tuần để kiểm tra
những vấn đề
và phương pháp đã đề ra. Những kết quả
sơ bộ
này có thể giúp để điều chỉnh, cập
nhật phần tổng
quan tài liệu cho phù hợp hơn với thực tế.

Nếu đề tài không cần
nghiên cứu sơ
bộ, có thể tiến hành thẳng các giai
đoạn
nghiên cứu đã vạch ra. Các số liệu cần
được thu
thập đầy đủ và xử lí theo đúng phương
pháp
của từng chuyên ngành. Các vấn đề
đã đặt ra,
giả thuyết đã xây dựng trong phần tổng quan
tài
liệu/đề cương nghiên cứu sẽ được kiểm chứng thông
qua
các kết quả thu được trong giai đoạn này.

Giai đoạn này kéo
dài bao
lâu tuỳ thuộc chuyên ngành và
cấp độ của đề
tài. Đối với sinh viên, trong giai đoạn
này cần
làm việc đều đặn với người hướng dẫn khoa học,
đào
sâu nghiên cứu tài liệu chuyên
môn
và tham khảo ý kiến chuyên gia để điều
chỉnh việc
nghiên cứu theo đúng hướng.

Về đầu trang

Viết báo cáo kết quả
nghiên cứu

Nếu đã làm tốt việc
viết tổng quan
tài liệu ngay từ ban đầu, giai đoạn này trở
nên nhẹ
nhàng hơn. Ngoài các tài
liệu ban đầu
đã có, có thể bạn tìm thấy
hoặc cần phải
tìm thêm những tài liệu mới hơn,
chuyên
sâu hơn nữa để bổ sung cho các khía
cạnh quan trọng
trong đề tài, và bắt tay vào viết
các phần
còn lại: phân tích, thảo luận kết quả
nghiên
cứu và đưa ra các kết luận, xác nhận
hay
bác bỏ những giả thuyết đã đặt ra, gợi những vấn
đề cần
nghiên cứu tiếp, v.v.

Sau khi hoàn tất những phần việc
trên, cần
tập hợp các nội dung đó thành một
bài viết
hoàn chỉnh theo yêu cầu của cấp quản lí
chuyên môn. Có nhiều loại tài
liệu khoa học
khác nhau, mỗi loại có yêu cầu bố cục

trình bày khác nhau. Cần
tìm hiểu rõ
các yêu cầu đó để trình
bày
tài liệu của mình cho đúng với quy
định.

Thời gian hoàn tất
bài viết có thể
kéo dài khoảng vài tuần. Đối với sinh
viên,
bài viết cần được đưa cho người hướng dẫn xem, thảo luận về
những điểm cần điều chỉnh, sửa chữa trước khi nộp chính thức
để
báo cáo.

Trình bày/bảo vệ kết quả
nghiên cứu

Thông thường, một đề
tài nghiên cứu
khoa học phải được bảo vệ trước hội đồng gồm các
nhà
chuyên môn. Các nội dung cơ bản của đề
tài
(mục đích, đối tượng, phương pháp, kết quả, thảo
luận,
kết luận, đề nghị) được trình bày ngắn gọn,
cô đọng
trong khoảng 15-20 phút. Sau đó, các
thành
viên hội đồng sẽ phản biện, chất vấn và nhận
xét về
chất lượng đề tài.

Việc soạn bài thuyết
trình tuy
không khó, nhưng không phải
hoàn toàn
đơn giản, nhất là khi học sinh – sinh viên Việt
Nam hầu
như không được (bắt buộc) rèn luyện kĩ năng
này
trong suốt quá trình học tập. Bài
thuyết
trình dựa chủ yếu vào bài viết, nhưng không phải
là bản sao nguyên vẹn của bài viết.
Thời gian chuẩn bị có thể rất ngắn, từ vài
ngày
đến một tuần, song để có được kĩ năng thuyết
trình trước
đám đông, cần phải sớm rèn luyện ngay
từ khi
có thể./.

Bài kiểm tra đầu raBài kiểm tra đầu ra
Về đầu trang

Trang trước
Trang chính
Trang sau