Mẹo viết đơn xin việc Kỹ sư điện “chốt” việc làm thành công
Ngay từ cái tên, có thể nhận định đơn xin việc Kỹ sư điện là một lá đơn xin việc đặc biệt, được soạn thảo nội dung phục vụ cho việc ứng tuyển vị trí hấp dẫn này. Đơn xin việc Kỹ sư điện tóm tắt những giá trị của ứng viên được xem là phù hợp nhất với yêu cầu của nhà tuyển dụng. Bằng cách tạo ra một lá đơn xin việc ấn tượng, cơ hội để nhà tuyển dụng xác định xem bạn có phải là ứng viên mà họ đang tìm kiếm hay không sẽ cao hơn. Và thông qua đó, thúc đẩy cho một lời mời phỏng vấn trực tiếp.
1. Những điều cần làm nổi bật trong đơn xin việc Kỹ sư điện
Những điều cần làm nổi bật trong đơn xin việc Kỹ sư điện
Bên cạnh CV Kỹ sư điện, đơn xin việc Kỹ sư điện là một hành trang khác ứng viên cần chuẩn bị trong quá trình ứng tuyển. Kỹ sư điện trên thực tế là một công việc hấp dẫn, có yêu cầu cao, độ cạnh tranh cũng không kém. Nhà tuyển dụng thường dựa trên cơ sở đơn xin việc trong bộ hồ sơ, để tiến hành sàng lọc những ứng viên phân vào các nhóm đạt yêu cầu và không đạt. Do đó, đơn xin việc Kỹ sư điện cần làm nổi bật những giá trị phù hợp nhất của họ với công việc.
Vậy những giá trị nào nên được làm nổi bật trong đơn xin việc Kỹ sư điện?
– Thứ nhất, trình độ nghề nghiệp chuyên môn trong đơn xin việc và trình độ văn hóa trong đơn xin việc. Bởi chuyên môn luôn là yêu cầu cần thiết với vị trí Kỹ sư điện.
– Thứ hai, các lĩnh vực kỹ thuật điện mà bạn đặc biệt am hiểu chuyên sâu.
– Thứ ba, nói lên ước mơ, mục tiêu, hoài bão và định hướng trong tương lai của bạn.
– Thứ tư, mức độ phù hợp với vị trí mà bạn đang ứng tuyển (mối liên hệ giữa yêu cầu công việc và những kỹ năng, kinh nghiệm mà bạn đang sở hữu).
– Thứ năm, bao gồm những thành tích và kết quả công việc trong quá khứ có liên quan nhất của bạn.
– Thứ sáu, các kiến thức chuyên môn khác và các kỹ năng mà bạn cho rằng chúng có thể khiến bạn khác biệt với những ứng viên còn lại.
Tuyển dụng kỹ sư điện
2. Hướng dẫn cách viết đơn xin việc Kỹ sư điện từ A – Z
Hướng dẫn cách viết đơn xin việc Kỹ sư điện từ A – Z
Mặc dù bạn đánh giá bản thân cao đến đâu, nhưng trong thực trạng bạn và nhà tuyển dụng chưa từng gặp mặt. Sẽ chẳng ai biết bạn phù hợp ra sao? Có những giá trị gì và trong tương lai có thể cung cấp những gì cho doanh nghiệp. Chính bởi lẽ đó, viết đơn xin việc Kỹ sư điện là cách bạn thể hiện độ lý tưởng của bản thân, truyền tải những thông điệp và mong muốn của bạn đến nhà tuyển dụng. Viết đơn xin việc Kỹ sư điện không hề đơn giản, bởi chúng không nên dựa vào các mẫu đơn chung chung, không có điểm nhấn. Cần chuẩn bị tài nguyên thông tin kỹ lưỡng trước khi bắt tay vào viết đơn xin việc.
2.1. Bố cục của đơn xin việc Kỹ sư điện
Nếu bạn nghĩ rằng viết đơn xin việc làm chỉ cần viết một đoạn văn ngắn, giới hạn trong một mặt giấy, bạn có thể đặt bút và giấy viết ngay mà không cần suy nghĩ thì quả thực là sai lầm. Trong thực tế, có khá nhiều trường hợp nhà tuyển dụng nhận đơn xin việc của ứng viên và chỉ biết lắc đầu ngán ngẩm vì một lá đơn có hành văn lủng củng, không đầu không cuối. Việc viết đơn xin việc như thế sẽ thể hiện sự thiếu chuyên nghiệp, chúng không chỉ làm mất đi cơ hội cạnh tranh của bạn, mà còn mang đến một cái nhìn không tốt từ nhà tuyển dụng.
Bố cục của đơn xin việc Kỹ sư điện
Nếu bạn sử dụng đơn xin việc mẫu trong các bộ hồ sơ xin việc giấy, bạn có thể thấy được bố cục cơ bản của đơn xin việc. Giống như các lá đơn xin việc ngành ô tô, đơn xin việc điện tử hay đơn xin việc nên viết tay hay đánh máy, đơn xin việc Kỹ sư điện cũng nên sử dụng bố cục thông dụng này, vì đó là những gì mà nhà tuyển dụng mong muốn được biết. Đơn xin việc Kỹ sư điện bao gồm các phần như sau:
+ Thông tin cơ bản của nhà tuyển dụng (người nhận đơn)
+ Thông tin cơ bản của người ứng tuyển (người gửi đơn)
+ Phần mở bài đơn xin việc
+ Phần thân bài (đoạn giữa đơn xin việc)
+ Phần kết luận của đơn xin việc.
Việc làm Điện – Điện tử
2.2. Cách viết nội dung đơn xin việc Kỹ sư điện
Cách viết nội dung đơn xin việc Kỹ sư điện
Cụ thể cách viết đơn xin việc Kỹ sư điện từng theo bố cục trên cụ thể ra sao? Cùng xem tiếp phần nội dung ngay sau đây nhé!
2.2.1. Đảm bảo thông tin đoạn mở đầu chính xác
Đoạn mở đầu đơn xin việc Kỹ sư điện có vẻ không được chú trọng lắm trong mắt các ứng viên. Bởi hầu hết đều cho rằng đây là đoạn mang tính “thủ tục”, đơn giản và không cần phải lo lắng. Nhưng trên thực tế, đoạn mở đầu lại là nội dung dễ làm ứng viên mắc phải những sai lầm nhỏ nhặt không đáng có. Và thậm chí vì chúng là nội dung đập vào mắt nhà tuyển dụng đầu tiên, nên đơn xin việc của bạn có thể bị loại ngay lập tức nếu phần mở đầu chứa đựng các thông tin không chính xác.
Ở phần thông tin của người nhận và người gửi đơn xin việc, hãy đảm bảo tính cụ thể và chính xác. Tốt nhất ở phần thông tin người nhận, ứng viên hãy cố gắng tìm hiểu thật kỹ thông tin của nhà tuyển dụng, đặc biệt là người phụ trách tuyển dụng của công ty. Điều này thể hiện được sự đầu tư và tính nghiêm túc trong quá trình xin việc của bạn. Hãy xem ví dụ sau:
Đảm bảo thông tin đoạn mở đầu chính xác
“Kính gửi:
– Ban Giám đốc Công ty TNHH Điện tử 365.
– Bà Lê Thị Thu Hương – Trưởng bộ phận hành chính nhân sự Công ty TNHH Điện tử 365.
Tôi tên là: Hà Văn Hoàng
Sinh ngày: 21/01/1992
Địa chỉ hiện tại: Hoàng Mai, Hà Nội
Số điện thoại: 038xxxxxx
Email: hoangvan@xxx”
Khi hoàn thành xong phần thông tin cơ bản, ứng viên tiếp tục viết nội dung mở đầu trong đơn xin việc Kỹ sư điện. Ở dòng đầu tiên, hãy đề cập đến lý do bạn viết đơn này, kèm theo nguồn kênh mà bạn đã tiếp cận được vị trí Kỹ sư điện. Chỉ nên viết phần này trong khoảng 1 – 2 câu, nói rõ vị trí mà bạn đang ứng tuyển, và nêu rõ bạn biết được tin tuyển dụng Kỹ sư điện của công ty từ kênh tuyển dụng nào.
Ví dụ: “Thông qua tin tuyển dụng của quý công ty trên website timviec365.vn. Tôi cảm thấy năng lực cá nhân phù hợp nên viết đơn này để xin được ứng tuyển vào công việc Kỹ sư điện của Công ty TNHH Điện tử 365”.
Xem thêm: Đơn xin dạy hợp đồng
2.2.2. Nêu bật giá trị của bạn ở đoạn giữa đơn xin việc
Nêu bật giá trị của bạn ở đoạn giữa đơn xin việc
Phần nội dung chính của đơn xin việc Kỹ sư điện phụ thuộc vào phần này. Mặc dù là phần chính, tuy nhiên đừng để nội dung đơn xin việc của bạn quá dài dòng, hãy cố gắng cô đọng và súc tích những thông tin quan trọng nhất.
Thông thường, đơn xin việc của bạn sẽ được nhà tuyển dụng lướt qua nhanh chóng, do đó việc tối ưu nội dung ở đoạn giữa khá quan trọng. Chúng được xem là trọng tâm có thể thuyết phục thành công nhà tuyển dụng hay không? Bởi vậy, ứng viên nên tóm gọn các thông tin của mình liên quan đến lĩnh vực kỹ thuật điện. Nói về chuyên môn cũng như trình độ của bản thân. Đơn xin việc Kỹ sư điện phải cung cấp một bản tường trình định lượng về thành tích hay bất kỳ một kinh nghiệm trong quá khứ nào của bạn có liên quan đến công việc Kỹ sư điện.
Trích dẫn các ví dụ nếu bạn có kinh nghiệm về năng lực giám sát. Điều này sẽ giúp nhà tuyển dụng xác định bạn là một ứng viên lý tưởng cho vị trí tuyển dụng. Đơn xin việc của bạn phải cho thấy bạn có kiến thức sâu rộng về điện tử, công nghệ hay bất kỳ một khía cạnh kiến thức nào liên quan đến lĩnh vực này. Hãy để cập đến thông tin và giấy phép, hay chứng chỉ bạn đã nhận được nếu bạn là một Kỹ sư điện chuyên nghiệp, được đào tạo bài bản.
Đoạn giữa đơn xin việc
Ví dụ: “Tôi đã tốt nghiệp chuyên ngành Kỹ sư điện với kết quả Khá tại Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên. Trong ba năm qua, tôi đã làm việc tại Công ty ABC, ở đây tôi tiếp cận với các hệ thống điện cho các phương tiện giao thông. Hầu hết công việc của tôi tập trung vào việc xây dựng lý thuyết và thiết kế mạch điện tử. Trong lĩnh vực này, tôi đã phải tập trung vào sự phát triển và ứng dụng hệ thống điện. Ngoài ra, tôi là một người định hướng mục tiêu và có kỹ năng làm việc nhóm tốt. Niềm đam mê của tôi dành cho công việc này đã thúc đẩy tôi ứng tuyển vào vị trí này.
Thật vinh dự khi được trở thành một thành viên trong quý công ty và làm việc cho các mục tiêu của quý công ty nhằm tạo ra một tương lai tốt đẹp hơn cho cả cá nhân tôi và quý công ty.”
Xem thêm: Đơn xin việc kế toán trưởng
2.2.3. Kết thúc đơn bằng một thông điệp ấn tượng
Sau khi đã hoàn thành phần thân bài, kết đơn xin việc Kỹ sư điện cũng khá quan trọng. Vì tại đây, ứng viên sẽ truyền tải thông điệp cá nhân của mình về mong muốn được nhận vào làm việc. Đây là phần cô đọng và tổng kết lại các vấn đề, ứng viên nhắc đến CV Kỹ sư điện của mình và gợi ý về việc nhà tuyển dụng có thể tham khảo thêm thông tin qua bản CV đó.
CV
Kết thúc đơn bằng một thông điệp ấn tượng
Đừng quên bày tỏ nguyện vọng của bạn là được trao đổi rõ hơn về những gì bạn có thể làm được cho nhà tuyển dụng dưới vai trò Kỹ sư điện ở cuộc phỏng vấn. Cuối đơn xin việc, nên thể hiện sự mong chờ được nhà tuyển dụng phản hồi lại sớm là đơn này từ bạn. Đề cập chi tiết hơn về cách nhà tuyển dụng có thể liên hệ với bạn bằng cách để lại thông tin số điện thoại, hoặc Email.
Xem thêm: Mẫu đơn xin việc lái xe
3. Trau chuốt lại một lần nữa đơn xin việc Kỹ sư điện trước khi gửi đi
Đơn xin việc Kỹ sư điện thể hiện cho nguyện vọng và thái độ ứng tuyển của bạn. Do đó, cần hết sức cẩn trọng về cả nội dung lẫn hình thức đơn xin việc trước khi gửi chúng đi. Đừng quá vội vàng gửi đơn xin việc của bạn đi trong khi bạn chưa kịp kiểm tra lại chúng. Bạn cũng có thể xem xét về làm đơn ứng tuyển hoặc mẫu đơn xin việc có xác nhận ở 1 vài trường hợp. Cuối cùng, lỗi chính tả, hành văn lủng củng, bố cục, câu từ đặt không đúng vị trí và rõ ràng,… Tất cả những yếu tố này ai ai cũng dễ dàng bị mắc phải. Do đó, công cuộc xem xét, đọc lại và kiểm tra đơn xin việc Kỹ sư điện của bạn là rất quan trọng.
Việc làm
Một lá đơn xin việc kỹ sư điện tử hiệu quả và được viết tốt có thể phân biệt bạn với những ứng viên còn lại và có cơ hội tốt hơn để nhận được cuộc gọi phỏng vấn. Do đó, điều quan trọng là bạn phải gửi cái này cùng với CV kỹ sư điện của mình!
Mẫu CV Điện – Điện tử
Bên cạnh đơn xin việc kỹ sư điện, CV xin việc kỹ sư điện trong ngành điện – điện tử cũng là hành trang song hành quan trọng không kém. Bạn đọc có thể tham khảo danh sách các mẫu CV điện – điện tử tại timviec365.vn.
Mẫu CV Điện – Điện tử
Chia sẻ: