Mẹo viết CV chăm sóc khách hàng bằng tiếng Anh cho bạn đọc

1. Những gì bạn đưa ra phải liên quan đến vị trí ứng tuyển

CV xin việc chăm sóc khách hàng bằng tiếng Anh được sử dụng để cho nhà tuyển dụng thấy được những ưu thế của ứng ứng viên và thuyết phục họ rằng ứng viên đó là người phù hợp nhất. Chính vì vậy mà mọi nội dung trong CV đều phải có liên quan đến công việc chăm sóc khách hàng và phục vụ cho mục đích của bạn khi viết CV.

Những gì bạn đưa ra phải liên quan đến vị trí ứng tuyển
Những gì bạn đưa ra phải liên quan đến vị trí ứng tuyển

Bên cạnh đó, nếu bạn chỉ đơn giản là đưa ra những kinh nghiệm của bản thân, kỹ năng làm việc và khả năng sử dụng tiếng Anh thì là chưa đủ. Những ứng viên khác cũng có thể có kinh nghiệm, kỹ năng như vậy. Nếu muốn nổi bật hơn họ và được chú ý nhiều hơn thì những gì bạn đưa ra phải có sức thuyết phục mạnh mẽ hơn những gì mà ứng viên khác đưa ra.

Thường thì ứng viên sẽ tranh thủ gây ấn tượng với nhà tuyển dụng ở phần mục tiêu nghề nghiệp. Đây là phần rất quan trọng để gây ấn tượng đầu tiên khi nhà tuyển dụng tiếp xúc với CV xin việc chăm sóc khách hàng bằng tiếng Anh. Tuy vậy mục tiêu nghề nghiệp là không dễ viết. Bạn nên gói gọn lại tất cả những gì mình muốn truyền tải trong khoảng 3 – 4 dòng.

Bên cạnh đó, nếu bạn là người có nhiều kinh nghiệm làm việc trong ngành và tự tin với những ưu thế của mình thì thay vì mục tiêu nghề nghiệp hãy viết giới thiệu về bản thân.

Gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng ngay từ những dòng đầu tiên
Gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng ngay từ những dòng đầu tiên

Đây là phần cho phép bạn thể hiện ưu thế về kinh nghiệm, chuyên môn và kỹ năng của bản thân một cách vượt trội hơn so với những ứng viên khác. Đây cũng là đề mục có giá trị thuyết phục lớn hơn so với mục tiêu nghề nghiệp.

2. Kỹ năng làm việc là mấu chốt để thuyết phục nhà tuyển dụng

Đối với một công việc bất kỳ thì kỹ năng làm việc sẽ là nội dung mà nhà tuyển dụng chú ý nhất, bên cạnh kinh nghiệm làm việc. Bối cảnh học vấn thực ra không có quá nhiều “đất diễn” trong công việc chăm sóc khách hàng. Chỉ cần bạn có thể làm việc hiệu quả, có nhiều kinh nghiệm làm việc và kỹ năng tốt thì sẽ chẳng ai quan tâm trước đây bạn học chuyên ngành gì tại trường đại học.
Bên cạnh đó, kỹ năng làm việc và kinh nghiệm làm việc thường sẽ đi kèm với nhau. Kỹ năng làm việc không thể tự nhiên có, mà cần được rèn luyện thật nhiều, trải qua quá trình làm việc để không ngừng được cải thiện và trở nên tốt hơn.

Kỹ năng làm việc là mấu chốt để thuyết phục nhà tuyển dụng
Kỹ năng làm việc là mấu chốt để thuyết phục nhà tuyển dụng

Trong phỏng vấn xin việc, các kỹ năng làm việc, bao gồm cả kỹ năng cứng và kỹ năng mềm, sẽ giúp cho CV của bạn có giá trị hơn. Bạn cũng nên đề cập tới khả năng hoặc kinh nghiệm sử dụng phần mềm và công cụ hỗ trợ chăm sóc khách hàng. Đây cũng là cách gián tiếp để chứng tỏ bạn có khả năng sử dụng máy tính. Tin học văn phòng cũng là một yêu cầu thường trực khi nhà tuyển dụng tuyển nhân viên chăm sóc khách hàng bằng tiếng Anh. Cuối cùng, không thể thiếu được khả năng sử dụng thành thạo tiếng Anh chuyên ngành.

Mặt khác, bạn cũng không được xem nhẹ những kỹ năng mềm bởi đấy là những kỹ năng hỗ trợ trực tiếp cho công việc chăm sóc khách hàng. Nếu bạn đang băn khoăn không biết nên liệt kê kỹ năng nào trong CV xin việc để nâng tầm giá trị cho CV của mình thì Customer Communication, Customer satisfaction, Order processing, Customer needs assessment và Data Entry chính là những kỹ năng được đánh giá cao nhất.

Bạn cũng không được xem nhẹ những kỹ năng mềm
Bạn cũng không được xem nhẹ những kỹ năng mềm

Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là nếu không có những kỹ năng đó thì bạn nên liệt kê những kỹ năng nào? Đáp án chính là hãy sử dụng những kỹ năng mang tính chất chuyển giao công việc, có nghĩa là dù cho trong nghề nghiệp hoặc vị trí nào thì những kỹ năng này cũng đều hữu dụng. Một số kỹ năng như bạn có thể đưa vào trong CV bao gồm:

– Kỹ năng giao tiếp (Communication skills): Đây là kỹ năng chung cần thiết cho mọi ngành nghề và cũng là kỹ năng quan trọng không thể bỏ qua đối với công việc chăm sóc khách hàng. Kỹ năng giao tiếp này bao gồm cả giao tiếp bằng miệng và giao tiếp bằng văn bản.

– Kỹ năng chuyên môn (Technical skills): Công việc chăm sóc khách hàng tuy không có tính chuyên môn cao như công nghệ thông tin, tuy nhiên vẫn cần sử dụng một số phần mềm và công cụ hỗ trợ nhất định, đơn cử những những phần mềm tin học văn phòng.

– Kỹ năng hợp tác và làm việc nhóm (Interpersonal skills): Công việc của bạn có thể sẽ liên quan đến nhiều bộ phận khác, bởi vậy kỹ năng hợp tác và làm việc nhóm cũng sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều. Giao tiếp tốt với đồng nghiệp cũng có lợi cho công việc của bạn. Bên cạnh đó, thái độ làm việc thanh thiện và hòa đồng cũng là một yếu tố giúp bạn dựng được niềm tin nơi khách hàng cũng như đồng nghiệp.

Công việc chăm sóc khách hàng yêu cầu thái độ làm việc chuyên nghiệp
Công việc chăm sóc khách hàng yêu cầu thái độ làm việc chuyên nghiệp

– Kỹ năng giải quyết vấn đề (Problem-solving): Đặc trưng của công việc chăm sóc khách hàng đó là sẽ phải chấp nhận rất nhiều vấn đề lớn nhỏ, bởi vậy mà kỹ năng giải quyết vấn đề cũng được cho là rất cần thiết. Bạn cần rèn luyện khả năng lắng nghe, nắm bắt và tìm ra cốt lõi của vấn đề. Từ đó đề xuất phương pháp xử lý hiệu quả. Nếu có thể giải quyết được nhu cầu hoặc vấn đề của khách hàng thì họ sẽ tin tưởng bạn nhiều hơn và bạn sẽ có không ít khách hàng trung thành.

– Kiên nhẫn (Patience): Đây cũng là một kỹ năng không thể thiếu được nếu như bạn tiếp xúc với khách hàng hàng ngày. Đôi khi bạn sẽ gặp những vị khách khó tính, đôi khi bạn sẽ phải kiên nhẫn giải thích rất nhiều cho khách hàng hiểu. Sự kiên nhẫn và bình tĩnh cũng thể hiện kinh nghiệm và thái độ làm việc của bạn.

3. Trực quan hóa kinh nghiệm làm việc

Nếu bạn chỉ nói rằng mình đã từng làm công việc này, ở vị trí này trước đây thì đó chỉ là những thông tin ở mức độ tham khảo mà chẳng hề có giá trị thuyết phục. Nhà tuyển dụng muốn biết nhiều hơn về bạn. Họ không chỉ muốn biết bạn đã làm gì mà còn muốn biết bạn làm điều đó có hiệu quả hay không.

Trực quan hóa kinh nghiệm làm việc
Trực quan hóa kinh nghiệm làm việc

Để làm được điều này hãy sử dụng những con số. Đây là cách tốt nhất để thuyết phục nhà tuyển dụng rằng bạn có thể đảm nhiệm tốt vị trí mà mình đang ứng tuyển.

Trên đây, bài viết đã chia sẻ đến bạn đọc một số mẹ mà bạn có thể áp dụng khi viết CV xin việc chăm sóc khách hàng bằng tiếng Anh. Bên cạnh những mẹo đã được chia sẻ trên đây, có một mọe nhỏ khác đó là bạn nên sử dụng những động từ mang tính chất kêu gọi hành động trong CV.  Mục đích cuối cùng của bạn khi viết CV không chỉ dừng lại ở việc cho nhà tuyển dụng thấy bản thân bạn phù hợp như thế nào mà còn để thúc giục họ tuyển dụng bạn.