Mẹ yêu có tò mò bé 1 tuổi biết làm gì không?

Chúc mừng bố mẹ đã trải qua một năm đầy khó khăn nhưng cũng thật hạnh phúc với đứa con yêu của mình. Trẻ bây giờ sắp bước sang sinh nhật đầu tiên. Nhiều bố mẹ hẳn sẽ thắc mắc bé 1 tuổi biết làm gì? Con mình có phát triển đúng với lứa tuổi hay không? Để hiểu biết kỹ hơn chúng ta cùng tìm hiểu những thông tin bên dưới nhé!

1. Bé 1 tuổi biết làm gì?

Bé 1 tuổi biết làm gì?

1.1. Về mặt thể chất bé 1 tuổi biết làm gì?

Bé đã có thể tự mình đứng lên, vịn vào vài thứ để cố gắng tập đi. Nhưng sớm thôi mẹ sẽ thấy bé yêu của mình bắt đầu đi lại đúng cách như thế nào. Mẹ vẫn nghĩ con mình còn rất nhỏ sao? Bé sẽ phát triển nhanh lắm đấy! Vào tuổi này con bạn đã có thể ngồi đúng tư thế mà không cần đến sự giúp đỡ từ bố mẹ. Thám hiểm một vài vị trí, nơi mà chúng có thể tập đứng dậy bằng cách vịn vào đồ vật. Một số bé khác đã tự đứng lên, và bước đi vài bước mà không cần điểm tựa. 

Bố mẹ hãy đảm bảo rằng mình luôn có mặt để hướng dẫn khi bé bắt đầu tập đi. Người lớn cũng có thể biến những buổi hướng dẫn thành một trò chơi. Khuyến khích trẻ đi về phía mẹ, sau đó đi về phía bố. THưởng cho trẻ những cái ôm hôn âu yếm khi trẻ thực hiện được nhiệm vụ. Đừng quá lo lắng nếu con vẫn chưa thể đi. Bé 1 tuổi biết làm gì để có thể tự tập đi trong thời gian của riêng chúng.

Xem thêm:

Hướng dẫn mẹ chăm sóc da mặt cho trẻ hiệu quả nhất

Hiểu rõ về việc cho bé bú bình đúng cách

Lịch tiêm chủng mở rộng cho bé từ 0 đến 3 tuổi

1.2. Những biểu hiện bất thường

Những biểu hiện bất thường

Nếu bé của bạn xuất hiện những biểu hiện sau. Gia đình hãy nói chuyện ngay với bác sỹ về tình hình của bé:

  • Không biết bò.

  • Không thể đứng nếu nếu không có người giúp.

  • Bé không tìm kiếm đồ vật khi thấy bạn giấu đi.

  • Không nói những từ đơn lẻ như “mama”, “baba”, “tata”,…

  • Không học các cử chỉ đơn giản như vẫy tay, lắc đầu.

  • Mất đi các kỹ năng mà bé từng có.

1.3. Về nhận thức bé 1 tuổi biết làm gì?

Trong giao tiếp bé 1 tuổi biết làm những gì? Giai đoạn này, làm bố mẹ có thể hoàn toàn mong chờ khả năng giao tiếp của bé trở nên tiến bộ hơn trước. Ví dụ trẻ có khả năng phát âm những từ “mama”, “baba”. Thậm chí trẻ đã biết trả lời tên của mình khi được hỏi đến. Đây là khoảng thời gian tốt để mẹ dạy bé cách cảm ơn bằng những câu ngắn như “dạ”, “ạ”. Sử dụng các từ lập đi lập lại nhiều lần là cách giúp bé ghi nhớ và tương tác với mẹ. VÍ dụ hỏi bé “đâu mất rồi” trong khi mẹ dấu đồ vật đi.

Về nhận thức bé 1 tuổi biết làm gì?

Thời gian này, bé yêu gần như có thể làm những việc sau:

  • Trả lời bằng âm thanh các yêu cầu đơn giản của người lớn.

  • Sử dụng các cử chỉ đơn giản như lắc đầu hoặc vẫy tay tạm biệt. 

  • Có thể tạo ra những thay đổi về âm điệu trong giọng nói.

  •  Cố gắng lập lại những gì người lớn nói.

  • Khám phá đồ vật bằng những cách của riêng trẻ như lắc hoặc ném đi.

  • Có thể tìm những thứ được giấu đi một các dễ dàng.

  • Trẻ có thể nhận diện chính xác đồ vật khi được gọi tên.

  • Biết cách  sử dụng một vài đồ vật đúng công dụng, ví dụ: uống nước trong cốc, dùng lược chải đầu.

  • Chỉ bằng ngón tay.

2. Những cột mốc bé yêu có thể đạt được khi 1 năm tuổi

Bé 1 tuổi biết làm gì sẽ phụ thuộc và quá trình phát triển khác nhau của từng bé. Vì vậy, nếu con mình chưa thể thành thạo một trong những điều dưới đây thì mẹ yêu cũng đừng lo lắng quá nhé. Nếu bé sinh non, có thể sự phát triển sẽ chậm hơn các bé khác một chút đấy.

Những cột mốc bé yêu có thể đạt được khi 1 năm tuổi

Dưới đây là những cột mốc phát triển con yêu có thể đạt được khi bé 1 tuổi:

  • Bắt đầu bước đi mà không cần sự trợ giúp từ người lớn.

  • Tự bé đứng lên mà không cần sự trợ giúp.

  • Đánh rơi đồ chơi có chủ đích và tự tìm kiếm chúng.

  • Thích chơi những dạng đồ chơi xếp chồng hoặc xếp đồ chơi vào hộp đựng. Nếu mẹ yêu chưa mua cho bé, hãy mua một bộ khối xếp hình. Điều này sẽ giúp bé phát triển các kỹ năng vận động.

  • Thích chơi với đồ chơi sáng tạo, nhiều màu sắc như bút chì màu, sơn, bột.

  • Đóng giả các con vật khi chơi với đồ chơi mềm. Thông qua trò chơi này, có thể phát triển trí tưởng tượng và óc sáng tạo của bé.

3. Cha mẹ có con một tuổi cần lưu ý điều gì?

Nếu có bất cứ dấu hiệu hoặc mối bận tâm nào về bé khiến cha mẹ lo lắng. Hãy đặt lịch hẹn sớm nhất với bác sĩ để khám cho bé. Một số trẻ bắt đầu xuất hiện những triệu chứng tự kỷ ở 12 đến 18 tháng tuổi. Chính vì thế, nếu nhận thấy những dấu hiệu bất thường từ trẻ. Cha mẹ nên nhanh chóng cho bé gặp bác sĩ chuyên khoa sớm nhất có thể.

Phần kết

Một tuổi là thời gian bạn có thể chứng kiến nhiều điều tuyệt vời từ bé yêu của mình. Hạnh phúc đến rơi nước mắt khi con lần đầu tiên gọi tiếng “mẹ”. Hay niềm vui dâng trào khi con yêu có thể chập chững đi về phía mình. Hiểu bé 1 tháng tuổi biết làm gì sẽ khiến gia đình giải tỏa những âu lo không cần thiết về sự phát triển của bé. Hay phát hiện kịp thời những bệnh lý của trẻ để có những biện pháp điều trị hợp lý.