Mẹ bầu bị tụt cân trong 3 tháng đầu cần phải làm như nào?

Mẹ bầu bị tụt cân trong 3 tháng đầu cần phải làm như nào?

Cân nặng của thai nhi có mối quan hệ chặt chẽ với mức tăng cân của mẹ trong suốt thai kỳ. Trong trường hợp nếu như mẹ bầu không tăng đủ cân sẽ có nhiều nguy cơ sinh con nhẹ cân. Như vậy trường hợp bà bầu sụt cân khi mang thai 3 tháng đầu thì có nguy hiểm hay không?

1.    Nguyên nhân bà bầu sụt cân khi mang thai 3 tháng đầu:

Theo mức cân chuẩn của bà bầu trong thai kỳ, người mẹ nên tăng từ 9 đến 12 kg và tăng nhẹ trong 3 tháng đầu tiên. Tuy nhiên vẫn có những mẹ không tăng cân hay thậm chí là bà bầu sụt cân trong giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên. Điều này không có gì đáng lo, nguyên nhân là do tình trạng nghén và nhạy cảm với mùi thực phẩm khiến mẹ không còn cảm giác thèm ăn nữa và chỉ ăn những thứ mình thích.
Ba tháng đầu mang thai luôn là thời điểm các mẹ khốn khổ với cơn nghén vì có sự thay đổi về nội tiết tố, nồng độ hoocmon ostrogen tăng cao phát sinh tình trạng “ăn vào, nôn ra” khiến cơ thể không nhận được dưỡng chất để tăng cân. Tình trạng này có thể được cải thiện trong những tháng tới khi hiện tượng nghén giảm dần và hết việc tích cực ăn bổ sung để giúp lấy lại cân nậng và sức khỏe trong thời gian bị nghén. Riêng các mẹ đã béo phi thì không nên để tăng nhiều ở giai đoạn này vì mức tăng cân sẽ còn tăng rất nhanh ở những tháng kế tiếp, dễ khiến mẹ thừa cân và thai to khó sinh.


Mẹ bầu nên theo dõi tình hình sức khỏe của mình trong mỗi giai đoạn

2.    Mẹ bầu sụt cân 3 tháng đầu có nguy hiểm không?

Có nhiều mẹ rất quan tâm đến cân nặng của mình trong tất cả các tuần thai, điều này là rất tốt vì sẽ giúp mẹ theo dõi được sự phát triển song song của cơ thể mẹ và thai nhi. Thế những không hẳn cứ sụt cân là mẹ liền hoảng sợ, lo lắng ngay mà tổn hại đến sức khỏe. Thai nhi nằm trong bụng mẹ trong 3 tháng đầu và được nuôi dưỡng bằng túi noãn hoàng vì bánh rau chưa hoạt động một cách hoàn thiện và hiệu quả nên nhu cầu dinh dưỡng bé cần lúc này là không đáng kể.
Giai đoạn này các dưỡng chất quan trọng nhất cần cho sự phát triển của thai nhi là axit folic, đạm và vitamin. Bởi thế mà việc thai phụ bị sút cân không ảnh hưởng gì nhiều đến thai nhi nếu mẹ vẫn đảm bảo cung cấp các dưỡng chất trên. Khi thai phụ đi thăm khám đều đặn mà thai nhi vẫn phát triên đều đặn thì không phải cần lo lắng điều gì cả. Ngay cả khi trong những tháng tiếp theo thai nhi trong bụng mẹ khi cần thì sẽ rút dinh dưỡng và oxy từ mẹ qua bánh rau. Chỉ khi nào thai phụ kiệt quệ, gầy yếu xanh xao và các chỉ siêu âm bất ổn thì lúc đấy em bé mới bị ảnh hưởng.

3.    Cách bổ sung dinh dưỡng trong 3 tháng đầu thai kỳ

Việc giảm cân vì nghén khi mang thai 3 tháng đầu là do thai phụ cảm thấy khó chịu, buồn nôn,.. nhất là khi ngửi thấy mùi thức ăn, dẫn đến chán ăn. Để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi, phụ nữ có thai cần lưu ý đến chế độ dinh dưỡng trong bữa ăn hằng ngày và bổ sung các dưỡng chất cần thiết.

3.1.    Bổ sung sắt và axit folic:

Sắt và axit folic là hai yếu tố rất quan trọng cho sự phát triển thai nhi ở giai đoạn này. Sắt giúp phòng tránh nguy cơ thiếu máu ở mẹ và con, axit folic giúp ngăn ngừa nguy cơ dị tật thai nhi.
Ngoài việc ăn nhiều thực phẩm chứa sắt và axit folic, thai phụ nên uống thêm sắt và axit folic với liều lượng như sau:
– 400mcg axit folic/ngày
– 600mg sắt/ngày
– Trường hợp thai phụ thiếu máu cần uống sắt theo chỉ định của bác sĩ.
Lưu ý: uống viên sắt có thể gây ra tác dụng phụ như buồn nôn, táo bón. Vì thế, thai phụ nên uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh để cơ thể cảm thấy dễ chịu. Nên uống sắt cùng với nước cam hoặc các loại vitamin C khác để tăng khả năng hấp thụ.


Mẹ bầu cần có chế độn dinh dưỡng hợp lý để đảm bảo sức khỏe

3.2.    Chế độ dinh dưỡng hợp lý:

– Ăn nhiều hoa quả để bổ sung vitamin
– Ba tháng đầu là giai đoạn thai nhi hình thành các cơ quan, tổ chức quan trọng như: não, tim, tủy sống, gan, phổi… vì thế thai phụ cần ăn nhiều các thực phẩm giàu đạm như: thịt, trứng, sữa, các chế phẩm từ sữa, các loại đậu…
– Ăn nhiều các loại rau xanh, đặc biệt là rau có màu xanh lá.
– Nên chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để giảm cảm giác buồn nôn
– Không hút thuốc, uống rượu bia, sử dụng chất kích thích, hạn chế cà phê
– Không ăn nhiều thực phẩm cay nóng, các gia vị như tỏi, ớt, hạt tiêu
– Hạn chế muối trong bữa ăn hàng ngày
– Ăn thêm các loại ngũ cốc, bánh, sữa… để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho thai nhi phát triển khỏe mạnh. 

Để được tư vấn gói dịch vụ Thai sản trọn gói tại bệnh viện và chương trình ưu đãi đặc biệt trong tháng 12, mẹ bầu vui lòng gọi tới Tổng đài 1900 599 858 hoặc Hotline 091 585 0770 để được tư vấn miễn phí.
>>> xem thêm
siêu âm màu thai nhi 
ngứa vùng kín trong thai kỳ