Mẹ Vũng Tàu làm mâm lễ cúng căn cho con 3 tuổi quá thịnh soạn, mang ý nghĩa lớn
Cúng đầy tháng, cúng thôi nôi là 2 nghi thức quan trong thường được các gia đình tổ chức vào đúng dịp cho các bé. Tuy nhiên “cúng căn” lại là cụm từ khá xa lạ với mọi người. Nghi thức này sẽ được một bà mẹ ở Vũng Tàu giải thích đầy đủ, cặn kẽ, cao gồm cả mâm lễ mà chị mới chuẩn bị cho con trai.
Đó là chị Phan Thảo, hiện đang sinh sống ở Vũng Tàu. Đầu tháng 9 vừa qua là sinh nhật vừa tròn 3 tuổi của Hạo Nhiên – con trai chị, cậu nhóc sinh năm 2019. Chị Thảo cho biết, Hạo Nhiên sinh ra và lớn lên ở thành phố Vũng Tàu. Sinh ra đúng mùa dịch Covid-19 hoành hành nên 2 lần sinh nhật đầu tiên, Hạo Nhiên đều không được gia đình tổ chức linh đình.
Bé Hạo Nhiên năm nay tròn 3 tuổi.
Sinh ra vào khoảng thời gian dịch bệnh, Hạo Nhiên khiến bố mẹ lo lắng vì hay đi viện.
Vợ chồng chị Thảo quyết định làm mâm lễ cúng căn thịnh soạn, cầu sức khỏe cho con trai.
Mâm lễ đủ đầy với hoa quả, gà luộc, chè, xôi, bánh…
Cho nên lần sinh nhật thứ 3 này của con, chị cùng những người thân trong gia đình mong muốn đem lại kỉ niệm đáng nhớ cho con. “Dù sinh ra ở thành phố du lịch nhưng năm nào bố mẹ cũng xách balo lên và cùng Hạo Nhiên đi nghỉ dưỡng vài hôm đến vai tuần ở bệnh viện (cười). Do đó nhân dịp sinh nhật 3 tuổi của con, gia đình đã tự tay chuẩn bị mọi thứ để ơn trên phù hộ độ trì cho cậu khoẻ mạnh, bình an và cảm ơn các ngài đã cùng cậu trải qua năm tháng trước đây đến sau này.
Có thể tự tay làm nên mọi thứ chưa được khéo léo như nhiều anh chị và phần bày biện của bố cậu cũng không được đẹp đẽ cho lắm nhưng trên hết là tấm lòng” – chị Thảo nói thêm.
Chia sẻ về ý ngĩa của việc cúng căn, chị Thảo cho biết: “Về mâm cỗ cúng thì cũng như cúng mụ đầy tháng – thôi nôi. Mỗi một đứa trẻ sinh ra đều trải những thời điểm đánh dấu khoảnh khắc trưởng thành của bé và được thực hiện bằng cách tiến hành lễ cúng nhằm cảm tạ các bà mụ (12 mụ bà và 1 bà chúa đầu thai).
Theo thứ tự đó là những lễ: đầy cử cho bé ( bé trai 7 ngày, bé gái 9 ngày) – đầy tháng (tròn 1 tháng chào đời) – 100 ngày – thôi nôi (bé tròn 1 năm) – cúng căn 3 tuổi – cúng căn 6 tuổi – cúng căn 9 tuổi – cúng căn 12 tuổi.
Như vậy, cúng căn là các lễ cúng khi bé đã hơn 1 năm nhưng vẫn cần được sự bảo vệ của thần linh và gia tiên.
Có thể nói lễ cúng căn 3 tuổi con cho là sự cảm ơn của gia chủ đến chư vị thần linh và gia tiên, đồng thời là niềm vui sướng muốn thông báo với họ rằng cháu bé đã được 3 tuổi và cầu xin bé được che chở, bảo vệ, rèn luyện tư duy phát triển cho bé”.
Bánh trung thu trà xanh nhân sen bí xanh (bánh làm từ trứng gà ta – trứng muối chị Thảo tự ủ- hạt sen ngoài bắc gửi vào)
Chị Thảo làm thêm ít kẹo dẻo món khoái khẩu của 2 bạn từ màu thiên nhiên
Cũng chính vì điều này, 1 tháng trước đó, chị Thảo lên ý tưởng lấy tông màu vàng, xanh dương, xanh lá. Sau đó đúng gần ngày sinh nhật 3 tuổi của Hạo Nhiên, cả nhà bắt tay vào thực hiện, bao gồm cả các bạn nhỏ. “Mình còn bận trông 2 bạn nhỏ nên những đồ dùng như hộp đựng phải mua cách đó 1 tuần, bánh trung thu làm trước 3 ngày để bánh mềm, kẹo làm trước 2 ngày để đóng gói và các con có thời gian chuẩn bị cùng cho vui, hoa quả, nguyên liệu mua trước 1 ngày. Còn vào ngày lễ chính, mình dậy thì 4h sáng để chuẩn bị mới kịp 13h cúng vì khuôn rau câu có 1 bộ, phải đổ nhiều lần rất mất thời gian. Thế nhưng thật may mắn mọi thứ đã hoàn thành đúng thời gian và được như mong đợi” – chị Thảo nói.
Bà mẹ Vũng Tàu cũng cho biết thêm, hiện tại mặc dù ngoài hàng cũng có dịch vụ đặt mua sẵn, đẹp mắt nhưng khá đắt tiền nên chị cùng người thân quyết định tự làm. Chi phí cho mâm lễ hôm đó khoảng 2,5 triệu đồng.
Cùng ngắm thêm mâm cỗ cúng do chị Phan Thảo thực hiện:
Rau câu bông sen làm từ nước cốt dừa, màu lá dứa, đậu biếc, củ dền
Xôi lá dứa- hoa đậu biếc. Vì là bé trai nên cúng chè đậu trắng lá dứa cho hợp tông xanh lá- xanh dương
Trầu cau đủ cả
Hoa và nến
Con trai và con gái cùng giúp chị Thảo thực hiện mâm lễ.
Như chị Thảo đã nói ở trên, mâm lễ cúng căn cho bé về cơ bản cũng giống như mâm cúng thôi nôi, đầy tháng.
Lễ cúng căn là được xem là một nghi lễ để tạ ơn 12 bà mụ Tiên Nương. Họ là những người đỡ đầu cho bé gái. Mười hai bà mụ đã tạo hình hài cho đứa bé và luôn theo dõi, bảo vệ đứa bé từ khi sinh ra cho đến khi lớn lên lớn lên. Họ vẫn luôn đi theo bảo vệ và giúp đỡ. Bạn có thể bắt gặp lễ cúng các bà mụ trong những ngày đầy tháng hay ngày thôi nôi của bé gái. Do đó, có thể hiểu ngày lễ cúng căn cho bé gái cúng tương tự như những ngày đầy tháng và đầy năm.
Những ngày này được mọi người biết đến rất nhiều và chúng rất phổ biến. Thế nhưng, lễ cúng căn lại được rất ít người quan tâm và chú ý đến. Chính vì vậy mà sự phổ biến và rộng rãi của việc cúng căn không bằng những lễ cúng khác.
Lễ cúng căn cho bé được thực hiện khi nào?
Lễ cúng căn bé gái, cúng căn bé trai này sẽ được thực hiện vào lúc bé tròn 3 tuổi, rồi đến lúc tròn 6 tuổi, tiếp đến là bé được 9 tuổi và cuối cùng là khi bé đủ 12 tuổi.
Vào năm bé được 3 tuổi, 6 tuổi và 9 tuổi, lễ cúng căn được tổ chức với mong muốn các bà mụ Tiên Nương sẽ tiếp tục đồng hành cùng với bé gái. Họ sẽ chăm sóc và bảo vệ bé đến lúc trưởng thành hay lập gia đình và sinh con.
Riêng đối với lễ cúng căn khi bé gái, bé trai đã tròn 12 tuổi, đây được xem là lễ cúng dứt căn cho trẻ. Đây cũng là lần cúng căn cuối cùng dành cho bé gái hay bé trai. Thế nhưng, mặc dù lễ cúng này mang ý nghĩa tạ ơn lần cuối cùng nhưng vẫn mang một hy vọng rằng các vị Tiên Nương vẫn chú ý và quan tâm đến bé gái, bé trai.
Thông thường, các dịp cúng căn khi bé được 3 tuổi, 6 tuổi, 9 tuổi thì mức độ lớn sẽ ngang bằng nhau. Riêng lễ cúng dứt căn cho bé 12 tuổi thì sẽ được tổ chức to hơn và linh đình hơn.
Mâm cúng căn cho bé cơ bản gồm những lễ vật gì ?
Ngũ quả Hoa Nhang Đèn Gạo, muối Giấy cúng Trà, rượu, nước Trầu têm Chè Xôi Gà luộc Heo quay Ly rượu, ly nước Chén, đũa, muỗng
Chuẩn bị một bài văn khấn để có thể sử dụng được trong lễ cúng căn của bé. Các mẫu bài văn khấn sử dụng trong lễ cúng căn hiện nay được chia sẻ rộng rãi trên mạng.