Màu tím – Sự phát hiện tình cờ đã thay đổi thời trang mãi mãi
Màu tím có gì đặc biệt mà được bật đế vương khi xưa tôn sùng và sẵn sàng xử tử bất kỳ người dân thường nào dám sử dụng màu tím ?
+ Đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím – Bạn có thấy cái dãy màu này quen không ? Bạn đã từng thấy nó ở đâu ? Cầu vồng hay kiến thức vật lý về tán sắc ánh sáng ?
+ Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao màu tím lại ở cuối và màu đỏ lại ở đầu của dãy màu ?
+ Màu tím có gì đặc biệt mà được bật đế vương khi xưa tôn sùng và sẵn sàng xử tử bất kỳ người dân thường nào dám sử dụng màu tím ?
+ Màu tím là một màu rất hiếm thấy trong tự nhiên ?
1. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC
Trên vòng tròn màu, màu tím nằm giữa màu xanh và đỏ. Nó là sự kết hợp đặc biệt từ 2 sắc nóng (đỏ) – lạnh (xanh). Tím thiên về đỏ gọi là purple, thiên về xanh thì được gọi là indigo. Giữa đó là lilac, lavender, plum, iris, violet, orchid… đều là những sắc tím lấy tên từ những bông hoa.
Trong khoa học, nó chỉ tới một nhóm các màu xanh da trời ánh đỏ hay màu tía ánh xanh. Trên thực tế, nó chỉ tới màu của ánh sáng ở bước sóng ngắn gần cuối của quang phổ. Nếu tính cả màu chàm (indigo), bước sóng của chúng nằm trong khoảng 420-380 nano mét.
Tại sao màu sắc của cầu vồng rất có quy luật: màu đỏ bao giờ cũng nằm trên cùng và màu tím luôn nằm ở dưới cùng?
Khi qua lăng kính, ánh sáng trắng bị khúc xạ và mỗi màu nghiêng theo một góc khác nhau để cho ta thấy những màu khác nhau trải dài thành giải dưới dạng một hình cung.
Vòng cung này có một góc khoảng 42 độ. Màu đỏ lúc nào cũng ở bờ (phía trên) bên ngoài trong lúc màu tím thì ở đối diện, gần đất nhất. Mức độ khúc xạ của các tia này hơi khác nhau. Tia màu tím đi ra khỏi giọt nước ở một góc khoảng 40 độ trong khi tia màu đỏ đi ra ở khoảng 42 độ. Nó là màu bị khúc xạ nhiều nhất khi ánh sáng truyền qua lăng kính.
2. THỜI KỲ CỔ ĐẠI
Sự chênh lệch giữa cung – cầu đã tạo ra sắc tím quyền lực.
Công dân Phoenicia cổ đại ở Lebanon là những người đã sản xuất ra thuốc nhuộm tím từ những con ốc biển, một loài ốc gai. Cụ thể hơn, tại hai thành phố biển cổ xưa Sidon và Tyre (ngày nay thuộc Địa Trung Hải), người dân phải cực nhọc mới có thể làm ra được được thứ thuốc nhuộm quý hiếm. Đó là lí do mà tên ban đầu của màu tím được gọi là màu tím Týros (tên latin của đô thành Tyre)
Họ sẽ lấy chất nhầy từ một loài ốc biển ngày nay được gọi là Bolinus brandaris, và nó cực kỳ hiếm đến mức nó có giá trị bằng vàng. Để thu hoạch nó, những người thợ làm thuốc nhuộm phải làm nứt vỏ ốc, chiết xuất chất nhầy tạo ra màu tím và phơi nó dưới ánh sáng mặt trời trong một khoảng thời gian chính xác. Phải mất tới 250.000 loài nhuyễn thể mới tạo ra được một ounce thuốc nhuộm có thể sử dụng được, nhưng kết quả là màu tím này có độ bền cao, không bị phai khi nhuộm cho quần áo, và rất bắt sáng. Quần áo làm từ thuốc nhuộm kỳ công như thế này thì đắt cắt cổ — một pound len tím đắt hơn tiền mà hầu hết người dân kiếm được trong một năm.Vì vậy chúng nghiễm nhiên trở thành màu của những người giàu có và quyền lực. Cũng không có gì đáng tiếc khi màu tím Tyrian được cho là giống màu của màu máu khô – màu mà tương truyền là có ý nghĩa linh thiêng.
Thời điểm này, rất nhiều nhân vật thuộc hoàng gia sử dụng màu tím như Tại Địa Trung Hải sau Công Nguyên, Đế chế Đông La Mã Byzantine tiếp tục lựa chọn màu tím để thể hiện sự vương giả và dùng trong ngoại giao. Thời kỳ này, các bản chép tay của Kinh Thánh cũng sử dụng giấy da có sắc tía của Týros. Ngoài ra, phòng lâm bồn của các hoàng hậu cũng được trang hoàng với màu tím (the Purple Chamber), các vị hoàng đế sinh ra ở đây được gọi là ‘born to the purple’ để chỉ dòng dõi hoàng gia chính thống. Các giám mục tại nhà thờ trong thời Đế chế Đông La mã (Byzantine) cũng mặc áo choàng trắng với sọc tím, còn quan chức Byzantine thì khoác lên mình những tấm vải vuông sắc tím để thể hiện sự quyền quý. Chính dòng chảy lịch sử đã khắc sâu ý nghĩa của màu tím trong đời sống cho đến hiện nay – sự thần thánh, vương giả, và quyền lực.
Tuy nhiên, sau khi đế chế Byzantine sụp đổ vào thế kỷ 15, thì màu tím cũng dần bị suy tàn và không còn phổ biến cho đến khi một sự phát hiện mang tính cách mạng vào những năm 1850.
3. 1850 – CUỘC CÁCH MẠNG CỦA TẤT CẢ
Perkin, một cái tên cần nhớ vì ông là người đã đặt nền móng cho việc nhuộm tổng hợp đầu tiên của thế giới. Phát minh vô tình của ông đã giải quyết được hai vấn đề lớn: thực tế là màu sắc bị phai sau khi tiếp xúc với ánh sáng hoặc giặt và chi phí sản xuất thuốc nhuộm lúc đó rất cao. Ông đã giải quyết được chúng một cách gọn gẽ chỉ với phát minh vô tình của một cậu học trò ngành hoá.
1856, lúc đó Perkin 18 tuổi và đang theo học tại Đại học Hóa học Hoàng gia, trong quá trình đang cố gắng tìm ra cách tạo quinine trong phòng thí nghiệm của mình tại nhà để trị bệnh sốt rét. Vào thời điểm đó, quinine được sử dụng để điều trị bệnh sốt rét, nhưng nó đắt tiền vì nó lấy từ vỏ của cây canh-ki-na Nam Mỹ. Perkin đã thêm hydro và oxy vào nhựa than đá, và sự pha chế này để lại cặn đen trong lọ thủy tinh của ông. Khi Perkin cố rửa ống nghiệm, chất lỏng này đã thấm vào một tấm vải và nhuộm nó thành một màu sắc tuyệt đẹp mà sau này người ta gọi nó là màu tím hoa cà – mauve. Lúc đầu, ông định gọi nó là Tím Tyrian – như màu nguyên thủy, cổ xưa đã được biết đến. Nhưng để làm cho nó nghe có vẻ thời trang hơn thì đã đổi tên nó thành màu tím hoa cà – mauve.
Người ta nói đùa rằng việc dọn dẹp trong phòng ngủ của ông không chỉ khiến ông nổi tiếng mà còn trở nên giàu có. Vì không riêng gì màu tím mà là thuốc nhuộm tổng hợp đầu tiên trên thế giới đã ra đời và đặt nền móng cho ngành công nghiệp hóa chất hữu cơ tổng hợp.
Khi màu tím hoa cà được phát hiện, Hoàng hậu Eugénie, vợ của Napoléon III, là một trong những người đi đầu xu hướng (trendsetters) ở châu Âu. Vào một dịp vào mùa hè năm 1857, bà mặc một chiếc ‘váy lụa màu hoa cà trơn’ và đội một chiếc mũ duyên dáng được trang trí bằng ‘một búi nhỏ hoa tử đinh hương.’ Các quý cô thời trang trên khắp Paris đã bắt chước cô ấy. “
Nhanh chóng tận dụng thành quả của mình, Perkin thành lập một nhà máy sản xuất thuốc nhuộm công nghiệp với sau khi bỏ học và xin cha hỗ trợ về tài chính. Perkin không chỉ tạo ra một thứ gì đó hoàn toàn mới và cực kỳ đáng mơ ước, mà anh ấy còn làm được điều đó thông qua hóa học – hầu như không được coi là một nỗ lực kiếm tiền vào thời điểm đó. Có thể nói ông đã “thành lập ngành công nghiệp dựa trên khoa học.”. Đến những năm 1870, ngày càng có nhiều màu sắc nhau xuất hiện, màu tím cũng dần phai nhạt nhưng câu chuyện lịch sử đằng sau nó là điều luôn được nói mãi.