Mẫu thông báo nghỉ lễ của doanh nghiệp mới nhất năm 2023

Để người lao động nắm được lịch nghỉ cụ thể hơn thì bên phía công ty hay các doanh nghiệp sẽ phải làm thông báo nghỉ lễ của doanh nghiệp cho khách hàng, nhân viên. Vậy thông báo nghỉ lễ của doanh nghiệp cho khách hàng, nhân viên được làm như thế nào?

1. Thông báo nghỉ lễ của doanh nghiệp là gì?

Theo quy định của Bộ luật Lao động thì người lao động trong dịp lễ 30/4 và 1/5 sẽ được nghỉ 2 ngày. Trong trường hợp nghỉ lễ trùng với thời gian nghỉ hằng tuần thì thời gian nghỉ của người lao động có thể dài hơn 2 ngày.Tùy thuộc thông báo chính thức hàng năm của Bộ Lao Động – Thương Binh và Xã hội cũng như tính chất công việc, tình hình nhân sự trong công ty mà có thể lựa chọn để đưa ra phương án nghỉ Tết phù hợp với doanh nghiệp của mình.

Đây là một mẫu thông báo chung cho tất cả nhân viên công ty và đối tác, khác hàng. Tuy nhiên đối với tùng người nhận khác nhau, công ty có thể đưa ra những mẫu thông báo khác nhau và có thể gửi đến cho từng đối tác của mình dựa trên mẫu thông báo mà chúng tôi cung cấp. Công ty có thể thiết kế thành một mẫu ảnh đăng trên trang web công ty hoặc in ra và dán trước cửa công ty.

Vào các dịp nghỉ lễ Tết như Tết Dương Lịch, Tết Âm lịch, 2/9, 30/4, 1/5, Giỗ tổ Hùng Vương, các cơ quan danh nghiệp thường phải lập thông báo nghỉ lễ để gửi tới các quý khách hàng nhằm nắm được lịch nghỉ và lịch làm việc trở lại của doanh nghiệp mình.

Mẫu thông báo cần được soạn thảo một cách trang trọng, đầy đủ nội dung để gây ấn tượng tốt đối với đối tác và khách hàng.

2. Thông báo nghỉ lễ của doanh nghiệp cho khách hàng, nhân viên:

Số :…..

ngày……tháng ….năm……

THÔNG BÁO
(V/v : Nghỉ Lễ ………..)

Kính gửi: Quý Khách Hàng và Toàn Thể Nhân Viên ………

Phòng Hành Chính Công ty Cổ Phần ……..trân trọng thông báo đến Quý Khách Hàng và Toàn Thể Nhân Viên về lịch nghỉ lễ như sau:

1./ Ngày ……. nhằm ngày …/…/…. (thứ ….)

Công ty hoạt động bình thường trở lại vào ngày …/…/20… (thứ …..).

2./ Ngày……. ( thứ …….) và Ngày ……/…./20.. (thứ …):

Toàn thể nhân viên được nghỉ tổng cộng ……. ngày.

Công ty hoạt động bình thường trở lại vào ngày …/…/201…(thứ ….).

Đề nghị tất cả các bộ phận liên hệ thông báo với khách hàng về những ngày nghỉ trên và các trưởng bộ phận sẽ căn cứ theo từng tính chất công việc mà bố trí nhân viên trực tại công ty hoặc trực tại nhà.

Kính chúc anh/ chị một ngày nghỉ lễ vui vẻ hạnh phúc.

CÔNG TY……

3. Hướng dẫn làm thông báo nghỉ lễ của doanh nghiệp:

Một thông báo lịch nghỉ tết cần đảm bảo có đầy đủ các thông tin sau:

+ Phần đầu là Quốc hiệu tiêu ngữ, thời gian địa điểm lập thông báo,

+ Tên thông báo: thông báo này về việc gì?

+ Người nhận thông báo là ai?

Nội dung cụ thể của thông báo:

+ Nghỉ nhân việc gì

+ Thời gian nghỉ bao nhiêu ngày

+ Nghỉ từ ngày nào đến ngày nào

+ Lời chúc của công ty gửi tới người nhận

+ Ngày, tháng, năm ban hành thông báo này

+ Phần ký tên

Khi viết có thể chia các thông báo có nhiều nội dung thành các mục, các điều cho dễ nhớ.

Cần căn cứ vào người nhận mà lựa chọn văn phong viết cho phù hợp. Phần đại diện ký thông báo không bắt buộc phải là thủ trưởng cơ quan, mà các trưởng phó phòng ban có trách nhiệm về các lĩnh vực trên ở các cơ quan được quyền ký và trực tiếp thông báo dưới danh nghĩa thừa lệnh thủ trưởng cơ quan.

Thông báo nghỉ tết của công ty có thể gửi tới nhân viên thông qua nhiều hình thức khác nhau như: dán thông báo tại bảng tin của công ty, hay gửi email thông báo, đăng bài thông báo lên website của công ty… Tuy nhiên, dù được gửi với hình thức nào, thông báo lịch nghỉ tết nội bộ doanh nghiệp cũng cần đảm bảo các yếu tố từ trình bày văn bản cho tới cách hành văn trang trọng, lịch sự và phải có chữ ký của người quản lý.

4. Quy định về ngày nghỉ lễ theo bộ luật lao động:

Căn cứ theo quy định tại Điều 112. Nghỉ lễ, tết Bộ luật lao động 2019 quy định cụ thể như sau:

1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:

a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);

b) Tết Âm lịch: 05 ngày;

c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);

d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);

đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);

e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).

2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.

3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.

Như vậy chúng ta cũng thấy pháp luật đã đưa ra rất nhiều quy định về ngày nghỉ lễ và tết cho người lao động để bảo vệ quyền lợi cho người lao động được tốt hơn. Ngày nghỉ hàng năm là những ngày người lao động được phép nghỉ có hưởng lương sau khi làm việc 1 năm, không bao gồm ngày nghỉ lễ. Theo trên thực tế thì để được nghỉ người lao động phải thỏa thuận với các đồng nghiệp và phải đước sự chấp thuận của người cấp trên về lịch nghỉ cũng như thơi gian cũ thể. Tuy nhiên, người lao động thường không biết hoặc không nắm rõ các quy định về ngày nghỉ hàng năm, họ coi đó là một chế độ đãi ngộ của doanh nghiệp dành cho người lao động vì vậy ảnh hưởng rất nhiều đến quyền và lợi ích chính đáng của họ.

Theo quy định như trên có thể thấy với thời gian nghỉ lễ, tết có hưởng lương được xác định theo phong tục tập quán của mỗi quốc gia và Việt Nam cũng có đặc trưng của các ngày nghỉ lễ tết này. Thông thường, các quốc gia trên thế giới quy định thời gian nghỉ lễ tết bao gồm những ngày kỷ niệm trọng đại của đất nước (ngày thành lập nước, ngày cách mạng thành công, ngày giải phóng…), ngày kỷ niệm trọng đại của quốc tế (ngày quốc tế lao động 1/5, ngày quốc tế phụ nữ 8/3…), ngày tết cổ truyền của dân tộc (Tết âm lịch, Tet trung thu…), ngày lễ tôn giáo truyền thống (ngày Phật đản, Lễ Thiên chúa giáng sinh Noel, Lễ các Thánh, Lễ Phục sinh, Lễ Thanh minh, Lễ Đoan ngọ…

Nước ta, ngày nghỉ lễ, tết được coi là thời gian nghỉ ngơi quan trọng trong năm. Điều 115 quy định tổng thời gian nghỉ lễ, tết trong năm hiện nay là 10 ngày, được hưởng nguyên lương. Theo đó nếu chúng ta so sánh giữa  BLLĐ năm 2012 với BLLĐ 2019 thì tăng 01 ngày, cụ thể là tăng số ngày nghỉ tết cổ truyền từ 04 ngày lên 05 ngày. Quy định này không chỉ thể hiện sự phù hợp với thông lệ các nước trên thế giới (Trung Quốc: 11 ngày, Philippin: 10 ngày, Indonesia: 14 ngày, Pháp: 10 ngày, Cộng hòa Liên bang Đức: 10-13 ngày tùy theo từng bang nhưng phổ biến nhất 10 ngày), mà còn phù họp với những sự kiện trọng đại và phong tục cổ truyền, văn hóa, tín ngưỡng của dân tộc Việt Nam. Điều đáng kể là, do thời gian nghỉ tết âm lịch tương đối dài, nên để phù hợp với kế hoạch, tiến độ công việc trong đơn vị, người sử dụng lao động được quyền lựa chọn 1 ngày cuối năm và 4 ngày đầu năm âm lịch hoặc 2 ngày cuối năm và 3 ngày đầu năm âm lịch. Kết quả lựa chọn này phải được người sử dụng lao động thông báo cho người lao động trước khi thực hiện ít nhất 30 ngày

Trường hợp đối với lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam, thì ngoài những ngày nghỉ lễ theo quy định tại khoản 1 của bộ luật lao dộng 2019 còn được nghỉ thêm 1 ngày tết cổ truyền và 1 ngày quốc khánh của nước họ. Điều đó thể hiện pháp luật lao động Việt Nam luôn tôn trọng phong tục, tập quán và ngày lễ trọng đại của nước ngoài, đồng thời tôn trọng quyền được nghỉ và hưởng thụ những giá trị tinh thần trong những dịp lễ, tết trọng đại nhất của người lao động nước ngoài khi làm việc ở Việt Nam.

Không những vậy ta thấy pháp luật cũng như luật của Liên bang Nga, Trung Quốc,… khoản 3 Điều 115 quy định nếu những ngày nghỉ lễ, tết trùng vào ngày nghỉ hằng tuần, thì người lao động được nghỉ bù vào ngày kế tiếp. Vì, hai loại thời gian nghỉ lễ tết và nghỉ hằng tuần có ý nghĩa khác nhau, nên pháp luật quy định thời gian nghỉ bù là hợp lý. Tuy nhiên, do những kỳ nghỉ lễ, tết quy định cứng lại có kỳ nghỉ dài ngày (Tết âm lịch, hoặc 2 ngày nghỉ lễ liền kề 30/4 và 1/5) thực tế có ảnh hưởng rất lớn đến tình hình sản xuất, kinh doanh của đơn vị sử dụng lao động, đến an toàn giao thông, trật tự công cộng, vì thế các đơn vị sử dụng lao động phải chủ động và linh hoạt trong việc quy định lịch nghỉ hằng năm với lịch nghỉ lễ, tết cho phù hợp với đơn vị và thực tế cả nước.