Mẫu hợp đồng bảo mật thông tin mới nhất
Trong kinh doanh thương mại các bên được giao kết thỏa thuận hoặc hợp đồng bảo mật thông tin là một phần nghĩa vụ cần triển khai theo hợp đồng hoặc nội dung công việc triển khai. Những quy định pháp luật cần biết khi soạn thảo hợp đồng bảo mật thông tin năm 2021.
Giá trị pháp lý của hợp đồng bảo mật thông tin
Luật thương mại 2005 hay Bộ luật dân sự 2015 không quy định về hợp đông bảo mật thông tin. Theo luật sư Trí Nam thì thỏa thuận bảo mật thông tin có thể thể hiện theo hình thức sau:
– Thể hiện dưới dạng một hợp đồng nguyên tắc làm cơ sở triển khai toàn bộ các hợp đồng sau này, công việc sau này.
– Thể hiện dưới dạng một hợp đồng riêng biệt/ Một thỏa thuận riêng biệt điều chỉnh rõ cho loại thông tin cần bảo mật mà thông tin này các bên đã chuyển giao cho nhau khi thực hiện hợp đồng, công việc cụ thể.
– Thể hiện dưới dạng điều khoản hoặc phục lục hợp đồng điều chỉnh hợp đồng chính.
Luật công chứng 2014 không quy định tài liệu này thuộc trường hợp phải công chứng, chứng thực nên hiệu lực của hợp đồng bảo mật thông tin sẽ phát sinh theo nội dung các bên ghi nhận trong hợp đồng.
Tham khảo thêm: Quy trình cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
Nội dung hợp đồng bảo mật thông tin
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
HỢP ĐỒNG/ THỎA THUẬN BẢO MẬT THÔNG TIN
(Vv: Bảo mật thông tin ………………)
– Căn cứ quy định tại Bộ luật dân sự, Luật Thương Mại.
– Theo sự thỏa thuận của các bên.
Hôm nay, ngày … tháng … năm 2020, tại Văn phòng công ty
Chúng tôi gồm:
Bên A: Cá nhân/ Pháp nhân
Bên B: Cá nhân/ Pháp nhân
Điều 1 : QUI ĐỊNH CHUNG
1.1. Bản thỏa thuận này có giá trị ràng buộc bắt buộc đối với cả hai bên, được xem và hiểu như là một bộ phận không thể tách rời với các hợp đồng, phụ lục hoặc thỏa thuận khác … mà hai bên sẽ ký kết với nhau trong quá trình triển khai Dự án/ Hợp đồng dịch vụ/… sau này.
1.2. Bí mật kinh doanh và tài sản sở hữu trí tuệ : được hiểu là các thông tin, tài liệu, ý tưởng kinh doanh … thể hiện hoặc lưu trữ dưới các dạng như : văn bản, file máy tính, thư điện tử, hình ảnh, mã code phần mềm tin học… mà mỗi bên có được và thuộc quyền sở hữu hợp pháp của mình.
Bí mật kinh doanh và tài sản sở hữu trí tuệ còn được hiểu và thực hiện theo qui định hiện hành của pháp luật Việt Nam và thông lệ Quốc tế ( trong trường hợp pháp luật Việt Nam chưa có qui định).
1.3. Thông tin bảo mật : là những thông tin thuộc Bí mật kinh doanh và tài sản sở hữu trí tuệ nêu tại Điều 1.2 mà hai bên biết hoặc tiếp cận được trong quá trình thực hiện Dự án. Hai bên có trách nhiệm và cam kết bảo mật, không cung cấp cho bên thứ ba hoặc sử dụng thông tin bảo mật vì bất kỳ lý do gì – nếu không có sự đồng ý bằng văn bản của bên còn lại.
1.4. Người được phép nắm giữ thông tin bảo mật: là những người có tên trong Danh sách những người liên quan tham gia trực tiếp, gián tiếp vào việc thực hiện Dự án theo Phụ lục A đính kèm Bản thỏa thuận này.
Tuy vậy, hai bên thống nhất rằng thỏa thuận này còn được áp dụng cho tất cả các nhân viên của cả hai bên, không phải là “Người được phép nắm giữ thông tin bảo mật”, nhưng vì lý do nào đó có thể biết hoặc tiếp cận được “Thông tin bảo mật”.
Điều 2 : NỘI DUNG THỰC HIỆN BẢO MẬT THÔNG TIN
Trong quá trình thực hiện Dự án, hai bên cùng cam kết thực hiện nghiêm túc những nội dung sau đây :
2.1. Không được phép sao chép, cung cấp một phần hay toàn bộ thông tin bảo mật cho bất kỳ bên thứ ba nào biết khi chưa có sự chấp thuận bằng văn bản của bên có quyền sở hữu đối với thông tin bảo mật.
2.2. Không được sử dụng thông tin bảo mật mà các bên đã cung cấp cho nhau phục vụ cho các mục đích khác ngoài nội dung dự án hai bên thực hiện.
2.3. Cung cấp Danh sách những người liên quan được phép nắm giữ thông tin bảo mật, tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc thực hiện dự án. Đồng thời, cam kết bảo đảm những người này sẽ không tiết lộ thông tin bảo mật cho bất kỳ bên thứ ba nào khác, trừ khi có yêu cầu của cơ quan chức năng hoặc được sự chấp thuận bằng văn bản của cả hai bên.
2.4. Cam kết không vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của nhau trong quá trình thực hiện dự án theo qui định của pháp luật.
Điều 3 : HIỆU LỰC VÀ CAM KẾT CHUNG
3.1. Hai bên cam kết hiểu rõ và thực hiện đúng các nội dung tại Bản thoả thuận này. Mọi sự thay đổi, bổ sung chỉ có giá trị khi được cả hai bên đồng ý bằng văn bản.
3.2. Trong quá trình thực hiện, bên nào vi phạm sẽ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại cho bên kia theo quy định của pháp luật, đồng thời cam kết phải trả thêm cho bên kia một khoản tiền phạt vi phạm tương đương 200 triệu đồng.
3.3. Trường hợp phát sinh tranh chấp, hai bên chủ động giải quyết bằng thương lượng và hòa giải trên tinh thần hợp tác và tôn trọng lẫn nhau. Nếu hai bên không thể giải quyết được sẽ chuyển vụ việc đến toà án giải quyết theo quy định của pháp luật. Bên thua kiện sẽ phải chịu toàn bộ các chi phí liên quan đến vụ kiện, để cả chi phí thuê luật sư – cho bên thắng kiện.
3.4. Bản thỏa thuận này có hiệu lực kể từ ngày ký. Trong trường hợp hai bên không đạt được sự thỏa thuận về việc hợp tác kinh doanh, thì thỏa thuận này vẫn có hiệu lực ràng buộc trong vòng 3 năm tiếp theo, kể từ ngày hai bên chính thức ký văn bản xác nhận hủy bỏ việc hợp tác kinh doanh.
3.5. Bản thoả thuận này được lập thành 02 (hai) bản có giá trị pháp lý như nhau. Mỗi bên giữ 01 (một) bản.
Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo để người soạn thảo nắm được các nội dung có thể thỏa thuận, thể hiện. Quý vị lưu ý hợp đồng bảo mật thông tin chỉ có giá trị khi có chế tài áp dụng cho bên vi phạm. Nếu chỉ cam kết nghĩa vụ đơn thuần về ý chí, uy tín thì rất dễ xảy ra hành vi vi phạm mặc dù các bên đã ký hợp đồng.