Mẫu giấy biên nhận tiền đặt cọc

Mẫu giấy biên nhận tiền đặt cọc

Mẫu giấy biên nhận tiền đặt cọc là biểu mẫu được phát hành nhằm thể hiện việc giao nhận tiền theo hợp đồng đặt cọc các bên đã ký kết, cũng là một phần căn cứ xác định thời điểm có hiệu lực của hợp đồng đặt cọc. Để đảm bảo quyền lợi của mình, các bên khi giao nhận tiền cọc cần lập giấy biên nhận và gồm những nội dung như: Thông tin về bên đặt cọc, bên nhận đặt cọc, số tiền đặt cọc, thời điểm giao nhận….

1. Tư vấn quy định về giao nhận tiền đặt cọc

Trong mỗi giao dịch bạn tham gia thì việc đặt cọc được thể hiện với nội dung khác nhau, ví dụ: Nội dung đặt cọc mua bán, nhận chuyển nhượng đất đai sẽ khác với việc đặt cọc mua bán, sản xuất hàng hóa… Do vậy, nếu bạn có thắc mắc hoặc chưa rõ quy định về việc giao nhận tiền đặt cọc hãy tìm hiểu kỹ trước khi tiến hành giao nhận tiền đặt cọc.

Trong trường hợp bạn không có thời gian tìm hiểu và muốn đảm bảo tối đa quyền lợi của mình khi giao nhận tiền cọc, hoặc cần hỗ trợ khác liên quan đến giao dịch hiện tại, hãy liên hệ với chúng tôi, Luật Minh Gia sẵn sàng trợ giúp cho bạn.

Ngoài ra bạn có thể tham khảo mẫu chúng tôi cung cấp dưới đây, đối chiếu trường hợp của mình để lập giấy giao nhận cho phù hợp.

2. Mẫu Giấy biên nhận giao nhận tiền đặt cọc

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

——————-

GIẤY BIÊN NHẬN TIỀN ĐẶT CỌC

Tên tôi là: …………………………………………………………………………………………………….

Số chứng minh thư: …………………….Ngày cấp:………………………..Nơi cấp: ……………

Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………………………

Có Bán cho

Ông (Bà): ………………………………………………………………………………………………………

Số chứng minh thư: …………………….Ngày cấp:………………………..Nơi cấp: …………….

Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………………….

Tài sản bán là: ………………………………………………………………………………………………..

Số lượng:………………………………………….(Bằng chữ: ………………………………….)

Giá bán: …………………………………………..(Bằng chữ: …………………………………..)

Tổng giá trị thanh toán: ………………………………………………………………………………

(Bằng chữ: ………………………………..)

Ông (Bà): ……………………….đã đặt cọc:……………………..(Bằng chữ:……………….)

cho Ông (Bà): ……………………………………để mua ……………………………………….

Ông (Bà): ………….có trách nhiệm hoàn tất mọi thủ tục chuyển nhượng cho Ông (Bà) …………..số tài sản nêu trên chậm nhất vào ngày …………….

Ông (Bà) ………có trách nhiệm thanh toán số tiền còn lại là: ………..(Bằng chữ: ………….) cho Ông (Bà) …….. chậm nhất vào ……………………………..

Trong trường hợp Ông (Bà) ……………không làm thủ tục chuyển nhượng tài sản như đã thoả thuận sẽ phải hoàn trả lại số tiền đặt cọc trên và chịu trách nhiệm bồi thường cho Ông (Bà)……………….số tiền tương đương với số tiền đặt cọc.

Trong trường hợp Ông (Bà)………………….. không mua tài sản trên hoặc không thanh toán số tiền còn lại theo đúng thời gian quy định sẽ bị mất số tiền đặt cọc.

Bên bán đảm bảo số tài sản trên là hợp pháp, không có tranh chấp, mọi quyền lợi và nghĩa vụ phát sinh từ …………………………………..thuộc về người mua.

Giấy biên nhận được lập thành 02 (hai) bản có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ 01 (một) bản. Hai bên cam kết mua và bán theo đúng thoả thuận đã nêu trên. Nếu bên nào vi phạm sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Địa danh, ngày ……………tháng ………………năm  ………………..

BÊN MUA

 

 

NGUYỄN VĂN A

BÊN BÁN

 

 

NGUYỄN VĂN B

3. tham khảo tình huống tư vấn trực tuyến về vấn đề đặt cọc

Tư vấn về việc đặt cọc mua đất

Câu hỏi:

Chào luật sư, Tôi bán  miếng  đất 780triệu.diện  tích 5x20m. Trong sổ  99m. Bên mua đật  cọc 50triệu (giấy  đặt  cọc  ghi bán  theo sổ  99m). Tối đã  đi trích  lục  đo đạc  và ghi theo sổ  diện tích  5×20.m. đến  ngày  công chứng bên mua bảo  diện tích thực tế  không đủ  5×20.m và  yêu cầu  chỉnh  (đo thực  tế  là 4,98x20m) chỉ  thiếu  2phân.  Vì  thế  bên mua yêu cầu  chỉnh  sổ  sau đó  mới  công chứng có  phù  hợp  không. Tối thì  thấy  hợp  đông đặt  cọc  là  99m trên thực  tế  đo đủ  rồi. Vậy  Tôi  có  thể  yêu cầu  bên mua hợp  đồng  đặt  cọc  hết  hiệu  lực  và  bên mua mất  cọc  có  được  không.

Trả lời:

Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi tư vấn như sau:

Điều 328 Bộ luật dân sự 2015 quy định:

“Điều 328. Đặt cọc

1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

2. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”

Theo quy định trên thì bên nào vi phạm đặt cọc thì sẽ có nghĩa vụ tương ứng