Mẫu đơn xin việc khu chế xuất được cập nhật mới nhất
Phạm Hiên Thứ hai, 24/05/2021
Bạn đã tốt nghiệp, lấy bằng và ra trường? Bạn mong muốn tìm kiếm cơ hội việc làm tại các khu sản xuất hay chế biến? Làm thế nào được gọi phỏng vấn và xin việc thành công khi tỷ lệ cạnh tranh hiện nay vô cùng khốc liệt? Với các mẫu đơn xin việc khu chế xuất dưới đây sẽ giúp các bạn gia tăng tỷ lệ xin việc thành công.
1. Tại sao nên tìm hiểu về mẫu đơn xin việc khu chế xuất
Ngày nay, các phương tiện đại chúng đều đưa tin về sự phát triển lĩnh vực xuất nhập khẩu của nước ta nói riêng trên toàn thế giới. Ngay trong đại dịch COVID, khi nhiều nước bị ứ đọng và trì trệ xuất khẩu hàng hóa thì Việt Nam ta vẫn làm được và thực hiện xuất khẩu hàng hóa cho một số quốc gia khác.
Tại sao nên tìm hiểu về mẫu đơn xin việc khu chế xuất
Ngoài việc thương mại hóa phát triển thì còn một lý do khác khiến các khu chế xuất mọc lên như nấm đó là khả năng tạo công ăn việc làm. Khu chế xuất bao gồm các hoạt động sản xuất, chế biến, là nơi cần rất nhiều lao động vì sản lượng của mỗi sản phẩm đều rất nhiều.
Mặc dù thiếu hụt nguồn lao động khu chế xuất tuy nhiên không phải ứng tuyển thì sẽ xin việc được thành công. Vấn đề nằm ở chỗ thiếu hụt nguồn lao động chất lượng cao theo yêu cầu. Các nhà sản xuất đều đồng ý rằng thà ít lao động nhưng làm việc chất lượng còn hơn nhiều lao động mà làm việc cẩu thả. Các sản phẩm để được xuất khẩu sang các nước cần đạt tiêu chuẩn khá khắt khe. Do đó nếu khâu sản xuất và chế biến không tốt sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển lĩnh vực xuất nhập khẩu.
Để có thể ứng tuyển thành công vào các khu chế xuất, đồng thời cạnh tranh với hàng ngàn ứng viên mỗi ngày, bạn sẽ cần đến công cụ hỗ trợ đắc lực chính là lá đơn xin việc khu chế xuất. Vậy có mẫu đơn xin việc khu chế xuất chuyên nghiệp nào để tham khảo hay không?
Xem thêm: Việc làm công nghệ cao
2. Tham khảo mẫu đơn xin việc khu chế xuất
2.1. Hình thức của lá đơn xin việc
Tham khảo mẫu đơn xin việc khu chế xuất
Đơn xin việc các lĩnh vực nói chung và khu chế xuất nói riêng đều có hình thức và các đầu mục tương đối giống nhau và cũng được chia làm ba phần: phần đầu lá đơn, phần thân và phần kết của lá đơn. Phần đầu của lá đơn bao gồm các thông tin cơ bản của cá nhân và tổ chức, phần thân nêu một số nội dung chính và phần kết là lời cảm ơn quý công ty.
Trình bày lá đơn xin việc khu chế xuất một cách khoa học, rõ ràng, đúng chính tả. Câu văn rõ nghĩa, rành mạch, tránh lan man. Phần đầu lá đơn nêu thông tin cá nhân cơ bản để nhà tuyển dụng cơ bản biết ai đang gửi đơn cho mình. Thông tin bao gồm họ tên, tuổi tác, địa chỉ nơi ở hiện tại, cách liên lạc và lý do ứng tuyển vị trí nhân viên khu chế xuất. Đừng quên mục Kính gửi luôn có trong tất cả các lá đơn hành chính nói chung nhé.
Phần kết của lá đơn lời cam đoan để nhà tuyển dụng thấy được quyết tâm của bạn cùng với lời cảm ơn thể hiện sự tôn trọng với nhà tuyển dụng. Bạn có thể nêu như sau: “Tôi rất hy vọng nhận được câu trả lời sớm từ công ty. Tôi cam kết sẽ cống hiến hết sức mình trong việc phát triển công ty”.
Đơn xin việc khu chế xuất có hình thức giống với các mẫu khác
Nội dung hai phần mở và kết đơn nên viết ngắn gọn nhưng vẫn đủ thông tin. Về hình thức lá đơn và hai phần đầu, kết tương đối giống với các lá đơn khác. Chúng ta sẽ xem xét sự khác nhau về nội dung của việc làm khu chế xuất với các việc làm khác.
2.2. Lưu ý phần nội dung chính của lá đơn
Đầu tiên cần xác định các ý sẽ viết trong phần nội dung, cơ bản sẽ gồm các đầu mục sau: trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc, kỹ năng phù hợp với công việc và có thể có phần sở thích.
Về phần trình độ học vấn, ứng viên cần nêu lên khoa ngành, trường đại học và điểm tốt nghiệp của ứng viên. Ứng viên có thể ghi là “Tôi đã tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý sản xuất trường Đại học Bách Khoa Hà Nội với số điểm CPA là 3.2/4”.
Nếu ứng viên đã tham gia vào một số dự án hỗ trợ thầy cô/anh chị khóa trên thì có thể ghi vào. Nếu bạn tham gia nhiều dự án thì hãy chọn dự án chính mà bạn hoạt động nhiều nhất và tích lũy nhiều kinh nghiệm nhất.
Sau khi giới thiệu sơ qua về trình độ học vấn, ứng viên sẽ nêu về kinh nghiệm làm việc của bản thân. Mục này nên nêu kỹ để nhà tuyển dụng hiểu hơn về các công việc liên quan đến sản xuất và chế biến bạn đã làm. Bạn cần nêu đầy đủ tên công ty, vị trí bạn làm việc và mô tả các công việc cũng như thành tựu bạn đạt được. Từ đó nhà tuyển dụng sẽ hiểu hơn về bạn, biết được cách bạn làm việc, học hỏi được những gì trong quá trình làm việc và có khả năng thăng tiến hay không.
Lưu ý phần nội dung chính của lá đơn
Ứng viên có thể ghi như sau:
Tôi đã thực tập tại công ty Sản xuất gạch ốp lát Hưng Hà với vị trí Kỹ sư sản xuất trong thời gian 6 tháng. Công việc cụ thể của tôi bao gồm nghiên cứu sản phẩm mới, giám sát và kiểm tra sản phẩm, phối hợp các bên liên quan, làm việc với cấp trên để đề xuất và tìm ra phương án sản xuất tối ưu hơn.
Sau thời gian làm việc, tôi đã thành thạo hơn trong việc sử dụng các phần mềm hỗ trợ sản xuất, biết cách vận dụng lý thuyết vào thực tế, hiểu cách vận hành, quy trình kiểm tra sản phẩm. Ngoài ra tôi cũng dành thời gian ứng dụng thành thạo hơn phần mềm AutoCad trong quá trình làm việc.
Tiếp theo, bạn sẽ nêu những kỹ năng của bản thân phù hợp với công việc. Yêu cầu kỹ năng đối với từng vị trí trong khu chế xuất khác nhau cũng khác nhau. Ví dụ bạn làm bên kỹ thuật sản xuất yêu cầu sẽ khác với bên chế biến sản phẩm. Không nên nêu các kỹ năng không liên quan đến công việc vào lá đơn xin việc của mình. Thay vào đó hãy dựa vào mô tả công việc để xác định các yêu cầu cần thiết cho vị trí bạn muốn ứng tuyển.
Việc làm ở khu chế xuất vô cùng đa dạng
Việc làm ở khu chế xuất vô cùng đa dạng, từ thủ kho đến nhân viên chế biến, từ kỹ sư sản xuất cho đến nhân viên đóng gói. Mỗi việc làm đều yêu cầu những kỹ năng khác nhau. Ví dụ bạn đang ứng tuyển vị trí kỹ sư sản xuất, bạn có thể viết như sau:
“Tôi có khả năng sử dụng thành thạo phần mềm Autocad đồng thời giao tiếp tiếng Anh, đọc hiểu tiếng anh tốt. Tôi tự tin mình là một người có trách nhiệm trong công việc, có khả năng làm việc độc lập hay làm việc nhóm. Ngoài ra, tôi cũng có thể chịu được áp lực công việc cao, có khả năng đáp ứng được công việc”.
3. Lưu ý khi viết đơn xin việc khu chế xuất
Trước khi viết lá đơn xin việc khu chế xuất, ứng viên cần xác định được mình phải làm những gì. Tìm hiểu kỹ về vị trí, khai thác các yêu cầu công việc, mô tả công việc để có lá đơn xin việc tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng nhất. Điều này thể hiện rằng bạn đã tìm hiểu và nghiên cứu công việc rất kỹ càng, chứng minh bạn là một người cẩn thận.
Một lưu ý khác là bạn nên đọc lại hoặc viết dàn ý cho lá đơn của mình trước khi bắt tay vào viết thật. Việc này sẽ giúp bạn hệ thống những gì nên viết, tránh thiếu cái này sót cái kia. Rà soát cũng là một bước để kiểm tra lại chính tả, câu văn của bản thân.
Lưu ý khi viết đơn xin việc khu chế xuất
Dựa vào mẫu đơn xin việc khu chế xuất trên đây, bạn hoàn toàn có thể tự tạo cho mình một lá đơn chuyên nghiệp và lịch sử. Các bạn có thể tìm kiếm thêm các mẫu đơn xin việc khu chế xuất tại vieclam24h.net.vn nhé.
Mẫu CV xin việc trái ngành-Giải pháp cho người không theo nghề
Tham khảo mẫu CV xin việc trái ngành và tạo ngay bản CV xin việc trái ngành trong bài viết dưới đây
Mẫu CV xin việc trái ngành