Mẫu đơn xin chuyển công tác dùng cho mọi ngành nghề đúng chuẩn năm 2023
Đơn xin chuyển công tác
là loại mẫu đơn cần thiết, được sử dụng khi cá nhân có nhu cầu luân chuyển công tác. Đơn tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân thực hiện những thủ tục liên quan đến việc chuyển công tác được diễn ra dễ dàng hơn. Trong bài viết dưới đây, Muaban.net sẽ
cung cấp những mẫu đơn xin chuyển công tác đúng chuẩn 2023 để quý bạn đọc có tham khảo và áp dụng.
1. Đơn xin chuyển công tác là gì?
Theo một cách đơn giản, các bạn có thể hiểu đơn xin chuyển công tác là loại đơn dành cho những người đang có ý định và mong muốn được chuyển nơi làm việc, công tác. Đơn xin chuyển công tác thường được sử dụng ở các cơ quan Nhà nước, những doanh nghiệp quy mô lớn, đơn vị sự nghiệp công lập,…
Đối tượng sử dụng loại đơn này chủ yếu là công chức, viên chức, người lao động trong các ngành như giáo viên, công an, bộ đội,…
2. Ý nghĩa của đơn xin chuyển công tác
Đơn xin chuyển công tác mang một số ý nghĩa như sau:
- Nhân viên công ty có nguyện vọng chuyển đến bộ phận khác trong công ty phù hợp hơn với năng lực của bản thân và có thể phát triển bản thân với vị trí công việc đó.
- Người lao động có nhu cầu chuyển đến làm việc tại chi nhánh gần với gia đình của họ.
- Giáo viên muốn chuyển công tác đến một địa điểm trường học khác trong huyện.
- Công an, bộ đội mong muốn chuyển nơi làm việc đến một đơn vị khác trong tỉnh.
Nhờ có đơn xin chuyển công tác, những người có thẩm quyền sẽ xem xét và đưa ra quyết định có nên phê duyệt lời đề nghị này hay không.
>>> Tham khảo thêm: Hướng dẫn cách viết đơn xin miễn giảm học phí mới nhất hiện nay
3. Cách viết đơn xin chuyển công tác
Để có một đơn xin chuyển công tác chuẩn chỉnh, các bạn cần đảm bảo đầy đủ những phần dưới đây, gồm phần mở đầu, phần nội dung và phần kết.
Phần mở đầu đơn xin chuyển công tác
Ở phần mở đầu, mẫu đơn này không thể thiếu:
- Quốc hiệu, tiêu ngữ
- Tiêu đề
- Kính gửi
Phần nội dung đơn xin chuyển công tác
Tại phần nội dung, bạn phải ghi rõ thông tin chi tiết của người làm đơn gồm: họ và tên, chức vụ, nơi công tác, thâm niên làm việc,… Sau đó, trình bày rõ ràng và có tính thuyết phục về lý do xin chuyển công tác của mình để tăng khả năng đơn xin của bạn được xét duyệt nhanh chóng.
Đồng thời, cần xác định nơi xin chuyển công tác là ở đâu, ghi rõ địa điểm làm việc mà bạn có nguyện vọng chuyển đến. Nếu xin chuyển sang bộ phận hay vị trí công tác khác thì bạn phải nêu rõ bộ phận, vị trí mà bạn đang hướng đến.
Phần kết đơn xin chuyển công tác
Các bạn nên cam kết hoặc hứa hẹn sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ. Lưu ý khi kết thúc đơn xin chuyển công tác cần phải có lời cảm ơn.
4. Hồ sơ xin chuyển công tác bao gồm những giấy tờ gì?
Mỗi cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị khác nhau sẽ có các yêu cầu khác nhau về hồ sơ xin chuyển công tác, thông thường bao gồm:
- Đơn xin chuyển công tác nhận được sự đồng ý từ người quản lý hoặc thủ trưởng đơn vị;
- Văn bản đồng ý tiếp nhận từ nơi chuyển đến;
- Sơ yếu lý lịch có dán ảnh và xác nhận (trong đó, xác nhận của địa phương nếu là người lao động trong các doanh nghiệp; xác nhận của trưởng cơ quan, đơn vị nếu là công chức, viên chức, công an, giáo viên, bộ đội,…)
- Bản sao các chứng chỉ, văn bằng;
- Bản sao hộ khẩu.
Lưu ý công chức, viên chức, giáo viên, công an và bộ đội cần bổ sung:
- Bản sao quyết định bổ nhiệm vào ngạch;
- Bản sao quyết định hệ số lương, nâng lương,…
5. Một số lý do chuyển công tác thường thấy
Có nhiều nguyên nhân mà người lao động trong quá trình công tác mong muốn xin chuyển công tác đến một đơn vị mới hoặc là một bộ phận khác trong công ty. Trong đó, những lý do xin chuyển công tác thường thấy đó là:
- Nhân viên công ty có nhu cầu chuyển đến làm việc ở bộ phận khác phù hợp với năng lực bản thân, sở thích và có thể phát huy được điểm mạnh hay hiệu quả cho vị trí mới thì việc viết đơn xin chuyển công tác được xem là hợp lý.
- Khi người lao động có nguyện vọng chuyển đến làm việc tại chi nhánh ở các khu vực khác nhau (đối với các công ty, đơn vị có nhiều phòng ban, chi nhánh đại diện). Điều này giúp cho người lao động thuận lợi về mặt khoảng cách địa lý và phù hợp với cuộc sống của từng cá nhân.
>>> Tham khảo thêm: Cách Viết Đơn Xin Tăng Lương Và Lưu Ý Quan Trọng Cần Biết
Dưới đây là một số mẫu đơn xin chuyển công tác thông dụng hiện nay, mời bạn đọc tham khảo và áp dụng.
6.1 Mẫu đơn xin chuyển công tác của giáo viên
Đơn xin chuyển công tác thường được giáo viên đang công tác tại trường sử dụng khi muốn chuyển công tác từ địa điểm này sang địa điểm khác hoặc chuyển công tác sang một đơn vị khác phù hợp với công việc và cuộc sống.
6.2 Mẫu đơn xin chuyển công tác trong quân đội
Đơn xin chuyển công tác trong quân đội là loại đơn được người đang công tác trong quân đội viết khi có nguyện vọng chuyển đến công tác tại một bộ phận khác hoặc chuyển sang công tác tại đơn vị mới.
6.3 Đơn xin chuyển công tác về gần nhà
Đơn xin chuyển công tác về gần nhà là loại đơn thường được người lao động, cán bộ, viên chức,… sử dụng khi có mong muốn chuyển công tác tại đơn vị mình đang công tác về gần nhà nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công việc và đời sống.
Đơn xin chuyển công tác về gần nhà (1)
6.4 Mẫu đơn xin chuyển công tác của công chức
Khi đang công tác trong các bộ, ban ngành Nhà nước mà bạn tìm được một vị trí công việc phù hợp cùng ngành, bạn hoàn toàn có thể viết đơn để xin lãnh đạo ngành xem xét cho ý định xin chuyển công tác của mình.
6.5 Mẫu đơn xin chuyển công tác trong công an
Đơn xin chuyển công tác trong ngành công an dành cho cán bộ, đồng chí công an đang công tác tại một đơn vị và có nguyện vọng chuyển sang một đơn vị khác phù hợp hơn để làm việc.
7. Một số lưu ý khi viết đơn xin chuyển công tác
Để đơn xin chuyển công tác đúng chuẩn và tránh mọi lỗi thường gặp cũng như những thiếu sót cơ bản, các bạn cần chú tâm đến những điều dưới đây:
7.1 Đảm bảo bố cục chuẩn chỉnh, đúng thể thức văn bản
Đơn xin chuyển công tác cần đúng với quy định của một văn bản hành chính, cụ thể:
- Phần mở đầu có quốc hiệu, tiêu ngữ, tiêu đề và kính gửi cơ quan các cấp có thẩm quyền.
- Phần thân của đơn được chia làm hai mục chính, đó là:
- Mục thứ nhất: Cung cấp thông tin cơ bản của người lao động: họ và tên, giới tính, quê quán, chức danh công việc,…
- Mục thứ hai: Lý do xin chuyển đơn vị công tác, đồng thời nêu rõ đơn vị chuyển đến và các hồ sơ kèm theo đơn xin chuyển vị trí công việc.
- Phần cuối đơn, bạn cần cam kết hoàn thành nhiệm vụ được giao ở đơn vị hiện tại và sẽ tuân thủ quy định của đơn vị mới. Lưu ý cần có lời cảm ơn trước khi ký tên.
Hiện nay, thể thức văn bản hành chính được quy định bởi Nghị định 30/2020/NĐ-CP về công tác văn thư. Ngoài ra, còn có Nghị quyết 351/2017/UBTVQH14 quy định về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước cũng có liên quan tới thể thức văn bản, bạn có thể tham khảo để đảm bảo đơn xin chuyển công tác của mình đúng với thể thức văn bản quy định.
7.2 Trình bày rõ lý do xin chuyển công tác
Lý do nên được sử dụng trong đơn xin điều chuyển công tác:
- Lý do khách quan chẳng hạn như vấn đề khoảng cách địa lý, di chuyển khó khăn.
- Lý do có liên quan đến đơn vị chuyển đến.
- Trường hợp có lý do cá nhân, bạn hãy trình bày rõ ràng hoàn cảnh để nhận được sự thông cảm từ người, đơn vị duyệt đơn.
Lý do không nên sử dụng trong đơn xin điều chuyển công tác:
- Có thái độ phàn nàn về vị trí làm việc hiện tại (đồng nghiệp, công việc, cấp trên,…)
- So sánh chế độ phúc lợi, đãi ngộ của đơn vị cũ với nơi làm việc mới.
7.3 Đính kèm đầy đủ các giấy tờ cần thiết
Hồ sơ xin chuyển công tác cần đảm bảo những loại đính kèm như sau, gồm:
- Sơ yếu lý lịch
- Văn bản đồng ý tiếp nhận của đơn vị sẽ chuyển đến
- Bản sao các quyết định bổ nhiệm, hợp đồng lao động
- Bản sao bằng cấp, chứng chỉ có liên quan
- Giấy tờ tùy thân: Sổ hộ khẩu và căn cước công dân.
8. Tổng kết