Mẫu báo cáo về phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2022? Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa mới nhất?


Cho hỏi mẫu báo cáo về phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa năm như thế nào? Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa mới nhất? Câu hỏi của anh Khánh đến từ Đà Nẵng.

Mẫu báo cáo về phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2022?

Căn cứ theo Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 19/2022/TT-BKHĐT, báo cáo về doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm 06 biểu mẫu sau:

– Biểu mẫu số 05.N.QLĐKKD. Tỷ trọng DNNVV trong tổng số doanh ghiệp đang hoạt động;

– Biểu mẫu số 6a.N.PTDN. Tổng hợp số cơ quan, tổ chức hỗ trợ DNNVV;

– Biểu mẫu số 6b.N.PTDN. Số cơ quan, tổ chức, cá nhân hỗ trợ DNNVV;

– Biểu mẫu số 7a.N.PTDN. Tổng hợp số chương trình và tổng kinh phí hỗ trợ DNNVV;

– Biểu mẫu số 7b.N.PTDN. số chương trình và tổng kinh phí hỗ trợ DNNVV;

– Biểu mẫu số 8.N.TCTK. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo của DNNVV.

* Biểu mẫu báo cáo về phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2023 như sau:

– Biểu mẫu số 05.N.QLĐKKD. Tỷ trọng DNNVV trong tổng số doanh ghiệp đang hoạt động:

Tiêu chí được sử dụng để xác định DN siêu nhỏ, DN nhỏ, DN vừa là số lao động sử dụng có tham gia BHXH bình quân năm và Tổng nguồn vốn.

– Biểu mẫu số 6a.N.PTDN. Tổng hợp số cơ quan, tổ chức hỗ trợ DNNVV:

– Biểu mẫu số 6b.N.PTDN. Số cơ quan, tổ chức, cá nhân hỗ trợ DNNVV:

– Biểu mẫu số 7a.N.PTDN. Tổng hợp số chương trình và tổng kinh phí hỗ trợ DNNVV:

– Biểu mẫu số 7b.N.PTDN. số chương trình và tổng kinh phí hỗ trợ DNNVV:

6. Biểu mẫu số 8.N.TCTK. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo của DNNVV:

Xem danh mục biểu mẫu chế độ báo cáo thống kê ngành kế hoạch, đầu tư và thống kê ban hành kèm theo Thông tư được đăng tải: Tại đây

Mẫu báo cáo về phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2023? Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa mới nhất?

Mẫu báo cáo về phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2023? Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa mới nhất? (Hình từ Internet)

Hướng dẫn cách ghi báo cáo về phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2023?

Căn cứ theo phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư 19/2022/TT-BKHĐT, cách ghi báo cáo về phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa như sau:

* Biểu mẫu số 05.N.QLĐKKD. Tỷ trọng DNNVV trong tổng số doanh ghiệp đang hoạt động:

– Cột 1: Tổng số doanh nghiệp đang hoạt động;

– Cột 2: Tổng số DNNVV;

– Cột 4, 6 và 8: Số lượng DNNVV kỳ báo cáo theo quy mô doanh nghiệp (Doanh nghiệp vừa, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp siêu nhỏ);

– Cột 3: Tỷ trọng của DNNVV so với Tổng số doanh nghiệp đang hoạt động;

– Cột 5, 7 và 9: Tỷ trọng của DNNVV theo quy mô doanh nghiệp so với Tổng số doanh nghiệp đang hoạt động.

* Biểu mẫu số 6a.N.PTDN Tổng hợp số cơ quan, tổ chức hỗ trợ DNNVV và biểu mẫu số 6b.N.PTDN. Số cơ quan, tổ chức, cá nhân hỗ trợ DNNVV:

– Cột 1: Số cơ quan, tổ chức hỗ trợ DNNVV năm trước năm báo cáo (N-1) trên phạm vi toàn quốc (Biểu 06a.N.PTDN) hoặc trong lĩnh vực, địa bàn quản lý (Biểu 06b.N.PTDN);

– Cột 2: Số cơ quan, tổ chức hỗ trợ DNNVV theo thực tế trong năm báo cáo (N) trên phạm vi toàn quốc (Biểu 06a.N.PTDN) hoặc trong lĩnh vực, địa bàn quản lý (Biểu 06b.N.PTDN);

– Cột 3: So sánh tỷ lệ số cơ quan, tổ chức hỗ trợ DNNVV theo thực tế trong năm báo cáo (N) so với số cơ quan, tổ chức hỗ trợ DNNVV năm trước kỳ báo cáo (N-1) trên phạm vi toàn quốc (Biểu 06a.N.PTDN) hoặc trong lĩnh vực, địa bàn quản lý (Biểu 06b.N.PTDN).

* Biểu mẫu số 7a.N.PTDN. Tổng hợp số chương trình và tổng kinh phí hỗ trợ DNNVV:

Cột A: Liệt kê các chương trình hỗ trợ DNNVV trên phạm vi toàn quốc (biểu 07a.N.PTDN) hoặc các chương trình hỗ trợ DNNVV theo lĩnh vực, địa bàn quản lý (biểu 07b.N.PTDN)

– Cột 1: Tổng kinh phí hỗ trợ DNNVV từ NSNN thực hiện năm trước năm báo cáo (N-1) trên phạm vi toàn quốc (Biểu 07a.NPTDN) hoặc kinh phí hỗ trợ DNNVV từ NSNN thực hiện năm trước năm báo cáo (N-1) trong lĩnh vực, địa bàn quản lý (Biểu 07b.N.PTDN);

– Cột 2: Số lượt DNNVV được hỗ trợ năm trước báo cáo (N-1) trên phạm vi toàn quốc (Biểu 07a.N.PTDN) hoặc trong lĩnh vực, địa bàn quản lý (Biểu 07b.N.PTDN);

– Cột 3: Tổng kinh phí hỗ trợ DNNVV từ NSNN thực hiện năm báo cáo (N) trên phạm vi toàn quốc (Biểu 07a.N.PTDN) hoặc trong lĩnh vực, địa bàn quản lý (Biểu 07b.N.PTDN);

– Cột 4: So sánh tỷ lệ tổng kinh phí hỗ trợ DNNVV từ NSNN thực hiện năm báo cáo (N) so với tổng kinh phí hỗ trợ DNNVV từ NSNN thực hiện năm trước năm báo cáo (N-1) trên phạm vi toàn quốc (Biểu 07a.N.PTDN) hoặc so sánh tỷ lệ kinh phí hỗ trợ DNNVV từ NSNN thực hiện năm báo cáo (N) so với kinh phí hỗ trợ DNNVV từ NSNN thực hiện năm trước năm báo cáo (N-1) trong lĩnh vực, địa bàn quản lý (Biểu 07b.N.PTDN);

– Cột 5: Số lượt DNNVV được hỗ trợ năm báo cáo (N) trên phạm vi toàn quốc (Biểu 07a.N.PTDN) hoặc trong lĩnh vực, địa bàn quản lý (Biểu 07b.N.PTDN);

– Cột 6: So sánh tỷ lệ Số lượt DNNVV được hỗ trợ năm báo cáo (N) so với số lượt DNNVV được hỗ trợ năm trước báo cáo (N-1) trên phạm vi toàn quốc (Biểu 07a.N.PTDN) hoặc trong lĩnh vực, địa bàn quản lý (Biểu 07b.N.PTDN).

* Biểu mẫu số 7b.N.PTDN. số chương trình và tổng kinh phí hỗ trợ DNNVV:

Cột A: Liệt kê các chương trình hỗ trợ DNNVV trên phạm vi toàn quốc (biểu 07a.N.PTDN) hoặc các chương trình hỗ trợ DNNVV theo lĩnh vực, địa bàn quản lý (biểu 07b.N.PTDN)

– Cột 1: Tổng kinh phí hỗ trợ DNNVV từ NSNN thực hiện năm trước năm báo cáo (N-1) trên phạm vi toàn quốc (Biểu 07a.N.PTDN) hoặc kinh phí hỗ trợ DNNVV từ NSNN thực hiện năm trước năm báo cáo (N-1) trong lĩnh vực, địa bàn quản lý (Biểu 07b.N.PTDN);

– Cột 2: Số lượt DNNVV được hỗ trợ năm trước báo cáo (N-1) trên phạm vi toàn quốc (Biểu 07a.N.PTDN) hoặc trong lĩnh vực, địa bàn quản lý (Biểu 07b.N.PTDN);

– Cột 3: Tổng kinh phí hỗ trợ DNNVV từ NSNN thực hiện năm báo cáo (N) trên phạm vi toàn quốc (Biểu 07a.N.PTDN) hoặc trong lĩnh vực, địa bàn quản lý (Biểu 07b.N.PTDN);

– Cột 4: So sánh tỷ lệ tổng kinh phí hỗ trợ DNNVV từ NSNN thực hiện năm báo cáo (N) so với tổng kinh phí hỗ trợ DNNVV từ NSNN thực hiện năm trước năm báo cáo (N-1) trên phạm vi toàn quốc (Biểu 07a.N.PTDN) hoặc so sánh tỷ lệ kinh phí hỗ trợ DNNVV từ NSNN thực hiện năm báo cáo (N) so với kinh phí hỗ trợ DNNVV từ NSNN thực hiện năm trước năm báo cáo (N-1) trong lĩnh vực, địa bàn quản lý (Biểu 07b.N.PTDN);

– Cột 5: Số lượt DNNVV được hỗ trợ năm báo cáo (N) trên phạm vi toàn quốc (Biểu 07a.N.PTDN) hoặc trong lĩnh vực, địa bàn quản lý (Biểu 07b.N.PTDN);

– Cột 6: So sánh tỷ lệ Số lượt DNNVV được hỗ trợ năm báo cáo (N) so với số lượt DNNVV được hỗ trợ năm trước báo cáo (N-1) trên phạm vi toàn quốc (Biểu 07a.N.PTDN) hoặc trong lĩnh vực, địa bàn quản lý (Biểu 07b.N.PTDN).

* Biểu mẫu số 8.N.TCTK. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo của DNNVV:

– Cột 1: Tổng số lao động của DNNVV tại thời điểm 31/12 năm báo cáo;

– Cột 2: Tổng số lao động đã qua đào tạo của DNNVV tại thời điểm 1/12 năm báo cáo;

– Cột 3 đến cột 9: Số lượng lao động đã qua đào tạo của DNNVV tại thời điểm 31/12 năm báo cáo theo trình độ chuyên môn, kỹ thuật tương ứng.

Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa mới nhất?

* Khái niệm: DNNVV được xác định theo tiêu chí tại khoản 1 Điều 4 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017 là:

– Tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng;

– Tổng doanh thu của năm trước liền kề không quá 300 tỷ đồng.

– Doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa được xác định theo lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; công nghiệp và xây dựng; thương mại và dịch vụ.

* Tiêu chí xác định: DNNVV được quy định tại Điều 5 Nghị định 80/2021/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017:

– Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; lĩnh vực công nghiệp và xây dựng sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 3 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 3 tỷ đồng.

Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 10 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng.

– Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; lĩnh vực công nghiệp và xây dựng sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 50 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 20 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 80/2021/NĐ-CP.

Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 50 người và tổng doanh thu của năm không quá 100 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 50 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định số 80/2021/NĐ-CP.

Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; lĩnh vực công nghiệp và xây dựng sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 200 người và tổng doanh thu của năm không quá 200 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 100 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 5 Nghị định số 80/2021/NĐ-CP.

Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 300 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 100 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 5 Nghị định số 80/2001/NĐ-CP.

Tiêu chí xác định doanh nghiệp thuộc nhóm siêu nhỏ, nhỏ và vừa được sử dụng tại Biểu mẫu này là số lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm và Tổng nguồn vốn.

* Phân loại DNNVV theo ngành kinh tế:

Căn cứ khoản 2 Điều 4 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017: Doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa được xác định theo lĩnh vực: Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; Công nghiệp và xây dựng; Thương mại và dịch vụ.

Phương thức gửi báo cáo về phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2023 là gì?

Căn cứ khoản 7 Điều 3 Thông tư 19/2022/TT-BKHĐT quy định báo cáo về phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể được gửi bằng các phương thức:

– Thực hiện gửi, nhận báo cáo trực tiếp trên Hệ thống thông tin thống kê ngành Kế hoạch, Đầu tư và Thống kê, được xác thực bằng tài khoản được cấp cho đại diện cơ quan, đơn vị báo cáo và nhận báo cáo. Các biểu mẫu báo cáo sẽ được tổng hợp và in trực tiếp từ Hệ thống.

– Trường hợp Hệ thống thông tin thống kê ngành Kế hoạch, Đầu tư và Thống kê chưa hoạt động hoặc có sự cố về truyền dữ liệu, đơn vị báo cáo gửi báo cáo vào hộp thư điện tử [email protected]. Báo cáo qua hệ thống thư điện tử được thể hiện dưới 01 trong 02 hình thức gồm: bản quét màu từ bản giấy có chữ ký, đóng dấu của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị báo cáo hoặc tệp tin điện tử được xác thực bằng chữ ký số của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị báo cáo;

– Đối với các nội dung phải quản lý theo chế độ mật của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ban quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện báo cáo theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật Nhà nước, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo kỳ báo cáo quy định tại Thông tư này.