Mẫu bản tường trình về việc vi phạm nội quy chi tiết nhất hiện nay

Bộ luật lao động 2015 quy định rõ về nội quy lao động, nội quy lao động phải được phổ biến đến người lao động và người lao động phải đảm bảo thực hiện đúng nội quy lao động, việc vi phạm nội quy lao động sẽ bị xử lý kỷ luật. Người lao động vi phạm nội quy lao động sẽ phải làm bản tường trình về việc vi phạm nội quy. Vậy bản tường trình về việc vi phạm nội quy có nội dung và hình thức ra sao?

Luật sư tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568

1. Mẫu bản tường trình về việc vi phạm nội quy là gì, mục đích của bản tường trình?

Mẫu bản tường trình về việc vi phạm nội quy là văn bản tường trình do chính người lao động lập ra và gửi tới cơ quan cấp trên để trường trình về sự việc vi phạm nội quy, kỷ luật của công ty, nội dung bản tường trình nêu rõ thông tin cá nhân của người làm tường trình, thời gian diễn ra sự việc, trình tự diễn biến cũng như nguyên nhân diễn ra sự việc…

Mục đích của mẫu bản tường trình về việc vi phạm nội quy: Nội quy công ty là văn bản quy định điều khoản diễn đạt kỷ luật mà người lao động cần phải làm theo khi công tác trong các doanh nghiệp. Nội quy công ty quy định đến các hình thức xử phạt các cá nhân người lao động tiến hành ra ông hành vi gây vi phạm kỷ luật, đồng thời nội quy cũng quy định người lao động phải nộp số tiền phạt nhất định khi có hành vi vi phạm làm thiệt hại tài sản của công ty. Khi người lao động vi phạm nội quy sẽ phải làm bản tường trình về việc vi phạm nội quy nhằm tường thuật lại hành vi vi phạm của mình lên thủ trưởng đơn vị, thủ trưởng đơn vị sẽ xem xét về hành vi vi phạm và đề ra biện pháp kỷ luật.

2. Quy định về nội dung nội quy lao động:

Điều 118 Bộ luật lao động 2019 quy định về nội quy lao động, theo đó người sử dụng lao động phải ban hành nội quy lao động, nếu sử dụng từ 10 người lao động trở lên thì nội quy lao động phải bằng văn bản.

Theo Khoản 2 Điều 118 Bộ luật lao động 2019:

“Nội dung nội quy lao động không được trái với pháp luật về lao động và quy định của pháp luật có liên quan. Nội quy lao động bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:

a) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;

b) Trật tự tại nơi làm việc;

c) An toàn, vệ sinh lao động;

d) Phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc; trình tự, thủ tục xử lý hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

đ) Việc bảo vệ tài sản và bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động;

e) Trường hợp được tạm thời chuyển người lao động làm việc khác so với hợp đồng lao động;

g) Các hành vi vi phạm kỷ luật lao động của người lao động và các hình thức xử lý kỷ luật lao động;

h) Trách nhiệm vật chất;

i) Người có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động.

Theo đó, nội dung nội quy lao động không được trái với pháp luật về lao động và quy định của pháp luật có liên quan. Nội quy lao động bao gồm những nội dung chủ yếu như thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, trật tự làm việc, an toàn vệ sinh lao động, các hành vi vi phạm kỷ luật lao động của người lao động và các hình thức xử lý kỷ luật lao động….

Để đảm bảo sự công khai, rõ ràng, nội quy lao động phải được thông báo đến người lao động và những nội dung chính phải được niêm yết ở những nơi cần thiết tại nơi làm việc.

Người lao động có nghĩa vụ phải thực hiện đúng nội quy lao động theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 Bộ luật lao động 2019

“2. Người lao động có các nghĩa vụ sau đây:

a) Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác;

b) Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động; tuân theo sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động;

c) Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động.”

Nội quy lao động được đặt ra nhằm mục đích để người lao động thực hiện, Bộ luật lao động cũng quy định người lao động có nghĩa vụ phải chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động; tuân theo sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động, nhằm đảm bảo vận hành tốt công việc, đảm bảo trật tự lao động, đảm bảo người lao động thực hiện đúng công việc cũng như quy định pháp luật về lao động.

3. Mẫu bản tường trình về việc vi phạm nội quy:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

———————-

(1)…………, ngày….tháng….năm….

BẢN TƯỜNG TRÌNH

(V/v vi phạm nội quy)

Kính gửi: Thủ trưởng (ghi tên đơn vị)

Họ tên: (2)………

Sinh ngày tháng năm: ………..

Quê quán: ………..

Nơi ở hiện nay: ……..

Trình độ chuyên môn được đào tạo: ……

Công việc chính hiện đang đảm nhiệm: ……….

Đơn vị đang làm việc (phòng, ban, phân xưởng……..): ………..

Hệ số lương đang hưởng: ………..

Thời điểm sự việc xảy ra hoặc phát hiện ngày tháng năm:(3) ……

Trình tự diễn biến sự việc:…….

Nguyên nhân dẫn đến sự việc xảy ra: …….

Căn cứ quy định của pháp luật và nội quy lao động của đơn vị đã ban hành, tôi nhận thấy hành vi vi phạm kỷ luật của tôi áp dụng theo hình thức kỷ luật lao động hoặc bồi thường trách nhiệm vật chất theo điều(4) ……

Tôi hứa sẽ sửa chữa những sai lầm, khuyết điểm và không tái phạm.

Người viết tường trình

(Ký tên)