Mẫu bản tường trình sự việc đánh nhau mới nhất năm 2023

Đánh nhau là một hành động ảnh hưởng đến chính tính mạng, sức khỏe. Đặc biệt hành động đánh nhau còn được coi là hành vi gây rối trật tự nơi công cộng. Khi được triệu tập lên cơ quan có thẩm quyền thì cá nhân có liên quan sẽ phải viết bản tường trình để tường thuật lại toàn bộ sự việc đó.

1. Bản tường trình sự việc đánh nhau là gì?

Bản tường trình sự việc đánh nhau là văn bản do cá nhân  trong vụ việc đánh nhau lập ra để gửi đến cơ quan chủ thể có thẩm quyền giải quyết ( có thể là cơ quan công án, lãnh đạo công ty,..) để tình bày lại toàn bộ sự việc đã diễn ra.

Bản tường trình sự việc đánh nhau là văn bản chứa đựng những thông tin liên quan đến cá nhân viết bản tường trình; nguyên nhân, lý do dẫn đến sự việc đó, cam kết của người viết bản tường trình về sự việc.

2. Mẫu bản tường trình sự việc đánh nhau:

BẢN TƯỜNG TRÌNH

(V/v Sự việc đánh nhau tại…..)

Kính gửi: …..

Tên tôi là: ……….. Sinh ngày: …..

CMND số: ….. Cấp ngày: …… Tại: ….

Thường trú tại đường ……., phường ….., quận ……., TP ….

Chức vụ: ….

Nay tôi làm bản tường trình về việc đánh nhau ……. như sau:

Lý do: ….

Vậy nay tôi làm bản tường trình này kính mong …… xem xét giúp tôi để tôi được nhận ……. mới.

Tôi xin cam kết những nội dung tường trình trên là đúng sự thật và tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Người tường trình

(Ký tên và ghi rõ họ tên)

3. Hướng dẫn viết bản tường trình sự việc đánh nhau:

Bản tường trình sự việc đánh nhau phải đảm bảo được những nội dung về thông tin của người viết bản tường trình ( tên, ngày tháng năm sinh, số căn cước công dân, địa chỉ, …), Lý do dẫn đến đánh nhau( trình bày ngắn gọn sự việc đánh nhau). Người viết bản tường trình phải cam kết những gì mình  cung cấp trong bản tường trình là hoàn toàn đúng sự thật, nếu sai sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Cuối bản tường trình sự việc đán nhau thì người viết bản tường trình sẽ ký, ghi rõ họ tên để làm bằng chứng.

4. Tội gây rối trật tự công cộng:

Đánh nhau là 1 trong những hành vi cấu tành trong các tội xâm  phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng là các hành vi nguy hiểm cho hội , do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng trong lĩnh vực giao thông công nghệ thông tin mạng viễn thông và trong các lĩnh vực khác của đời sống xã hội . Theo từ điển pháp luật hình sự “ Gây rối trật tự công cộng là hành vi vi phạm quy tắc xử sự được đặt ra cho mỗi công dân ở nơi công cộng xâm phạm tình trạng ổn định của sinh hoạt chung xã hội. Hành vi gây rối trật tự công cộng là các hành vi xâm phạm đến quyền con người và lợi ích hợp pháp của họ và tên ra tại nơi công cộng. Hành vi gây rối trật tự công cộng được biểu hiện dưới dạng cử chỉ , lời nói, hành động và thực hiện dưới những phương thức khác nhau như tập trung đông người ở nơi công cộng, đập phá công trình nơi công cộng đập phá các tài sản trong các quán ăn quân giải khát có đông người.

Và Tội gây rối trật công cộng được quy định cụ thể tại  Điều 318, Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 :

“1. Người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách;

c) Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng;

d) Xúi giục người khác gây rối;

đ) Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;

e) Tái phạm nguy hiểm.”

Ngoài ra hành vi gây rối trật tự công cộng có thể kéo theo các hành vi cấu thành tội xâm phạm sở hữu hoặc xâm hại đến tính mạng sức khỏe con người .

Ta có thể hiểu đơn giản: “ Tội gây rối trật tự công cộng là hành vi nguy hiểm cho xã hội do người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý, xâm phạm các quy định của Nhà nước về trật tự công cộng gây ra những thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước , của xã hội , xâm phạm đến hoạt động bình thường ở những nơi công cộng ”.

Đặc điểm của tội gây trật tự công cộng:

+  Một là, tội gây rối trật tự công cộng là hình nguy hiểm cho xã hội, vi phạm các quy tắc xử sự được đặt ra cho mỗi công dân ở nơi công công viên phim tình trạng ổn định của sinh hoạt chung xã hội thường thể hiện dưới dạng cử chỉ , lời nói , hành động với nhiều phương thức khác nhau như nói tục, chửi bậy, hò hét ở rạp chiếu phim, nhà hát, đập phá công trình xây dựng

+ Hai là, tội gây rối trật tự công cộng do người có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo luật định thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp.

+ Ba là, tội gây rối trật tự công cộng ngoài việc gây ra các thiệt hại về trật tự an toàn công cộng còn có thể kéo theo thiệt hại về tài sản sức khỏe, tính mạng con người. Việc bảo đảm an toàn công cộng trật tự công cộng là bảo đảm cho xã hội bình yên mọi người được sống yên ổn trên cơ sở các quy phạm pháp luật , các quy tắc và chun mực đạo đức , pháp lý xác định Bảo đảm an toàn công công trật tự công cộng là một trong những chức năng cơ bản của Nhà nước , đồng thời cũng là nghĩa vụ của công dân.

Cấu thành tội gây rối trật tự công cộng

+ Khách thể:

Các tội xâm phạm an toàn công cộng trật tự công cộng xâm phạm đến các quy định của Nhà mớc về an toàn trật tự trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, đến hoạt động bình thường ở những nơi công cộng trong nhiều trường hợp còn kéo theo hành vi gây ra những thiệt hại về tính mạng sức khỏe , thiệt hại nghiêm trọng và tài sản của người khác .

Tội gây rối trật tự công cộng trực tiếp xâm phạm đến trật tự an toàn ở nơi công công vi phạm quy tắc , nếp sống văn minh cản trở hoạt động lành mạnh bình thường của những người khác ở nơi công cộng Trật tự công cộng là tình trạng ổn định, có tổ chức, có kỷ luật ở nơi đông người, phục vụ chung cho mọi người trong xã hội.

+Mặt khách quan:

Mặt khách quan của tội phạm là mặt bên ngoài  của tội phạm:

Hành vi: là hành vi gây rối trật tự công cộng – hành vi gây nguy hiểm cho xã hội thể hiện bằng việc có những hành động hò hét nơi coong cộng khi mọi người đang thưởng thức nghệ thuật, chửi bậy, nói tục,.. hoặc có những hành vi ném đất đá, chất bẩn, chất thải, các chất khác vào nơi đông người,…Những hành vi này vi phạm vào các quy tắc, nội quy đã được đặt ra mọi người phạm tuân theo khi tham gia vào hoạt  động chung.

Hậu quả: gây ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự, an toàn xã hội.  Đây là tác động xấu, gây mất cân bằng trong xã hội, phá vỡ sự yên ổn, gây mất tổ chức, kỷ luật trong xã hội một cách nghiêm trọng xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, phá vỡ quy tắc xử sự chung do Nhà nước ban hành, xâm phạm những giá trị xã hội, chuẩn mực đạo đức được mọi người tôn trọng, thừa nhận, tuân thủ.

+  Chủ thể của tội phạm: là những người từ đủ 16 tuổi trở lên.

+ Mặt chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp.

Có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự cấu kết chặt ché giữa những người cùng thực hiện tội phạm. Với tội gây rối trật tự công cộng, có tổ chức là trường hợp có người cầm đầu, chỉ huy, có sự bàn bạc kế hoặc gây rối, có sự chuẩn bị hung khí, chuẩn bị phương án đối phó với cơ quan công án khi có sự can thiệp, ngăn chặn hành vi phạm tội.

Vũ khí được sử dụng trong tội gây rối trật tự công cộng là súng thể thao quốc phòng, súng săn, súng kíp, súng hỏa mai, thuốc nổ, .. trong sản xuất chứ không phải vũ khí trong quan dụng.

Hành vi phá phách là hành vi hủy hoại các vật ở nơi công cộng như đập phá tượng trong công viên, xe cộ,…

Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng được hiệu là cản trở, ách tắc giao thông từ hai giờ trở lên hoặc gây cản trở giao thông ở những tuyến giao thông quan trọng làm ách tắc giao thông trên diện rộng không phân biệt thời gian bao lâu.

Người xúi giục có thể là người đã nghi việc phạm tội và đã thúc đẩy cho tội phạm đó được thực hiện thông qua người khác. Nhưng người xúi giục cũng có thể chỉ có tác động thúc đẩy người khác thực hiện ý định phạm tội đã có. Người xúi giục cũng có thể tham gia thực hiện tại phạm. Sự xúi giục có thể được thực hiện bằng nhiều thủ đoạn khác nhau như ch động lộ kéo, cưỡng ép, dụ dỗ, lừa phỉnh. Và hành vi xử giục phải nhắm vào một hoặc một số người nhất định.

Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng là trường hợp người phạm tội thực hiện hành vi dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực uy hiếp tinh thần người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng.  Người can thiệp bảo vệ công cộng có thể là bất kỳ người nào có hành vi ngăn cản như bằng lời nói góp ý, giải thích hoặc có các hành động khác ngăn cản như ôm, giữ người phạm tội đang thực hiện hành vi gây rối.

Tái phạm nguy hiểm chỉ có thể xảy ra khi trước đó người phạm tội đã thực hiện hành vi này rồi.