Mẫu bài phát biểu trong lễ dạm ngõ hay và đầy đủ nhất 2021

4/5 – (26 bình chọn)

Nhà trai và nhà gái sẽ có những bài phát biểu trong lễ dạm ngõ để xin phép hai bên cho đôi trẻ chính thức qua lại, bàn bạc về các nghi thức hôn nhân. Do tính chất quan trọng của bài phát biểu này, đại diện hai bên nên triển khai các ý và phát biểu mạch lạc, ngắn gọn. Sau đây, Asiana Plaza sẽ gợi ý những bài phát biểu lễ dạm ngõ hay nhất, đầy đủ ý nghĩa.

Gợi ý mẫu bài phát biểu trong lễ dạm ngõ / Nguồn ảnh: Internet

Khi đời sống ngày càng hiện đại, các nghi thức hôn nhân càng được đơn giản hóa để tiết kiệm thời gian và chi phí tổ chức. Về cơ bản, thủ tục hỏi cưới hiện nay gồm 3 tiến trình là lễ dạm ngõ, lễ ăn hỏi và lễ thành hôn. Trong đó, lễ dạm ngõ được xem là buổi gặp mặt chính thức đầu tiên của gia đình hai bên.

Trong kịch bản lễ dạm ngõ, đại diện hai bên sẽ giới thiệu và trao đổi về phong tục, tập tính sinh hoạt và điều kiện của bên còn lại. Để buổi lễ diễn ra thuận lợi, đại diện hai họ sẽ tiến hành phát biểu phù hợp với hoàn cảnh, không quá dài dòng nhưng đủ ý, súc tích. Từ đó, cô dâu chú rể xác định mối quan hệ hôn nhân chính thức và gia đình bắt đầu chuẩn bị lễ cưới cho đôi trẻ.

Lễ dạm ngõ là buổi đầu tiên 2 bên gặp mặt nên bài phát biểu đi kèm là rất quan trọng / Nguồn ảnh: Internet

Do đó, có thể nhận thấy bài phát biểu chính là phần mang ý nghĩa quan trọng nhất trong toàn bộ tiến trình buổi lễ. Những cặp đôi nào mong muốn tính đến chuyện hôn nhân đều cần được thông qua chính thức bởi những lời phát biểu trong lễ dạm ngõ.

2. Gợi ý mẫu bài phát biểu trong lễ dạm ngõ hay và ý nghĩa

Việt Nam có nền văn hóa vùng miền rất đa dạng nên bài phát biểu ở nhiều nơi sẽ có một số điểm khác biệt nhất định. Nhưng nhìn chung trong lễ dạm ngõ đều có hai bài phát biểu đến từ đại diện quan viên hai họ.

Việt Nam có nền văn hóa vùng miền rất đa dạng nên bài phát biểu ở nhiều nơi sẽ có một số điểm khác biệt nhất định. Nhưng nhìn chung trong lễ dạm ngõ đều có hai bài phát biểu đến từ đại diện quan viên hai họ.

Mỗi bài đều có bố cục tương tự gồm lời chào, giới thiệu thành viên tham dự, tuyên bố lý do buổi lễ, trình bày lễ vật và gửi lời cảm ơn, tri ân đến gia đình nhà trai, nhà gái. Kịch bản phải được viết bám sát nội dung và ý nghĩa của buổi lễ, câu từ đơn giản, dễ hiểu nhưng vẫn thể hiện được sự chỉn chu. Đặc biệt, lời phát biểu lễ dạm hỏi cần phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện gia đình hai bên.

Dưới đây là một số mẫu bài phát biểu trong lễ dạm ngõ mà bạn có thể tham khảo thử:

2.1 Bài phát biểu trong lễ dạm ngõ phía nhà trai

Lễ dạm ngõ sẽ được tổ chức ở tư gia nhà gái nên các công tác chuẩn bị tiếp đón như bàn ghế, bánh kẹo, nước trà,.. đều được thực hiện bởi nhà gái. Tuy thế, bài phát biểu đầu tiên sẽ được bắt đầu bởi nhà trai để bày tỏ mục đích và ngỏ lời xin hỏi cưới cô dâu.

Phía nhà trai sẽ phát biểu với mục đích ngỏ lời xin hỏi cưới / Nguồn ảnh: Internet

Nhà trai nói gì trong lễ dạm ngõ? Cụ thể, bài phát biểu của nhà trai trong lễ dạm ngõ sẽ bao gồm những phần cơ bản như sau:

Chào hỏi và giới thiệu thành viên 

“Kính thưa gia đình hai họ, thưa các ông, các bà và toàn thể cô dì chú bác anh chị em có mặt trong buổi lễ hôm nay, tôi xin tự giới thiệu. Tôi là (tên đại diện nhà trai), là (vai vế so với chú rể) của cháu (tên chú rể) và là đại diện cho họ nhà trai đến tiến hành lễ dạm ngõ cho hai cháu.

Thay mặt toàn thể họ nhà trai, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và lời chào trân trọng đến họ nhà gái. Tôi cũng xin phép được giới thiệu các thành viên nhà trai tham dự buổi lễ ngày hôm nay gồm… (bắt đầu giới thiệu tên và vai vế so với chú rể theo thứ tự từ cao xuống thấp)”.

Giới thiệu người thân / Nguồn ảnh: Internet

Tuyên bố mục đích 

“Họ nhà trai chúng tôi rất vui mừng khi nhận được sự tiếp đón nồng nhiệt từ phía nhà gái. Sau quãng thời gian tìm hiểu và quen biết, hai cháu (tên cô dâu chú rể) đã xây dựng tình cảm chín muồi. Cháu (chú rể) đã bày tỏ với bố mẹ, gia đình thân thiết với mong muốn về chung nhà với cháu (tên cô dâu).

Theo mong muốn của hai cháu và thông qua sự cho phép của nhà gái, hôm nay nhà trai chúng tôi xin phép đến tư gia để làm lễ chạm ngõ, xin phép họ nhà gái cho hai cháu được chính thức qua lại, tiến tới mối quan hệ nghiêm túc. Đồng thời, hai bên gia đình cùng bàn bạc về lễ ăn hỏi, lễ cưới cho đôi trẻ.”

Giới thiệu sính lễ dạm ngõ

“Trong buổi lễ hôm nay, họ nhà trai chúng tôi cũng đã chuẩn bị mâm lễ để biếu tặng nhà gái gồm trầu cau, rượu, thuốc lá, chè, bánh cốm, hoa quả,… Xin phép mời mẹ chú rể và mẹ cô dâu lên trao và nhận tráp lễ vật, tiến hành hướng dẫn cô dâu chú rể dâng hương lên bàn thờ gia tiên. Hy vọng nhà gái chấp nhận lễ của nhà trai và đồng ý cho hai cháu nên duyên vợ chồng.”

Gửi sính lễ đi kèm / Nguồn ảnh: Internet

Gửi lời cảm ơn nhà gái

“Cuối cùng, tôi xin thay mặt toàn thể phái đoàn họ nhà trai gửi lời cảm ơn chân thành đến họ nhà gái vì sự đón tiếp nồng hậu, chu đáo và thân tình. Cảm ơn ông bà, cô dì chú bác đã đến tham dự lễ chạm ngõ ngày hôm nay, chứng kiến sự thành đôi của hai cháu. Tôi cũng mong hai cháu sẽ hết lòng yêu thương nhau, chia sẻ và thấu hiểu, cùng nhau làm tròn bổn phận vợ chồng, của người làm con với hai bên gia đình.”

2.2 Bài phát biểu trong lễ dạm ngõ của nhà gái

Sau lời chào từ phía nhà trai, đại diện nhà gái sẽ đứng dậy đáp lễ bằng bài phát biểu và giới thiệu sự hiện diện của từng thành phần tham dự. Sau khi nhà trai tuyên bố lý do và tặng tráp lễ, đại diện nhà gái sẽ nhận lễ và chấp thuận mối quan hệ giữa đôi trẻ, cho phép đôi trẻ chính thức qua lại.

Nhà gái cảm ơn nhà trai / Nguồn ảnh: Internet

Cuối cùng, sau khi nhà trai gửi lời cảm ơn, đại diện nhà gái cũng cần đáp lễ bằng lời cảm ơn vì nhà trai đã không quản đường xá xa xôi ghé thăm tư gia. Đồng thời, giao lưu và mời nhà trai dùng trà, bữa ăn ấm cúng để tiếp tục bàn chuyện về hôn lễ sau này.

Cụ thể, lời phát biểu lễ dạm ngõ của đại diện nhà gái sẽ bao gồm các phần sau:

Chào hỏi và giới thiệu các thành viên

“Kính thưa gia đình hai họ, thưa ông bà, cô dì chú bác và toàn thể các anh chị em có mặt trong buổi lễ ngày hôm nay. Tôi tên là (đại diện nhà gái), là (vai vế so với cô dâu) của cháu. Thay mặt họ nhà gái, chúng tôi xin cảm ơn quý gia đình đã dành thời gian tham dự buổi lễ dạm ngõ của hai cháu. Chúng tôi cũng xin giới thiệu thành phần tham dự của họ nhà gái gồm… (giới thiệu tên và vai vế so với cô dâu theo vị thế từ cao xuống thấp).

Tuyên bố chấp thuận và nhận sính lễ dạm ngõ 

“Gia đình chúng tôi được biết hai cháu (tên cô dâu chú rể) đã quen biết, tìm hiểu lẫn nhau và có mong muốn tiến đến hôn nhân. Cháu (tên cô dâu) đã trình bày và xin phép bố mẹ, gia đình nội ngoại để tính chuyện trăm năm với cháu (tên chú rể).

Nhà gái chấp thuận sính lễ và bàn bạc về hôn nhân của cặp đôi / Nguồn ảnh: Internet

Ngày lành hôm nay, nhà trai đã không ngại đường xa, mang lễ vật đến xin cưới cháu (tên cô dâu). Tôi xin thay mặt gia đình chấp thuận lời hỏi cưới từ phía nhà trai và nhận sính lễ dạm ngõ, đồng ý cho hai cháu tiến đến hôn nhân.”

Gửi lời cảm ơn nhà trai 

“Chúng tôi cũng xin cảm ơn nhà trai đã thu xếp đến tư gia, mời hai gia đình cùng ngồi ăn trầu, uống nước và bàn bạc về lễ thành hôn cho hai cháu (tên cô dâu chú rể). Xin mời!”

3. Các lưu ý cần nhớ để có bài phát biểu lễ dạm ngõ hay

Những bài phát biểu hay trong lễ dạm ngõ có thể gây ấn tượng tốt đối với gia đình hai bên nên người đại diện chuẩn bị bài phát biểu cần lưu ý những vấn đề quan trọng sau:

  • Lời phát biểu lễ dạm ngõ cần tập trung vào các vấn đề chính và quy trình buổi lễ, hạn chế viết dài dòng, lan man, lời lẽ hoa mỹ, khó hiểu.
  • Hãy tìm xem các bài phát biểu mẫu để tham khảo văn phong. Ngoài ra, gia đình cũng nên tìm người có khả năng viết tốt để soạn thảo lời phát biểu và gửi trước cho người đại diện để học thuộc.
  • Tự sửa chữa dựa trên bài phát biểu mẫu sao cho phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện gia đình.
  • Câu từ được sử dụng trong bài cần đơn giản hóa, nên dùng từ phổ thông, hạn chế sử dụng tiếng địa phương, đặc biệt trong trường hợp hai gia đình ở hai vùng miền khác nhau.

Trên đây là tổng hợp những thông tin liên quan đến bài phát biểu trong lễ dạm ngõ. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tầm quan trọng, lối viết, văn phong của bài phát biểu, đồng thời tham khảo được một số bài mẫu hay nhất.

Sau khi hoàn thành lễ dạm ngõ, hai bên gia đình tiến hành bàn bạc về thời gian và địa điểm tổ chức lễ ăn hỏi và lễ thành hôn. Hiện ở TP.HCM, rất đông đảo gia đình chọn Asiana Plaza – một trong những địa điểm tổ chức tiệc cưới chuyên nghiệp. Đem đến cho khách mời trải nghiệm cưới ấn tượng đến từng chi tiết nhỏ.

Asiana Plaza - nơi tổ chức tiệc cưới trọn gói lý tưởng cho mọi cặp đôi

Tại Asiana Plaza, chúng tôi giúp bạn hiện thực hóa giấc mơ cưới bằng những hình ảnh trang trí độc đáo và đẹp mắt từ nhiều phong cách thiết kế khác nhau. Cùng với đó là số lượng không gian sảnh cưới đa dạng về quy mô và thiết kế, cam kết đáp ứng mọi nhu cầu của các cặp đôi.

Không chỉ thế, phong cách ẩm thực cưới tại Asiana Plaza mang đậm sắc màu hương vị và giác quan, phối hợp cùng chương trình biểu diễn nghệ thuật đặc sắc, được đầu tư chỉn chu, … tất cả đều góp phần tạo nên một khung cảnh cưới ngọt ngào và trọn vẹn.

Đặc biệt, với tinh thần luôn thấu hiểu từng khó khăn của các cặp đôi trong việc chuẩn bị đám cưới vẹn tròn. Asiana Plaza luôn dành tặng cho bạn những gói ưu đãi cưới với mức chi phí hợp lý. Chúng tôi luôn mong chờ để được cùng đồng hành, chứng kiến và ghi lại những phút giây đầy ý nghĩa của bạn trong ngày trọng đại này. Liên hệ ngay Asiana Plaza để đặt tiệc cưới tối ưu ngân sách nhất nhé!

ASIANA PLAZA ĐIỂM ĐẾN CỦA MỌI NGƯỜI