Mẫu Hợp đồng thuê nhân viên nấu ăn – Hợp đồng thuê đầu bếp – Thư Viện Luật
5/5 – (1 bình chọn)
Mẫu hợp đồng thuê nhân viên nấu ăn là hợp đồng lao động với những điều khoản nào mời các bạn xem dưới đây.
Nội Dung Chính
Định nghĩa Mẫu hợp đồng thuê nhân viên nấu ăn
Mẫu hợp đồng thuê nhân viên nấu ăn là hợp đồng lao động trong đó có bên thuê lao động và bên được thuê thỏa thuận với nhau việc yêu cầu công việc,đảm bảo lợi ích giữa các bên.
1. Hợp đồng thuê nhân viên nấu ăn có những điều khoản chính nào
Hợp đồng thuê nhân viên nấu ăn là văn bản ghi nhân sự thỏa thuận giữa một bên thực hiện công việc nấu ăn theo yêu cầu của bên thuê và bên thuê có nghĩa vụ trả tiền cho bên nấu ăn theo đúng thỏa thuận.
Hợp đồng thuê nấu ăn có thể là một dạng hợp đồng dịch vụ được với mục đích cung cấp dịch vụ nấu ăn cho bên có nhu cầu trong thời gian nhất định không mang tính thường xuyên, liên tục (cung cấp dịch vụ nấu ăn cho tiệc cưới, sinh nhật, nấu ăn theo giờ,…) hoặc là một dạng của hợp đồng lao động ở đó bên thuê nhân viên nấu ăn theo thời hạn nhất định hoặc không thời hạn, nhân viên thực hiện công việc một cách đều đặn, thường xuyên và được trả công hàng tháng.
Khi soạn thảo hợp đồng thuê nhân viên nấu ăn cần có các điều khoản chính:
+ Đối tượng hợp đồng (công việc được thực hiện): các bên thỏa thuận về những công việc cụ thể mà nhân viên nấu ăn phải làm trong thời gian thực hiện hợp đồng như nấu ăn, dọn dẹp, chuẩn bị nguyên liệu,…; địa điểm làm việc; chức vụ cụ thể; ngoài ra các bên có thể thỏa thuận về điều kiện của nhân viên nấu ăn (giấy chứng nhận, kinh nghiệm,…)
+ Chất lượng công việc: món ăn phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; trình bày đẹp mắt; đồ ăn không có vật thể lạ, đảm bảo độ tươi ngon; không chứa các chất phụ gia vượt quá hàm lượng cho phép…
+ An toàn vệ sinh thực phẩm: điều kiện về nguyên liệu thực phẩm, khu vực chế biến, nguồn nước sử dụng…
+ Thời gian thực hiện hợp đồng: hợp đồng được thực hiện trong bao lâu? Thời gian làm việc cụ thể của nhân viên (ca sáng/chiều/tối, khung giờ làm việc, giờ nghỉ ngơi)
+ Giá thuê và thanh toán: giá thuê (các chi phí bao gồm/không bao gồm), hình thức thanh toán (tiền mặt, chuyển khoản), cách thức thanh toán (từng lần, nhiều lần, một lần…), trách nhiệm khi không thanh toán
+ Quyền và nghĩa vụ của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng
+ Chế tài vi phạm hợp đồng: phạt vi phạm (trường hợp bị phạt, mức phạt), bồi thường thiệt hại (trường hợp bồi thường, mức bồi thường), miễn trách nhiệm khi vi phạt hợp đồng
+ Các điều khoản khác: chấm dứt hợp đồng, giải quyết tranh chấp, điều khoản hiệu lực
2. Điều kiện để cung cấp dịch vụ nấu ăn thuê
– Có các chứng chỉ nghề nghiệp tại cơ sở đào tạo có uy tín, có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề
Trung tâm đào tạo phải đạt đủ các yêu cầu như: cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên kinh nghiệp, chương trình học bám sát thực tế, bằng cấp được công nhận.
– Đáp ứng các điều kiện nhất định về sức khỏe
Là người trực tiếp nấu ăn, tiếp xúc với đồ ăn để xử lý và cung cấp cho khách hàng nên cần có sức khỏe tốt, không mắc các bệnh truyền nhiễm, có Giấy xác nhận đủ sức khoẻ do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp theo quy định tại Nghị định 15/2018/NĐ-CP
– Đáp ứng các điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm, cụ thể có Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.
3. Thuế trong Hợp đồng thuê nhân viên nấu ăn là bao nhiêu
Thuế trong hợp đồng thuê nhân viên nấu ăn là thuế thu nhập cá nhân từ khoản tiền lương mà nhân viên được trả, đối với cá nhân không có người phụ thuộc thì phải nộp thuế thu nhập cá nhân khi có tổng thu nhập từ tiền lương, tiền công trên 11 triệu đồng/tháng (thu nhập này đã trừ các khoản đóng bảo hiểm bắt buộc và các khoản đóng góp khác như từ thiện, nhân đạo,…) căn cứ theo nghị quyết 954/2020/UBTVQH14
Thuế thu nhập cá nhân cần nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất.
Thu nhập tính thuế = Thu nhập phải chịu thuế – các khoản giảm trừ.
Thu nhập phải chịu thuế = Tổng tiền lương nhận được – Các khoản được miễn thuế.
Thuế suất thuế thu nhập cá nhân được xác định theo biểu thuế lũy tiến từng phần, cụ thể:
Bậc thuếPhần thu nhập tính thuế/năm
(triệu đồng)Phần thu nhập tính thuế/tháng
(triệu đồng)Thuế suất (%)1Đến 60Đến 552Trên 60 đến 120Trên 5 đến 10103Trên 120 đến 216Trên 10 đến 18154Trên 216 đến 384Trên 18 đến 32205Trên 384 đến 624Trên 32 đến 52256Trên 624 đến 960Trên 52 đến 80307Trên 960Trên 8035
4. Trách nhiệm ATVSTP trong Hợp đồng thuê nhân viên nấu ăn
An toàn vệ sinh thực phẩm luôn là một trong những vấn đề quan trọng trong các hợp đồng nấu ăn vì đối tượng của hợp đồng này tác động trực tiếp đến sức khỏe, quyền lợi của bên thứ ba (người tiêu dùng). Trong hợp đồng thuê nhân viên nấu ăn các bên cần thỏa thuận rõ trách nhiệm trong việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như trách nhiệm khi có rủi ro xảy ra về vấn đề vệ sinh, cụ thể:
+ Các bên thỏa thuận về trách nhiệm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm của bên thuê đối với nguyên liệu thực phẩm được cung cấp, khu vực chế biến thực phẩm, trang thiết bị dụng cụ, nguồn nước sử dụng chế biến thực phẩm,…
+ Trách nhiệm của nhân viên nấu ăn trong đảm bảo thực phẩm: lựa chọn nguyên liệu đảm bảo an toàn, đảm bảo vệ sinh khu vực chế biến, đồng phục, dụng cụ đảm bảo vệ sinh khi chế biến
+ Trường hợp thực phẩm không đảm bảo vệ sinh gây thiệt hại cho khách hàng sử dụng thì bên nào sẽ chịu trách nhiệm (chịu trách nhiệm cá nhân hay liên đới), phạm vi chịu trách nhiệm (một phần hay toàn bộ)
5. Thay đổi thoả thuận, chấm dứt, phạt vi phạm trong Hợp đồng thuê nhân viên nấu ăn
(1) Trường hợp trong quá trình thực hiện hợp đồng phát sinh các vấn đề mới, hoặc một trong các bên muốn thay đổi thỏa thuận ban đầu trong hợp đồng thì các bên nên thỏa thuận rõ về việc thay đổi điều thỏa thuận như trường hợp nào được thay đổi, nghĩa vụ thông báo về việc thay đổi thỏa thuận, chế tài khi tự ý thay đổi mà không thông báo hay thỏa thuận với bên còn lại,… để hạn chế tranh chấp khi một trong các bên tự ý thay đổi thỏa thuận trong hợp đồng mà không thông báo với bên kia và hợp đồng không có quy định về trường hợp này
(2) Chấm dứt hợp đồng được thực hiện theo quy định tại Điều 422 Bộ luật Dân sự đối với hợp đồng dịch vụ thuê nhân viên nấu ăn và theo quy định của bộ luật Lao động đối với hợp đồng lao động ký kết với nhân viên nấu ăn
Ngoài các quy định của pháp luật các bên có thể thỏa thuận về các trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng và hậu quả pháp lý khi một trong các bên tự ý chấm dứt hợp đồng mà không được thỏa thuận
(3) Phạt vi phạm trong hợp đồng thuê nấu ăn xảy ra khi các bên có thỏa thuận, trường hợp các bên không có thỏa thuận thì không được phạt vi phạm khi một trong các bên vi phạm điều khoản trong hợp đồng, các bên tiến hành thỏa thuận về các trường hợp phạt vi phạm, mức phạt vi phạm (thông thường không quá 8% giá trị hợp đồng bị vi phạm), trường hợp miễn trừ phạt vi phạm (sự kiện khách quan, bất khả kháng…)
6. Mẫu Hợp đồng nấu ăn bán trú cho trường học
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————————
HỢP ĐỒNG NẤU ĂN BÁN TRÚ CHO TRƯỜNG HỌC
Số:………./HĐNABT
– Căn cứ vào Bộ luật Dân sự 2015;
– Căn cứ Luật thương mại 2005;
– Căn cứ Luật An toàn thực phẩm 2010;
– Căn cứ Nghị định 115/2018/NĐ-CP;
– Căn cứ Nghị định 15/2018/NĐ-CP;
– Căn cứ Văn bản hợp nhất 02/VBHN-BYT;
– Căn cứ thỏa thuận của các bên.
Hôm nay, ngày ……. tháng ……. năm ….., Tại…………….
BÊN A (BÊN NẤU ĂN):
Địa chỉ:………………………………………………………………………………………………………………………
Điện thoại:………………………………Fax:…………………………………………………………………………….
Đại diện:……………………………………..Chức vụ:…………………………………………
CMND số: ………………………………… Ngày cấp ……………………….. Nơi cấp …………………..
BÊN B (BÊN THUÊ): Trường…..
Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………………………………..
GĐKKD số:………………………………….. Ngày cấp:………………………………………………..
Điện thoại:………………………………Fax:…………………………………………………………………………….
Đại diện:……………………………………..Chức vụ:…………………………………………………
CMND số: ………………………………… Ngày cấp …………………………….. Nơi cấp …………………..
Sau khi cùng nhau thỏa thuận, hai bên thống nhất nội dung hợp đồng như sau:
Điều 1. Nội dung công việc
Bên B thuê bên A thực hiện công việc nấu ăn cho học sinh và bên A đồng ý, cụ thể
1. Địa điểm làm việc:…………………
2. Số bữa ăn trong ngày:……………….
3. Số lượng món ăn: cơm, canh, mặn,…
4. Công việc thực hiện:
– Bên A gửi danh sách học sinh trong ngày cho bên B để chuẩn bị việc nấu ăn vào thời gian…;
– Sau khi nhận danh sách, bên B chuẩn bị nguyên vật liệu cần thiết, đảm bảo độ tươi ngon theo ngày và an toàn vệ sinh
– Bên B nấu ăn theo đúng số lượng món theo khoản 3 Điều này, các món ăn do bên B quyết định;
– Bên B đảm bảo dọn vệ sinh không gian làm việc trước và sau khi hoàn tất công việc;
…
4. Chất lượng món ăn:
a) Món ăn phải tươi ngon, không ôi thiu;
b) Đảm bảo điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm;
…
Điều 2. Yêu cầu nhân viên nấu ăn
1. Có sức khỏe tốt, không mắc các bệnh truyền nhiễm;
2. Có bằng cấp đào tào nấu ăn của cơ sở uy tín hoặc kinh nghiệm nấu ăn cho các trường học, công ty,… từ … năm/tháng;
3. Sạch sẽ, được đào tạo về vệ sinh an toàn thực phẩm;
4. Có phẩm chất đạo đức tốt, thân thiện, vui vẻ;
…
Điều 3. Thời hạn hợp đồng
Thời hạn thực hiện hợp đồng: … tháng/năm
Ngày bắt đầu làm việc:………….
Ngày kết thúc:………….
Điều 4. Thời gian nấu nướng
1. Thời gian làm việc: … ngày/tuần, …ngày/tháng
Buổi sáng: ….. giờ đến …. giờ
Buổi chiều: ……. giờ đến ….. giờ
2. Bên A cung cấp thức ăn cho học sinh trong trường vào đúng thời hạn
buổi sáng …giờ
buổi trưa … giờ
buổi chiều …giờ
Điều 5. An toàn, vệ sinh
1. Trách nhiệm bên A
a) Đảm bảo khu vực nấu nướng sạch sẽ, nằm cách biệt khu vực học tập, vui chơi của học sinh;
b) Đảm bảo nguồn nước sạch sử dụng để nấu ăn;
c) Có các trang thiết bị bảo quản thực phẩm sạch sẽ, đúng quy định;
…
2. Trách nhiệm bên B
a) Nhân viên nấu ăn được tập huấn về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm;
b) Có đầy đủ, trang thiết bị, dụng cụ đảm bảo vệ sinh khi nấu nướng;
c) Kiểm tra nguyên liệu thực phẩm trước khi nấu, đảm bảo không sử dụng nguyên liệu hết hạn sử dụng, nguyên liệu không tươi ngon
…
Điều 6. Giá và Thanh toán
1. Giá mỗi suất ăn: …. Đồng
Giá này đã bao gồm: tiền nguyên liệu thực phẩm, tiền dịch vụ nấu ăn,…
Chưa bao gồm:…..
Tổng giá trị hợp đồng = Giá mỗi suất ăn x số lượng = … Đồng
2. Hình thức: Bên B sẽ thanh toán cho bên A bằng hình thức chuyển khoản qua số tài khoản mà bên A cung cấp trong Hợp đồng này;
3. Phương thức thanh toán: Bên B sẽ thanh toán tiền cho bên A … tháng/lần vào ngày …/…/… của tháng…
4. Trường hợp Bên B thanh toán chậm cho bên A chậm thì phải chịu lãi suất … %/năm kể từ thời điểm chậm thanh toán.
Quá … tháng kể từ thời điểm thanh toán mà bên B không tiến hành thanh toán đủ … % giá trị hợp đồng trước đó thì bên A có quyền tạm hoãn việc thực hiện hợp đồng.
Điều 7. Trách nhiệm của các bên
7.1. Trách nhiệm của bên A
a) Cung cấp dịch vụ nấu ăn theo Điều 1 của Hợp đồng này đúng thời hạn quy định;
b) Dọn dẹp vệ sinh sạch sẽ khu vực nấu nướng, nhà ăn sau khi học sinh ăn xong;
c) Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho món ăn, có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bên B và bên thứ ba khi có thiệt hại xảy ra về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm;
d) Đảm bảo nguyên liệu rõ nguồn gốc xuất xứ, an toàn, sạch sẽ;
7.2. Trách nhiệm của bên B
a) Thanh toán đầy đủ cho bên A theo đúng thỏa thuận;
b) Cung cấp cho bên A đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị dụng cụ để thực hiện công việc;
c) Phối hợp bên A triển khai việc đảm bảo trật tự, đôn đốc học sinh đi ăn đúng giờ quy định;
d) Yêu cầu bên A thực hiện công việc đúng thỏa thuận trong hợp đồng;
e) Bồi thường thiệt hại do lỗi bên A gây ra và chấm dứt hợp đồng theo quy định tại hợp đồng này.
Điều 8. Phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại
1. Trường hợp bên B vi phạm nghĩa vụ thanh toán thì phải chịu phạt bằng …% giá trị hợp đồng vi phạm;
2. Bên B vi phạm quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm bị phạt …% giá trị bị vi phạm;
3. Bên nào có hành vi vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm có trách nhiệm khắc phục mọi thiệt hại xảy ra và có nghĩa vụ bồi thường cho bên còn lại bằng … Đồng
4. Trường hợp vì sự kiện bất khả kháng hay trở ngại khách quan (thiên tai, dịch bệnh,…) theo quy định của pháp luật khiến một trong các bên không thể thực hiện theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng thì không được coi là vi phạm hợp đồng và không phải chịu phạt vi phạm.
Điều 9 Rủi ro và bất khả kháng
1. Trường hợp để xảy ra rủi ro, hậu quả không đáng có trong quá trình thực hiện hợp đồng thì các bên tiến hành xác định lỗi bằng việc thành lập hội đồng kiểm tra bao gồm … thành viên: Ông…./Bà…..
Kết quả hội đồng là kết quả cuối cũng xác định bên phải chịu trách nhiệm trong trường hợp này. Quá trình xác định lỗi, bên … có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ đối với bên thứ ba và được bồi hoàn lại (nếu có) sau khi có kết quả của Hội đồng
2. Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra mang tính chất khách quan và nằm ngoài tầm kiểm soát của các bên như động đất, bão lụt, lốc, sóng thần, lở đất, hỏa hoạn, chiến tranh hoặc nguy cơ xảy ra chiến tranh….và các thảm họa khác chưa lường hết được , sự thay đổi chính sách hoặc ngăn cấm của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam
3. Trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng các bên có nghĩa vụ thông báo ngay cho bên còn lại được biết để tìm hướng giải quyết
4. Bên bị thiệt hại do sự kiện bất khả kháng có nghĩa vụ áp dụng các biện pháp cần thiết để hạn chế tối đa hậu quả có thể xảy ra.
Điều 10. Chấm dứt hợp đồng
Hợp đồng được ký kết giữa các bên chấm dứt khi thuộc một trong các trường hợp sau:
1. Các bên đã hoàn thành nghĩa vụ của mình và không có bất kỳ thỏa thuận nào khác
2. Theo thỏa thuận của các bên;
3. Một trong các bên vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ của hợp đồng và bên còn lại gửi thông báo đơn phương chấm dứt hợp đồng;
4. Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Điều 11. Giải quyết tranh chấp
Trong quá trình thực hiện hợp đồng nếu xảy ra tranh chấp các bên sẽ tiến hành giải quyết tranh chấp bằng phương thức thương lượng trong thời hạn …. kể từ ngày tranh chấp phát sinh. Nếu không thể giải quyết bằng thương lượng, một trong các bên có thể đưa ra giải quyết tại Tòa án có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Điều 12. Hiệu lực thi hành
1. Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày …………………………………
2. Hợp đồng gồm….trang và được lập thành …. bản có giá trị pháp lý như nhau, mỗi Bên giữ … bản
…………., Ngày….. tháng…. năm….BÊN A
(Ký, ghi rõ họ tên)BÊN B
(Ký, ghi rõ họ tên)
7. Mẫu Hợp đồng thuê khoán bếp
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————————
HỢP ĐỒNG THUÊ KHOÁN BẾP
Số:………./HĐTKB
– Căn cứ vào Bộ luật Dân sự 2015;
– Căn cứ Luật thương mại 2005;
– Căn cứ Luật An toàn thực phẩm 2010;
– Căn cứ Nghị định 115/2018/NĐ-CP;
– Căn cứ Nghị định 15/2018/NĐ-CP;
– Căn cứ Văn bản hợp nhất 02/VBHN-BYT;
– Căn cứ thỏa thuận của các bên.
Hôm nay, ngày ……. tháng ……. năm ….., Tại…………………………………………………………………………
Chúng tôi gồm có:
BÊN A (BÊN THUÊ):
Địa chỉ:………………………………………………………………………………………………………………………..
Điện thoại: ………………………………………………………………………………………………………………….
Fax: …………………………………………………………………………………………………………………………..
GPĐKKD số: …………………………………………. cấp ngày ….. tháng …. năm …………..
Tại: ……………………………………………………………………………………………………………………………
Người đại diện: ………………………………………. Sinh năm: ………………………………………………..
Chức vụ: …………………………………………………………………………………………………………………..
CMND số: ………………………………… Ngày cấp …………………………….. Nơi cấp ………………….
BÊN B (BÊN ĐƯỢC THUÊ):
Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………………………………….
Điện thoại: ………………………………………………………………………………………………………………….
Số tài khoản: ……………………………………………………… tại Ngân hàng ………………………………..
CMND:………………………………………………………………. Ngày cấp:………………………………………..
Sau khi cùng nhau thỏa thuận, hai bên thống nhất nội dung hợp đồng như sau:
Điều 1. Thỏa thuận của các bên
1. Bên A thuê khoán bên B thực hiện các công việc của bếp ăn (lên thực đơn, nấu ăn, dọn dẹp…) và bên B có nghĩa vụ chuẩn bị đầy đủ nguyên vật liệu để hoàn thành các công việc được giao theo đúng thời hạn thỏa thuận. Các công việc cụ thể được hai bên bàn giao trong phụ lục … của Hợp đồng này.
2. Địa điểm làm việc:………..
Điều 2. Tiến độ thực hiện công việc
1. Bên A yêu cầu bên B thực hiện công việc quy định tại Điều 1 Hợp đồng này nhanh chóng, khẩn trương trong thời gian …. ngày, từ ngày……đến ngày……. bên B phải hoàn thành xong.
2. Trong quá trình thực hiện công việc bên B có nghĩa vụ báo cáo tiến độ công việc hoàn thành hàng ngày/hàng tuần cho bên A vào ngày …/…/…
Trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng, khách quan phải tạm hoãn việc thực hiện công việc thì phải thông báo ngay cho bên A trong thời hạn … ngày kể từ ngày tạm hoãn
3. Trong quá trình thực hiện hợp đồng nếu có bất kì vấn đề nào phát sinh, chưa rõ phải thông báo ngay cho bên A được biết
Điều 3. Thù lao và phương thức thanh toán
1. Tổng thù lao:…….VNĐ
2. Hình thức thanh toán: thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt hoặc qua tài khoản ngân hàng do bên B cung cấp trong hợp đồng này
3. Phương thức thanh toán: Tiền thù lao được thanh toán thành 2 đợt
Đợt 1: Bên A sẽ thanh toán trước cho bên B số tiền là…..VNĐ để thực hiện công việc từ ngày …..
Đợt 2: Bên A sẽ thanh toán cho Bên B khoản thù lao còn lại sau khi hoàn thành công việc theo hợp đồng.
4. Trường hợp bên A không thanh toán đầy đủ và đúng hạn cho bên B thì bên A phải chịu lãi suất chậm chả mức 20%/năm đối với khoản tiền chậm trả.
Quá … ngày bên A vẫn chưa thực hiện nghĩa vụ thanh toán bên B có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng và bên A phải bồi thường cho bên B khoản tiền bằng…. giá trị hợp đồng
Điều 4. Quyền và nghĩa vụ của Bên A
1. Cung cấp các thông tin, tài liệu liên quan đến việc thực hiện công việc tại Điều 1 của Hợp đồng này cho bên B;
2. Thanh toán đầy đủ tiền thù lao theo như thỏa thuận trong hợp đồng;
3. Kiểm tra tiến độ, chất lượng thực hiện công việc của bên B;
4. Yêu cầu bên B hoàn thành công việc đúng thỏa thuận trong hợp đồng và bồi thường thiệt hại (nếu có) do lỗi bên B
5. Đơn phương chấm dứt hợp đồng theo quy định tại Hợp đồng này;
6. Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và hợp đồng này.
Điều 5. Quyền và nghĩa vụ của Bên B
1. Nghĩa vụ thực hiện công việc được giao khoán đảm bảo đúng tiến độ theo thỏa thuận của các bên;
2. Yêu cầu bên A cung cấp các thông tin, tài liệu phục vụ cho việc thực hiện thỏa thuận trong hợp đồng;
3. Yêu cầu Bên A thanh toán đủ tiền thù lao theo đúng thỏa thuận;
4. Bảo quản, giữ gìn bếp ăn như thời điểm bàn giao, trường hợp làm hư hỏng, thiệt hại thì phải bồi thường;
5. Thông báo cho bên A khi có các vấn đề phát sinh, tuân thủ theo sự chỉ đạo, giám sát của bên A;
6. Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và hợp đồng này.
Điều 6. Trách nhiệm khi vi phạm hợp đồng
1. Trường hợp một trong các bên vi phạm bất kỳ điều khoản nào đã thỏa thuận trong hợp đồng thì bên vi phạm sẽ chịu một khoản tiền phạt 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, nếu có thiệt hại xảy ra bên vi phạm có nghĩa vụ khắc phục mọi thiệt hại bằng chi phí của mình
2. Bên vi phạm hợp đồng có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại trên thực tế cho bên bị vi phạm và một khoản tiền bằng …
Điều 7. Trách nhiệm an toàn thực phẩm đối với bếp ăn
1. Trong quá trình thực hiện hợp đồng bên B có nghĩa vụ đảm bảo và thực hiện đúng các quy định vệ sinh an toàn thực phẩm;
2. Mọi hậu quả, thiệt hại xảy ra liên quan đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm của bếp do bên B chịu hoàn toàn trách nhiệm;
3. Trường hợp bên B gây thiệt hại nghiêm trọng ảnh hưởng đến hình ảnh, công việc của bếp ăn thì phải bồi thường cho bên A bằng … giá trị hợp đồng.
Điều 8. Chấm dứt hợp đồng
Hợp đồng được ký kết giữa các bên chấm dứt khi thuộc một trong các trường hợp sau:
1. Các bên đã hoàn thành nghĩa vụ của mình và không có bất kỳ thỏa thuận nào khác
2. Theo thỏa thuận của các bên
3. Trường hợp một bên đơn phương chấm dứt hợp đồng thì phải thông báo ngay cho bên còn lại biết về việc chấm dứt hợp đồng và phải bồi thường thiệt hại cho bên còn lại bằng 50% giá trị hợp đồng.
4. Trường hợp khác theo quy định của pháp luật
Điều 9. Điều khoản chung
1. Trong quá trình thực hiện hợp đồng nếu xảy ra tranh chấp các bên sẽ tiến hành giải quyết tranh chấp bằng phương thức hòa giải trong thời hạn 1 tháng kể từ ngày tranh chấp phát sinh. Nếu không thể giải quyết bằng hòa giải, tranh chấp sẽ được đưa ra giải quyết tại Tòa án;
2. Hợp đồng được lập trên cơ sở tự nguyện, không gượng ép, lừa dối, các bên cam kết thực hiện đầy đủ, nghiêm chỉnh hợp đồng nếu không sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm;
3. Trong quá trình thực hiện hợp đồng nếu có vấn đề phát sinh mà chưa được thỏa thuận, các bên muốn sửa đổi hợp đồng thì phải thông báo cho bên còn lại và hai bên tiến hành thỏa thuận các điều khoản sửa đổi, bổ sung đưa vào phụ lục hợp đồng;
Nghiêm cấm hành vi tự ý sửa đổi, bổ sung hợp đồng khi chưa được sự đồng ý của bên còn lại nếu không bồi thường bên còn lại bằng … giá trị hợp đồng.
Điều 10. Hiệu lực hợp đồng
1. Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày …………………………………
2. Hợp đồng gồm….trang và được lập thành …. bản có giá trị pháp lý như nhau, mỗi Bên giữ … bản.
………………., ngày…..tháng…..năm……..BÊN A
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)BÊN B
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
8. Mẫu hợp đồng thuê nhân viên nấu ăn
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh Phúc
……,ngày …..tháng……năm…….
HỢP ĐỒNG THUÊ NHÂN VIÊN NẤU ĂN
Số:……./HĐTNVNA
-Căn cứ Luật Lao Động của nước CHXHCN Việt Nam năm 2012;
-Căn cứ Luật dân sự của nước CHXHCN Việt Nam kí ngày 24 tháng 1 năm 2015;
-Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ cũng như khả năng của hai bên
Hôm nay ngày ….. tháng…..năm….., tại địa chỉ…………., chúng tôi bao gồm:
Bên A: Công ty cổ phần Thương mại dịch vụ A (Người sử dụng lao động)
Địa chỉ:
Điện thoại: ……………………………. Fax…………………………….
Mã số thuế: ………………………………………………………………..
Đại diện pháp luật : Nguyễn Thị C
Chức vụ: Chủ tịch hội đồng quản trị
Số tài khoản:………………………………………………………………………………..
Ngân hàng:………………………………………………………………………………….
Bên B: Nguyễn văn B (Người lao động)
Năm sinh:……………………………………………………………………………………………..
CMND:………………………Ngày cấp:………………………Nơi cấp:…………………………..
Thường Trú:………………………………………………………………………………………….
Điện thoại: ……………………………….
Số tài khoản:………………………………………………………………………………..
Ngân hàng:………………………………………………………………………………….
Cùng bàn bạc thống nhất đưa ra các thỏa thuận sau đây:
Điều 1: Nội dung thỏa thuận
-Bên A sẽ thuê Bên B làm nhân viên nấu ăn:
+ Tại địa điểm…..
+Thời gian:…..
+ Công việc:…..
+Nấu ăn cho…..người
Điều 2. Phạm vi công việc
Bên B sẽ thực hiện trong phạm vi công việc:
– Nhận thực phẩm hàng ngày và chuẩn bị nguyên liệu, thành phần món ăn theo công thức
– Thực hiện hoạt động chế biến thức ăn & phục vụ thức ăn cho CBCNV trong công ty.
– Tuân thủ quy định về Vệ sinh an toàn thực phẩm và giữ gìn vệ sinh khu vực bếp.
– Kiểm kê hàng hóa, nguyên liệu, bảo quản các công cụ, dụng cụ và thiết bị trong bếp
-Đảm bảo định lượng, chất lượng món ăn & xây dựng thực đơn phù hợp với yêu cầu
-Đảm bảo tiêu hao vật chất ở mức thấp nhất, đạt hiệu quả theo tiêu chuẩn công ty
-Thực hiện công tác quản lý môi trường & phòng chống cháy nổ tại khu vực nhà bếp.
-Theo dõi, thực hiện việc sử dụng, bảo quản tài sản, công cụ của bộ phận.
-Thực hiện các công việc khác theo sự phân công
Bên B phải đảm bảo thực hiện đúng những yêu cầu trên. Nếu bên B không tuân thủ mà gây ra thiệt hại cho bên A thì phải bồi thường thiệt hại dựa trên mức độ sự việc và trong phạm vi gây trực tiếp thiệt hại lên A. Theo mức độ thiệt hại, bên A sẽ ra quyết định chấm dứt việc thưc hiện hợp đồng với bên B.
Điều 3. Yêu cầu công việc
– Tốt nghiệp trung cấp trở lên hoặc có chứng chỉ nghề.
– Đam mê nấu ăn
– Chăm chỉ, năng động và có tinh thần làm việc nhóm
Điều 4. Thời hạn hợp đồng
– Ông : Nguyễn Văn B làm việc theo loại hợp đồng lao động có thời hạn 3 năm từ ngày……tháng……năm…….đến ngày…….tháng….…năm……….
Điều 5. Thử việc
– Thử việc: …..tháng từ ngày…….tháng…..…năm……..đến ngày….…tháng……năm……
-Mức lương thử việc: Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.
–Được trang bị máy móc thiết bị văn phòng tại nơi làm việc.
– Địa điểm làm việc :……………………………………………………
– Chức vụ : Nhân viên nấu ăn
Trong thời gian thử việc, bên B có nghĩa vụ phải thực hiện nghiêm chỉnh nội quy công ty, hoàn thành tốt công việc được giao. Tùy vào kết quả công việc được giao mà bên A có thể kéo dài hoặc rút ngắn thời gian thử việc không quá ….. ngày. Qua thời gian thử việc mà bên B vẫn không đáp ứng được nhu cầu công việc của bên A thì bên A có quyền chấm dứt hợp đồng và trả lương tháng thử việc cho bên B.
Điều 6. Chế độ làm việc
-Thời gian làm việc: Làm việc 08 tiếng/ngày công- ca gãy hoặc ca thẳng.
-Nghỉ : 04 ngày/ tháng đối với tháng có 29 và 30 ngày, 05 ngày/ tháng đối với tháng có 31 ngày. Còn đối với trường hợp:
+ Nếu trong một tháng mà không nghỉ đủ số ngày quy định thì sẽ được nghỉ bù sang tháng sau.
+ Nghỉ quá số ngày quy định thì sẽ được trừ vào lương cơ bản số ngày nghỉ quá quy định.
-Chế độ nghỉ ngơi, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương hai bên sẽ thỏa thuận và theo quy định của pháp luật hiện hành.
Điều 7. Chế độ lương, thưởng
-Mức lương cơ bản: …. VNĐ/tháng.
– Phụ cấp trách nhiệm: ….. VNĐ/tháng
– Phụ cấp hiệu suất công việc:
– Lương hiệu quả: Theo quy định của phòng ban, công ty.
– Công tác phí: Hưởng theo quy định của công ty.
– Hình thức trả lương: Trả lương vào mùng 10 hàng tháng qua tài khoản ngân hàng Vietcombank. Nếu ngày 10 vào đúng ngày cuối tuần thì bên sẽ được trả vào ngày thứ hai của tuần kế tiếp.
-Trong trường hợp bất khả kháng, công ty phải ngừng vận hành và không đủ tiền chi trả lương. Thì tiền lương sẽ được trả sau….. ngày hoạt động lại. Quá thời hạn …. ngày thì công ty sẽ phải thanh toán lương và phí chậm trả được tính toán bằng cách áp dụng lãi suất hàng năm của ngân hàng là ….% trên khoản lương chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả.
Điều 8. Chế độ Bảo hiểm
-Theo quy định của Pháp luật về lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế.
Điều 9. An toàn lao động
-Bên B phải có ý thức về an toàn lao động
-Mọi rủi ro trong giờ làm việc do lỗi của bên B và ngoài giờ làm việc do bên B gây ra phải tự chịu hoàn toàn trách nhiệm.
-Những rủi ro khác do sự điều động của bên A gây ra thì bên A phải chịu toàn bộ trách nhiệm
Điều 10. Quyền lợi và nghĩa vụ của bên B
1. Quyền lợi của bên B
-Bên B được hưởng các nghiệp vụ chuyên môn của vị trí đảm nhiệm, được làm việc thực tế với các kĩ năng cần thiết của công việc.
-Được thanh toán lương đầy đủ
-Được hưởng các chế độ theo Luật lao động quy định
-Được đơn phương chấm dứt hợp đồng theo quy định của pháp luật
-Bồi thường vi phạm và vật chất trong trường hợp làm hỏng, mất, lấy cắp công cụ dụng cụ, tài sản công ty giao và tài sản chung của công ty.
-Khi muốn nghỉ ngoài giờ quy định bên B phải báo trước ít nhất 3 ngày và có đầy đủ lí do bất khả kháng thì Bên A sẽ thanh toán đầy đủ lương tháng cuối cùng cho bên B
2. Nghĩa vụ của bên B
-Đảm bảo hoàn thành công việc được giao trong quá trình làm việc
-Chấp hành theo sự sắp xếp của cấp trên, thực hiện nghiêm chỉnh quy định của công ty
Điều 11.Quyền hạn và nghĩa vụ của bên A
1.Quyền hạn của bên A
-Điều hành bên B hoàn thành công việc theo hợp đồng( bố trí, điều chuyển, tạm ngưng công việc)
-Tạm hoãn, chấm dứt hợp đồng theo quy định của pháp luật, thỏa ước lao động và nội quy lao động của doanh nghiệp.
-Có quyền đòi bồi thường, khiếu nại với cơ quan liên đới để bảo vệ quyền lợi của mình nếu người lao động vi phạm Pháp luật hay các điều khoản của hợp đồng này.
2.Nghĩa vụ của bên A
-Đảm bảo thực hiện đầy đủ chế độ như đã cam kết trong hợp đồng với bên B
-Tạo điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất, chuyên môn nghiệp vụ về vị trí công việc của bên B.
Điều 12. Chấm dứt hợp đồng
-Khi hết thời hạn hợp đồng
– Bên A được quyền chấm dứt HĐLĐ trước thời hạn đối với Bên B có kết quả đánh giá hiệu suất công việc dưới mức quy định trong 03 tháng liên tục.
-Khi bên B muốn chấm dứt hợp đồng này, thì bên B phải báo trước bằng văn bản cho bên A ít nhất 30 ngày theo quy định của công ty hoặc được sự đồng ý của ban giám đốc công ty. Các trường hợp nghỉ việc không theo quy định bên A sẽ không chịu trách nhiệm thanh toán tháng lương làm việc cuối cùng.
Điều 13. Giải quyết tranh chấp
Khi hai bên xảy ra tranh chấp thì sẽ ưu tiên giải quyết tranh chấp bằng thương lượng. Việc trao đổi, thương lượng này được thực hiện ….lần và phải được lập thành văn bản. Nếu sau… lần tổ chức trao đổi, thương lượng mà hai bên không thỏa thuận giải quyết được tranh chấp, một bên hoặc cả hai bên có quyền đưa tranh chấp ra Tòa án có thẩm quyền để giải quyết theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự. Mọi chi phí phát sinh giải quyết tranh chấp sẽ do hai bên thỏa thuận chi trả.
Điều 14. Điều khoản thi hành
-Những vấn đề lao động không ghi trong hợp đồng này thì áp dụng theo nội quy lao động và quy chế lương thương của công ty
-Hợp đồng được lập tại văn phòng công ty và được lập thành 02(hai) bản có giá trị pháp lí như nhau, mỗi bên giữ 01( một) bản và có hiệu lực tư ngày…. tháng….năm….
Bên A kí tênBên B kí tên
DỊCH VỤ SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG CHỈ 500 NGÀN ĐỒNG
TƯ VẤN MIỄN PHÍ –> GỌI NGAY 1900.0191
Tham khảo thêm:
DỊCH VỤ TƯ VẤN SOẠN HỢP ĐỒNG TRỌN GÓI CHỈ
500.000
đ
(Giao kết quả ngay lập tức sau 24h)
— Liên hệ: 1900.0191 —
CÁC LOẠI HỢP ĐỒNGThời gian hoàn thànhHợp đồng kinh tế, thương mại24hHợp đồng mua bán hàng hóa24hHợp đồng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa24hHợp đồng mua bán nguyên liệu/xăng dầu/khí đốt24hHợp đồng mua bán lâm sản/hải sản/thủy sản/nông sản24hHợp đồng kinh doanh thương mại quốc tế24hHợp đồng gia công/đặt hàng24hHợp đồng lắp đặt24hHợp đồng quảng cáo/marketing/PR24hHợp đồng vận tải/vận chuyển24hHợp đồng dịch vụ24hHợp đồng tư vấn thiết kế24hHợp đồng thuê khoán24hHợp đồng thầu/đấu thầu24hHợp đồng xây dựng/thi công24hHợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất24hHợp đồng chuyển nhượng căn hộ/nhà ở/thửa đất/dự án24hHợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất24hHợp đồng thuê đất/nhà ở/mặt bằng24hHợp đồng thuê xưởng/khu công nghiệp/kho bãi24hHợp đồng góp vốn/tài sản24hHợp đồng chuyển nhượng vốn/cổ phần24hHợp đồng thuê mượn tài sản24hHợp đồng thuê thiết bị/dụng cụ24hHợp đồng thỏa thuận cho vay tiền24hHợp đồng liên doanh/liên danh24hHợp đồng hợp tác kinh doanh 2 bên24hHợp đồng hợp tác kinh doanh 3 bên24hHợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp24hHợp đồng chuyển giao công nghệ24hHợp đồng chuyển nhượng mô hình kinh doanh24hHợp đồng nhượng quyền thương hiệu24hHợp đồng đại diện hình ảnh24hHợp đồng quản lý ca sĩ/người mẫu24hHợp đồng ủy thác xuất nhập khẩu24hHợp đồng đầu tư24hHợp đồng đại lý/đại lý độc quyền24hHợp đồng lao động24hHợp đồng giáo dục/đào tạo24hHợp đồng tài trợ/ký quỹ24hHợp đồng đặt cọc24hHợp đồng ủy quyền24h…24h
Kho mẫu hợp đồng của chúng tôi luôn được cập nhật những mẫu Hợp đồng chi tiết, đầy đủ nhất. Tất cả các loại hợp đồng kinh tế; hợp đồng dân sự; hợp đồng thương mại; hợp đồng mua bán; hợp đồng dịch vụ; hợp đồng kinh doanh đều được xây dựng dựa trên các quy định về hợp đồng mới nhất căn cứ vào những điều chỉnh của Luật Thương mại, Luật Dân sự, Luật Doanh nghiệp tại từng thời kỳ.
Dựa trên nguyên tắc trung thực, thiện chí và tôn trọng thỏa thuận của các bên nằm trong hành lang pháp luật cho phép. Chúng tôi sẽ đảm bảo tính pháp lý cao nhất cho mỗi hợp đồng, có thể sử dụng làm căn cứ giải quyết mọi tranh chấp sau này và tham gia các thủ tục hành chính, khởi kiện, điều tra hợp pháp.
Với nguyên tắc nhanh chóng, chính xác, thuận tiện, chúng tôi đáp ứng được mọi nhu cầu dù khó khăn nhất từ phía khách hàng. Hãy liên hệ ngay để nhận được ưu đãi khi đặt Dịch vụ soạn Hợp đồng qua Hotline 1900.0191.
Dịch vụ Hợp đồng khác của Công ty Luật LVN
Bên cạnh dịch vụ soạn thảo Hợp đồng, để bảo vệ cho khách hàng mọi lúc mọi nơi trên những hợp đồng đã được ký kết, chúng tôi cung cấp các dịch vụ như kiểm tra, đánh giá hợp đồng; tùy chỉnh điều khoản theo yêu cầu thực tế; giải quyết các tranh chấp về hợp đồng; tư vấn xử lý vi phạm hợp đồng và hàng loạt những vướng mắc khác.
- Rà soát nội dung của hợp đồng;
- Phân loại hợp đồng;
- Làm rõ bản chất, mục đích, ý nghĩa, đặc điểm của các loại hợp đồng;
- Tư vấn đàm phán hợp đồng;
- Giải quyết tranh chấp hợp đồng;
- Giải quyết thanh lý hợp đồng và thu hồi công nợ;
- Xây dựng hệ thống hợp đồng mẫu nội bộ;
- Tư vấn cập nhật pháp luật về hợp đồng;
- Bổ sung Phụ lục Hợp đồng;
- Các vấn đề liên quan tới hóa đơn, thuế, giấy phép;
Mọi yêu cầu xin gửi về hòm thư: [email protected] hoặc liên hệ trực tiếp Hotline: 1900.0191 để được chúng tôi hỗ trợ.
Với thời gian tiếp nhận là 24/7, phục vụ khách hàng là hạnh phúc của chúng tôi.
Xin trân trọng cảm ơn!