Mẫu Đông Cuông – Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn – Trưởng Quản Sơn Lâm Sơn Trang – Oản nghệ thuật
Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn sắc phong Lê Mại Đại Vương, Bạch Anh Công Chúa, ngoài ra bà còn là Đệ Nhất Tổ Mường – Trưởng Quản Sơn Lâm Sơn Trang. Bà là vị thánh cai quản tam thập lục động, thập nhị tiên nàng, bát bộ sơn trang. Trong tòa Sơn trang chia ra làm tam tòa gồm: 12 chốn Mán, 12 chốn Mường, 12 chốn man di Thổ tộc. Do đó mới gọi là tam thập lục động sơn lâm sơn trang, và 82 cửa rừng, 72 cửa biển, bát bộ sơn trang (8 tướng trai), thập nhị bộ tiên nàng (12 tướng gái)
1.Thần tích Mẫu Đông Cuông – Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn
Mẫu Thượng Ngàn còn gọi là Mẫu Đệ Nhị hay Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn bởi Mẫu đứng thứ hai trong Tam Tòa Thánh Mẫu.
Mẫu Thượng Ngàn có rất nhiều tên gọi như: Diệu Tín Thiền sư, Lê Mại Đại Vương, Đông Cuông Công chúa, Lâm Cung Thánh mẫu, Mẫu Đệ nhị Nhạc Phủ, Sơn Tinh công chúa…
Mẫu Thượng Ngàn được thờ chủ yếu tại vùng rừng núi. Có thể nói, ở đâu có rừng núi thì ở đó có đền thờ Mẫu Thượng Ngàn. Có ba nơi được coi là nơi thờ chính là Bắc Lệ (Lạng Sơn), Suối Mỡ (Bắc Giang) và Đông Cuông (Yên Bái). Tuy vậy, ba nơi này lại lưu giữ những truyền thuyết có phần khác nhau về Mẫu Thượng Ngàn.
Trong các ngôi đền thờ chính của Mẫu Thượng Ngàn như: Đền Đông Cuông, đền Suối Mỡ, Đền Công Đồng Bắc Lệ thì Đền Đông Cuông là nơi Mẫu được vua Lê sắc phong Lê Mại Đại Vương. Nếu đặt trong tương quan so sánh với đền Bắc Lệ và Suối Mỡ thì đền Đông Cuông có vị trí quan trọng nhất, là nơi thờ chính Mẫu Thượng ngàn.
Căn cứ theo truyền thuyết và các bản văn chầu thì đền Bắc Lệ chính là nơi Lâm Cung Thánh Mẫu hiển linh, âm phù; đền Suối Mỡ là thắng tích lưu lại dấu vết bà tu tiên luyện đạo, còn đền Đông Cuông (Yên Bái) là nơi bà giáng sinh và ngự.
Dưới đây là các thần tích về Mẫu Thượng Ngàn:
Thần tích Mẫu Thượng Ngàn tại đền Suối Mỡ
Mẫu Thượng Ngàn được thờ ở Suối Mỡ là Mỵ Nương Quế Hoa công chúa, con của Vua Hùng Định Vương và hoàng hậu An Nương.Theo sự tích khi sinh bà ra, Hoàng Hậu đau quá phải vịn vào cành quế mới sinh hạ được bà nên Vua Hùng Vương mới đặt tên cho bà là Quế Hoa công chúa. Lớn lên, Quế Hoa luôn nhớ thương mẹ nên đã đi vào rừng sâu để tìm dấu vết người mẹ hiền. Nàng được tiên ông ban cho phép thuật nên đã cùng 12 thị nữ ra sức tu tiên luyện đạo, cứu giúp dân lành. Khi nhân dân các bản mường đã có cuộc sống no ấm, Mỵ Nương Quế Hoa cùng 12 thị nữ bay về trời trên đám mây ngũ sắc.
Tại khu du lịch tâm linh Suối Mỡ có 3 ngôi đền đều là nơi thờ của Quế Hoa Công Chúa: Đền Hạ – còn gọi là đền Công Đồng Suối Mỡ, đền Trung và đền Thượng
Thần tích Mẫu Thượng Ngàn ở đền Bắc Lệ
Ở đền Bắc Lệ lại lưu truyền câu chuyện Mẫu Thượng ngàn là công chúa La Bình. La Bình Công chúa là con gái của Sơn Tinh (tức Tản Viên Sơn Thánh) và Mỵ Nương. Tức La Bình là cháu ngoại của Vua Hùng. Lúc còn nhỏ, La Bình thường được cha cho đi cùng, đến khắp mọi nơi, từ miền núi non hang động đến miền trung du đồi bãi trập trùng để dậy dân săn bắn, chăn nuôi, trồng cây, cấy lúa, làm nhà, làm thuốc chữa bệnh… Đó luôn luôn được theo cha như thế nên La Bình cũng học hỏi được rất nhiều điều. Vốn thông minh sáng dạ, lại chăm chỉ thực hành nên việc gì La Bình cũng biết, cũng giỏi. Những khi Sơn Tinh bận việc hay không thể đi khắp những nơi mà dân chúng cần đến thì La Bình thường được cha cho đi thay. Những lần như thế, La Bình luôn tỏ ra là một người đầy bản lĩnh, biết tự chủ trong giao tiếp, lại cũng biết thành thạo trong mọi công việc. Các sơn thần, tù trưởng đặc biệt quý trọng nàng, coi nàng là người đại diện xứng đáng của Sơn Thánh.
Khi Tản Viên và Mỵ Nương, theo lệnh của Ngọc Hoàng Thượng đế trở về trời thành hai vị thánh bất tử thì La Bình cũng được phong là Công chúa Thượng Ngàn, thay cha đảm nhận công việc dưới trần, nghĩa là trông coi tất cả 81 cửa rừng và các miền núi non hang động, các miền trung du đồi bãi trập trùng của nước Nam.
Thần tích Mẫu Thượng Ngàn ở đền Đông Cuông
Theo ghi chép của Lê Quý Đôn trong “Kiến văn tiểu lục” thì ngôi đền Mẫu Đông Cuông ngày nay, trước đây thờ Đông Quang công chúa nổi tiếng anh linh. Đông Quang Công chúa là Lê Thị Kiểm. Bà là vợ của ông Hà Văn Thiên, người Tày Đông Cuông được triều đình giao cho cai quản Đông Cuông. Như vậy, Mẫu Thượng Ngàn nơi đây đã được hình tượng hóa bởi một nhân vật có thật trong lịch sử đó là Đông Quang Công Chúa. Nơi đây, bà Lê Thị Kiểm được hóa thân vào Mẫu Thượng Ngàn. Trong niềm tin tâm linh của những con nhanh đệ tử đạo Mẫu thì đền Đông Cuông có vị trí vô cùng quan trọng, được coi là nơi ngự chính và nơi giáng sinh của Mẫu Thượng ngàn.
Đền Đông Cuông còn có tên là Đền Thần Vệ quốc theo sắc phong của triều đình Nguyễn. Cũng tại nơi đây, vua Lê Thái Tổ đã phong Bà là Lê Mại Đại Vương, sau khi Bà đã phù cho vua Lê đánh giặc.
Như vậy, nếu Mẫu Thượng Ngàn ở Bắc Lệ (Lạng Sơn) là công chúa Quế Hoa, ở Suối Mỡ (Bắc Giang) là Công Chúa La Bình thì ở Đông Cuông, Mẫu Thượng ngàn là Lâm Cung Thánh Mâu vừa là bậc tôi tú anh linh, quyền cao tối thượng vừa gần gũi, bình dị trong hình hài một người vợ, người mẹ trần thế có lai lịch, gốc tích rõ ràng. Đền thờ chính của Mẫu Thượng Ngàn: Đền thờ Mẫu Thượng Ngàn có ở khắp mọi vùng, nơi nào có rừng núi thì đều có đền Mẫu Thượng. Nhưng nổi tiếng bậc nhất vẫn là cụm di tích Đền Đông Cuông, Đền Vọng Đông và Đền Tuần Quán tại Yên Bái (là nơi Mẫu giáng làm con gái nhà tù trưởng họ Cao). Tiếp nữa có Đền Công Đồng Bắc Lệ và Đền Thất Khê tại huyện Hữu Lũng, Lạng Sơn, tương truyền là nơi vua Lê Thái Tổ lập để ghi nhớ công ơn Mẫu giúp vua. Ngoài ra còn có Đền Suối Mỡ thuộc Bắc Giang (xưa thuộc Hà Bắc, là nơi dấu tích của Mẫu khi xưa học đạo), Đền Tam Cờ trên tỉnh Tuyên Quang, Đền Mẫu Thượng thuộc thị xã Lào Cai.
2.Dấu hiệu nhận biết khi Mẫu Đông Cuông về ngự đồng
Trong hầu đồng cổ truyền không bao giờ có tung khăn tam tòa thánh Mẫu, bởi vị ngài đứng đầu trong tín ngưỡng thờ Mẫu. Việc mở khăn ngài được coi là bất kính. Khi hầu đồng thỉnh Mẫu Đông Cuông các cụ chỉ hầu tráng bóng. Mẫu Đông Cuông chỉ về ra tay dấu và làm lễ tấu hương. Riêng mẫu Đệ tam, ngài có dùng hương khai quang.
3.Ý nghĩa của việc đi lễ Đền Mẫu Đông Cuông
Như mọi người đã biết, ông cha ta từ ngàn xưa cho đến tận ngày hôm nay thì truyền thống ” Uống nước nhớ nguồn ” là một nhân phẩm cao quý của người dân Việt Nam . Việc đi lễ đền Mẫu Đông Cuông đối với khách hành hương thập phương, như một sự tưởng nhớ sâu sắc đến công lao của Mẫu Đông Cuông đã có công trạng to lớn bảo vệ và gầy dựng An Nam Đại Việt cho đến ngày hôm nay. Và chúng ta nên gìn giữ truyền thống văn hoá đi lễ đó như một sự biết ơn vô bờ bến cho thế hệ hôm nay và lưu truyền cho các đời sau.
Đối với những người con của Tứ Phủ , thì việc bái yết cửa Mẫu lại càng vô cùng có ý nghĩa . Đi lễ các cung các sở như một thói quen đã in sâu vào tiềm thức của những người “sinh dương thế mà số hệ thiên cung”. Về với cửa Mẫu cũng như đi về với gia đình vốn có trong tiềm thức của người “Căn Số “. Mọi người sẽ cảm giác như mình được chạm đến gốc rễ nguồn cội vốn có của mình. Đối với những người căn cao số nặng thì việc chiêm bái cửa cha cửa mẹ để “cha biết mặt mẹ biết tên ” giống như một cách thể hiện sự khao khát được tiên cung tiên thánh đề tâm xếp nếp để mở tâm mở đạo, tinh tấn sáng suốt trên con đường tu đạo của mình . Các bạn dù có là bất cứ ai, nhưng nếu đều mang trên mình dòng máu Lạc Hồng thì đừng bao giờ quên những Thánh Nhân cũng đã từng hy sinh hạnh phúc,hy sinh thân mình để có được một đất nước Việt Nam hùng cường với bề dầy lịch sử 4000 năm của chúng ta như ngày hôm nay nhé!
4.Kinh nghiệm đi lễ đền Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn – Đền Đông Cuông:
Địa chỉ và phương tiện đi lại đến đền Mẫu Đông Cuông:
Đường đi đến di tích: Cách trung tâm tỉnh lỵ Yên Bái về phía Tây Bắc 52 km, cách huyện lỵ Văn Yên 18 km về phía Tây Bắc và cách ga Trái Hút 4 km về phía Tây Nam. Đường đi đến Di tích đều rải nhựa, bê tông. Phương tiện du khách đi bằng ô tô, xe máy đến di tích khá thuận lợi.
Ngày Tiệc Mẫu Đông Cuông vào ngày bao nhiêu ?
Ngày tiệc Mẫu Đông Cuông – Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn là vào ngày Mão Đầu 01/02 âm lịch ( Ngày Mão đầu tiên trong năm).
-
Kinh nghiệm chọn đồ lễ khi đi lễ đền Mẫu Đông Cuông ?
Quý du khách có thể tùy tâm thành lễ, nhưng cơ bản một mâm lễ bao gồm hoa tươi, quả, bánh trái và văn sớ, những thứ này quý khách hoàn toàn có tự chuẩn bị sắm sửa từ nhà. Nếu không tiện mang từ nhà đi, quý khách có thể mua ở các sạp hạng phía cổng các di tích, tuy nhiên mức giá có phần cao hơn một chút. Ngoài các đồ lễ trên, tùy từng du khách có thể chuẩn bị thêm xôi, giò , gà luộc, một số du khách sẽ chuẩn bị thêm một chút tiền lẻ, tiền dầu nhang … bổ sung cho mâm lễ thêm tố hảo. Tất nhiên căn bản vẫn tùy tâm và tùy từng khả năng của du khách, tất cả đều trên lòng thành tâm của du khách Phật Mẫu sẽ chứng tâm cho lòng thành của quý khách.
Tuy nhiên Quý khách lưu ý, chuẩn bị sớ đủ ba lá đại diện cho Tam phủ trong tín ngưỡng thờ Mẫu. Ngoài ra nếu đi đến các đền phủ khác thì tùy từng thánh bản đền thờ phụng mà quý khách có thể viết các lá sớ riêng để thỉnh tới từng cửa thánh.
Ngoài ra quý khách có thể chọn những sản phẩm oản của ONT ĐH với rất nhiều mẫu mã và các thiết kế độc nhất.
ảnh sp
Đặc biệt đến với ONTDH bạn có thể đặt thiết kế riêng cho đồ lễ dâng cúng Mẫu Đông Cuông
. Liên hệ…
ảnh sp.
-
Đi lễ đền Mẫu Đông Cuông Cầu Xin Gì ?
Đền thờ vốn là chốn linh thiêng, là nơi thờ tụng vì vậy bạn nhất định phải ăn mặc lịch sự, kín đáo. Khi đi lễ đền chúng ta nên cầu xin Mẫu Đông Cuông phù hộ cho quốc thái dân an, gia đạo bình an khỏe mạnh, tâm hồn luôn sáng và thiện lành, con cái thông minh học giỏi, gia đình hưng vượng an lạc, công việc hanh thông và thiện duyên… tiếp đến là nguyện hồi hướng công đức cho người đã khuất và các chúng sinh ở thế giới bên kia được siêu thoát.
7.Một số đền phủ khác có thờ Mẫu Đông Cuông – Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn trên toàn quốc
Đền Suối Mỡ Bắc Giang: Lục Nam, Bắc Giang.
Đền Bắc Lệ Lạng Sơn: thuộc xã Tân Thành, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn
8.Văn khấn Cô Chín Mẫu Đông Cuông:
Con nam mô A Di Đà Phật (3 lần)
Cọn lậy 9 phương trời, 10 phương chư Phật, chư Phật 10 phương ( 3 lần )
Con lậy :
Tam Vị Vua Cha
Tam Toà Thánh Mẫu
Đức Ông Trần Triều
Lục Bộ Nhà Trần
Hội Đồng Thánh Chúa
Tứ Phủ Vương Quan
Tứ Phủ Chầu Bà
Tứ Phủ Ông Hoàng
Tứ Phủ Thánh Cô
Tứ Phủ Thánh Cậu
Các Quan Hạ Ban
Ngày hôm nay là ngày …. tháng…. năm , tín chủ họ ….. lễ mỏng lòng thành dâng lên …..
Chúng con mang miệng đến tâu mang đầu đến vọng cúi xin Mẫu phù hộ cho quốc thái dân an mưa thuận gió hoà, bách gia trăm họ được bách bệnh tiêu tán vạn bệnh tiêu trừ. Con xin cho các tướng lĩnh chết trận nhiều đời nhiều kiếp qua các triều đại và các vong linh anh hùng liệt sỹ trên mọi miền đất nước sớm được siêu thoát. Con xin cho tất cả lính ghế tứ phủ được mở tâm mở đạo, giác ngộ, đi đúng đường đời đường đạo để tu tâm, tích đức, hoằng dương đạo pháp. Con xin cho cửu huyền thất tổ ba bề bốn bên dòng họ ….. (nội ngoại hai bên), xin cho các bà cô ông mãnh, các chân linh mất mộ, chết bé và các ún tiểu thai nhi giọt máu đào dòng họ…. sớm được siêu thoát.
Tín chủ họ ….. xin Mẫu gia hộ cho gia đình chúng con được bình an vô sự, nước chảy một dòng thuyền về một bến, trong ấm ngoài êm trên bền dưới chặt, cho con xin có các ún tiểu nhà con được thông minh lanh lợi, hay ăn chóng lớn học hành giỏi giang.
( xin gì kêu thêm…)
Sám hối Mẫu, chúng con tuổi còn trẻ đầu còn xanh, ăn chưa sạch bạch chưa thông, có sơ mơ lầm lỗi chưa thông tỏ điều gì xin Mẫu mở tâm mở đạo, đưa đường dẫn lối để chúng con biết đường mà lội biết lối mà lần tu thân tích đức, đi đúng đường đời đường đạo không sa ngã vào ma tà quỷ đạo. Con xin Mẫu chứng tâm chứng lễ cho con.
Con Nam Mô A Di Đà Phật ( 3 lần).
9.Danh sách các đền thờ Tứ Phủ gần đền Mẫu Đông Cuông
Đền Đông Cuông: Đông Cuông, Văn Yên, Yên Bái.
Đền Mẫu Thác Bà: TT. Thác Bà, Yên Bình, Yên Bái.
Đền Rối: Đường Âu Cơ, Tân Thịnh, Thành phố Yên Bái, Yên Bái.
Đền Tuần Quán:P.Yên Ninh, Tp. Yên Bái, Yên Bái.
10.Số điện thoại thủ nhang các đền thờ Mẫu Đông Cuông
Đền Đông Cuông: 0216.3831.038
11.Các tuyến xe khách xuất phát từ Hà Nội đi qua đền Mẫu Đông Cuông.
Từ Hà Nội không có tuyến xe đi thẳng đến đền Mẫu Đông Cuông. Các bạn có thể ra bến xe Mỹ Đình để bắt các xe về huyện Văn Yên, Yên Bái và bắt thêm xe ôm để đi vào đền lễ Thánh nhé.