Mẫu CV xin việc trợ giảng tiếng Anh – Hướng dẫn chi tiết cách viết CV trợ giảng tiếng Anh chuyên nghiệp
Nội Dung Chính
Download mẫu CV xin việc trợ giảng tiếng Anh file Word
Với các bạn có chuyên môn ngoại ngữ tiếng Anh và yêu thích công việc giảng dạy, vị trí trợ giảng tiếng Anh là một bước đệm tốt để bạn tích luỹ kinh nghiệm và trở thành một giáo viên tiếng Anh giỏi trong tương lai. Để tìm việc trợ giảng tiếng Anh, bạn có thể tìm cơ hội việc làm tại các trung tâm ngoại ngữ, các trường học dạy tiếng Anh… và bạn cũng cần chuẩn bị cho mình một CV xin việc trợ giảng tiếng Anh chuyên nghiệp để tạo được ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng.
Bấm để tải: Mẫu CV xin việc trợ giảng tiếng Anh file Word
Điểm mấu chốt của một CV xin việc trợ giảng tiếng Anh chuyên nghiệp
Trong thời đại hội nhập và phát triển kinh tế thế giới, ngoại ngữ ngày càng cần thiết với hầu hết mọi người, đặc biệt là tiếng Anh – ngôn ngữ toàn cầu ngày nay. Chính vì vậy, nhu cầu học tiếng Anh khá lớn với đủ mọi độ tuổi từ học sinh, sinh viên cho đến đối tượng học là người đi làm cần nâng cấp trình độ tiếng Anh để phát triển nghề nghiệp. Nhu cầu học phát triển cùng với số lượng học viên tăng sẽ đòi hỏi các trường học, trung tâm tiếng Anh phải mở rộng thêm các lớp học và cần thêm đội ngũ giảng dạy chuyên nghiệp.
Với những ai yêu thích công việc giảng dạy ngoại ngữ, việc làm trợ giảng tiếng Anh sẽ là một công việc thích hợp để tích luỹ kinh nghiệm và trở thành một giáo viên tiếng Anh giỏi trong tương lai. Để ứng tuyển vào vị trí công việc này, bạn cũng cần lưu ý nêu bật được những yếu tố về kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm cần thiết cho công việc trong CV để dễ dàng thuyết phục nhà tuyển dụng hơn.
➽➽➽ Có thể bạn quan tâm: Mẫu đơn xin việc
Kiến thức
- Với vị trí trợ giảng Tiếng Anh, kiến thức chuyên môn và trình độ tiếng Anh là hết sức cần thiết. Dạy học liên quan đến kiến thức là tiếng Anh thì chắc chắn bạn phải thành thạo ngữ pháp, nghe nói tiếng Anh tốt và có vốn từ vựng tiếng Anh phong phú là điều không thể thiếu. Vì vậy, khi cung cấp những thông tin về kiến thức chuyên môn, các thông tin về bằng cấp chuyên ngành ngôn ngữ Anh, chứng chỉ khoá học, chứng chỉ tiếng Anh (IELTS, TOEIC, TOEFL…) sẽ giúp bạn khẳng định được năng lực với nhà tuyển dụng.
- Ngoài ra, nếu bạn hướng đến mục tiêu là trở thành một giáo viên tiếng Anh giỏi trong tương lai với cơ hội nghề nghiệp rộng mở thì công việc trợ giảng là nền tảng sẽ đòi hỏi bạn phải có khả năng giảng dạy, truyền đạt kiến thức. Để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng, bạn cần cung cấp thêm thông tin về các chứng chỉ mà bạn đạt được như: chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm; chứng chỉ giảng dạy CELTA, TKT, DELTA; chứng chỉ về phương pháp giảng dạy Tiếng Anh dành cho giáo viên Anh ngữ; Chứng chỉ TESOL Quốc tế…
Kỹ năng
- Bất kỳ một vị trí công việc nào cũng đòi hỏi bạn phải có những kỹ năng nhất định phù hợp với công việc để có thể làm tốt các trách nhiệm được giao. Công việc trợ giảng tiếng Anh cũng vậy, cũng cần đáp ứng được điều này. Để CV của bạn nổi bật hơn CV của những ứng viên khác, bạn cần đề cập đến những kỹ năng có thể hỗ trợ tốt cho công việc trợ giảng tiếng Anh trong CV nhé.
- Một số kỹ năng quan trọng mà nhà tuyển dụng luôn mong muốn tìm kiếm ở một trợ giảng tiếng Anh chuyên nghiệp đó là: Kỹ năng truyền đạt và đào tạo, kỹ năng quản lý lớp, kỹ năng đánh giá, kỹ năng giao tiếp tốt với học viên và phụ huynh, kỹ năng nói lưu loát, phát âm chuẩn, thái độ nhiệt tình và có trách nhiệm với công việc…
>>> Đừng bỏ lỡ: Trung tâm Anh ngữ tuyển dụng trợ giảng tiếng Anh
Kinh nghiệm
- Tìm việc làm TPHCMviệc làm sinh viên mới ra trườngkhông yêu cầu kinh nghiệm
- Tuy nhiên, để được đánh giá tốt về khả năng làm việc, bạn nên liệt kê trong mục kinh nghiệm làm việc những kinh nghiệm mà bạn có được liên quan đến công việc này. Những kinh nghiệm về hỗ trợ công tác giảng dạy tại các trung tâm tiếng Anh bạn đã từng làm, kinh nghiệm quản lý học viên, việc làm gia sư tiếng Anh… sẽ giúp CV của bạn dễ dàng được nhà tuyển dụng lựa chọn.
Câu hỏi thường gặp khi viết CV xin việc trợ giảng tiếng Anh
Công việc chính của trợ giảng tiếng Anh là gì?
Trách nhiệm cụ thể của một trợ giảng tiếng Anh sẽ phụ thuộc vào yêu cầu của từng trung tâm ngoại ngữ, trường dạy ngoại ngữ và tuỳ theo đối tượng học viên. Nhìn chung, công việc của một trợ giảng tiếng Anh bao gồm các trách nhiệm chính như sau:
- Hỗ trợ giáo viên nước ngoài trong việc tổ chức các hoạt động trong lớp học, cho một nhóm học viên hoặc một kèm một.
- Hỗ trợ việc chuẩn bị các tài liệu, công cụ học tập trong lớp học.
- Hướng dẫn và quản lý quá trình học tập của học viên được phụ trách.
- Trợ giảng tiếng Anh cho lớp được phân công.
- Thực hiện các công việc quản lý trật tự lớp học.
- Theo dõi đánh giá kết quả học tập của học viên, nhận xét sổ liên lạc của học viên hàng ngày (đối với học sinh nhỏ tuổi).
- Giải đáp thắc mắc về bài giảng, dịch lời của giáo viên nước ngoài nếu học viên chưa hiểu
- Quản lý học sinh ra nơi phụ huynh đưa đón (học sinh nhỏ tuổi).
- Tiếp đón, trao đổi với phụ huynh khi cần (học sinh nhỏ tuổi).
- Trao đổi qua điện thoại với phụ huynh để nắm tình hình học tập của học viên (học sinh nhỏ tuổi).
- Quản lý, bao quát lớp khi tham gia các hoạt động ngoại khóa (outdoor activities) như đi sở thú, xem phim… (học sinh nhỏ tuổi).
Những yếu tố cần thiết để có thể làm công việc trợ giảng tiếng Anh là gì?
Cũng như các vị trí công việc khác, trước khi ứng tuyển vị trí trợ giảng tiếng Anh, bạn cần cân nhắc xem mình có những yếu tố phù hợp sau không nhé:
- Có trình độ tiếng Anh tốt.
- Tính kiên nhẫn, chịu khó vì đôi khi quản lý học viên là trẻ em chưa bao giờ là việc dễ dàng. Bạn không chỉ kiên nhẫn với học viên mà còn với cả phụ huynh khó tính.
- Ăn nói lịch sự, khéo léo, biết cách thuyết phục để khuyến khích tinh thần học tập của học viên, đi học và làm bài tập đầy đủ.
- Có kinh nghiệm tham gia các hoạt động ngoại khóa, tình nguyện, team building bởi các bạn sẽ phải quản lý từ 10 – 20 học sinh.
- Quý mến trẻ em nếu muốn làm trợ giảng của các lớp tiếng Anh thiếu nhi. Chỉ khi yêu thương thì bạn mới có động lực thực sự để giúp đỡ các em, bỏ qua sự nghịch ngợm, mắc lỗi của chúng.
- Năng động, sôi nổi, nhiệt huyết.
- Thích tương tác, giúp đỡ mọi người.
- Biết cách tổ chức và quản lí lớp học.
- Có khả năng kết nối và truyền cảm hứng cho người khác.
➽➽➽ Xem thêm: Tuyển dụng, tìm việc làm trợ giảng tiếng Anh part time TPHCM
Nhà tuyển dụng quan tâm đến những kỹ năng gì ở vị trí trợ giảng tiếng Anh?
Sau đây là những kỹ năng mà nhà tuyển dụng luôn quan tâm khi tuyển nhân sự đảm nhận công việc trợ giảng tiếng Anh giỏi và chuyên nghiệp. Hơn thế nữa với những kỹ năng này, bạn có thể thành công trên con đường trở thành một giáo viên tiếng Anh chuyên nghiệp trong tương lai gần đấy nhé.
- Phong thái tự tin, chuyên nghiệp: Tác phong rất quan trọng đặc biệt khi bạn làm công việc của người truyền đạt kiến thức. Một trợ giảng chuyên nghiệp cần phải luôn ăn mặc chỉnh tề, cách cư xử phải thật chừng mực và thể hiện được sự tận tuỵ với công việc.
- Khả năng truyền đạt bài học: Trợ giảng tiếng Anh cũng là người giúp đỡ học viên tiếp thu kiến thức, chính vì vậy khả năng truyền đạt dễ hiểu, giúp học viên nắm bắt bài nhanh thật sự rất cần thiết. Khả năng này sẽ hỗ trợ cho người trợ giảng trong việc củng cố kiến thức cho học viên, giúp học viên hiểu thật kỹ bài, và đặc biệt là kèm cặp bạn nào học chậm.
- Kỹ năng quản lý lớp: Trong lớp học luôn có luật lệ, vì vậy việc đảm bảo tất cả học viên đều tham gia lớp học một cách nghiêm túc là điều cần làm. Có khả năng quản lý lớp, trợ giảng tiếng Anh có thể hỗ trợ giáo viên trong tiết học để giữ trật tự lớp hiệu quả hơn. Giáo viên sẽ không bị phân tâm mà tập trung vào bài giảng để dạy học đạt kết quả tốt.
- Kỹ năng đánh giá: Với kỹ năng này, người trợ giảng có thể nhìn nhận về năng lực học tập của học viên chính xác hơn. Qua đó, người trợ giảng sẽ kịp thời lưu ý giáo viên về các bạn có dấu hiệu học chậm hơn, những chỗ lớp cần học lại,… Với kinh nghiệm quan sát và đánh giá, trợ giảng tiếng Anh có thể củng cố thêm về kinh nghiệm giảng dạy để hoàn thiện và phát triển nghề nghiệp tốt hơn.
- Kỹ năng giao tiếp: Việc giao tiếp với học viên hay phụ huynh sẽ là những công việc của trợ giảng tiếng Anh. Biết cách lắng nghe và giải quyết vấn đề sẽ giúp bạn giải toả được mọi khúc mắc của học viên hay phụ huynh một cách chuyên nghiệp, qua đó bạn cũng góp phần vào việc củng cố uy tín và chất lượng của nhà trường. Chính vì vậy, nhà tuyển dụng thường đánh giá cao kỹ năng này ở ứng viên.
Những điều gì cần tránh khi viết CV xin việc trợ giảng tiếng Anh?
Bạn cũng biết là trong mỗi đợt tuyển dụng thì lượng hồ sơ ứng viên gửi đến các nhà tuyển dụng sẽ rất nhiều. Vì vậy, nhà tuyển dụng chỉ có thể dành ra khoảng vài phút để xem sơ lược qua CV của mỗi ứng viên và chỉ dừng lại ở những CV nào thật sự thu hút. Vậy làm sao để CV của bạn thu hút được sự chú ý của nhà tuyển dụng? Hãy chuẩn bị thật chuyên nghiệp và ấn tượng cho CV với những thông tin nổi bật về kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, cũng như cần tuyệt đối không được phạm những lỗi sau
Lỗi chính tả
Với một chuyên viên giảng dạy khi viết CV mà vẫn để mắc phải những lỗi sai về chính tả thì quả thật rất tệ. Bạn nghĩ sao nếu xin việc liên quan đến giảng dạy về ngôn ngữ nước ngoài mà ngay cả ngôn ngữ chính của mình còn viết không chính xác? Hầu như các nhà tuyển dụng đều không đánh giá cao những CV khi phạm lỗi này.
Họ đánh giá rằng CV xin việc mà tồn tại lỗi chính tả thì đồng nghĩa với việc bạn không hề nghiêm túc với vị trí tuyển dụng này và còn là biểu hiện của một người cẩu thả, làm việc không chuyên nghiệp. Khi đó họ sẽ không còn quan tâm khả năng làm việc của bạn đến đâu mà sẵn sàng từ chối bạn. Vậy nên dù ít hay nhiều bạn cũng nên dành thời gian để kiểm tra lại CV của mình đã thực sự ổn hay chưa nhé.
Trình bày lan man, dài dòng, thiếu trọng tâm
Nhà tuyển dụng sẽ không có nhiều thời gian để xem hồ sơ của bạn nên nếu bạn viết CV lan man, dài dòng đến 2-3 trang giấy thì chắc chắc bạn sẽ mất điểm đấy. Hãy chọn lọc những thông tin thật cần thiết, có liên quan đến các yêu cầu tuyển dụng trợ giảng tiếng Anh để đưa vào CV của mình nhé.
Một CV hoàn hảo chính là trình bày đầy đủ các thông tin trên một mặt của trang giấy A4 hoặc nếu nhiều thông tin quá thì cũng không được quá 2 mặt giấy A4 nhé. Điều này vừa không mất nhiều thời gian đọc CV của nhà tuyển dụng vừa đảm bảo được việc nhà tuyển dụng không bỏ lỡ thông tin nào về bạn.
Đưa quan điểm cá nhân vào CV xin việc, tự đánh giá bản thân quá cao
Đây là sai lầm tuyệt đối tránh. Nhà tuyển dụng không chỉ quan tâm đến thực lực cũng như khả năng hoàn thành công việc của bạn, mà còn đặc biệt quan tâm đến mức độ phù hợp của bạn đối với vị trí công việc. Chính vì vậy, khi bạn nêu quan điểm cá nhân về một vấn đề gì đó hoặc tự đánh giá bản thân quá cao thì vô tình bạn có thể đánh mất đi khả năng phù hợp với công việc và tất nhiên CV của bạn sẽ bị mất điểm.
Mục tiêu nghề nghiệp mơ hồ
Nếu bạn chưa đặt ra mục tiêu công việc trong CV thì thật khó tạo ấn tượng được với nhà tuyển dụng, nhất là đối với những bạn chưa có kinh nghiệm làm việc. Đừng viết CV với nội dung chung chung mà hãy dành thêm thời gian để tìm hiểu ra những mong muốn của bản thân, để có được mục tiêu nghề nghiệp hấp hẫn và liên quan đến vị trí ứng tuyển cũng như thể hiện được bạn là người có chí tiến thủ, biết phấn đấu trong công việc.