Mẫu CV xin việc miễn phí, Tạo Top CV đẹp nhất năm 2023

1. Giải mã về khái niệm chung của biểu đồ hình nến

Bạn có hay xem Bản tin thời sự về kinh tế không nhỉ? Bạn có bao giờ thấy họ đề cập đến chiếu trên thông tin thời sự về bản giao dịch chứng khoán hay chưa? Có lẽ nhiều bạn đã từng nhìn thấy nhưng không để ý bởi lúc đó bạn còn chưa biết tới chủ đề này. Nói một cách dễ hiểu thì bản đồ hình nến thể hiện những thay đổi trên sàn giao dịch kinh tế từ khi mở cửa đến khi đóng cửa trong vòng 1 ngày và có sự thay đổi tăng và giảm ở từng thời điểm của giá sàn đó.

Giải mã về khái niệm chung của biểu đồ hình nềnGiải mã về khái niệm chung của biểu đồ hình nền

Với những người làm việc trong ngành nghề của lĩnh vực kinh tế hoặc đang đầu tư trên các sàn giao dịch thì biểu đồ này rất quan trọng và quan thuộc với họ. Nguyên nhân biểu đồ được gọi là biểu đồ hình nến bởi biểu đồ được thể hiện bằng những cột màu và có hình chóp như đỉnh của cây nến để thế hiện sự tăng hoặc giảm giá trên sàn giao dịch. Biểu đồ nến được bắt nguồn từ Nhật Bản và được sử dụng rộng rãi trên thị trường hơn các biểu đồ thẳng, biểu đồ chart hỗ trợ người dùng có thể nắm rõ hướng đi của thị trường. Để giúp bạn hiểu rõ hơn về biểu đồ hình nến, ngay sau đây xin mời bạn kéo xuống dưới để nắm rõ mô hình biểu đồ nến và cách đọc nó như thế nào nhé.

2. Phân tích mô hình của biểu đồ hình nến và cách đọc biểu đồ

2.1. Các loại mô hình biểu đồ hình nến 

Có rất nhiều các mô hình nến được nhà sáng lập người Nhật Bản tạo nên thể hiện sự tăng hay giảm trên thị trường giao dịch, mỗi mô hình sẽ có những đặc điểm riêng tạo nên tính độc đáo của nó, sau đây sẽ là mô tả cụ thể từng mô hình cho các bạn thấy rõ hơn.

2.2. Cấu trúc của một cây nến có trong biểu đồ

Cấu trúc của một cây nến có trong biểu đồCấu trúc của một cây nến có trong biểu đồ

Một cây nến thông thường như chúng ta nhìn thấy sẽ có đỉnh nến và thân nến sau đó là chân nến, vậy thì ở biểu đồ hình nến cũng vậy, đỉnh nến thể hiện giá cao nhất hoặc giá thấp nhất ở thời điểm mở cửa sàn của ngày hôm đó. Bởi thị trường giao dịch không bao giờ có đóng phiên mà luôn làm việc 24/24h nến nếu bạn chọn biểu đồ theo giờ sẽ có đặc điểm khác mà biểu đồ theo ngày sẽ có đặc điểm khác.

Điển hình như nếu cây nến có màu xanh hiển thị trên biểu đồ đó rằng giờ mở cửa nằm ở dưới và giờ đóng cửa nằm ở trên cùng và người quan tâm đến sàn sẽ xem xét các số liệu thay đổi cao hay thấp trên cột này để xác định mình lỗ hay lãi.

Còn với cây nến có màu đỏ giờ mở cửa và giờ đóng cửa sẽ ngược lại so với cây nến màu xanh để thể hiện giá trên thị trường lúc này đang giảm.

2.2.1. Nến Bullish Engulfing

Nến Bullish EngulfingNến Bullish Engulfing

Đây là mô hình mà nhiều người hay gọi với cái tên nhấn chìm tăng nó được thể hiện bằng 2 cụm nến màu xanh và màu đỏ, chúng ta đều có thể nhận thấy cây nến màu xanh sẽ to hơn cây nến màu đỏ của biểu đồ. Trường hợp này thể hiện rằng lượng người mua hiện tại đang lớn hơn lượng người bán và trường hợp này là điều này sẽ tiếp tục tăng mạnh.

2.2.2. Nến Bearish Engulfing

Ở mô hình nến kiểu này, chúng ta có thể nhìn thấy cũng sẽ có 2 cụm nến màu xanh và đỏ, nhưng khác ở chỗ nến đỏ to và dài hơn cây nến màu xanh. Điều này thể hiện rằng lúc này thị trường người bán đang nhiều hơn người mua và bởi nguyên nhân đó nên giá trên thị trường phải giảm để có thể thu hút khách hàng và tạo ra lợi nhuận.

2.2.3. Nến Evening Star

Nến Evening StarNến Evening Star

Khác hẳn với 2 kiểu nến Bullish Engulfing và Bearish Engulfing thì ở kiểu nến biểu đồ này, có thể nhận thấy cụm nến sẽ bao gồm 3 cây nến gồm hai màu xanh và đỏ và 2 cây nến ở phía đầu to hơn cây nến ở giữa. Biểu đồ này ngoài tên gọi trên còn được nhiều người gọi với cái tên biểu đồ sao Hôm và nó thể hiện sự cây nến lúc này đang đảo chiều và giảm giá. Có nghĩa là lúc nào có sự biến động chững lại đối với người mua và người bán lúc này sẽ lấy lại đặc quyền để tăng giá trở lại. Từ đó có thể thấy rằng, người bán sẽ bán nhiều hàng hơn và đang phát triển hơn nữa.

2.2.4. Nến Bullish Harami

Nến Bullish HaramiNến Bullish Harami

Ở biểu đồ này cũng là sự xuất hiện của hai cây nến xanh và đỏ nhưng chúng ta đều có thể thấy được rằng cây nến màu đỏ to hơn và dài gần như gấp đôi hoặc hơn cây nến màu xanh nhiều lần. Điều này thể hiện rằng sắp tới sẽ có những đợt thay đổi giá theo xu hướng tăng hơn nữa.

2.2.5. Nến Bearish Harami

Tại mô hình nến Bearish Harami, biểu đồ sẽ gồm 2 cây nến một xanh, một đỏ và cây nến màu xanh sẽ to và dài hơn rất nhiều cây nến màu đỏ. Đây là mô hình rất khó để nhận xét khi đứng một mình mà phải phụ thuộc vào những cây nến đứng sau nó để lý giải về ý nghĩa này của biểu đồ. Nguyên nhân là bởi biểu đồ này thể hiện sự suy xét của người mua và nếu sau nó xuất hiện cây nến thể hiện sự tăng thì giá sẽ tiếp tục tăng còn nếu sau nó là những cây nến thể hiện sự giảm giá thì sẽ cho chúng ta thấy sẽ gây ra tiếp theo là một đợt trượt giá trên thị trường giao dịch thời điểm đó.

2.2.6. Nến Bullish Harami Cross

Nến Bullish Harami CrossNến Bullish Harami Cross

Để hiểu về cách đọc cây nến này bạn phải biết về mô hình nến Doji- là hình nến như hình cái que ở chân nến, nó thường thể hiện giống như giống cộng. Cây nến doji cho người ta thấy được rằng lúc này vẫn là sự tranh chấp về giá giữa người mua và người bán trên thị trường và sau đó sẽ kết thúc. Có nghĩa là lúc này giá thị trường đang chững và sắp có một đợt đảo chiều của giá diễn ra trên thị trường.

Tại biểu đồ nến Bullish Harami Cross sẽ là sự xuất hiện của 1 cây nến màu đỏ và một cây nến Doji và ý nghĩa của nó cũng sẽ được hiểu giống như nến Bullish Harami là sẽ có đợt tăng giá trên thị trường hơn nữa xảy ra.

2.2.7. Nến Bullish Harami Cross

Ở biểu đồ này cũng sẽ là sự xuất hiện của 2 cây nến trong đó 1 cây có màu đỏ to và 1 cây nến Doji ở ngay bên cạnh và ở gần bằng đỉnh của cây nến trước nó. Biểu đồ này cũng thể hiện một đợt biến động giá cả trên thị trường lại sắp diễn ra.

2.2.8. Nến Bullish Rising Three

Nến Bullish Rising ThreeNến Bullish Rising Three

Biểu đồ này đặc biệt nhất ở chỗ nó sẽ là sự xuất hiện của 5 cây nến trong đó sẽ có 2 cây nến ở đầu và cuối rất to và 3 cây nến ở giữa lại nhỏ chỉ bằng đầu của cây nến thứ nhất và sẽ xếp theo hình như bậc thang từ cao đến thấp. 

Đây được gọi là mô hình 5 ngay hay giữ nguyên giá tăng bởi ngày đầu tiên cây nến màu xanh to hướng xuống dưới thể hiện giá đang tăng và 3 cây nến nhỏ màu đỏ thể hiện rằng sau đó 3 ngày giá có xu hướng giảm nhưng cây thứ 5 ở cuối lại có màu xanh và hướng lên trên điều này thể hiện rằng sau 3 ngày sang tới ngày thứ 4 giá thị trường bắt đầu tăng trở lại và vì lẽ đó giá không có sự thay đổi nhiều.

2.2.9. Nến Bearish Falling Three

Đây là mô hình có tên gọi là giảm giá 3 bước nguyên nhân là bởi biểu đồ này cũng gồm 5 cây nến trong đó có 2 cây ở đầu và cuối có màu đỏ to còn 3 cây ở giữa có màu xanh nhỏ chỉ bằng đỉnh của cây nến đầu và xếp theo hình bậc thang từ thấp lên cao. 

Điều này giúp người xem có thể thấy được rằng xu hướng thị trường đang có tăng giá do người bán áp đảo mặc dù có giảm giá trong 3 ngày nhưng không đáng kể nên sau đó giá lại tiếp tục tăng.

Bài viết trên của timviec24h.vn mong rằng đã giúp các bạn hiểu hơn về biểu đồ hình nến là gì? Ngoài ra chúng mình cũng đã nêu những loại biểu đồ phồ biên và hướng dẫn cách đọc biểu đồ dễ hiểu hơn. Mong những chia sẽ trên sẽ giúp bạn có thêm hành trang vào nghề tốt hơn.Nếu vẫn chưa hiểu về phần nào của chủ đề này hãy nhắn tin để chúng mình giải đáp giúp bạn nhé. Hãy đón xem những bài viết về các chủ đề khác của chúng mình nhé.