Mẫu CV xin việc Nhân viên chăm sóc khách hàng

Chăm sóc khách hàng (CSKH) không chỉ là một công việc thiên về tư vấn, bán hàng hay “xoa dịu” khách hàng mà ngày càng có vai trò quan trọng trong xây dựng và phát triển thương hiệu doanh nghiệp. CV xin việc nhân viên chăm sóc khách hàng cần cho thấy bạn thực sự hiểu về công việc và có đủ kinh nghiệm, kỹ năng để ứng tuyển.

Những chiến dịch marketing, truyền thông của doanh nghiệp sẽ không thực sự thành công nếu thiếu đi đóng góp thực tế của những nhân viên chăm sóc khách hàng. Nhu cầu tuyển dụng vị trí này ngày càng tăng nhưng yêu cầu với chất lượng nhân sự cũng vì thế mà nâng cao không ít. Bạn không thể chỉ có giọng nói hay, khéo léo là đủ. Sự chuyên nghiệp, được đào tạo bài bản của những người làm chăm sóc khách hàng đang là yếu tố được xem trọng nhất và thể hiện từ những điều cơ bản như CV xin việc của bạn.

I. Mẫu CV xin việc nhân viên chăm sóc khách hàng

1. Mẫu CV xin việc nhân viên chăm sóc khách hàng chưa có kinh nghiệm

Những chiến dịch marketing, truyền thông của doanh nghiệp sẽ không thực sự thành công nếu thiếu đi đóng góp thực tế của những nhân viên chăm sóc khách hàng. Nhu cầu tuyển dụng vị trí này ngày càng tăng nhưng yêu cầu với chất lượng nhân sự cũng vì thế mà nâng cao không ít. Bạn không thể chỉ có giọng nói hay, khéo léo là đủ. Sự chuyên nghiệp, được đào tạo bài bản của những người làm chăm sóc khách hàng đang là yếu tố được xem trọng nhất và thể hiện từ những điều cơ bản như CV xin việc của bạn.

Nếu như bạn mới chỉ “chân ướt chân ráo” ra trường, muốn thử sức làm nhân viên CSKH hoặc là chuyển từ nghề nghiệp khác sang, chưa có kinh nghiệm thực tế thì lựa chọn đúng mẫu CV là bước đầu tiên mà bạn không thể đi sai khi xin việc. Nhìn chung thì vai trò này phù hợp với những ai có sự kiên nhẫn, khéo léo và điều đó cũng sẽ được thể hiện qua mẫu CV chăm sóc khách hàng bạn chọn. Chưa có kinh nghiệm, bạn hãy sử dụng mẫu làm nổi bật trình độ và kỹ năng của mình nhé.

2. Mẫu CV xin việc nhân viên chăm sóc khách hàng có kinh nghiệm

Với nghề nghiệp, lĩnh vực nào cũng vậy, có kinh nghiệm nghĩa là bạn có thêm cơ hội xin việc làm thành công. Trong nhiều trường hợp, nhà tuyển dụng đều thích ứng viên đã làm trong vai trò tương tự để không phải đào tạo nhiều. Bạn hiểu được yêu cầu cơ bản, dễ dàng thích nghi với quy trình và quen thuộc với các phương pháp giao tiếp với khách hàng. Lúc này, kinh nghiệm trở thành điểm mạnh trong CV của bạn nên hãy chọn mẫu CV xin việc nhân viên chăm sóc khách hàng mà phần kinh nghiệm được đặt ở vị trí nổi bật nhất để thực sự tạo ấn tượng tích cực với nhà tuyển dụng.

mau cv xin viec nhan vien cham soc khach hang

Các mẫu CV xin việc nhân viên chăm sóc khách hàng sẵn có để bạn điền thông tin và tải về dễ dàng

3. Mẫu CV xin việc nhân viên chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp

Bản thân công việc của nhân viên chăm sóc khách hàng là làm dịch vụ nhưng thực chất, công việc này chia thành nhiều “nhánh” khác nhau. Nếu làm trong lĩnh vực dịch vụ, bạn tư vấn, bán hàng và hỗ trợ xử lý phát sinh chủ yếu là cho khách hàng cá nhân nhưng bên cạnh đó, lại có nhiều nhân viên CSKH chỉ làm việc với khách hàng đại lý và doanh nghiệp. Thông thường, những người có nhiều kinh nghiệm, thực sự xuất sắc trong vai trò này và đang ứng tuyển vào công ty có quy mô lớn hơn, đãi ngộ tốt hơn, nhiều cơ hội thăng tiến hơn nên sử dụng mẫu CV xin việc nhân viên chăm sóc khách hàng tạo cảm giác chuyên nghiệp, bài bản. Trong trường hợp này, CV của bạn không chỉ cần bố cục rõ ràng và đẹp, tinh tế mà có thể tạo cảm giác mạnh mẽ và tham vọng.

II. Cách viết CV xin việc nhân viên chăm sóc khách hàng

1. Thông tin cá nhân

Trong phần thông tin cá nhân của CV xin việc nhân viên chăm sóc khách hàng, bên cạnh các thông tin cơ bản về bản thân bạn thì bạn cũng có thể cân nhắc ghi điểm với nhà tuyển dụng ở phần này. Nếu bạn có Facebook, Zalo với nội dung tích cực, cho thấy bạn là một người nhiệt tình, thường xuyên giúp đỡ người khác, vui vẻ, hòa đồng hoặc kênh YouTube mà trên đó có những video của chính bạn, cho thấy bạn có giọng nói hay… thì có thể dẫn link vào CV (với các trường hợp còn lại thì không thực sự cần thiết). Ngoài ra, mặc dù đa số nhân viên CSKH đều làm việc qua điện thoại, email nhưng ngoại hình vẫn quan trọng nên khi chọn ảnh cho CV, bạn hãy để ảnh đẹp và sáng sủa nhé.

2. Mục tiêu nghề nghiệp

Với nhiều nhân viên CSKH, làm công việc này có nhiều ưu điểm vì thu nhập khá, môi trường văn phòng sạch sẽ mà cũng không nhất thiết phải có bằng cử nhân, sau đại học. Dù vậy, có lẽ không ai đi làm mà không muốn tăng lương và thăng tiến. Tùy vào kinh nghiệm, năng lực của bạn mà viết phần này trong CV xin việc thật phù hợp – một số mục tiêu hợp lý có thể là làm leader, giám sát, quản lý chăm sóc khách hàng.

3. Trình độ học vấn

Trình độ, bằng cấp của một nhân viên CSKH có thể không phải yếu tố quan trọng nhất với nhà tuyển dụng khi xét duyệt CV. Tuy nhiên, những người có bằng trung cấp trở lên và học những ngành liên quan (khoa học xã hội, kinh tế, ngôn ngữ) vẫn có lợi thế hơn. Trong phần này, lời khuyên duy nhất là bạn hãy viết chính xác, trung thực về trường, ngành học và năm tốt nghiệp của mình nhé.

4. Kinh nghiệm làm việc

Phần kinh nghiệm là phần quan trọng nhất trong CV xin việc chăm sóc khách hàng và bắt buộc phải có những từ khóa về chăm sóc khách hàng. Nếu bạn chưa từng làm ở vị trí này nhưng có kinh nghiệm làm nhân viên bán hàng, nhân viên kinh doanh, telesales, nhân viên tư vấn, marketing, nhân viên trực page, bán hàng online… thì vẫn là những kinh nghiệm hữu ích. Lưu ý là phần này bạn cũng chỉ nên ghi chính xác kinh nghiệm của mình, nếu chưa từng đi làm thì ghi kinh nghiệm thực tập, làm thêm.

5. Kỹ năng

Trong hầu hết các mẫu CV hiện nay, phần kỹ năng đều được trực quan hóa thành các mức khác nhau để bạn chỉ việc chọn mức độ mà thấy phù hợp nhất với mình. Ngoài tiếng Anh, kỹ năng tin học văn phòng, bạn có thể thêm những kỹ năng liên quan trực tiếp đến công việc chăm sóc khách hàng như tư vấn, giao tiếp, lắng nghe tích cực.

III. Những lưu ý khi viết CV xin việc nhân viên chăm sóc khách hàng

CV xin việc nào cũng sẽ cần tuân thủ nguyên tắc chung về độ dài tối đa (không quá 2 trang), không có lỗi chính tả, bố cục và màu sắc phù hợp – những vấn đề này đều sẽ được đảm bảo khi bạn chọn đúng mẫu CV. Nói như vậy không có nghĩa là CV nào cũng giống nhau mà cần có sự điều chỉnh đúng với nghề nghiệp, vai trò. Ngoài những phương pháp, gợi ý viết CV xin việc nhân viên chăm sóc khách hàng kể trên, còn một số lưu ý khác có thể sẽ giúp bạn hoàn thiện CV của mình một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất:

  • CV có chứa từ khóa về chăm sóc khách hàng: CSKH, chăm sóc khách hàng, customer service, tư vấn…
  • CV thể hiện được một phần tính cách, phẩm chất của bạn: Linh hoạt, khéo léo, tươi sáng, chăm chỉ và sẵn sàng hỗ trợ khách hàng.
  • Thông tin trong CV là chính xác, không nói dối hay nói quá lên.
  • Không dùng tiếng lóng.

IV. Kỹ năng giúp thăng tiến sự nghiệp cho nhân viên chăm sóc khách hàng

Việc bạn có sẵn những kỹ năng cần thiết cho công việc nhân viên chăm sóc khách hàng không chỉ giúp bạn xin được việc làm, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao mà còn giúp bạn thăng chức, tăng lương. Những kỹ năng khi bạn vừa mới bắt đầu trong vai trò này có thể không đủ nên trong suốt quá trình làm việc, bạn sẽ phải không ngừng phấn đấu và nỗ lực hoàn thiện bản thân, để chủ động xây dựng bộ kỹ năng cho mình. Những kỹ năng hữu ích nhất khi bạn làm nhân viên CSKH là:

  • Kỹ năng giao tiếp khéo léo và lắng nghe tích cực (cả giao tiếp trực tiếp và gián tiếp qua email, điện thoại).
  • Kỹ năng chốt đơn hàng (hữu ích trong nhiều trường hợp).
  • Kiên nhẫn, giữ bình tĩnh trong mọi tình huống.
  • Kỹ năng chuyên môn (nắm vững quy trình chăm sóc khách hàng và hiểu biết về sản phẩm, dịch vụ để tư vấn đầy đủ, chính xác).
  • Kỹ năng tin học để cập nhật những ứng dụng, công nghệ, phần mềm vào công việc chăm sóc khách hàng.

Trở thành nhân viên chăm sóc khách hàng có thể là cơ hội tốt để bạn xây dựng sự nghiệp cho riêng mình trong một lĩnh vực cạnh tranh nhưng cũng rất ý nghĩa. Trước đó, hãy chuẩn bị sẵn sàng để ứng tuyển với bản CV xin việc làm nhân viên chăm sóc khách hàng thật ấn tượng và thuyết phục bạn nhé.