Mẫu CV nhân viên chăm sóc khách hàng và những mục quan trọng cần lưu ý – TopCV Blog

Bên cạnh các kiến thức chuyên môn thì chăm sóc khách hàng là công việc đòi hỏi những kỹ năng mềm rất chặt chẽ như: khả năng ứng xử thông minh, sự kiên nhẫn và tiết chế cảm xúc. Vậy làm sao để để hiện các điều này thực sự nổi bật trong mẫu CV xin việc của mình?

Hãy nhớ, bất kỳ ngành nghề nào cũng vậy, nhà tuyển dụng chỉ tìm kiếm những người mà họ thấy phù hợp với công việc, văn hoá doanh nghiệp. Để nhận được cuộc phỏng vấn và quan trọng hơn là trở thành nhân viên chính thức, bạn cần thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng ngay từ mẫu CV ứng tuyển. Dưới đây là những mục trong CV cần sự tập trung 100% để hoàn thành.

mau-cv-nhan-vien-cham-soc-khach-hang-va-nhung-quan-trong-can-luu-y-blog-topcv-01mau-cv-nhan-vien-cham-soc-khach-hang-va-nhung-quan-trong-can-luu-y-blog-topcv-02

Có câu nói “trăm hay không bằng tay quen”. Kinh nghiệm thực tiễn sẽ đáng giá hơn gấp nhiều lần những lý thuyết suông. Chính vì thế, trong mẫu CV xin việc nhân viên chăm sóc khách hàng bạn đừng quên đính kèm những kinh nghiệm làm quý giá này. Ví dụ đã từng làm nhân viên CSKH qua điện thoại, làm nhân viên dịch vụ khách hàng tại siêu thị,…Điều này sẽ thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng.

Nếu chưa có kinh nghiệm về CSKH, bạn có thể nêu những kinh nghiệm về công việc khác bạn từng làm. Ví dụ bán hàng, công việc cộng đồng…Những công việc đòi hỏi khả năng giao tiếp và kỹ năng làm việc tập thể…Đây cũng là những kỹ năng quan trọng để bạn tiến sâu vào nghề CSKH.

Kỹ năng giao tiếp và lắng nghe khách hàng

Để trở thành nhân viên CSKH chuyên nghiệp thì kỹ năng giao tiếp vô cùng quan trọng. Nếu giao tiếp không tốt bạn không bao giờ thành công trong việc này.

Kỹ năng giao tiếp tốt thể hiện qua cách trò chuyện, ngôn ngữ, cử chỉ, điệu bộ khi nói. Tất cả phải toát lên sự chân thành, thân thiện, tự tin và thu hút. Điều này khiến cho khách hàng cảm thấy hài lòng và tin tưởng khi sử dụng dịch vụ, sản phẩm của công ty bạn. Và chắc chắn họ sẽ không bao giờ quay lưng bỏ đi. Đây chính là điều mà nhà tuyển dụng đang cần.

Ngoài ra đối với nhân viên CSKH, kỹ năng đàm phán, hòa giải là rất cần thiết. Kỹ năng này giúp bạn nhanh chóng giải quyết tốt những yêu cầu của khách hàng hoặc làm dịu những bức xúc của họ.

Giao tiếp tốt còn đòi hỏi bạn phải biết lắng nghe. Nghe bằng thái độ chăm chú và tôn trọng người nói. Nghe để nắm bắt được cảm xúc, yêu cầu của khách hàng. Từ đó có thể đặt câu hỏi đúng trọng tâm, phân tích, giải quyết nhanh vấn đề khách hàng yêu cầu một cách phù hợp nhất.

Lắng nghe là nền tảng để giao tiếp tốt và tạo nên thành công trong công việc. Sở hữu những kỹ năng này giúp bạn lọt vào mắt xanh của nhà tuyển dụng. Vì thế đừng quên viết rõ trong mẫu CV xin việc để nhà tuyển dụng thấy rõ ưu điểm này của bạn.

Với sự phát triển của công nghệ thông tin, khách hàng có thể phản ánh thái độ qua nhiều kênh khác nhau như điện thoại, email, fanpage, messenger, facebook… Thậm chí đưa thông tin lên báo chí. Chuyên viên chăm sóc khách cần hội tụ đầy đủ kỹ năng giải quyết những vấn đề này.

Đầu tiên bạn cần có kỹ năng sử dụng thành thạo những phương tiện này. Sau đó là cách diễn đạt thành văn bản để phản hồi lại cho khách hàng. Là ứng viên, bạn cần cho nhà tuyển dụng thấy khả năng tuyệt vời của bạn trong vấn đề này.

Kỹ năng xử lý tình huống linh hoạt

Nghề CSKH luôn phải tiếp xúc với những tình huống bất ngờ và những khách hàng khó tính. Sự linh hoạt thể hiện ở khả năng phục vụ khách hàng trong bất cứ hoàn cảnh nào. Nhân viên CSKH giỏi cần luôn đáp ứng được yêu cầu của khách hàng mà vẫn đảm bảo được lợi ích của công ty. Ứng viên cần cho nhà tuyển dụng thấy khả năng xử lý linh hoạt những tình huống này ngay trong CV xin việc. Đặc biệt là những tình huống khó.

Ví dụ:

Khách hàng mua đồ ăn sẵn ở siêu thị mang về nhà. Tuy nhiên về đến nhà kiểm tra thì thức ăn đã có mùi ôi thiu. Khách hàng mang lên phản ánh với thái độ rất bức xúc tại quầy dịch vụ. Lúc này nhân viên CSKH cần nhanh chóng xoa dịu bức xúc của khách hàng bằng thái độ xin lỗi chân thành. Để đảm bảo uy tín cho siêu thị cần kiểm tra và đổi lại sản phẩm khác đảm bảo chất lượng. Thậm chí hoàn tiền lại cho khách. Sau đó cần gọi điện CSKH và hứa không bao giờ để xảy ra tình trạng tương tự.

Kỹ năng hiểu tâm lý khách hàng

Đối tượng mà nhân viên CSKH phải tiếp xúc hàng ngày, hàng giờ đó là khách hàng. Mỗi khách hàng lại có những yếu tố tâm lý khác nhau. Thế nhưng điểm chung của họ đều mong muốn nhận được dịch vụ tốt nhất. Vì vậy kỹ năng phân tích tâm lý và hiểu tâm lý khách hàng ảnh hưởng đến thành công của công việc. Hãy cho nhà tuyển dụng biết bạn có đầy đủ khả năng này.

Kỹ năng quản lý thời gian

Đừng để kỹ năng này thiếu sót trong CV xin việc chăm sóc khách hàng của bạn. Bởi 90% tính chất công việc này là phải giải quyết nhiều vấn đề cho nhiều khách hàng cùng một lúc. Bạn biết đấy, không một công ty nào muốn nhân viên của mình cả ngày quay cuồng với công việc nhưng hiệu quả lại không cao.

Nói xa không bằng nói gần, ngay tại TopCV cũng từng xảy ra tình trạng CSKH bị rối công việc. Các bạn liên tục bỏ quên các công việc quan trọng với khách hàng. Rất may chỉ trong 1 ngày ngồi lại với nhau, các bạn ấy đã nhanh chóng tìm ra cách quản lý, phân bổ thời gian khoa học hơn. Bây giờ, mọi thứ đã trở về quỹ đạo của nó.

Nếu không có kỹ năng quản lý thời gian, hãy học thật nhanh để tự tin ghi vào mẫu CV ứng tuyển bạn sẽ đánh mất những cơ hội tốt nhất.

Ngoài những kỹ năng cần thiết thì phẩm chất là yếu tố quan trọng làm nên một chuyên gia CSKH giỏi. Ứng viên cần cho nhà tuyển dụng thấy bạn là người hội tụ đủ những phẩm chất sau:

Sự kiên nhẫn

Đặc trưng của nghề CSKH là bạn thường xuyên phải làm việc những khách hàng khó tính. Có thể họ đang bức xúc hoặc không hài lòng về sản phẩm hay dịch vụ của công ty. Thậm chí họ làm khó hoặc đưa ra những yêu cầu vô lý. Lúc này đòi hỏi nhân viên CSKH phải có lòng kiên nhẫn, không nóng vội. Bình tĩnh và kiên trì giải quyết các vấn đề từ phía khách hàng. Làm việc tận tâm và có trách nhiệm chắc chắn sẽ nhận được sự hài lòng của khách hàng.

Sự đồng cảm

Sự đồng cảm giúp nhân viên CSKH lắng nghe và nắm bắt được tâm ký khách hàng. Sự đồng cảm giúp nhân viên dễ dàng xoa dịu những cảm xúc tiêu cực của họ. Những lời nói ân cần, nhẹ nhàng giúp khách hàng bỏ qua mọi sai sót. Hãy cho nhà tuyển dụng thấy được thế mạnh này của bạn trong CV.

Sự vui vẻ hòa đồng

Bạn sẽ không thể thành công trong ngành này nếu là người khép kín, không thích giao tiếp hoặc khó gần. Trong CV, hãy để nhà tuyển dụng thấy bạn luôn là người thân thiện, vui vẻ và sống chan hòa với mọi người xung quanh.

Dù bạn xem công việc chăm sóc khách hàng là công việc tạm thời hay lâu dài cũng nên nghiêm túc trong viết mẫu CV ứng tuyển. Bởi mẫu CV xin việc là ánh xạ phản chiếu con người bạn. Bạn không đầu tư vào nó, nhà tuyển dụng sẽ xếp bạn vào xó tủ ngay lập tức.

Nào, bây giờ bạn đã nắm được những mục quan trọng nhất trong mẫu CV ứng tuyển vị trí chăm sóc khách hàng. Việc tiếp theo là lên tạo CV trên Topcv.vn để tăng 80% cơ hội được tuyển dụng thành công.

Bạn là người chủ động, không thích bị áp đặt? Hãy lựa chọn cho mình doanh nghiệp phù hợp tại  Việc làm chăm sóc khách hàng.