Mẫu CV chăm sóc khách hàng nổi bật ấn tượng
Nội Dung Chính
Mẫu CV
06-12-2019
Chăm sóc khách hàng là một trong những công việc đòi hỏi sự kết hợp của các kỹ năng mềm. Để ứng tuyển thành công vào vị trí công việc này thì các bạn cần làm tốt công đoạn đầu tiên đó chính là viết CV xin việc chăm sóc khách hàng. Cùng Sieunhanh.com tham khảo mẫu CV ứng tuyển chăm sóc khách hàng
Nhân viên chăm sóc khách hàng
Nhân viên chăm sóc khách hàng là người trực tiếp liên hệ khách hàng của công ty nhằm hỗ trợ giải đáp thắc mắc của khách hàng về sản phẩm hoặc dịch vụ mà công ty cung cấp. Ngoài ra, nhân viên chăm sóc khách hàng chịu trách nhiệm ghi chép và cung cấp thông tin cho các bộ phận xử lý kỹ thuật, đánh giá chất lượng, thu nhận feedback của khách hàng hoặc các bộ phận khác của doanh nghiệp.
Các công việc chính của nhân viên chăm sóc khách hàng
- Thực hiện quy trình tiếp nhận và xử lý yêu cầu của khách hàng
- Xây dựng các kênh thông tin nhằm hỗ trợ việc khách hàng có được nội dung mình cần một cách nhanh chóng và chính xác nhất (thông tin về giá cả, cách sử dụng, chế độ bảo hành, chống chỉ định, …)
- Đảm bảo đầu vào của thông tin khiếu nại, các vấn đề cần giải quyết của khách hàng và cung cấp thông tin cho các bộ phận phù hợp cho khiếu nại đó
- Phối hợp quảng bá các khuyến mãi, các gói dịch vụ ưu đãi của doanh nghiệp tới khách hàng
- Theo dõi các chính sách về sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp, liên tục cập nhật chính sách sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp
- Chủ động liên hệ với khách hàng nhân các dịp lễ Tết, quà tặng hoặc ưu đãi trong các dịp đặc biệt và trực tiếp gửi ưu đãi cho họ
- Thực hiện khảo sát khách hàng về chất lượng sản phẩm và dịch vụ, ghi nhận phản hồi giúp cải thiện sản phẩm, dịch vụ
- Lập báo cáo trình cấp trên về khảo sát khách hàng, độ thỏa mãn với sản phẩm dịch vụ
- Dự trù ngân sách cho việc chăm sóc khách hàng
- Chuẩn hóa các quy trình chăm sóc khách hàng cho doanh nghiệp
Những lưu ý trong quá trình viết CV
Ngoài các phần như thông tin cá nhân, sở thích, mục tiêu nghề nghiệp cần được trình bày chính xác, rõ ràng, thì những mục sau đây bạn cũng cần chăm chút hơn:
Trình độ chuyên môn
Bạn trình bày ngắn gọn quá trình học tập của bản thân và chứng minh qua các bằng cấp, chứng chỉ. Thông qua đó, nhà tuyển dụng sẽ biết rằng bạn được đào tạo, bồi dưỡng một cách chuyên nghiệp và có sự đầu tư nghiêm túc đối với công việc.
Kinh nghiệm thực tế
Người ta nói kinh nghiệm thực tiễn đáng giá gấp trăm lần so với lý thuyết suông. Vì vậy nếu bạn đã từng được làm việc ở các vị trí tương đương hoặc có liên quan đến chăm sóc khách hàng thì hãy thể hiện ngay vào CV.
Bạn liệt kê các vị trí từng làm, kèm theo là những công việc, kinh nghiệm tích lũy và thành tích bạn đạt được trong từng vị trí đó.
Còn nếu như bạn chỉ vừa mới ra trường và chưa từng đi làm, cũng đừng lo lắng. Bạn có thể thể hiện các trải nghiệm của mình thông qua các hoạt động tình nguyện, hoạt động tập thể và những công việc part time. Điều đó cho thấy bạn là người năng động sôi nổi, rất có ích trong việc cạnh tranh với những ứng cử viên khác.
Kỹ năng làm việc
Ngoài trình độ chuyên môn và kinh nghiệm làm việc, kỹ năng mềm là yếu tố khá quan trọng. Những kỹ năng cần có của một nhân viên chăm sóc khách hàng thường: Kỹ năng giao tiếp, thuyết phục khách hàng, kỹ năng xử lý tình huống, và quản lý thời gian…
Kỹ năng giao tiếp
Trong mọi trường hợp, có tài ăn nói luôn chiếm được ưu thế. Đặc biệt đối với chuyên viên chăm sóc khách hàng thì điều đó càng quan trọng. Vì khách hàng sẽ không có nhiều thời gian để nghe bạn nói nên hãy vận dụng kỹ năng của mình để lắng nghe, tập trung vào vấn đề và trình bày một cách rõ ràng ngắn gọn nhất có thể. Giọng nói chuẩn, dễ nghe sẽ là điểm cộng cho bạn trong cuộc cạnh tranh này.
Kỹ năng thuyết phục khách hàng
Với sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường thì việc giữ được khách hàng đòi hỏi bạn phải có kỹ năng thuyết phục. Bằng cách vận dụng kỹ năng này để cho khách hàng thấy sản phẩm, dịch vụ của công ty bạn là tốt nhất, đáp ứng được nhu cầu của họ, thuyết phục họ tin tưởng và tiếp tục sử dụng sản phẩm, dịch vụ của công ty bạn.
Kỹ năng xử lý tình huống
Sẽ có vô vàn những tình huống khó xử xảy ra trong quá trình làm việc, lúc này bạn cần vận dụng kỹ năng xử lý tình huống để tìm cách giải quyết vấn đề nhanh chóng, gọn gàng nhưng vẫn đảm bảo được lợi ích khách hàng cũng như doanh nghiệp.
Kỹ năng quản lý thời gian
Không một công ty nào muốn thấy nhân viên của mình cả ngày quay cuồng với công việc nhưng hiệu quả lại không cao, vì vậy đừng để kỹ năng này thiếu sót trong CV của bạn. Quản lý thời gian và công việc một cách khoa học sẽ làm tăng hiệu quả của công việc.
Ngoài những kỹ năng trên thì trình độ ngoại ngữ và tin học cũng không thể thiếu trong CV. Thời đại hội nhập nhập công nghệ, thiếu trình độ ngoại ngữ và tin học, xem như bạn đã thua thiệt so với những ứng cử viên khác.
Mẫu CV chăm sóc khách hàng
Với những chia sẻ của Sieunhanh.com về mẫu CV ứng tuyển chăm sóc khách hàng chắc hẳn các bạn đã nắm được những mục quan trọng nhất trong mẫu CV này. Chúc các bạn chọn được một công việc ưng ý với mình nhất