Marketing và tầm quan trọng của nó trong doanh nghiệp | Vân Nguyên
Marketing giúp doanh nghiệp có thêm khách hàng mới, đáp ứng các nhu cầu ngày càng cao của khách hàng cũ, tạo dựng mối quan hệ bền chặt giữa doanh nghiệp và khách hàng. Sở hữu kỹ năng Marketing sẽ giúp cánh cửa sự nghiệp của bạn rộng mở, dù bạn kinh doanh ở bất kỳ lĩnh vực nào.
Trước khi đi vào thực hiện các chiến lược Marketing cụ thể, bạn cần phải nắm vững và hiểu rõ các nguyên lý trong Marketing để từ đó tìm ra cho doanh nghiệp cách làm bài bản nhất.
Marketing và tầm quan trọng của nó trong doanh nghiệp
Tổng quan về Marketing và những điều cần biết
Nội Dung Chính
Marketing là gì?
Xuất hiện tại Mỹ vào đầu thế kỷ 20 và được đưa vào Từ điển tiếng Anh năm 1944. Marketing được hiểu theo nghĩa đen “là làm thị trường” hay là hoạt động bán hàng. Ngày nay, Marketing được hiểu là việc phát hiện ra các cơ hội kinh doanh và khai thác chúng một cách hiệu quả với mô hình 4P nổi tiếng: Product (sản phẩm); Price (giá); Place (phân phối); Promotion (quảng bá).
Marketing là việc tìm cách trả lời cho các câu hỏi: khách hàng là ai, họ cần gì, khi nào, ở đâu, tại sao họ lại cần nó, họ sẵn sàng chi trả bao nhiêu,..?
Marketing gồm những mảng nào?
Rất nhiều người nhầm lẫn Marketing với chào hàng hay một loại hình đại loại như quảng cáo. Tuy nhiên, cách hiểu này chưa chính xác. Chào hàng, tiếp thị hay quảng cáo chỉ là những mắt xích nhỏ trong một hệ thống những công việc mà Marketing phải đảm nhiệm. Có thể chia Marketing thành nhiều mảng nhỏ hơn như Nghiên cứu thị trường, PR, Quảng cáo, Copywriter, Sales, Promotion,…
Cũng có thể chia Marketing thành hai loại là: Marketing truyền thống và marketing hiện đại.
Marketing truyền thống diễn ra trên thị trường trong khâu lưu thông, là hoạt động chỉ làm việc với thị trường và trên các kênh lưu thông. Hoạt động Marketing truyền thống không chú trọng đến khách hàng mà chỉ chú trọng đến việc tiêu thụ nhanh chóng sản phẩm và dịch vụ.
Marketing hiện đại coi thị trường khách hàng là quan trọng nhất và nhu cầu của khách hàng chính là vấn đề then chốt. Do đó, Marketing hiện đại hoạt động với mục tiêu đáp ứng, thỏa mãn nhu cầu khách hàng và tiến tới mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp.
Lợi ích của Marketing ?
Marketing là cầu nối trung gian giữa thị trường khách hàng và doanh nghiệp, đảm bảo cho các hoạt động của doanh nghiệp hướng đến đúng thị trường mục tiêu đặt ra. Một số lợi ích mà nó mang lại cho doanh nghiệp có thể kể đến như sau:
Giúp doanh nghiệp hiểu rõ khách hàng của mình: Thông qua các hoạt động marketing doanh nghiệp sẽ hiểu rõ và xác định được khách hàng của doanh nghiệp là ai, những đặc điểm của khách hàng mục tiêu và khám phá ra được những nhu cầu, mong muốn của khách hàng đối với doanh nghiệp.
Hiểu rõ môi trường kinh doanh: Thực hiện các hoạt động nghiên cứu marketing, doanh nghiệp có thể hiểu được môi trường kinh doanh của doanh nghiệp mình và xác định được môi trường đó có tác động tích cực và tiêu cực như thế nào đối với hoạt động kinh doanh.
Hiểu rõ đối thủ cạnh tranh: các hoạt động nghiên cứu marketing cũng giúp bạn nhận rõ đâu là đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp, những điểm mạnh và điểm yếu của các đối thủ cạnh tranh. Nhờ đó doanh nghiệp của bạn sẽ đưa ra được những phương hướng hoạt động hiệu quả nhất tạo nên lợi thế cạnh tranh cao.
Giúp doanh nghiệp xác định được những chiến lược marketing hỗn hợp: sản phẩm – giá – phân phối – xúc tiến để tạo bước đà tốt nhất giúp những doanh nghiệp mới xâm nhập thị trường và những doanh nghiệp đã và đang hoạt động trên thị trường có những điều chỉnh thích hợp tạo nên lợi thế cạnh tranh.
Marketing là việc vô cùng quan trọng, doanh nghiệp có phát triển mạnh mẽ được hay không, một phần lớn là do hiệu quả của chiến dịch marketing mang lại. Vậy công việc cụ thể của Marketing là gì mà có thể đem lại lợi ích cho doanh nghiệp lớn đến vậy?
Làm Marketing là làm gì? Công việc của marketing?
Nhân viên marketing (hay còn gọi là Marketers) là tên gọi chung của tất cả những người làm việc trong lĩnh vực Marketing, họ nắm bắt thông tin thị trường, tổng hợp dữ liệu về khách hàng. Từ đó vạch ra chiến lược hoặc làm báo cáo giúp ban giám đốc đưa ra các quyết định chiến lược. Công việc cụ thể của Marketers gồm :
Nghiên cứu thị trường: Nghiên cứu, thu thập thông tin từ thị trường như nhu cầu, thị hiếu, thói quen tiêu dùng, phản ứng… của khách hàng, các thuận lợi, khó khăn của 1 thị trường mới và dự báo xu hướng vận động của thị trường, phân tích tác động của các yếu tố môi trường vĩ mô đến hoạt động marketing của doanh nghiệp.
Quan hệ công chúng (Public Relations – thường gọi là PR) : có nhiệm vụ thiết lập, duy trì và phát triển mối quan hệ tốt với khách hàng. PR luôn theo dõi phản ứng của khách hàng đối với sản phẩm của mình, đồng thời bảo vệ quyền lợi của họ khi sử dụng sản phẩm. Khi quyền lợi và nhu cầu của khách hàng được đáp ứng, lợi nhuận sẽ chảy về doanh nghiệp một cách tự động.
Quảng cáo (Advertising): Là việc đưa thông tin về sản phẩm, dịch vụ của nhà cung cấp phổ biến ra các phương tiện truyền thông đại chúng như tivi, radio, báo, internet, banner, biển quảng cáo…
Copywriter : Chuyên viết và dịch lời quảng cáo, các câu slogan, các kịch bản quảng cáo… Đây là những người “thợ đúc” chữ bởi lẽ người ta mệnh danh những copywriter là những người nghệ sĩ bán hàng. Đây là sự kết hợp giữ nghệ thuật ngôn từ và kinh doanh.
Truyền thông (Promotion): khuếch trương, xúc tiến rầm rộ cho sản phẩm thông qua việc tổ chức các sự kiện như khuyến mãi, tặng sản phẩm dùng thử…
Bán hàng (Sales) : Tìm kiếm khách hàng và phân phối hàng hóa, dịch vụ đến tay khách hàng. Đây là bộ phận trực tiếp kiếm tiền về cho doanh nghiệp. Người quản lý sales là người thiết kế và quản lý hệ thống kênh phân phối sao cho sản phẩm đưa đến tay người tiêu dùng một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất.
Khi khách hàng ngày càng đa dạng, những nhu cầu cần được thỏa mãn cũng ngày càng trở nên phức tạp thì nghệ thuật marketing cũng biến đổi muôn màu. Vậy làm thế nào để Marketing hiệu quả? Và có những cách nào để tiếp thị sản phẩm ?
Cách tiếp thị sản phẩm, marketing hiệu quả
Chính những kỹ năng tiếp thị sản phẩm thông minh và mang tính chiến lược sẽ làm nên sự thành công đến ngạc nhiên cho doanh nghiệp. Đó cũng chính là là cách để bắt đầu chiếm lĩnh thị phần và xây dựng lên một thương hiệu mạnh. Trong một thị trường bão hòa như hiện nay, thì lựa chọn những cách thức tiếp thị sản phẩm đóng vai trò vô cùng quan trọng.
Có 5 cách để tiếp thị sản phẩm hiệu quả, bao gồm :
- Đặt tên sản phẩm ấn tượng, dễ nhớ, dễ đọc
- Miêu tả chính xác, ngắn gọn
- Xây dựng hình ảnh đẹp, rõ nét, chất lượng.
- Tiếp thị trên nhiều kênh khác nhau (facebook, zalo, google, instagram, email… )
- Cộng tác với những đối tượng thích hợp
Marketing là một trong những yếu tố quyết định sự thành công trong việc xác định và tìm kiếm khách hàng. Do đó, một nhà quản lý luôn phải có tầm nhìn và chiến lược marketing cụ thể. Nếu không, sẽ vô tình đẩy doanh nghiệp vào “vòng nguy hiểm”, giống như một con thuyền trôi nổi giữa đại dương mênh mông không nhìn thấy bến bờ phía trước. Vậy các bước xây dựng chiến lược marketing hiệu quả và thành công là gì? Những bí quyết nào để thiết lập và phát triển chiến lược marketing hiệu quả và tối ưu nhất?
6 bí quyết marketing hiệu quả
- Xác định rõ sản phẩm , dịch vụ của doanh nghiệp và thị trường mục tiêu
- Phân khúc giá, xác định khách hàng là ai?
- Hiểu rõ những đối thủ cạnh tranh
- Tích cực ghi nhận ý kiến của khách hàng với sản phẩm dịch vụ
- Lựa chọn kênh truyền thông phù hợp
- Gây dựng sự tín nhiệm và kiên trì.
Làm quản lý có nên học marketing?
Thị trường luôn biến động, nền kinh tế ngày càng khủng hoảng, nhiều ngành nghề trở nên lỗi thời nhưng doanh nghiệp vẫn luôn cần những người có kỹ năng bán hàng.
Là quản lý của doanh nghiệp, bạn có vai trò đóng góp cho chiến lược tăng trưởng của doanh nghiệp, trực tiếp đề xuất giải pháp tăng trưởng, thích nghi công nghệ và thiết kế trải nghiệm sản phẩm dịch vụ mới cho khách hàng. Bạn làm việc như một nhà kết nối tất cả nguồn lực bên trong và bên ngoài tổ chức, kiến tạo thị trường bằng cách việc sửa chữa mô hình lỗi thời của công ty.
Theo thống kê, có khoảng 80% quản lý các doanh nghiệp lớn thành thạo các kỹ năng về Marketing. Mặc dù một nhà quản lý không nhất thiết phải biết tất cả, nhưng nếu có chiến lược và tầm nhìn về Marketing sẽ gia tăng sự thành công của doanh nghiệp. Vì vậy kỹ năng Marketing của cấp quản lý là vô cùng quan trọng.
Nhà quản lý được đào tạo bài bản bằng những khóa học marketing chuyên nghiệp sẽ có nhận thức đúng và đầy đủ nhất về lập và triển khai chiến lược. Chính vì vậy việc tham gia các khóa học Marketing dành cho quản lý sẽ phần nào giúp bạn “định vị” được giá trị của bản thân với vị trí quản lý hay CEO.
Khóa học marketing ở đâu tốt nhất?
Vân Nguyên có nhiều năm kinh nghiệm đào tạo nhân lực có tầm nhìn và phong cách làm việc chuyên nghiệp. Giúp hàng nghìn cán bộ, nhân viên của các doanh nghiệp phát huy tối đa năng lực bản thân để phát triển tổ chức, thăng tiến trong sự nghiệp.
Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của Marketing trong sự phát triển của doanh nghiệp. Mong muốn giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả kinh doanh thông qua kỹ năng quan trọng này, Học viện doanh nhân Vân Nguyên Edubiz tổ chức lớp học “Marketing cơ bản dành cho quản lý” nhằm đáp ứng nhu cầu xây dựng một chiến lược marketing tốt sẽ giúp gia tăng doanh thu và đem lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp.
Một buổi học brand marketing dành cho quản lý do Vân Nguyên tổ chức
Đây là buổi học nằm trong chương trình đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa được hỗ trợ kinh phí từ các nguồn tài trợ nên học phí vô cùng hợp lý. Học viên có cơ hội được giảm tới 75% chi phí khóa học.
Học viên cần nhận lịch học và học phí cụ thể, vui lòng để lại thông tin vào form bên dưới.
5/5 – (1 bình chọn)