Marketing có ý nghĩa như thế nào với sự phát triển của một doanh nghiệp?

Trong một công ty, doanh nghiệp sẽ có rất nhiều phòng ban khác nhau như kế toán, nhân sự… nhưng bộ phận quan trọng được chú ý nhất chính là marketing. Marketing được xem là một bộ phận có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của một doanh nghiệp. Vậy marketing là gì và ý nghĩa của marketing đối với doanh nghiệp như thế nào? Để hiểu hơn về vấn đề này thì các bạn hãy tham khảo qua bài viết mà nội thất văn phòng Govi chia sẻ dưới đây.

Hoạt động marketing là gì?

Thực ra thì có rất nhiều định nghĩa về khái niệm marketing từ cơ bản đến nâng cao. Hiểu một cách đơn giản nhất thì marketing là tất cả những công việc, hoạt động mà doanh nghiệp cần thực hiện để thu hút khách hàng biết đến với thương hiệu của mình và đưa họ trở thành khách hàng trung thành.

1 Marketing là gì? 9 định nghĩa cơ bản về marketing bạn nên biết

Nhìn chung, thì với mỗi người, trong một thời điểm khác nhau, khái niệm marketing sẽ được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Trong thời điểm hiện tại thì marketing được hiểu là bộ phận tạo ra các thông điệp, phương tiện quảng cáo phù hợp, lên kế hoạch thực hiện chiến dịch, duy trì khách hàng trung thành… Tất cả những hoạt động này đều nhằm giúp doanh nghiệp tìm hiểu thị trường và phân phối sản phẩm đến người tiêu dùng nhằm thu về lợi nhuận duy trì sự phát triển của công ty.

Ý nghĩa của marketing đối với sự phát triển của doanh nghiệp

Ý nghĩa của Marketing là gì với doanh nghiệp, người tiêu dùng?

Marketing giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng và gia tăng doanh số

Marketing có vai trò giúp doanh nghiệp thu hút khách hàng để từ đó gia tăng doanh số bán, đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Bởi vì mọi hoạt động kinh doanh trên thị trường của doanh nghiệp hầu hết đều là hoạt động của marketing. Từ việc hình thành ý tưởng sản xuất đến nghiên cứu tạo nên sản phẩm, bao bì cho đến hoạt động quảng cáo, xúc tiến bán hàng và phân phối hàng hóa cũng là một trong những chức năng cơ bản của marketing.

Thành công của doanh nghiệp phụ thuộc vào việc họ có cung cấp được những sản phẩm mà thị trường đang cần, phù hợp với mong muốn và khả năng mua của người tiêu dùng hay không. Và marketing là bộ phận tạo ra sự kết nối các hoạt động sản xuất của doanh nghiệp với thị trường trong tất cả các giai đoạn như tìm kiếm thông tin thị trường, truyền thông, nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, tiêu thụ sản phẩm, cung cấp dịch vụ khách hàng… Vậy nên có thể nói rằng marketing giúp cho doanh nghiệp có thể tồn tại lâu dài và vững chắc trên thị trường.

Marketing giúp người tiêu dùng tiếp cận được sản phẩm đúng nhu cầu

Đối với người tiêu dùng, hoạt động marketing giúp họ có thể tiếp cận được với các sản phẩm, dịch vụ đúng nhu cầu đang tìm kiếm. Xã hội ngày càng phát triển, chính vì thế nhu cầu sử dụng sản phẩm của con người là vô hạn, tuy nhiên không phải dễ dàng để có thể tìm được một đơn vị, công ty đáp ứng được nhu cầu đó. Và trong lúc này marketing chính là chìa khóa giúp khách hàng thỏa mãn mong muốn của mình.

Và cũng chính vì thế, Marketing chính là cầu nối của 2 thái cực cung và cầu. Nó điều tiết các hoạt động sản xuất của xã hội tạo nên trạng thái cân bằng của khối lượng và giá cả sản phẩm.

Marketing là đầu nối cung cầu, điều tiết hoạt động sản xuất thị trường

Sự cân bằng của nền kinh tế là điều cần thiết, và chính Marketing là cầu nối để xác định nhu cầu của người dùng với số lượng hàng hóa sản xuất. Như đồ thị bên dưới, chúng ta có thể thấy các điểm cân bằng ( P1 ứng với Q1, P2 ứng với Q2). Một khi lệch ra khỏi vị trí cân bằng sẽ xảy ra tình trạng không đủ hoặc dư thừa sản phẩm, giá cả quá cao hoặc quá thấp làm mất ổn định thị trường.

Mô hình quy luật cung cầu bất biến trong mọi nền kinh tế

Những nhiệm vụ của Marketing cơ bản

Marketing giúp doanh nghiệp nghiên cứu thị trường tốt hơn

Hoạt động điều tra và nghiên cứu thị trường kỹ càng với một quy mô lớn sẽ giúp bạn đưa ra quyết định kinh doanh sản phẩm phù hợp nhất để xâm nhập thị trường. Việc tung ra một sản phẩm mới thử nghiệm và tiếp cận người tiêu dùng giúp bạn dễ dàng đánh giá tiềm năng của sản phẩm cũng như nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu. Nếu tín hiệu thu về là khả quan thì doanh nghiệp có thể đẩy mạnh sản xuất và cung ứng ra thị trường. Nếu tín hiệu thị trường chưa ổn thì cần phải cải tiến sản phẩm, dịch vụ đi kèm hoặc tiếp cận nhóm khách hàng chuẩn hơn, thậm chí có thể đây là một sản phẩm thất bại cần được hủy bỏ.

Như vậy có thể thấy tầm quan trọng của marketing đối với doanh nghiệp là không thể thiếu, nó là mũi tên tiên phong giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định đúng đắn có nên mở rộng thị trường hay không!

Định hướng khách hàng tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ

Digital Marketing ngày càng trở thành công cụ đắc lực cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

khi đã có được sản phẩm, dịch vụ để xâm nhập thị trường, lúc này marketing đóng vai trò là nhà quảng cáo giúp người tiêu dùng biết đến sản phẩm của công ty. Marketing cung cấp các thông tin về sản phẩm, những ưu điểm của sản phẩm giúp định hướng, lôi kéo khách hàng sử dụng sản phẩm của mình. Quảng cáo Marketing ngày nay bao gồm rất nhiều các hoạt động khác nhau như Google Ads, Facebook Ads, Tik Tok Ads, SEO, Email Marketing,… và cả những hoạt động marketing truyền thống.

Kết nối khách hàng với doanh nghiệp

Khi đã có được thị trường nhất định, bạn cần phải giữ chân được khách hàng, lắng nghe những ý kiến phản hồi để cải tiến các sản phẩm của công ty. Có như vậy thì hoạt động Marketing mới bền vững và hiệu quả cho doanh nghiệp. Đây là một khâu vô cùng quan trọng giúp bạn nắm chắc thị phần và từng bước mở rộng thị trường hơn nữa. Có thể ban đầu sản phẩm của bạn chưa thực sự hoàn hảo nhưng nếu cải tiến nỗ lực thì chắc chắn bạn đã có được sự thành công nhất định.

Nói tóm lại thì marketing là bộ phận có vai trò đắc lực trong việc cạnh tranh và thu hút khách hàng với mục đích bán hàng, tăng doanh thu và giúp doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ. Trong tình trạng kinh tế thị trường phát triển không ngừng như hiện nay khiến cho việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng gay gắt hơn thì bộ phận marketing càng cần phải làm việc, sáng tạo và có chiến lược kinh doanh hiệu quả để giúp doanh nghiệp tồn tại, phát triển.

Xem thêm:

5/5 – (1 bình chọn)