Marketing Online – nghề hot dành cho sinh viên Marketing

5/5 – (1 bình chọn)

Thời đại 4.0 cùng với sự bùng nổ mạnh mẽ của Internet đã khiến cho ngành Marketing Online càng phát triển. Ngày nay, bên cạnh các hình thức Marketing truyền thống thì ngành Marketing Online đang lên ngôi và dần dần trở thành ngành học xu hướng và công việc tiềm năng cho các bạn sinh viên.

Tìm hiểu ngành Marketing Online năm 2022

Internet xuất hiện đã làm thay đổi hoàn toàn cách người mua tìm kiếm thông tin sản phẩm và mua sắm. Song song với các phương tiện truyền thông truyền thống như TV, radio, báo & tạp chí, thư từ…, các doanh nghiệp ngày nay đã nhanh chóng ứng dụng hình thức Marketing online vào việc giới thiệu sản phẩm, xúc tiến bán hàng và PR công ty. Vậy ngành Marketing Online là gì? Marketing Online và Digital Marketing có giống nhau không? Hãy cùng tìm hiểu nhé.

Ngành Marketing Online là gì?

Tìm hiểu ngành Marketing Online

Marketing Online hay tiếp thị trực tuyến là việc thực hiện các hoạt động Marketing thông qua Internet. Các doanh nghiệp sẽ tận dụng Internet để truyền bá thông điệp về thương hiệu, sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty tới khách hàng tiềm năng. 

Các phương tiện truyền thông được sử dụng cho Marketing Online bao gồm Website, email, social media, quảng cáo hiển thị hình ảnh, tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO), Google AdWords và hơn thế nữa. 

Mục tiêu của Marketing Online là tiếp cận khách hàng tiềm năng thông qua các kênh mà họ dành thời gian để đọc, tìm kiếm, mua sắm và giao lưu trực tuyến.

Phân biệt giữa Marketing Online và Digital Marketing

Phân biệt giữa Marketing Online và Digital Marketing

Nhiều bạn học sinh khi tìm hiểu về ngành Marketing sẽ vị nhầm lẫn giữa Marketing Online và Digital Marketing. Hai ngành học này nghe có vẻ tương tự như nhau nhưng thực chất đây là 2 ngành khác nhau.

Phân biệt giữa Marketing Online và Digital Marketing

1. Digital Marketing bao gồm Online Marketing 

Có thể nói rằng, Online Marketing chỉ là một nhánh trong Digital marketing. Theo đó, có thể chia Digital Marketing thành hai phần, bao gồm: Online Marketing (hay còn được gọi là Internet Marketing để chỉ hình thức quảng cáo trực tuyến) và Digital Advertising. Đây đều là các phương thức tiếp thị, quảng bá sản phẩm được nhiều doanh nghiệp triển khai thực hiện dưới sự phát triển mạnh mẽ của internet và thời đại công nghệ số 4.0. 

2. Digital Marketing có thể có internet hoặc không 

Như đã nói ở trên, nếu không có internet, Online Marketing không thể tồn tại. Tuy nhiên, trái ngược với nó, Digital Marketing có thể có internet hoặc không, tùy vào điều kiện tiếp thị, quảng bá. Hình thức này có thể truyền thông điệp trên bất kỳ các thiết bị số mà không bị ảnh hưởng bởi internet. 

3. Hình thái đa dạng của Digital Marketing

Là hình thức bao gồm cả Online Marketing, bởi vậy, Digital Marketing có hình thái đa dạng hơn, phù hợp với nhiều loại thiết bị số. Trong khi đó, Online Marketing chỉ chủ yếu tập trung vào banner và hiệu ứng liên quan đến website và social media.

Tìm hiểu thêm ngành Marketing Online học trường nào ở Hà Nội: https://caodangkinhte.vn/nganh-marketing-online-hoc-truong-nao/

Vị trí công việc của ngành Marketing Online

Sinh viên theo học Marketing Online ra trường làm gì

Sau khi tốt nghiệp, các bạn sinh viên theo học ngành Marketing Online có thể làm việc tại các vị trí công việc sau:

1. Chuyên viên SEO (Danh sách tuyển dụng)

  • Xây dựng nội dung website 

  • Phân tích web và từ khóa bằng Google analytics, Google webmaster tool, Google keyword planner 

  • Am hiểu content manager system(CMS) để quản lý nội dung và tinh chỉnh chức năng website đang sử dụng. 

  • Tăng thứ hạng từ khóa của website trên công cụ tìm kiếm 

  • Xây dựng liên kết link(link building) từ mạng xã hội, diễn đàn, website, các website rao vặt và hệ thống thư mục web 

  • Tinh chỉnh các chức năng web, kỹ thuật web để tăng chất lượng web/app cho SEO. 

  • Triển khai và giám sát các chiến lược SEO, kế hoạch SEO và báo cáo kết quả cho quản lý theo từng giai đoạn.

2. Chuyên viên phát triển nội dung số (danh sách tuyển dụng) (Content Marketing Specialist/ PR content writer/online copywriter ) 

  • Chịu trách nhiệm chính viết và phát triển nội dung website 

  • Chịu trách nhiệm viết kịch bản sự kiện, nội dung truyền thông Social 

  • Viết lời quảng cáo cho các trang web, email, tài liệu cho các chương trình Marketing. 

  • Xây dựng thông số, nội dung miêu tả sản phẩm và dịch vụ của website 

  • Xây dựng các câu chuyện thương hiệu 

  • Xây dựng và triển khai kế hoạch phát triển nội dung web/ứng dụng 

  • Giám sát và kiểm duyệt toàn bộ nội dung của tổ chức trước khi công bố ra bên ngoài

3. Chuyên viên Marketing Online

  • Phân tích từ khóa/website bằng các công cụ  Google analytics, Google webmaster tool, Google keyword planner. 

  • Lập kế hoạch chạy các chiến dịch quảng cáo Google adwords, facebook insight, linkedin ads, admicro ads… 

  • Quản lý ngân sách Marketing cho kênh Google adwords, Facebook ads, CPC…

  • Giám sát thường xuyên hiệu quả từ các kênh quảng cáo để tinh chỉnh phù hợp với mục tiêu 

4. Chuyên viên nghiên cứu thị trường Online (Online/internet Marketing Research Specialist).

  • Xây dựng mục tiêu nghiên cứu 

  • Xây dựng các kế hoạch, mô hình, mẫu thu thập dữ liệu online 

  • Phối hợp tổ chức, giám sát hoạt động nghiên cứu thuê ngoài (các công ty, đơn vị làm dịch vụ nghiên cứu thị trường) nhằm tìm hiểu các nhu cầu, mong muốn, thái độ, thói quen sử dụng… của khách hàng đối với sản phẩm của công ty và đối thủ cạnh tranh, trên cơ sở đó đề xuất các cải tiến cần thiết. 

  • Tổ chức truyền thông, nhân sự để triển khai thu thập dữ liệu. –

  • Phân tích dữ liệu theo mục tiêu bằng các công cụ excel, SPSS, rapidminer,pspp, IBM SPSS Statistics… 

  • Báo cáo kết quả phân tích và đề xuất giải pháp cải thiện hoạt động

Hy vọng bài viết này đã giúp cho các bạn học sinh cuối cấp cũng như các bạn sinh viên đang theo học ngành Marketing hiểu rõ hơn về ngành Marketing Online và những vị trí công việc khi theo đuổi ngành Marketing Online. Hiểu thêm về Marketing chúng ta sẽ không bị bỏ lại trong thời đại bùng nổ công nghệ số hiện nay cũng như xác định xem mình có hợp với ngành này hay không?