Marcom là gì? Tiếp thị truyền thông hỗn hợp gồm những gì?

Hiện nay, Marcom đang chiếm một vị thế quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Marcom được xem là cầu nối giữa các doanh nghiệp với người tiêu dùng. Vậy liệu bạn đã hiểu rõ về Marcom là gì hay chưa? Hãy cùng Vietnix tìm hiểu khái niệm, mục tiêu, các yếu tố tiếp thị truyền thông hỗn hợp, cũng như tìm hiểu thêm về Marcom manager thông qua bài viết dưới đây nhé!

Khái niệm Marcom là gì?

Marcom viết tắt của cụm từ Marketing Communications, mang ý nghĩa là sử dụng kết hợp các lệnh và  công cụ để tiếp thị truyền thông. 

Mục đích của Marcom là tạo ra sự tương tác của thương hiệu với khách hàng tiềm năng bằng các phương tiện truyền thông phổ biến bao gồm:

  • Quảng cáo (Advertising).
  • Bán hàng cá nhân (Personal selling).
  • Tiếp thị trực tuyến (Direct marketing).
  • Tài trợ (Sponsorship).
  • Truyền thông quảng bá (Communication promotion).
  • Quan hệ công chúng (Pr-Public relation),…

Tóm lại, những người làm Marketing sử dụng Marcom qua các phương tiện truyền thông để tạo ra nhận thức về thương hiệu trong tâm trí khách hàng tiềm năng giúp họ đưa ra quyết định mua hàng.

Marcom là gì?Marcom là gì?Marcom là gì?

Mục tiêu chính của Marcom là gì?

Mục tiêu chính của Marcom là tạo ra chỗ đứng cho sản phẩm/thương hiệu đối với người tiêu dùng; đồng thời giúp rút ngắn quy trình bán hàng của doanh nghiệp. Sau đây Vietnix sẽ liệt kê những mục tiêu chính của Marcom mang lại cho doanh nghiệp.

Tạo ra chỗ đứng vững chắc cho sản phẩm/thương hiệu của bạn

Mục tiêu này hiểu rõ hơn là tạo ra các chiến lược dài hạn bằng cách sử dụng các công cụ truyền thông để định vị sản phẩm/thương hiệu đối với khách hàng. Việc định vị và xây dựng hình ảnh phải đi theo từng bước, và cũng đòi hỏi sự nhất quán giữa chiến lược truyền thông và sản phẩm.

Rút ngắn quy trình bán hàng cho doanh nghiệp

Rút ngắn quy trình bán hàng có nghĩa là hỗ trợ bộ phận sales xác định, tiếp cận và bán hàng. Hiện nay, quy trình bán hàng lại bao gồm thêm việc giáo dục khách hàng (educate customer) và đây là giai đoạn Marcom phải tập trung đưa đến cho khách hàng những thông tin hữu ích, xây dựng sự tin tưởng của họ với thương hiệu và sản phẩm.

Marcom giúp định vị thương hiệu trong tâm trí khách hàng tiềm năngMarcom giúp định vị thương hiệu trong tâm trí khách hàng tiềm năngMarcom giúp định vị thương hiệu trong tâm trí khách hàng tiềm năng

Các yếu tố của tiếp thị truyền thông hỗn hợp

Sau đây là các yếu tố của tiếp thị truyền thông hỗn hợp:

Yếu tố quảng cáo

Quảng cáo là phương thức trả tiền, gián tiếp được các công ty sử dụng để giới thiệu cho khách hàng về sản phẩm/dịch vụ của họ; thông qua truyền hình, đài phát thanh, in ấn hay các trang web trực tuyến,… 

Có thể thấy quảng cáo là phương thức tiếp thị sản phẩm và dịch vụ của công ty được sử dụng rộng rãi vì khả năng truyền đạt dễ dàng; cùng với phạm vi phủ sóng đối tượng mục tiêu lớn.

Yếu tố quảng cáo

Yếu tố khuyến mãi

Doanh nghiệp có thể áp dụng một số ưu đãi ngắn hạn để thuyết phục và thu hút khách hàng mua hàng hóa và dịch vụ. Kỹ thuật xúc tiến này sẽ giúp doanh nghiệp duy trì khách hàng hiện có; và đặc biệt là sẽ thu hút được những khách hàng mới với. Mua một tặng một, giảm giá, mua hai tặng một,… là những chương trình khuyến mãi hữu ích giúp xúc tiến doanh thu bán hàng cho doanh nghiệp.

Yếu tố khuyến mãiYếu tố khuyến mãiYếu tố khuyến mãi

Tổ chức các sự kiện

Sự kiện là dịp để doanh nghiệp tạo ra một môi trường gắn kết và gần gũi hơn với khách hàng. Nếu những sự kiện đó diễn ra thành công thì hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp cũng được củng cố; và dễ dàng tạo mối liên hệ lâu dài với họ.

Doanh nghiệp có thể tự tổ chức sự kiện; hoặc tài trợ cho các tổ chức khác; cũng có thể kết hợp với doanh nghiệp hay đối tác để tổ chức một sự kiện.

Nếu bạn đang quan tâm đến tài trợ hoặc tìm kiếm đối tác tài trợ sự kiện nhất là cho sinh viên thì có thể xem qua top 12 nhà tài trợ sự kiện dành cho sinh viên mà Vietnix đã tổng hợp.

Tổ chức các sự kiện: Workshop, hội thảo,... chia sẻ kiến thứcTổ chức các sự kiện: Workshop, hội thảo,... chia sẻ kiến thứcTổ chức các sự kiện: Workshop, hội thảo,… chia sẻ kiến thức

>> Xem thêm: Workshop là gì? Các bước triển khai 1 buổi workshop thành công

Quan hệ công chúng

Tổ chức hoặc tham gia các hoạt động xã hội sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng hình ảnh thương hiệu tích cực với khách hàng trên thị trường. 

Một số hoạt động phổ biến để tăng cường quan hệ công chúng mà các doanh nghiệp có thể áp dụng là: Xây dựng các tiện ích công cộng, quyên góp cho giáo dục trẻ em, tổ chức các trại hiến máu, tham gia trồng cây xanh,…

Ngày nay, quan hệ công chúng còn được hiểu là nhờ một bên thứ ba nào đó giới thiệu về sản phẩm và dịch vụ của thương hiệu. Điều này sẽ khiến khán giả có niềm tin vào thương hiệu hơn.

>> Xem thêm: Quan hệ công chúng là gì? Là làm những gì và mức lương bao nhiêu?

Yếu tố tiếp thị trực tiếp

Tiếp thị trực tiếp là hình thức tiếp thị quá quen thuộc và được sử dụng khá phổ biến. Doanh nghiệp sẽ sử dụng email, fax, hoặc điện thoại di động, để liên lạc trực tiếp với khách hàng tiềm năng.

>> Xem thêm: Marketing trực tiếp là gì? 4 bước xây dựng chiến lược tiếp thị trực tiếp

Yếu tố marketing truyền miệng

Marketing truyền miệng được hiểu là những khách hàng đã mua và sử dụng qua dịch vụ sẽ giới thiệu, chia sẻ cho bạn bè, người thân của họ về sản phẩm đó. Và dĩ nhiên là phương pháp này rất hiệu quả, và những người được giới thiệu cũng sẽ dễ dàng tin dùng sản phẩm hơn.

Yếu tố bán hàng trực tiếp 

Bán hàng trực tiếp đã trở thành một phương pháp truyền thông tiếp thị truyền thống được sử dụng rộng rãi. Có nghĩa là nhân viên bán hàng sẽ tiếp cận trực tiếp khách hàng tiềm năng; và giới thiệu cho họ về sản phẩm/dịch vụ. 

Bán hàng trực tiếp là một trong những phương thức giao tiếp đáng tin cậy nhất. Bởi vì phương thức này nhân viên sẽ phải mặt đối mặt với khách hàng; giới thiệu về sản phẩm để khách hàng hiểu rõ về sản phẩm của doanh nghiệp hơn. 

Yếu tố bán hàng trực tiếp

>> Xem thêm: Marketing online là gì? Lợi ích của marketing online đối với doanh nghiệp

Điểm khác nhau giữa Marketing và Marcom là gì?

Nếu không hiểu rõ về Marketing và Marcom bạn sẽ dễ bị nhầm lẫn. Mặc dù chúng có vẻ tương tự nhau, nhưng vẫn có những điểm khác nhau đấy nhé! Hãy cùng xem qua bảng dưới đây, Vietnix sẽ chỉ rõ cho bạn điểm khác nhau giữa Marketing và Marcom là gì nhé!

Marketing

Marketing là những hoạt động cần thiết để có thể phát triển và tiếp thị thành công sản phẩm/dịch vụ. Nó bao gồm những hoạt động sau:

  • Xây dựng các chiến lược bằng cách phân tích thị trường (cả về vi mô và vĩ mô), phân tích nhu cầu của khách hàng trong các thị trường.
  • Xác định được phân khúc khách hàng cũng như định vị của thương hiệu.
  • Xác định giá trị cốt lõi của sản phẩm và quyết định những kênh phân phối (distribution channels) online hay offline để tiếp cận khách hàng.
  • Kiểm soát được brand tracking, research và phân tích (analyse) tất cả dữ liệu thu thập được để tiếp tục tối ưu chiến dịch.
  • Phạm vi của Marketing thì rộng hơn Marcom.
  • Marketing là một chiến dịch tổng thể.

>> Xem thêm: Marketing là làm gì? Vai trò và các hình thức marketing phổ biến hiện nay

Marcom

Marcom bao gồm những hành động ví dụ như: Quảng cáo, chương trình khuyến mãi, bán hàng, gây dựng thương hiệu hay quảng bá trực tuyến.

  • Phạm vi của Marcom hẹp hơn so với Marketing. Bởi vì Marcom hầu như chỉ tập trung vào khai thác những công cụ marketing trong những kênh phân phối như social media, PR, sponsor, sản xuất video, TVC, book KOLs,…
  • Marcom là một phần quan trọng của chiến dịch Marketing.

Vậy Marcom manager là làm những gì?

Marcom manager được hiểu là những người quản lý tiếp thị truyền thông. Những người quản lý tiếp thị truyền thông này sẽ chịu trách nhiệm điều hành trực tiếp và phát triển chiến lược tiếp thị giúp thu hút khách hàng cho doanh nghiệp.

Các yếu tố cần thiết của một Marcom manager là: Quản lý giỏi, có tư duy, chiến lược, có sự sáng tạo để có những ý tưởng mới lạ, độc đáo và giúp ích cho doanh nghiệp.

Vậy Marcom manager sẽ làm những công việc gì? Cùng Vietnix tìm hiểu nào!

  • Công việc đầu tiên sẽ là nghiên cứu và phân tích thị trường.
  • Tiếp đến là xây dựng cũng như triển khai kế hoạch làm thế nào để phát triển được thị phần.
  • Tổng hợp các dữ liệu thị trường đã thu được và tiến hành đánh giá.
  • Định giá và đặt ngân sách
  • Xây dựng tài nguyên quảng cáo
  • Xây dựng chiến lược marketing
  • Thiết lập các lịch trình và thực hiện.

Lời kết

Như vậy trong bài viết này, Vienix đã đem đến cho bạn những thông tin hữu ích về Marcom là gì? Mục tiêu chính của Marcom; cũng như giải thích rõ hơn về Marcom manager. Mong rằng sau khi đọc bài viết, bạn sẽ có cái nhìn rõ hơn về Marcom nhé.