Mang thai lần 2 và những điều mẹ bầu cần phải biết | Avisure mama

Khi các cặp vợ chồng mong muốn được đón thêm thành viên thứ 2 trong gia đình để con có thêm em bầu bạn. Việc chuẩn bị tinh thần, đảm bảo sức khỏe và bổ sung thêm kiến thức trước khi mang thai lần 2 là điều rất quan trọng đối với các mẹ bầu. Chuẩn bị càng kỹ lưỡng thì càng giúp mẹ có được một sức khỏe tốt để thai nhi phát triển khỏe mạnh và sinh đẻ diễn ra thuận lợi. Sau đây là những thông tin hữu ích, cần thiết mà các cặp vợ chồng nên biết.

Những gì cần lưu ý khi mang thai lần 2?

Mặc dù đã có kinh nghiệm từ lần mang thai đầu tiên nhưng có 1 số lưu ý cho mẹ với lần mang thai này:

Tiêm phòng đầy đủ khi mang thai lần thứ 2

Chắc hẳn nhiều mẹ bầu sẽ thắc mắc: “Tiêm phòng khi mang thai lần 1 rồi có cần thiết tiến hành mang thai lần 2 không?”. Việc tiêm phòng là điều vô cùng cần thiết đối với sự phát triển của thai nhi, khi cơ thể mẹ mắc bệnh khi mang thai thì chắc hẳn sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.

Tiêm phòng khi mang thai lần 2
Tiêm phòng khi mang thai lần 2 rất cần thiết

Vậy việc tiêm phòng khi mang thai lần 2 cần thực hiện như thế nào? Và tiêm những gì?

Mũi uốn ván
Khi mang thai lần 2, nếu mà trong vòng 5 năm chưa tiêm nhắc lại vắc xin uốn ván thì thai phụ cần tiêm một mũi vào 3 tháng giữa của thai kỳ. Nếu thai phụ đã được tiêm phòng 3 – 4 mũi uốn ván từ trước, lần tiêm cuối cùng đã trên 1 năm thì tiêm thêm 1 mũi nhắc lại. Trường hợp thai phụ đã tiêm đầy đủ 5 mũi uốn ván thì không cần phải tiêm bổ sung khi mang thai lần sau. Vì sau 5 mũi tiêm thì khả năng bảo vệ là 95%. Nhưng nếu mũi thứ 5 đã tiêm trên 10 năm thì các mẹ nên tiêm nhắc lại 1 mũi.

Mũi viêm gan B, Rubella
Ngoài ra mẹ bầu nên làm xét nghiệm kiểm tra kháng thể để tiêm nhắc lại các loại vắc xin như vắc xin ngừa viêm gan B, Rubella… nếu lượng kháng thể xuống thấp dưới mức bảo vệ.

Mũi cúm
Đối với vắc xin ngừa cúm, Bộ y tế khuyến cáo nên tiêm hằng năm.

Mũi bạch hầu, ho gà, uốn ván
Trường hợp thai phụ đã được tiêm chủng mở rộng 3 mũi bạch hầu, ho gà, uốn ván từ nhỏ thì nên tiêm thêm 1 mũi vào tháng thứ 4 hoặc thứ 5 của thai kỳ.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý khi mang thai lần 2

Một chế độ ăn uống lành mạnh giúp bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe của thai phụ và đảm bảo năng lượng cho sự phát triển của thai nhi. Bà bầu nên ăn gì? Sau đây là nhóm dinh dưỡng chính cần bổ sung qua bữa ăn.

+ Chất đạm giúp xây dựng bào thai, nhau thai, mô cơ thể mẹ, bổ sung chất béo giúp cung cấp năng lượng, giúp hấp thụ các vitamin tan trong dầu cho các mẹ. Các thực phẩm giàu chất đạm như là thịt cá, trứng sữa, các chuyên gia khuyên nên thay thế protein từ thịt bằng protein thực vật như đậu nành, đậu hà lan để tăng khả năng sinh sản. 

Mang thai lần 2 cần bổ sung dinh dưỡng đầy đủ
Mang thai lần 2 cần bổ sung dinh dưỡng đầy đủ

+ Chất béo không no như Omgega 3, DHA, EPA rất cần thiết cho trí não và đôi mắt của thai nhi.

+ Viatmin và khoáng chất: Bổ sung các khoáng chất và vitamin có nhiều trong rau xanh, trái cây như bắp cải, cam chuối, sữa, …

Thuốc cho bà bầu

khi có thai lần 2

Sắt và acid folic

Trong thời kỳ mang thai các thai phụ hay bị thiếu máu và thiếu sắt hay xảy ra ở 3 tháng giữa, 3 tháng cuối kỳ của thai kỳ.  Nhất là các mẹ mang thai lần 2, đã trải qua cuộc sinh nở thì nguy cơ thiếu máu, thiếu sắt càng cao. Acid folic giúp ngăn ngừa dị tật bẩm sinh nên không thể thiếu cho mẹ cho dù mang thai lần thứ mấy. Các mẹ nên uống viên sắt bổ sung với hàm lượng 60mg và 400g acid folic.

Canxi và vitamin D

Việc mang thai, các mẹ bầu cần rất lớn lượng calci và vitamin D để đảm bảo sức khỏe của chính thai phụ và đảm bảo sự phát triển của thai nhi. Việc cung cấp các khoáng chất và các yếu tố vi lượng này từ thức ăn là không đủ cần cung cấp thêm.  Lượng calci theo khuyến cáo của viện dinh dưỡng quốc gia là 1000mg mỗi ngày thường dùng phối hợp với vitamin D để tăng khả năng hấp thụ của calci.

Thuốc sắt và canxi cho mẹ bầu sinh con thứ 2
Thuốc sắt và canxi cho mẹ bầu sinh con thứ 2

Trường hợp nào mang thai lần 2 gây nguy hiểm cho mẹ bầu?

Mang thai lần 2 khi sức khỏe của mẹ không thể còn được như lần đầu tiên. Có những trường hợp mang thai lần 2 mẹ cần hết sức thận trọng như:

Mang thai lần 2 khi mới mổ đẻ trước đó

Theo các bác sĩ khoa sản, để đảm bảo an toàn sức khỏe cho thai phụ sau khi sinh mổ, các chị em nên đợi từ 18 – 23 tháng mới nên có thai lại. Sau khi mổ, các chị em còn đang rất yếu và phải nuôi con nhỏ.  Hơn nữa thai phụ cần phải có thời gian để cổ tử cung phục hồi và chờ thời gian cho vết phẫu thuật ở bụng, vết rạch ở cổ tử cung, thành bụng lành lại.

Nếu thai phụ mang thai quá sớm sau khi sinh mổ thì sẽ gây ra biến chứng nguy hiểm như vỡ cổ tử cung do vết sẹo cũ chưa kịp lành mà thai nhi ngày càng to gây mưng vết sẹo cũ.

Ngoài ra còn xảy ra trường hợp nhau thai bám vào vết sẹo mổ cũ (mang thai ngoài tử cung) gây chảy máu dữ dội và phải hủy thai có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của người mẹ. Vì vậy, trước khi quyết định mang thai lần tiếp theo các mẹ bầu nên kiểm tra sức khỏe và chuẩn bị tâm lý tốt nhất có thể.

Mang thai lần thứ 2 sau mổ đẻ lần 1 khá nguy hiểm
Mang thai lần thứ 2 sau mổ đẻ lần 1 khá nguy hiểm

Mẹ có tiền sử bệnh tật

Các mẹ có các bất thường trong tử cung như u xơ tử cung, hở eo tử cung, bị nhiễm trùng toàn thân gây sốt cao, hay mắc các bệnh huyết áp,… đều ảnh hưởng đến quá trình mang thai của thai phụ. Những phụ nữ mắc các bệnh này dễ dẫn đến sinh non, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Những thắc mắc gặp phải khi mang bầu lần 2?

Lần mang thai thứ 2 mẹ cũng có nhiều thắc mắc trong việc chăm sóc con cũng như cơ thể mẹ.

Có cần cai sữa không?

Trong thời kỳ mang thai lần 2 không nên tiếp tục cho con bú. Vì sức khỏe của mẹ không đủ để nuôi dưỡng thai nhi và tiết sữa nuôi bé lớn. Đối với trường hợp nếu thai phụ có nguy cơ sinh non, sẩy thai hoặc từng bị chảy máu thì tuyệt đối phải cai sữa vì cho bú có thể tăng co bóp tử cung gây nguy cơ sẩy thai.

Sinh con lần 2 nên cai sữa để đảm bảo sức khỏe
Sinh con lần 2 nên cai sữa để đảm bảo sức khỏe

Sự khác biệt trong lần sinh con thứ 2?

+ Tăng cân nhiều hơn lần đầu mang thai: Các mẹ sẽ tăng cân nhanh hơn và biết cách ăn uống để bồi bổ sức khỏe cho cơ thể cũng như cho sự phát triển của thai nhi. Do đó các mẹ sẽ mất nhiều thời gian để lấy lại vóc dáng sau khi sinh con lần thứ 2.

Vòng bụng của mẹ sẽ lớn hơn và bụng bầu thấp hơn. Do lần sinh nở đầu tiên, tử cung không co lại hoàn toàn về trạng thái ban đầu, dẫn đến kích bụng phát triển nhanh. Do cơ bụng giãn ra nhiều trong lần mang thai đầu tiên khiến cho thành bụng không thể nâng đỡ tốt thai nhi như lần đầu tiên làm cho bụng bầu sẽ thấp hơn.

+ Đi tiểu nhiều hơn: Do cơ bụng sa giãn nhiều gây chèn ép bàng quang làm cho mẹ bầu muốn đi tiểu nhiều hơn.

+ Cử động của thai nhi sẽ sớm hơn: thông thường ở lần đầu mang thai mẹ bầu sẽ cảm nhận được thai nhi máy và đạp ở tuần thứ 19 – 20. Còn đối với lần mang thai lần 2 mẹ sẽ cảm nhận thai nhi máy và đạp ở tuần thứ 16 -17.

+ Quá trình chuyển dạ nhanh hơn: Do mẹ đã trải qua toàn bộ quá trình sinh nở 1 lần rồi nên cổ tử cung của mẹ không quá khít sẽ mở dễ dàng hơn và biết cách rặn đẻ có hiệu quả. Chính vì thế mà thời gian sinh đẻ lần 2 thường ngắn hơn so với lần đầu , có thể giảm hơn 1 nửa thời gian.

=>>Xem thêm: Top 5 vitamin tổng hợp cho bà bầu được bác sĩ khuyên dùng

Hy vọng bài viết này cung cấp được những kiến thức cần thiết và hữu ích cho các cặp vợ chồng mong muốn mang thai lần 2. Mẹ chỉ cần chuẩn bị thật tốt để chào đón thiên thần thứ 2 chào đời thôi.