Mang thai có nên ăn lươn không ?

15

Chia sẻ

Chia sẻ 

Google

Trong thời kỳ mang thai, người mẹ phải cân nhắc lựa chọn chế độ ăn uống lành mạnh, giàu dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe của mẹ và bé yêu trọng bụng.

Lươn là loài động vật khá phổ biến ở nước ta, dễ dàng mua bán tại bất cứ khu chợ nào gần nhà bạn. Nó mang lại giá trị dinh dưỡng cao, rất cần thiết trong thực đơn ăn uống của người mẹ.

Lợi ích dinh dưỡng từ lươn:

Tăng sức chịu đựng:

Theo nghiên cứu khoa học, lươn có hàm lượng calo cao, lên đến 1.350 calo/ pound ( xấp xỉ 450 gram) và 303 Kcalo/100 gram thịt lươn.

Việc bổ sung lươn trong khẩu phần ăn của mẹ bầu sẽ đáp ứng nhu cầu về năng lượng, chống lại sự mệt mỏi trong thời kỳ này.

Kho chứa Protein:

Có thể nói lươn là một kho chứa protein. Theo nghiên cứu khoa học, hàm lượng protein trong lươn lên tới 18.4 gram/ 100 gram thịt.

Như các bạn đã biết, protein là hợp chất hữu cơ đặc biệt quan trọng với cơ thể sống của chúng ta. Một khẩu phần ăn thường xuyên giàu protein sẽ giúp cho sự tăng trưởng và phát triển của bào thai.

Tăng cường cơ bắp:

Lươn có chứa arginine, thành phần chính của hoóc môn tăng trưởng ở người (HGH). Vì thế ăn lươn giúp cải thiện cơ bắp và giảm thiểu sự tích tụ chất béo trong cơ thể suốt thời kỳ mang thai.

Nếu mẹ bầu muốn kiểm soát cân nặng trong quá trình mang thai, hãy nhớ bổ sung món lươn trong khẩu phần ăn của mình.

Arginine còn có tác dụng làm giảm nguy cơ ung thư vú vì nó ức chế sự phát triển của các tế bào ác tính. Vì thế, ăn lươn trong quá trình mang thai là sự lựa chọn đúng đắn.

Giàu vitamin:

Lươn là nguồn cung cấp vitamin A và vitamin B12 dồi dào. Bổ sung lươn trong khẩu phần ăn trước khi sinh có thể làm tăng các chất chống oxy hóa trong cơ thể, giảm stress.

Nó còn bảo vệ bé yêu trong bụng mẹ khỏi nguy cơ sinh non, tăng cân chậm và các khuyết điểm ống thần kinh như vết nứt đốt sống, mụn nhọt, sán lá gan.

Thật là một nguồn thực phẩm tuyệt vời.

Xem thêm: 10 loại thực phẩm giàu vitamin A cho bà bầu

Làm cho xương chắc khỏe:

Trong lươn cũng chứa một hàm lượng phốt pho cao. Vì vậy ăn lươn trong thời kỳ mang thai sẽ đảm bảo cho người mẹ có xương khỏe mạnh, bé yêu có hệ xương phát triển tốt.

Phụ nữ mang thai có nên ăn lươn không?

Đến đây, chắc mẹ bầu nào cũng có thể trả lời cầu hỏi này. Có, chắc chắn là nên rồi. Nhưng bạn cũng cần lưu ý.

Ăn số lượng vừa phải, bởi vì bạn nên nhớ ăn bất cứ thứ gì dư thừa, đặc biệt trong thời kỳ này đều không tốt, có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ lẫn con.

Ngoài ra, bạn nên đảm bảo lươn phải được nấu chín hoàn toàn, để giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng dạ dày và ngộ độc thực phẩm.

Gợi ý một số các món chế biến từ lươn:

Ngoài việc sơ chế hơi mất thời gian thì việc chế biến lươn lại khá là dễ dàng.

Thịt lươn có thể dùng nấu nhiều món từ cháo, hấp, xào, om… Dưới đây là một vài món ngon phổ biến từ thịt lươn, bạn có thể tham khảo công thức nấu chi tiết bằng Google nhé:

  • Cháo lươn
  • Lươn xào xả ớt
  • Lươn nấu chuối
  • Lươn cuốn lá lốt
  • Lươn cuộn dưa leo
  • Lươn xào hoa chuối
  • Lươn om rau ngổ

Xem thêm: 5 Cách nấu cháo lươn cho bé.

Qua bài viết này, bạn đã biết được lợi ích tuyệt vời từ việc ăn lươn trong thời kỳ mang thai. Còn chần chờ gì nữa, hãy bổ sung món lươn trong khẩu phần ăn của mình và nhớ các lưu ý khi ăn nhé!