Mâm ngũ quả trung thu có ý nghĩa gì? Bày trí thế nào cho bắt mắt?
Mâm ngũ quả trung thu là một phần không thể thiếu trong ngày Tết Trung thu. Đây chính là dịp lễ mà được các em nhỏ vô cùng mong ngóng và cũng chính là ngày rằm tháng tám hàng năm. Bởi vậy, việc bày trí mâm ngũ quả trong ngày này rất quan trọng và đều thể hiện những ý nghĩa, những nét đặc trưng riêng về ngày lễ cổ truyền dân tộc.
Hãy cùng Chanh Tươi tìm hiểu kĩ hơn về ngày lễ trung thu cũng như ý nghĩa của việc bày trí mâm ngũ quả trong ngày này nhé!
Nội Dung Chính
Ý nghĩa của mâm ngũ quả trung thu
Mâm ngũ quả là nét đặc trưng của người dân Việt Nam trong những ngày tết, lễ truyền thống. Bên cạnh mâm ngũ quả trung thu, thì bánh dẻo/bánh nướng và đèn ông sao…cũng là những món không thể thiếu trong ngày lễ rằm tháng tám.
Mỗi thành phần cây trái trong mâm ngũ quả đều có những ý nghĩa riêng của nó, chẳng hạn như:
- Quả hồng đỏ trong mâm cỗ sẽ tượng trưng cho sự hi vọng của người Việt
- Quả na trong mâm cỗ ngày trung thu tượng trưng cho sự sinh sôi, nảy nở của vạn vật
- Quả dưa hấu trong mâm cỗ ngày trung thu tượng trưng cho mong cầu bình an cho người thân, gia đình
- Quả bưởi trong mâm cỗ ngày trung thu là sự vẹn toàn, sung túc, đủ đầy cho mọi nhà
Mâm ngũ quả trung thu còn là sự tượng trưng cho năm yếu tố là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Một mâm có đầy đủ năm loại quả thể hiện mong cầu đủ đầy, bình an trong một năm.
Từ “quả” ở trong mâm ngủ quả cũng là không chỉ mang ý nghĩa sung túc, mà còn mang ý nghĩa duy trì giống nòi, sinh sôi nay nở của vạn vật. Mâm ngũ quả truyền thống thường sẽ được bày biện với 5 loại quả, mang ý nghĩa là ngũ phúc lâm môn, cầu “Phúc, quý, thọ, khang, ninh”.
Bên cạnh mâm ngũ quả, bánh nướng – bánh dẻo trong ngày trung thu cũng mang những ý nghĩa rất đặc trưng. Tương truyền vào ngày rằm tháng tám những chiếc bánh nướng – bánh dẻo chính là lễ vật thay cho lời cảm tạ trời đất, thiên nhiên của con người Việt.
Ngày trung thu, mọi người thường tặng nhau bánh dẻo, bánh nướng với ý nghĩa cầu chúc cho mọi điều trong cuộc sống đều gặp sự viên mãn, tròn đầy và may mắn, hạnh phúc. Trong đó:
- Bánh dẻo: thường được làm từ bột nếp trắng nhồi với đường và hương hoa của bưởi, đúc trong khuôn với nhiều hình dáng khác nhau. Nhân thường được làm bằng hạt sen hoặc có thể là đậu xanh tán nhuyễn. Bánh dẻo với khuôn tròn thể hiện dáng vẻ của vầng trăng ngày rằm mang ý nghĩa của sự đoàn viên.
- Bánh nướng: với vỏ bánh được làm từ bột mì, nhân bánh rất đa dạng có thể là nhân thập cẩm từ nhiều nguyên liệu khác nhau như: dừa, hạt sen, bí đao,… Chiếc bánh nướng trong nhiệt độ cao sẽ để được lâu hơn tượng trưng cho việc dù trải qua bao gian nan, khó khăn thì vẫn luôn tình thân rộng mở với bạn.
Cuối cùng trong ngày trung thu thường xuất hiện hình ảnh chiếc đèn ông sao. Về văn hóa, người Phương Đông cho rằng đèn ông sao chính là biểu tượng – tượng trưng cho ngũ hành: Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ.
Đây chính là sự cân bằng, một sự hòa hợp trên thế giới – đèn ông sao còn thể hiện sự mong cầu may mắn, bình an, xua đuổi tà ma, quỷ quái.
Theo cách lý giải khác, mặt trăng chính là tâm điểm của ngày tết thiếu nhi – Trung thu, và bao quanh là những vì sao rực rỡ. Sự xuất hiện của chiếc đèn ông sao như ngọn lửa thắp sáng cho nền trời của trăng rằm, thể hiện sự rực rỡ của bầu trời đêm trăng thu.
Ngôi sao năm cánh cũng là một biểu tượng trên quốc kỳ Việt Nam. Do đó, chiếc đèn ông sao cũng là sự gửi gắm niềm hi vọng, thắp lên niềm tin về hòa bình thế giới và tương lai tốt đẹp của con người, đất nước.
Mỗi mùa trung thu qua đi, mỗi người đều sẽ nhận ra giá trị vĩnh hằng của ngày đoàn viên mà không có gì đánh đổi được.
Cách bày mâm ngủ quả đơn giản mà đẹp mắt
1. Nguyên liệu chuẩn bị
Ở mỗi vùng miền khác nhau, mâm cỗ trung thu sẽ có những sự điều chỉnh riêng biệt để phù hợp với điều kiện, phong tục, tập quán sinh sống của người dân địa phương. Tương tự cách bài trí mâm cỗ ngày rằm tháng tám cũng vậy, tuy nhiên nguyên liệu chính cần chuẩn bị thường giống nhau ở:
- Mâm ngũ quả
- Bánh nướng – bánh dẻo
- Chiếc đèn ông sao
Mâm ngũ quả trong ngày trung thu truyền thống xưa kia thường có dưa hấu, hồng đỏ, đu đủ, bưởi, táo. Theo thời gian cùng với tính sáng tạo của người dân, để giữ nguyên nét đặc trưng của dân tộc – vùng miền mà vẫn mang tới điểm thu hút, nhiều mâm ngũ quả đã khắc hóa những con vật từ dưa hấu, bưởi,…
Sự khéo léo, sáng tạo của người dân làm cho mâm ngũ quả trung thu thêm phần đặc sắc, bắt mắt và ấn tượng hơn. ngày xưa
Bánh dẻo – bánh nướng là loại bánh không thể thiếu trong mâm cỗ trung thu truyền thống Việt Nam. Trước kia, hai loại bánh này khá đơn giản với khuôn hình vuông và hoa văn đơn giản với nhân thập cẩm, nhưng ngày nay đã đa dạng hơn về hình dáng và hương vị, chẳng hạn như: nhân đậu đỏ, nhân khoai môn,…
Hình dáng của bánh dẻo, bánh nướng cũng có thêm sự thay đổi từ khuôn vuông rồi tới tròn, thậm chí những hình con vật dễ thương như: heo con, cá chép, thỏ… Màu sắc của bánh trung thu cũng được áp dụng các phương pháp hiện đại để có thêm phần rực rỡ, nổi bật.
Chiếc đèn ông sao là mơ ước của ông bà, cha mẹ chúng ta từ những thời xa xưa. Đơn giản chỉ là có một chiếc đèn ông sao để rước, chạy khắp xóm đi khoe. Mặc dù thời hiện đại, có rất nhiều loại đèn trung thu khác nhau nhưng chiếc đèn ông sao vẫn là một phần không thể thiếu trong ngày trung thu.
2. Bày mâm ngũ quả trung thu miền Bắc
Mâm ngũ quả trung thu miền Bắc thường gồm đào, chuối, hồng, bưởi, quýt – đây là những loại quả thường có vào mùa thu ở miền Bắc.
Bày nải chuối ở dưới cùng để làm đế chắc chắn, bên trên đặt một quả bưởi còn đủ cành lá, rồi xếp quýt, hồng, đào vào những chỗ còn trống còn lại sao cho gọn gàng, đẹp mắt.
Khi bày mâm quả, có thể xếp thêm ớt xen kẽ vào khoảng trống giữa nải chuối để mâm quả có đủ ba màu đỏ – vàng – xanh. Đủ vị đủ sắc tượng trưng cho quy luật âm dương, cân bằng.
Trên mâm cỗ lễ trung thu miền Bắc cũng không thể thiếu bánh trung thu dẻo truyền thống vuông, tròn, các dòng bánh tạo hình con lợn, cá chép… Và đặc biệt là hương vị cốm-món quà của lúa non được dùng để thưởng thức cùng tách trà sen thơm lừng.
3. Bày mâm ngũ quả trung thu miền Nam
Miền Nam là nơi đất đai màu mỡ, khí hậu ôn hòa cùng với con người hào sảng mang đến một mâm cỗ lễ trung thu với đa dạng nhiều loại trái cây, bánh trái.
Mâm ngũ quả miền Nam thường được chuẩn bị theo đúng câu “Cầu sung vừa đủ xài”, cho nên các loại trái cây trong mâm ngũ quả thường là mãng cầu tây hoặc ta đều được, đôi dừa, đu đủ, xoài. Đặc biệt, người miền Nam còn chuẩn bị thêm ba trái dứa để ở dưới mâm trái cây mang ý nghĩa vừng vàng, đông con đông cháu.
Bày những quả to, nặng như dừa, dứa, mãng cầu, đu đủ lên trước để tạo thế rồi mới xếp những quả nhỏ hơn lên theo hình tháp. Điểm thêm một vài trái sung để mâm ngũ quả thêm đầy đặn.
4. Bày mâm ngũ quả trung thu miền Trung
Khác với miền Bắc có khí hậu được thiên nhiên ưu đãi, khí hậu miền Trung khá khắc nghiệt, không có nhiều hoa trái nên mâm cỗ trung thu miền Trung cũng khá đơn giản, không quá câu nệ về hình thức.
Vào dịp lễ Trung thu, người miền Trung thường có gì cúng nấy, chủ yếu là lòng thành tâm dâng kính tổ tiên.
Tuy nhiên, không vì thế mà ngày rằm tháng 8 nơi đây trở nên sơ sài, ngược lại, thời điểm này còn trở thành dịp để mọi người vui chơi với nhiều trò chơi, tổ chức lễ hội vô cùng độc đáo.
Tham khảo cách bày mâm ngũ quả đẹp để Trung thu trở nên ý nghĩa hơn:
Những lưu ý để có một mâm ngũ quả trung thu đẹp
- Nên chọn những trái cây còn tươi mát không có dấu hiệu bị dập úng, hư hao
- Chọn nải chuối phật thủ còn xanh tươi, vỏ bóng mướt, không bị lấm chấm đốm đen, dán hơi cong và phải có từ 12 – 16 quả.
- Không nên rửa hoa quả trưng bày trước khi cúng để tránh bị ngấm nước mà bị hỏng, bạn chỉ nên dùng khăn khô lau bụi là được
- Để có một mâm ngũ quả đẹp mắt gồm đầy đủ các loại trái cây, hương vị sắc trời bạn nên chú ý thêm về cách bày trí, sắp xếp theo gam màu sắc, đảm bảo chúng hài hòa nhất. Khi sắp sếp thì nên để những trái to ở phần cuối cùng.
- Nên chọn những trái mọng để bỏ lên phía trên, vì ép ở dưới dễ bị dấp lắm. Bạn cũng có thể sử dụng thêm những chiếc băng dính để đảm bảo hoa trái được cố định trên mâm(dán khéo đừng để bị lộ nhé).
- Bạn có thể cắt tỉa thêm cho cây trái thêm phần sinh động, sáng tạo hơn.
- Nếu có ý tưởng sắp xếp mới bạn cũng có thể thử, vì mâm ngũ quá cũng không quá khắt khe về số lượng hoặc loại trái cây nên bạn có thể thỏa sức sáng tạo theo ý mình.
- Hoặc bạn có thể học cách làm thêm những phần bánh nướng – bánh dẻo để cho mâm quả ngày rằm thêm phong phú hơn.
Hình ảnh tham khảo một số mâm ngũ quả trung thu đơn giản
Hi vọng qua bài viết này, bạn đã có thêm hiểu biết về mâm ngũ quả, bánh trung thu, đèn ông sao và ý nghĩa truyền thống theo lời cha ông muốn gửi gắm. Trung thu không chỉ là ngày lễ dành cho trẻ em mà còn là dịp để gia đình sum vầy, đoàn viên.
Nếu bạn yêu nét đẹp của văn hóa Việt, muốn gìn giữ những phong tục, tập quán, văn hóa dân gian của người Việt thì hãy bày trí mâm quả bằng cả tấm lòng nhé! Những ý tưởng sáng tạo đặc sắc cho mâm ngũ quả trung thu sẽ giúp chúng trông thật đặc biệt trong ngày lễ đoàn viên của gia đình đấy!